ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

 

ĐỜI SỐNG BÊN KIA CỬA TỬ (3)

 

Có một hồn ma thiếu nữ, trẻ, đẹp, tự xưng là Katie King hiện lên với h́nh thể đầy đủ, mỗi buổi tối, trong nhiều tháng như vậy, để nói chuyện với ông bà Crookes và những vị khán giả khác. Cô chịu nhiều thứ thí nghiệm như: để cho người ta rờ, bắt mạch, chụp h́nh. Và khi xong rồi, cô từ từ biến tan mất ! Sự kỳ lạ nầy đă được ông W. Crookes điều tra tỉ mỉ, rơ ràng trong quyển sách của ông.

Ngoài ông Crookes ra, c̣n nhiều vị bác học như Myers, Gurney và Podmore của hội “T́m hiểu Thần linh” (Society for psychical Researches) đă phí 30 năm trường để điều tra tận tường về Thần linh học; và tất cả đều công nhận rằng: “Người chết có trở về”. Có nhiều nhà trí thức lỗi lạc của Anh quốc viết sách để bào chữa và biện hộ cho Thần linh học như: ông Stainton Mases, Giáo sư Đại học Oxford, xuất bản hai quyển sách Psychography và Spirit identity.

Ông Oliver Lodge, Đại học Viện trưởng Birmingham (Recteur de l’Université de Birmingham), ông Varley Kỹ sư trưởng của Sở Bưu điện, ông A. de Morgan chủ tịch hội toán học ở Luân đôn, tác giả quyển “From Matter of Spirit” và ông Challis Giáo sư Đại học Cambridge, ông Barett Giáo sư Đại học Dublin đều phí nhiều năm khảo cứu về Thần linh học và đời sống bên kia cửa tử.

Ông Myers tại Cambridge có viết một quyển sách xuất bản hồi năm 1903, nhan đề là “Human personality and its survival of bodily death” (Bản ngă con người và sự trường tồn của nó sau khi xác thân chết). Sách nầy tŕnh bày có phương pháp và đầy đủ những hiện tượng thần linh [2].

Ông Oliver Lodge Đại học Viện trưởng Birmingham có nói trong bài diễn thuyết của ông tại Browning Settlement ngày 22 tháng 11 năm 1914 như vầy:

“Chắc chắn là: sau khi bỏ xác chúng ta vẫn c̣n sống . . . Tôi nói như thế là v́ tôi biết chắc rằng: Những người bạn thân của tôi đă từ trần mà vẫn c̣n sống; chính tôi đă có tṛ chuyện với họ y hệt như tôi nói chuyện với quí vị trong giảng đường nầy. Họ là nhà khoa học nên họ có cho tôi nhiều bằng cớ chứng thực rằng: họ quả c̣n sống sau khi bỏ xác lại trần.

Vậy tôi nói với quí vị, một cách hết sức mạnh dạn, với đức tin vững chắc rằng: chúng ta vẫn c̣n sống sau khi chết và những người quá văng vẫn tiếp tục lo lắng đến những ǵ xảy ra tại cơi trần nầy. Họ c̣n biết nhiều chuyện ở thế gian hơn chúng ta biết. (trích trong Annales des Sciences psychiques, Janvier 1916).

Ư QUỐC

Chẳng những phong trào Thần linh học nổi lên tại Y pha nho, Đức quốc, mà c̣n tại Ư quốc nữa.

Tờ báo Milan nhan đề: Italia del Papolo xuất bản ngày 18 tháng 11 năm 1892, có đăng một bản phúc tŕnh do các nhà thông thái kư tên để nhận thực như: các ông Schiaparelli giám đốc Thiên văn viện tại Milan, Aksakof, cố vấn chánh trị Nga. Bác sĩ Carl du Prel. Munich, Angelo Brofferie giáo sư triết học, Gerosa, giáo sư Vật lư học tại Portici, Ermacora và G. Finzi, tấn sĩ Vật lư học, Charles Richet giáo sư Đại học Y khoa, Lambroso, giáo sư Đại học Y khoa v.v. . .

Trong bản phúc tŕnh đă có kể những hiện tượng như sau:

“Dời đồ vật không nhờ tay người, ghế bàn bay bổng, đờn tự nhiên khải. Trên đất sét hoặc trên giấy rắc khói đen có dấu tay in mà không thấy người. Một bàn tay hiện ra trong ánh sáng.

Ánh sáng xanh leo lét hiện lên, người đồng tử đang ngồi trên ghế, tự nhiên bị nhấc bổng lên khỏi mặt bàn, những khán giả cảm biết như có ai rờ rẫm ḿnh, mà không thấy người, một gương mặt râu ria hiện lên”

Giáo sư Milési tại Đại học đường La Mă có viết rằng: “Có một vong linh nói với tôi: Tại sao ông lại phí th́ giờ về chuyện nhỏ mọn nầy ? Tôi có thể cho ông thấy mặt mẹ ông. Nhưng trước đó, ông phải nhớ đến mẹ ông một cách mănh liệt.

Tôi làm theo lời chỉ dẫn.

Th́nh ĺnh, trong ánh sáng tờ mờ của bóng đèn đỏ, tôi thấy, giữa hai tấm màn, hiện lên một h́nh người, đứng hơi nghiêng nghiêng, có choàng một cái khăn. Ấy là mẹ tôi. Người đi xung quanh bàn để đến gần tôi, nói những lời mà nhiều người nghe được. Sau cùng người nói với tôi “mio fiol” (con của tôi ơi) rồi vén khăn choàng hôn tôi”.

PHÁP QUỐC

Có những nhà thông thái khảo cứu về Thần linh học như các ông L. Denis, tác giả quyển “Après la Mort” (Sau khi chết), Camille Flammarion tác giả quyển “L’inconnu et les problèmes psychiques” (Cơi lạ và những vấn đề thần linh) và Allan Kardec tác giả của những sách “Le livre des médium” (Sách về đồng tử), “L’Evangile selon le Spiritisme” (Phúc âm theo Thần linh học), “Le Ciel et l’Enfer selon le Spiritisme” (Thiên đàng và Địa ngục theo Thần linh học), “La Genèse” (Thỉ nguyên thuyết).

Vào năm 1889 và 1900 tại Paris có mở những Đại Hội nghị quốc tế về nhân sinh học có rất nhiều người tham gia. Có cả trăm đại biểu từ các xứ trên thế giới đến quan sát. Những kư giả của 80 tờ báo lớn ở Pháp quốc đều có mặt. Những nhà trí thức trứ danh, những vị đại diện cho chánh phủ cùng các bậc anh tài của thế hệ như: Bác sĩ, Chánh án, Giáo sư, Mục sư, Linh mục của những nước Âu châu đều đến đó để điều tra. Sau cùng, tất cả không thể nghi ngờ được sự hiện tồn của “ma”.

VIỆT NAM

C̣n bên xứ Việt Nam ta th́ có biết bao là hiện tượng thần linh. Nào là cơ bút, nào là ma hiện, nào là đồng cốt v.v. . . Bên Đạo Cao Đài, Ḥa Hảo không ai mà phủ nhận được những hiện tượng thần linh.

THÔNG THIÊN HỌC

Sự sưu tầm về Thần linh học hiện đại đưa đến cho ta nhiều bằng chứng về đời sống bên kia cửa tử. Ta biết có một số người cho rằng: Thần linh học chỉ toàn là giả dối để phỉnh gạt đời. Tuy nhiên, nhà Thông Thiên Học trứ danh là Đức Giám mục C. W. Leadbeater quả quyết trong quyển “La Vie après la Mort” của ông như vầy: “Sự giả dối và sự phỉnh gạt có thể có trong vài trường hợp cầu hồn. Nhưng cũng có nhiều nơi thí nghiệm chơn chánh. Vậy người nào có đủ ngày giờ và nhẫn nại sẽ t́m được trong đó nhiều điều hữu ích. Vả lại, Thần linh học c̣n có một văn hóa vĩ đại để khảo xét nữa. Nếu người ta muốn, cứ t́m đến ngọn ngành như tôi đă làm. Có nhiều người không chịu đem công khó ra t́m ṭi để hiểu – (đó là công việc riêng của họ) – Nhưng trước khi họ chưa quan sát th́ họ không có quyền nhạo báng những kẻ đă thấy và đă công nhận những hiện tượng thần linh là có thật”.

C̣n một bằng chứng rất hiển nhiên và rất hấp dẫn về sự sống bên kia cửa tử là bằng chứng Thông Thiên Học hiện nay. Bên Thông Thiên Học có nhiều nhà biết xuất Vía, cũng có người có thần nhăn. Những vị nầy lăo thông các cơi vô h́nh, họ liên lạc trực tiếp với những người khuất mặt và những Đấng Chơn Sư: là v́ họ đă biết xử dụng những quyền năng ẩn tàng trong người của họ. Nhà Thông Thiên Học không bao giờ ép buộc ai phải tin theo lập luận hay giáo lư của ḿnh. Họ chỉ nói rằng: “Chúng tôi quan sát nhiều với một sự cố gắng vĩ đại. Chúng tôi tŕnh bày những ǵ chúng tôi biết. Quí vị chớ nên tin liền những lời chúng tôi nói. Quí vị cứ t́m hiểu vấn đề một cách sâu xa và tự sưu tầm lấy, rồi quí vị sẽ có được một sự quả quyết như chúng tôi đây”.

Tiếp Theo >>>>

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06