ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON


 

Tử Vong V́ Tim Bất Chợt Ngưng Đập Sau Cơn Đau Tim (heart attack)

Hay Nhồi Máu Cơ Tim (myocardial infarction).

 

 

Bs Scott D. Solomon và các đồng nghiêp nghiên cứu nguy cơ tử vong bất chợt sau khi bị nhồi máu cơ tim, suy chức năng tâm thất trái. Cuộc nghiên cứu bao gồm 14,609 bệnh nhân suy tim hay suy chức năng tâm thất trái, hay cả 2, sau khi bị nhồi máu cơ tim. Mục đích là muốn t́m hiểu thớ gian bất chợt tử vong sau khi bị nhồi máu cơ tim hay sau khi cấp cứu v́ tim ngưng đập liên hệ suy chức năng tâm thất trái. Kết quả cho thấy trong số 14609 bệnh nhân lấy ra được 1067 trường hợp bệnh nhân tử vong 180 ngày sau khi bị nhồi máu cơ tim. Trong số này, 903 người bị chết bất th́nh ĺnh, và 164 bệnh nhân phải cấp cứu sau khi tử vong. Nguy cơ tử vong bất chợt cao nhất trung b́nh trong ṿng 30 ngày khi bị nhồi máu cơ tim, tỉ lệ 1.4% mỗi tháng. Tỉ lệ giảm xuống dưới 1.4% mỗi tháng, hai năm sau khi bị nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân suy tâm thất trái có sức đẩy máu thấp (ejection fraction), hơn 30% bị nguy cơ tử vong cao hơn sau khi bị nhồi máu cơ tim. 19% bệnh nhân bất chợt tử vong, hay sau khi được cấp cứu, sẽ chết khoảng 30 ngày sau khi bị nhồi máu cơ tim. 83% bệnh nhân chết bất th́nh ĺnh trong ṿng 30 ngày sau khi rời bệnh viện. Nói tóm lại, nguy cơ tử vong, chết bất th́nh ĺnh trong ṿng 30 ngày sau khi bị nhồi máu cơ tim do suy chức năng tâm thất trái, do suy tim hay cả 2. (New England Journal of Medicine, 352: 2581, 2005).

 

(Bàn thêm: Trong một nghiên cứu khác do Bs A.E. Burton viết về tử vong bất chợt sau khi bị nhồi máu cơ tim, cơn đau tim, và những giải pháp pḥng ngừa nguy cơ kể trên. Bài đăng trong báo y khoa New England Journal of Medicine, 352: 2638: 2005.Tử vong bất chợt v́ bệnh tim là do tim ngưng đập bất th́nh ĺnh. Nhưng có trường hợp bệnh nhân không biết ḿnh đang bị bệnh tim. Có khi chỉ có ít triệu chứng xuất hiện trong ṿng vài phút là bệnh nhân chết ngay. Phần lớn bệnh nhân bị xơ cứng động mạch.
Nguy cơ tử vong bất tử là do điện tim kích động khiến tim bên trái đập thật nhanh, có khi bị rung tâm thất, hay do cả 2 trường hợp phối hợp. Tim đập thất nhịp gây nguy cơ tử vong tức thời. Tim đập chậm quá cũng làm tim ngưng đập bất chợt.
90% bệnh nhân bị tim ngưng đập mau lẹ là do bệnh xơ cứng động mạch tim, đường thông máu trong động mạch tim thu nhỏ, do chất mỡ bồi đọng trong thành mạch máu tim. Khoảng 2/3 nạn nhân có thẹo trong tim, sau khi bị cơn đau tim hay bị chứng nhồi máu cơ tim trước đây. Người c̣n trẻ mà bị tim ngưng đập bất th́nh ĺnh phần lớn do tật tim bẩm sinh. Khi đă bị đau tim, mà không biết, c̣n tập thể dục mạnh có thể gây tử vong bất chợt. Dùng thuốc ma túy có thể gây loạn tim và ngưng tim đập. Sau khi tim ngưng đập th́ chỉ cần 4-6 phút là năo bị hư. Cho nên phải cấp cứu ngay trong thớ gian ngắn ngủi, chẳng hạn dùng điện (electric shock, defibrillation) giúp tim đập trở lại ngay. Kêu 911, cấp cứu.)

 

Kim Chi Và Đậu Hủ Lên Men Tăng Nguy Cơ Ung Thư Bao Tử?

 

Bs HN Nan cùng ca’c đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa và Y Khoa Pḥng Ngừa Chungbuk, Đại Hàn nghiên cứu 421 bệnh nhân bị ung thư bao tử, so sánh với 632 người cùng tuổi và cùng giới tính không bị ung thư bao tử. Những câu hỏi bao gồm vấn đề ăn uống. Đồng thời đo lường những phân hóa tố và những hóa chất trong cơ thể như: cytochrome P450 1A1 (CYP1A1), cytochrome P450 2E1 (CYP2E1), glutathione S-transferase mu 1 (GSTM1), glutathione S-transferase theta 1 (GSTT1) và aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Kết quả cho thấy khi ăn đồ biển không lên men hay ăn tỏi (alliums) không lên men giảm nguy cơ ung thư bao tử.
Trái lại, khi ăn nhiều kim chi hay ăn đậu hũ lên men (soybean paste) tăng cao nguy cơ ung thư bao tử. Khi bệnh nhân có mức CYP1A1 hay có cấu trúc di truyền Val/Val tăng cao nguy cơ ung thư bao tử. Ăn nhiều kim chi hay đậu hũ lên men tăng cao hóa chất CYP1A1, CYP2E1, GSTT1, hay ALDH2. Ăn nhiều tầu hủ lên men (soy bean paste) tăng cao nguy cơ ung thư bao tử nhất là đối vơ’i bệnh nhân có hóa chất GSTM1 tăng cao trong máu. Tổng kết quả cho thấy kim chi, tầu hủ lên men (soybean paste) hay hóa chất CYP1A1 tăng cao nguy cơ ung thư bao tử. Tra’i lại ăn đồ biển không lên men giảm nguy cơ ung thư bao tử. Kê’t quả cũng cho biết những hóa chất lên men trong kim chi hay tầu hủ lên men gây nguy cơ ung thư bao tử. Dị thể (Genes) của những hóa chất, phân hóa tố như CYP1A1, CYP2E1, GSTM1, GSTT1, hay ALDH2, có thể thay đổi vài yếu tố môi trường gây nguy cơ ung thư. (World Journal of Gastroenterology, 11: 3175, 2005).

 

(Bàn thêm: Người Đại Hàn thích ăn kim chi và những đồ ăn khác muối lên men như đậu hủ lên men (soybean paste). Những đậu hủ chúng ta thường ăn hàng ngày không phải là đậu hủ lên men soybean paste. Soybean paste là thứ đồ ăn phụ, gia vị, người Đại Hàn hay ăn. Có nhiều loại đồ ăn lên men chộn với ớt hay không có ớt. Đây là một loại đồ ăn cổ truyền của người Đại Hàn, thường dùng như một loại nước chấm. Theo kết quả nghiên cứu th́ không phải rau cải làm kim chi hay đậu hủ gây nguy cơ ung thư bao tử mà là những hóa chất bỏ vào đồ ăn cho lên men gây nguy cơ ung thư bao tử).

 

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06