ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON



Vũng Lầy Văn Báo 
Hải Ngoại 



Hải Triều 

PO. Box 74013 Hillcrest Park. PO 
Vancouver. BC _ V5V 5C8 _ Canada 
Tel: 604.879.1179 _ 604.612.3896 Cel 
Email: nsvietnam@yahoo.com 

Tŕnh bày, đánh máy, layout: 
Lê Khắc Anh Hào 

B́a: 
Phạm An Nhiên 


Tác giả giữ bản quyền 
Có thể trích dịch từng đoạn hay từng phần 
Xin ghi xuất xứ hay liên lạc tác giả 



Copyright @ 4.2004, by Hải Triều Lê Khắc Hai 
All rights reserved. 


First edition, printed in California, USA _ April 2004 

In tại nhà in T & L Printing 

3720 W. Warner. Santa Ana. Ca 92704 _ USA 

741.435.0991 

Vũng Lầy Văn Báo 
Hải Ngoại 


Bút dựng giữa rừng gươm giáo loạn 
Sá ǵ mưa bụi đổ lên vai 
Ngẩng mặt, bút sôi ḍng mực máu 
Cúi đầu, nghiên thẹn chữ tương lai. 



Hải Triều 
Việt Nam 
2004 


Cúi đầu tri tạ núi sông, cha mẹ đă cho con cái can đảm viết sự thật và lẽ phải mà không biết sợ bóng đen, bạo lực trong làng chữ nghĩa ở hải ngoại.. 

Tạ ơn tác giả những nguồn tài liệu trên báo chí hay hệ thống internet được sử dụng hay trích dẫn trong tập sách này. 

Tạ ơn tự do đă cho tôi tự do... 

Tạ ơn cha mẹ đă hiểu con trước ngày nhắm mắt về những bất hạnh của gia đ́nh, về những ngày cuối đời của mẹ cha mà con không có mặt ở quê hương. 

Tạ ơn những hy sinh của gia đ́nh và hai con... 


Bạt 

Người Việt bỏ nước ra đi trong và sau biến cố 1975 bằng đường biển, đường bộ, và hơn một thập niên sau đó với những chương tŕnh đoàn tụ và HO bằng phương tiện an toàn hơn... đă nâng số người Việt sống ngoài nước dường như đă lên con số gần 3 triệu, rải rác, giăng mắc khắp mặt địa cầu, song quần tụ đông nhất là ở Hoa Kỳ, California với thủ phủ "Little Sai G̣n" được coi là một nước Việt Nam nhỏ tự do bên ngoài nước Việt Nam lớn không có tự do. 

Một trong những thứ trân quư mà người Việt bỏ nước ra đi mang theo được là di sản văn hóa, trong đó, văn học, chữ nghĩa là cái cầu nối dính người Việt lại với nhau. Báo chí và sách vở Việt ngữ là hai trong những chất keo quan trọng của sự hợp quần mà nếu không có nó, cộng đồng Việt Nam hải Ngoại có thể dễ dàng mất dần bản sắc dân tộc, dễ dàng bị tan biến trong đại dương đa tạp đủ mọi sác dân. Hạt muối Việt Nam quá nhỏ trong biển rộng Tây phương. Chúng ta mừng là hạt muối đó vẫn không tan sau gần 29 năm lưu vong xa xứ. 

Và nh́n vào rừng sách báo Việt khắp nơi ở ngoài ṿng tay cộng sản, ta mừng là chữ nghĩa đă không hoàn toàn bị nhuộm đỏ, bị "sai vặt và bóp méo" như ở Việt Nam. Thật ra, sách báo Việt cộng có mặt ở nước ngoài trên mảnh đất tự do, song nó không là con số khống chế tràn ngập sinh hoạt văn báo hải ngoại vủa người Việt lưu vong. 

Tuy vậy, chúng ta cũng nhận ra rằng ở các nước dân chủ Tây phương, nơi đa số người Việt lưu vong định cư, môi trường tự do, sinh hoạt dân chủ đă cung cấp cho những nhân tố cộng sản hải ngoại, tay sai, những kẻ buôn bán chữ nghĩa, những mưu đồ tà đạo... nhiều điều kiện để họ phát triển hay hoạt động theo những ư đồ riêng của từng nhóm. Và v́ thế, nếu sách báo quả thật đă góp phần tích cực trong việc giữ được chữ nghĩa, phát triển văn hóa ở xứ người, thông tin liên lạc, vận động cho những nổ lực đấu tranh cho tự do dân chủ ở quê nhà ... th́ một mặt nào đó, nó lại bị lạm dụng để trở thành phương tiện cho cộng sản và tay sai, hoặc giả cho những thành phần dùng văn học, sách báo cho mục tiêu kinh tế và lợi nhuận. Chính những mặt tiêu cực, đôi lúc đến độ phá hoại và phản động, đă biến chữ nghĩa, văn báo thành những vết bùn vung văi trên các trang văn báo, trong những bóng mờ chính trị. 

Tập sách này tập chú nhiều vào mặt trái của lănh vực vừa nói, trong đó có cả những chông gai cay đắng của những người viết văn, làm báo đấu tranh lương thiện trong quá tŕnh sinh hoạt văn chương. Tập sách này không là tập biên khảo hoàn toàn với những số liệu trưng dẫn, mà qua kinh nghiệm bản thân người viết lăn lóc với chữ nghĩa, bút mục, nó được viết dưới dạng "tạp kư, phiếm, tự truyện" kèm theo những tài liệu dẫn chứng. 

Chúng ta c̣n sống trên đời ngày nay phải nghĩ đến ngày mai khi thế hệ này qua đi trong ḷng đất, nghĩ đến những tàn hại của văn chương chữ nghĩa do những cây bút viết bằng mực tẩm nộc độc của man trá, của hận thù, của lương tâm đục ngầu những mưu đồ phản trắc... Sách báo họ để lại trên đời, ai là người soi rọi sự thật để xé đi những trang di hại, bẽ cong lẽ phải. Và chuyện những thứ độc hại để lại cho mai sau là chuyện thấy được. Nó sẽ nhiễm độc lịch sử mà tương lai không có thuốc chữa! Những vết bùn trong hiện tại, nói về mặt văn chương, chữ nghĩa, nếu không gột rửa bay giờ, mai sau ai làm, khi nó đă hóa đá tẩm độc, di hại dài theo chiều dài lịch sử?! 

Mai sau, có kẻ t́m lại lịch sử, viết lại cái thời đă qua, căn cứ bút tích, bút tự, sách báo sai sự thật... th́ lịch sử sẽ bị uốn cong một lần nữa, nhiễm độc một lần nữa. Và cứ thế sự việc và lịch sử tiếp tục bị trích dẫn, viết lại một cách méo mó, sai lệch và độc hại theo thời gian, theo ḍng đời, càng ngày càng cong queo, biến dạng. 

Văn chương, chữ nghĩa lương thiện và tôn trọng sự thật không thể là thứ văn chương chữ nghĩa mang tính vô đạo, be bờ, toa rập, phe đảng, bè phái cho mục tiêu cá nhân hay bè nhóm để dẫm đạp lên công lư, lẽ phải và chân lư. 

Ngày Elie Wiesel nhận giải Nobel Văn Chương năm 1986, ông đă phát biểu: "Hăy chọn phe mà đứng. Đừng trung lập, đừng hàng hai. Trung dung, trung lập chẳng bao giờ đỡ được gánh khổ đau cho người bị áp chế. Im lặng, câm nín chỉ khuyến khích kẻ to mồm lớn lối chứ không cưu mang ǵ được cho người thấp cổ bé miệng..." 

Tôi rất bằng bụng với lời phát biểu của Elie Wiese, và tập sách này có một chút mong ước nhỏ nhoi là phơi ra được một số mặt "đen thui" của chữ nghĩa và con người như những chứng tích để lại mai sau, hầu giúp giảm bớt những tác hại của những vết bùn trên những trang giấy sách báo, để văn học sử hải ngoại, một phần nào đó, không bị bóp méo, bẻ cong và xuyên tạc theo ḍng lịch sử. 

Văn học có lương tâm là văn học tải chuyển sự thật của cuộc sống, cho dù đó là những sự thật bẽ bàng. Văn chương không nói thật, không dám bứt phá v́ sự thật th́ chỉ là thứ văn chương hèn nhát và nô lệ, dù người cầm bút đang sống dưới trời tự do. Khi viết trên giấy hay đánh chữ nghĩa vào keyboard, người viết lương thiện phải có trái tim và lư trí vượt lên cao để thấy chữ nghĩa xứng đáng là một thứ sản phẩm hướng thượng, tinh hoa của nhân loại, một trong những thứ trân quư nhất mà Thượng Đế ban cho con người. Kẻ nào biến chữ nghĩa thành gian dối, bùn lầy, thành phương tiện chà đạp con người, kẻ đó là kẻ vừa vô đạo, vừa vô học, và chữ nghĩa của họ chỉ là một thứ tai họa cho đồng loại mà thôi. 

Tà đạo trong chữ nghĩa và "đạo tặc" trong chủ thuyết Mác Lênin là hai trong vô số những nhân tố trừ tàn hại nhân loại ghê gớm trên trái đất này, họ đă biến chữ nghĩa thành độc chất tàn phá tâm trí và tư tưởng con người trong đời sống nhân loại, hôm qua, ngày nay và mai sau... 

Không dám viết điều ngay thật th́ thà bẻ bút c̣n hơn! 


Hải Triều. 
Mùa xuân lưu vong 2004 


một 

Từ sách báo bán, sách báo biếu 
đến 
sách báo hại... 



Sách báo bán buôn giúp đời 
Có khi báo... hại kêu trời mà than. 

Khi một tờ báo đến tay độc giả, nó phải qua một "quá tŕnh lăn lộn về vật chất lẫn tinh thần", để h́nh thành, hay nói rơ hơn, nó là kết quả những giờ làm việc của các khối óc lăn lóc với bút viết, keyboard, của lao động giấy mực và chi phí bạc tiền in ấn, phát hành... So với những sản phẩm vật chất khác, sách báo là một thứ sản phẩm nặng về trí tuệ và tinh thần, nên v́ thế, nếu nó có mục tiêu và nội dung hướng thượng, lợi ích cho nhân quần, xă hội, nó là nhân tố cộng cho những thăng hoa của cuộc đời; song nếu nó hàm chứa những yếu tố hay nội dung hướng hạ, chứa nộc độc trong văn chương, đầu độc con người, dư luận... v́ mục tiêu kinh doanh hay chính trị, th́ nó là những tai họa cho xă hội, cho tha nhân. 
Tại Việt Nam, báo chí, văn chương bị điều khiển, bũa vây dưới sợi dây tḥng ḷng của chủ nghĩa xă hội, hay nôm na hơn, dưới sự cai trị và khống chế của đảng cộng sản Việt Nam, sách báo cột dính trong cái ṿng tṛn chính trị phi nhân bản để phục vụ cho chính sách đảng, hay nói rơ hơn, là phương tiện của đảng, của một thiểu số quyền lực bệnh hoạn về ư thức dân tộc và quyền lợi quốc gia. 

Bản chất của các h́nh thái sách báo trong bất cứ chế độ cộng sản nào cũng là bản chất của một thứ văn chương cúi đầu, nô lệ, và v́ thế, nó không giúp ích ǵ trong việc chống đỡ những tàn lụn, phá sản của xă hội và đạo đức dân tộc, trái lại nó được dùng để phủ che tội ác của tập đoàn thống trị. 

C̣n ở hải ngoại, may mắy thay, tự do đă chắp cánh cho khối óc, cho văn chương chữ nghĩa... Ḍng văn chương hải ngoại thăng hoa và tuôân chảy tự do, trở thành phương tiện của trí tuệ loài người và xă hội, nó là giọt mực canh chừng tội ác, sai phạm của kẻ cầm quyền, nó là tiếng nói đấu tranh, bênh vực cho những khát vọng của con người. Và nói một cách tổng quát, nó là một chi thể của tự do, một phần hồn của tự do. 

Tuy nhiên, cũng nhân danh tự do, lợi dụng tự do, những khối óc lư tài hay bệnh hoạn, những nhân tố cộng sản ở hải ngoại... nhiều lúc lại sử dụng hay biến sách báo thành những con dao đâm ngược vào con người, tác hại con người, dẫn dụ con người vào các mục tiêu có lợi cho những mưu đồ phi nhân. 

Chính v́ những lẽ trên, chúng ta thấy sách báo ở hải ngoại nói chung, xuất đầu lộ diện vô số những loại sách báo tốt xấu đủ loại, từ trong thư viện ra ngoài các siêu thị, chợ trời. Việc nhà nước cộng sản Việt Nam "biếu tặng" vô số những văn hóa phẩm và tài liệu sách báo chính trị bẻ cong lịch sử trong các thư viện Tây phương là một trường hợp điển h́nh. 

Trên những vùng đất chúng ta đang sống, sách báo thánh hiền cũng có, sách báo giúp đời cũng nhiều, mà sách báo hại đời cũng không ít. Nó nẩy mầm và mọc lên nhờ đất mầu mỡ tự do, nó tồn tại hỗn loạn dưới cái dù của tự do, và nhiều lúc nó làm cho tự do trở thành "méo mó, thô kệch", nạn nhân. Nhân danh tự do để tiến hành những mục tiêu đen tối, nhân danh tự do để chà đạp tự do của đồng loại, nhân danh tự do để hành 

Trang 08 Vũng Lầy Văn Báo 

--------------------------------------------------------------------------------

động mà không bị trả giá... th́ đó chỉ là thứ tự do của cộng sản và của những phần tử khủng bố cuồng tín mà thôi. 

Nh́n chung vào làng sách báo Việt ngữ, dưới cái dù tự do vừa nói trên, chúng ta có thể thấy ba loại chung chung: Sách báo bán, sách báo biếu và sách báo hại... 

Để tránh những đụng chạm mích ḷng, thù oán, kiện thưa không cần thiết, người viết chỉ đi tổng quát chung quanh chủ đề của tập sách, hạn chế tối đa việc nêu đích danh các tờ báo trong phân đoạn này. Những trường hợp cụ thể sẽ được đề cập trong phần sau. 

Về sách báo bán, thường th́ người ta vào các tiệm sách để t́m mua các loại sách báo cần đọc. Trước đây năm mười năm, tại các thành phố lớn trên các nước có người Việt sinh sống, mỗi thành phố đều có một hay vài tiệm sách... Nhưng vài năm trở lại đây, các tiệm sách biến mất dần, tại Canada nay chỉ c̣n vài tiệm ở Montreal, Toronto. Tại Hoa Kỳ, ngay cả Washington DC, Houston cũng chỉ c̣n một hai tiệm, riêng Cali th́ c̣n khá, song thu lại cũng chỉ c̣n Tú Quỳnh, Đại Nam, Tự Lực, Văn Hóa (Nam Cali) và Tự Do (Bắc Cali), nhà xuất bản Văn Nghệ trên đường đóng cửa ... Paris của nước Pháp th́ cũng là những tiệm sách bán sách báo chung với băng nhạc, áo dài hay những thứ linh tinh khác mới sống nổi. Nhà sách / Trung Tâm Băng Nhạc Diễm Phương của chị Đặng Văn Tiếp ở Paris là một trong số loại này. Vancouver, thủ phủ lớn thứ ba Canada với khoảng 30 ngàn người Việt, trước đây mấy năm có một hai tiệm sách, nay không c̣n một tiệm sách nào đúng nghĩa. 

Thị trường chữ nghĩa ngày càng teo lại do số người đọc giảm đi v́ vô số lư do. Trong những lư do thấy được là lớp tuổi c̣n quan tâm với thời sự, văn chương, chính trị theo thời gian cứ ṃn hao dần trong cái ṿng "sinh lăo bệnh tử", theo cái ṿng chán đời chỉ muốn xen TV, internet, mạc chược, cờ tướng... và cả đến "cái ṿng đọc báo biếu khỏi trả tiền" và du lịch Việt Nam! 

Những khó khăn về mặt kinh tế không là câu trả lời cho yếu tố tiêu cực này, v́ một quyển sách giá trị chỉ khoảng từ 20 đến 40 MK nếu nói v́ giá cao không mua nổi th́ tại sao họ có thể bỏ ra gấp đôi hay ba số tiền đó một cách dễ dàng cho bữa 
tiệc gây quỷ cho hội đoàn, một bữa nhậu, đại nhạc hội hay nhảy đầm mấy tiếng đồng hồ?! Sách báo bán v́ thế mà "ốm o gầy ṃn" theo thời gian, và những nhà văn nhà báo càng ngày càng èo uột dù trong bụng vẫn c̣n đầy một bồ chữ nghĩa. 

Ngày nay, độc giả nào c̣n chịu bỏ vài ba chục mua một quyển sách hay đặt mua báo tháng để ngồi đọc nhâm nhi, người đó c̣n là người có ḷng. Nhân danh một người cầm bút, người viết xin cúi đầu tri tạ những ai c̣n cái thú đọc sách báo, mua sách báo. 

Cũng xin nói thêm, tại cái xứ "Việt Nam nhỏ" có tên "Little Sài G̣n" ở Nam California, khi vào các tiệm sách Tú Quỳnh, Văn Hóa hay Tự Lực chẳng hạn, người ta c̣n thấy có những người vào nhà sách chăm chú t́m mua sách báo để đọc. Và bất cứ ai c̣n nặng cái nghiệp... báo, nghiệp văn cũng thấy đó là điều đáng mừng. Các tiệm sách c̣n sót lại ở các thành phố nhỏ, đa số buồn như Sài G̣n ban đêm ngày 30/4/75! 

Tuy nhiên, trong làng báo bán, riêng về báo Việt, có một số tờ báo bán thành công về mặt tài chánh như tờ Người Việt, Việt Báo ở Nam Cali, tờ Ngày nay ở Houston, tờ Thời Báo ở Toronto, Canada... Ở Âu châu nói chung, Paris nói riêng, không có ai làm báo bán mà sống nổi vài niên. 

Làng báo Úc châu được coi là biệt lệ. Tất cả các báo Úc châu đều là báo bán và phát hành theo luật nước Úc giống như các báo Úc, dù cộng đồng tỵ nạn không đông. Đồng bào ở Úc muốn đọc báo phải trả tiền mua, không có chuyện đọc báo free, phát không... v́ Úc không có báo biếu không, trừ các đặc san của các hội đoàn. Mấy ông nhà báo qua được các đảo trại, rồi qua được nước Úc làm báo là kiếp trước có đi tu! 

Các nơi khác, sách báo biếu, tuyệt đại đa số là các báo quảng cáo thương mại phát không tại các cửa hàng, đa số là báo tuần hay bán nguyệt san, được thấy nhiều ở các thành phố có đông người Việt ở Hoa Kỳ và Canada. Nhũng tờ báo loại này phần lớn số trang dành cho quảng cáo, lợi tức của họ là những trang quảng cáo. Kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi tức của họ. Kinh tế trong vùng lên, nhà hàng và các cơ sở làm ăm mọc ra nhiều th́ số trang quảng cáo tăng, giá tiền quang cáo tăng... Nếu kinh tế trong vùng xuống, nhiều cơ sở 

Vũng Lầy Văn Báo Trang 10 


--------------------------------------------------------------------------------


làm ăn đóng cửa th́ các tờ báo quảng cáo thương mại bị mỏng đi, bị thất thu và nhiều trường hợp số thu không đủ chi phí in ấn, điều hành, dẫn tới việc cho tờ báo chết. 

Đa số các tờ báo quảng cáo thương mại ngày hôm nay, về mặt bài vở, họ ít cần những tay viết phải trả tiền nhuận bút, trừ tiền nhân viên đánh máy, lấy tin và phát hành. Bài vở, tin tức tràn ngập trên các diễn đàn internet, báo chí, TV... của người Việt hay Tây phương, họ cứ tự động lấy xuống cho vào các khoảng trống của các trang báo c̣n lại, khỏi tốn tiền, khỏi tốn công xin bài, có lẽ trừ một số ít bài vở tử vi, truyện ... mà độc giả ưa thích họ mới trả tiền cho tác giả mà thôi. Có vài trường hợp, có những tờ báo thiếu tin, họ mở internet lấy tin trong nước, tin ngoài nước trên <www.saigonbao.com> và nhiều lúc họ cho in nguyên con tin do cộng sản viết và khi báo phát hành, độc giả thấy tin tức việt cộng chen lẫn tin tức chống cộng trong các cột tin tức. 

Khi giá thành tờ báo sau khi in và phân phối cho các cơ sở thương mại nhỏ hơn số thu, chủ tờ báo có lời, và lợi tức của họ nhiều lúc cả chục ngàn đô la mỗi tháng. Đó là một nguồn lợi tức đáng kể ở xứ này. 

Hầu hết các sách hay báo nặng về chính trị hay văn học, rất khó sống c̣n v́ khó thu quảng cáo và không thể thu nhiều quảng cáo để choán mất hết các bài vở chính của tờ báo. Loại báo này phải gửi đi xa bằng máy bay, tốn tiền cước phí, và giá trị bị giảm xuống nếu số trang quảng cáo tăng nhiều. Độc giả ở xa cần bài để đọc, họ không cần bỏ tiền mua báo đọc các trang quảng cáo cách họ hàng ngàn cây số... 

Đó là chưa kể nhiều thương gia mở các dịch vụ làm ăn có liên quan với những dịch vụ trong nước, hay những thương gia hay về Việt Nam du lịch hay mua hàng, họ tránh né các tờ báo chống cộng, hay nói rơ hơn, họ không dám đăng quảng cáo, sợ bị cộng sản hỏi thăm sức khỏe khi về Việt Nam... 

Tuy nhiên, khách quan mà nói, nh́n về mặt tin tức và bài vở trên các báo biếu thương mại, đa số đều có những đóng góp tích cực về mặt chính trị, đấu tranh và truyền thông cho những vận động cho tự do dân chủ ở quê nhà. Dĩ nhiên là trừ một thiểu số nằm trong tay hay ảnh hưởng từ các nhóm thân 
cộng có những bài viết mù mờ, nghịch hướng... nhưng chưa lộ diện để c̣n dấu tông tích. 

Những tờ báo biếu thương mại và quảng cáo các loại, đăng đủ thứ chuyện trên đời mà mấy bà đi chợ gom về nhà, đọc chuyện t́nh và coi tử vi xong rồi bỏ vào thùng rác "recycle"... là một trong những nguyên nhân làm cho sách báo bán "ngất ngư con tàu đi". Người làm sách báo vắt tim óc ra viết, in ấn, ra mắt sách, phát hành và bày bán mà tiền bán không đủ trả tiền nhà in và uống cà phê th́ sống sao nổi. Các ông nhà văn nhà báo loại sách báo bán chắc buồn năm phút và không ưa những kiểu phát ngôn, háy chồng của một số các bà trong mấy cái chợ Việt Nam mỗi lần ông ḷ ṃ vào tiệm sách: 

"Tui đă bảo với ông, đi chợ đừng bỏ ra xu nào mua báo, mua sách hết trọi! Báo biếu tui lấy cả xấp năm bẩy tờ về sức mà đọc, đọc tới mai chưa hết, mua làm chi cho tốn tiền!" 

Và ông chồng hiền hậu kể từ ngày 75 "tan vỡ đời trai trong mấy nhà tù VC" từ từ để lại quyển sách hay tờ báo dự định mua về. Ông cũng xót lắm, nhưng muốn "gia đ́nh êm ấm, biển lặng trời êm" khi về nhà nên làm thinh tà tà xách giỏ theo vợ. Trước năm 75, khi vô nhà sách Khai Trí ở Sài G̣n, ông xịch chiếc jeep, dắt tà lọt vô tiệm sách, bê về một đóng sách báo, bà có dám nói tiếng nào đâu! Cái này tôi nói thiệt là có, mong quư bà không giận. Tôi cũng cầu trời cho con số mấy ông này không đông! 

Ngoài ra c̣n phải kể đến những loại sách báo của các hội đoàn, tôn giáo... ra định kỳ hay bất định kỳ, đặc san năm hay nguyệt san... mà nội dung đa phần là lành mạnh, h́nh thức in đẹp, ít quảng cáo... được vận động bán để gây quỷ, kỷ niệm hay biếu không. Thường th́ loại này in ấn và phát hành hạn chế về số lương, lưu hành trong phạm vị nhỏ, trừ những sách báo gửi đi xa cho thân nhân bạn bè. Tác động của những loại sách báo này không rộng và ít ảnh hưởng tới dư luận quần chúng. 

Và sau cùng là các loại báo... hại. 

Báo... hại được nêu ra ở đây là những loại báo được phát hành định kỳ hay bất định kỳ, có địa chỉ hay không địa chỉ, công khai hay "chui"... nhằm mục đích hại người khác, cá 


Trang 11 Vũng Lầy Văn Báo Trang 12 Vũng Lầy Văn Báo 

--------------------------------------------------------------------------------

hai 

Nỗi gian truân của những người cầm bút: sách báo và những nỗi đoạn trường... 




Tưởng chừng ngọn bút can trường 
Càng vô chữ nghĩa đoạn trường càng đau. 

Những ai có chút máu viết lách, báo bổ... đều có khuynh hướng viết, viết sách hay viết báo... Dần dà, viết sách dẫn tới h́nh thành tác phẩm, viết báo dần dà lại muốn ra tờ báo... Người cầm bút ai cũng muốn có một vị trí hay thế đứng trong làng văn báo, lớn nhỏ cũng được, hay có người chỉ muốn cho bà con biết khả năng và thành tích viết lách của ḿnh. Lại có người lăn vào chữ nghĩa như một thú vui, một thú tiêu khiển thanh tao, lành mạnh. Viết một đoản văn, vẽ một bức tranh, sáng tác một bài thơ... Trước khi tới tay bạn bè, độc giả; người tác tạo ra nó đă thưởng thức những phút giây ban đầu thần tiên của cảm khoái, đôi lúc vô cùng đầm ấm, tuyệt vời. 

nhân hay tập thể, mà nạn nhân không thể lôi đầu người hay nhóm chủ trương ra ṭa về tội phỉ báng, v́ hoặc là không biết kẻ chủ mưu là ai, hoặc là không có tiền khi bước vào pḥng luật sư, hay có ít tiền có thể thắng kiện nhưng thủ phạm là cái thứ ăn tiền trợ cấp xă hội hay tiền bệnh hoạn, tâm thần; có thắng kiện th́ hắn chỉ có cái quần xà lơn hay cái áo thun mà nộp cho ṭa, để kẻ thắng kiện tay trắng về không, chạy nợ trả tiền luật sư... cho sáng con mắt nghèo! 

Loại báo hại này ở hải ngoại gọi chung là báo lá cải, hay những tập truyền đơn nặc danh. Chính cái chỗ ra báo ném bùn thiên hạ mà không sợ bị lôi ra ṭa, không sợ bị trả giá cho những hành vi bá đạo mà loại báo... hại này cứ tồn tại dài dài. Loại này thỉnh thoảng có mặt ở Mỹ và Canada, song ít thấy ở Úc và Âu châu. 

( Người viết thấy không cần thiết nêu tên mấy tờ báo loại này, dù nó hiện hữu, cũng như không cần thiết phải nói tên những tên đạo tặc trong thành phố dù biết thành phố nào cũng có... Tuy nhiên, đến các phần liên quan cần đề cập ở phần sau, chúng tôi sẽ nói rơ hơn.) 

Qua cầu vát bút đo cầu 
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ (nhà báo) sầu bấy nhiêu! 

Trang 14 Vũng Lầy Văn Báo 

--------------------------------------------------------------------------------

Đối với một số người, chữ nghĩa cũng là cái nghiệp. Hễ nói tới cái nghiệp tức là nói tới cái ǵ theo ḿnh như h́nh với bóng, bỏ nó xong rồi xoay qua xoay lại, lại thấy nó đeo dính vào ḿnh không biết tự lúc nào. 

Trong tập "Dấu Vết văn Hóa Việt Trên Đường Bắc Mỹ", anh Phạm Quốc Bảo có nhắc " Hải Triều, một người viết nổi tiếng ở các cộng đồng miền Đông Canada, đă rời về định cư tại đây (Vancouver). Đang làm chủ một chiếc tầu đánh cá 24 feet, anh đă đem cả một bộ Computer theo để có thể viết khi tàu anh c̣n hoạt động ngoài biển khơi." 

(Trích "Dấu vết văn hóa Việt..." Phạm Quốc bảo, trang 149) 

Mấy ḍng chữ ngắn của anh Phạm Quốc Bảo không nói hết những sợi dây chữ nghĩa ràng buộc tôi trong cuộc đời, trên sóng nước, trên đường thiên lư hàng ngàn dậm. V́ về sau này tôi không có dịp đưa anh lên Prince Rupert gần Alaska, theo tôi ra biển giăng lưới đánh cá Salmon, cột cái computer vào thành cabin ghe cho nó khỏi lăn xuống sàn mỗi khi sóng đập. Khi hết giờ đánh cá, vào bờ, nối dây điện xuống ghe mở computer, nghe đài, đọc báo... để viết tin, viết bài cho Lửa Việt... nên anh không có điều kiện để viết nhiều, chưa kể chuyện anh có thể say sóng lăn quay bút mực. 

Anh cũng chưa có dịp theo tôi, coi tôi một ḿnh phóng ghe trên biển, "lắc lư con tài đi", chưa có dịp coi tôi làm dân chài gở cá salmon bị mấy con Spring tổ bố vật lăn xuống sàn, chưa có dịp nh́n tôi ngồi đan vá từng lổ lưới rách, tay chai như xạ thủ đại liên, nắng nhuộm da đen như ông Miên chùa Tháp... Rồi lại vô ghe pha cà phê lăn lóc với chữ nghĩa... Anh chỉ theo tôi một tuần là có thể viết nguyên một tập "Dấu vết văn hóa Việt trên sóng nước Bắc Mỹ... với mấy con cá Salmon" chóng mặt và hết sẩy! 

Tội chi tôi phải cực với chữ nghĩa trong lúc đă quá cơ cực với cái nghề vô cùng cơ cực và nguy hiểm này. Vượt biển, đến xứ người với hai bàn tay trắng, tôi làm bất cứ nghề lương thiện nào để nuôi gia đ́nh... rồi khi ngó đi ngó lại, vẫn thấy cái cây bút nó dính theo sau lưng lúc nào không hay, rồi khi ngó lại, vẫn thấy thiên hạ thi nhau ném bùn đầy lưng áo. Đúng là nghiệp... báo! 
Trong những năm trước đây, khi chưa bán ghe v́ lư do sức khỏe và làm ăn chẳng ra hồn, v́ Hải Triều xuống biển, cá trốn mất tiêu; hàng năm, tôi kéo chiếc ghe sau đuôi chiếc truck 1 tấn, lái xe vượt đèo dăy Rocky Mountains, đi 1650 cây số từ Vancouver qua Prince George, đến biển Prince Rupert cách Alaska vài chục cây số, để chờ giăng lưới cho mùa cá Salmon. Tôi đă sống lăn lóc núi rừng, ngủ dọc đường thiên lư, lúc xuống nước, khi lên bờ... để rồi cuối cùng thua cuộc, lỗ lă, rồi lên bờ vật lộn với chữ nghĩa văn chương, những thứ sinh ra cơm gạo th́ ít, mà đụng chạm với giang hồ văn báo th́ nhiều... 

Nói chung, bất cứ ai, khi bước vào giai đoạn ra sách hay ra báo, là lúc các cây viết bắt đầu chui vào mê hồn trận của những nỗi gian truân trong nghiệp viết lách. Nếu múa may cây bút mà trong túi có dư giả chút ít tiền bạc th́ c̣n dễ thở, nếu nghèo như Trần Tế Xương th́ chẳng có bà vợ nào quanh năm cày "job" hay buôn bán ở ven sông, để kiếm tiền mà nuôi đủ đàn con với một ông chồng mê in sách hay ra báo. Thời xưa không biết sao chứ thời nay th́ c̣n lâu mới có chuyện "bên em cày job bên chàng văn chương!" Chữ nghĩa ít khi đẻ ra được bạc tiền, cơm gạo! Thơ văn không thay được thịt cá và trả tiền bills... 

Quanh năm buôn bán ở ven sông 
Nuôi đủ năm con với một chồng 
Lặn lội thân c̣ nơi quăng vắng 
Eo xèo mặt nước buổi đ̣ đông... 

(Trần Tế Xương) 

Ngày nay, trong làng văn báo Việt Nam ở hải ngoại, đố ai mà t́m cho ra một bà Trần Tế Xương tội nghiệp nuôi chồng làm báo, viết văn, thơ phú!? Làm ông Trần Tế Xương thời nay, coi chừng có ngày vợ đuổi phải vác bút ra khỏi nhà làm homeless! Các ông liệu hồn! 


Người viết văn viết vài ba bài đăng trên báo ít ai dám nhận ḿnh là nhà văn. Nhà văn có vẻ "trịnh trọng và vĩ đại" quá! Chỉ viết một vài truyện ngắn mà anh em giới thiệu là nhà văn th́ người đàng hoàng cảm thấy ngượng. Từ đó, người viết văn nuôi hoài băo viết và gom bài viết để in và cho ra đời một hai 

 Trang 16 Vũng Lầy Văn Báo

(Mời quư vị đón xem tiếp trong vài ngày nữa)

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06