ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

"TỔNG-THỐNG" LÊ QUANG BÁ

 



ÔNG Lê-Quang-Bá là người Tam-Kỳ, tỉnh-lỵ Tỉnh Quảng-Tín của Việt-Nam Cộng-Ḥa .
Tam-Kỳ, nằm ngay trên Quốc-Lộ số 1, là điểm-giữa của chiều dài lĩnh-thổ h́nh chữ S nước ta .  Sau quốc-biến 30-04-1975, Việt-Cộng sáp-nhập Tỉnh Quảng-Tín vào Tỉnh Quảng-Nam--Đà-Nẵng, và Thị-Xă Tam-Kỳ trở thành một thị-trấn thuộc Huyện mang cùng tên của Tỉnh mới này; thế nhưng phần đất dân-cư đông đúc nhất và sinh-hoạt náo-nhiệt nhất trong địa-hạt của Tỉnh cũ vẫn là thị-trấn Tam-Kỳ .
Tôi có đến Tam-Kỳ nhiều lần.  Tuy mỗi Tỉnh có những đặc điểm riêng của nó; nhưng những đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở đây là, dù Quảng-Tín là một Tỉnh mới được thành-lập trong ṿng hai thập-niên sau cùng đầy khó-khăn và nguy-hiểm của chiến-tranh khắp Miền Nam, nhưng nó cũng đă được xây dựng và thiết-trí cho, đầy-đủ những cấu-trúc và cơ-sở sinh-hoạt căn-bản, nhất là ở Tam-Kỳ, tương đương hoặc có phần nào trội hơn so với một số tỉnh-lỵ cố-cựu khác của nước nhà .  Tam-Kỳ không những chỉ vươn lên cho bản-thân ḿnh là một Thị-Xă nằm ngay trên trục lộ giao-thông chính, mà c̣n làm đầu tàu, với cương-vị một tỉnh-lỵ, lôi kéo các Quận khác, và cả các Xă+Thôn trực-thuộc, miền đồng-bằng cũng như miền sơn-cước; phát-triển nhanh theo với đà tiến-triển của t́nh-h́nh chính-trị, kinh-tế, văn-hóa, xă-hội chung.  Đặc-biệt là về mặt chiến-lược quốc-pḥng, Tỉnh Quảng-Tín mà trung-tâm là Tam-Kỳ đă góp phần và chia sớt gánh nặng với các Tỉnh Quảng-Nam và Quảng-Ngăi của Vùng I, và Kontum của Vùng II, trong nhiệm-vụ phân-tán và tiêu-hao lực-lượng cộng-sản Bắc-Việt trên đường xâm-nhập vào Nam, giảm-thiểu tiềm-năng của địch trước khi chúng có thể kéo xuống tập-trung và tăng-cường ở vùng Ba Biên-Giới Việt-Miên-Lào hầu từ đó xuất-phát và yểm-trợ cho các mũi tấn-công xa hơn và sâu hơn vào Vùng II và Vùng III .
Chiến-tranh đă đẩy người dân tự t́m lối thoát, bằng nhiều hướng đi, trong đó có một hướng nhằm thỏa-măn nhu-cầu thể-xác, và một hướng nhằm đáp-ứng khát-vọng tinh-thần.

                     *
Thời-gian liền trước biến-cố 1975, Tam-Kỳ được chú ư nhiều một phần nhờ có phong-trào "t́nh cho không, biếu không", được tiêu-chuẩn-hóa và hệ-thống-hóa qua cái gọi là "Tamecalo (ta-mê-ca-lô)."  Dư-luận đồn rằng, ở cái tỉnh-lỵ trẻ-trung này, có một thiếu-phụ trẻ đẹp vợ góa của một sĩ-quan cấp tá, đă tạo nên giai-thoại cho một thời .  Mất chồng trong thời chiến, người thiếu-phụ ấy hiểu rơ tâm-trạng của những bạn gái đồng cảnh-ngộ, nên tự ḿnh đi tiên-phong, và thuyết-phục các góa-phụ tử-sĩ khác, mở rộng ṿng tay tiếp đón các nam-chiến-sĩ, làm hết những ǵ có thể làm được, để sưởi ấm ḷng những đấng mày râu mà giờ phút này c̣n là những thân-xác nam-nhi nồng cháy yêu đương nhưng biết đâu giờ phút sau sẽ trở thành những h́nh-hài bất động vô-tri dù được phủ liệm dưới lá quốc-kỳ.  Song le, tuy nợ tang-bồng không là của riêng của ai, nhưng chinh-khách th́ quá nhiều, nên các thiếu-phụ giàu-ḷng-thương-người ấy chỉ dành riêng đặc-t́nh kia cho sĩ-quan cấp tá mà thôi ...  Dường như về sau những nguồn an-ủi đó không c̣n hạn định trong giới góa chồng mà đă lan rộng ra cả các giới vắng chồng và chưa chồng.  Có điều, tiêu-chuẩn cấp tá th́ vẫn giữ nguyên; bởi thế, có nhiều sĩ-quan cấp tá dù c̣n độc-thân hay đă có-vợ có-con đùm đề, cả ở địa-phương lẫn từ nơi khác lần ṃ đến, rộn-rịp hưởng-ứng đến nỗi người dân bắt chước cái lối đặt tên-tắt của các công-ty thương-mại & kỹ-nghệ ở Sài-G̣n mà đặt tên cho cái hội "ái-hữu" ấy là Tamecalo, có nghĩa là "Tá Mê Cái L..."
                    *
Bên cạnh cái xu-hướng yêu-cuồng sống-vội trong đời sống vật-chất ấy, Tam-Kỳ vẫn có cái ư-chí vươn lên trong đời sống tinh-thần.  Về mặt tín-ngưỡng, ngoài các tôn-giáo lớn đă phát-triển khắp nơi, như Phật-Giáo, Ky-Tô-Giáo, Tam-Kỳ là một trong số ít những Thị-Xă tuy dân-số khiêm-tốn mà cũng có cơ-sở Phật-Giáo Ḥa-Hảo, và có một tổng-số tín-đồ Đạo Cao Đài khá đông; riêng về Cơ Đốc-Giáo mà hệ-thống chính-yếu phổ-quát khắp nước thuộc hệ-phái Liên-Minh Cơ Đốc-Nhân và Truyền-Giáo-Gia (CMA: Christian and Missionary Alliance), Tam-Kỳ cũng có cả những giáo-phái Tin Lành khác mà thường th́ chỉ thấy ở các thành-phố lớn như Sài-G̣n, Đà-Nẵng mà thôi
.
                    *
THÁNG 4 năm 1982, tôi được đưa từ Trại "Thanh-Liệt" ở ngoại-ô Hà-Nội vào Trại Hội-An thuộc Tỉnh Quảng-Nam Đà-Nẵng.  Vào thời-gian ấy, ông Lê Quang Bá không c̣n; nhưng những sự-tích về ông th́ vẫn c̣n được các tù-nhân bị giam lâu ngày ở Trại này nghe thấy và kể lại cho người khác cùng nghe .
Ông Lê-Quang-Bá là một nhân-vật quen-thuộc đối với Hội-Thánh Tin Lành địa-phương.  Các nhà lĩnh đạo tinh-thần th́ rao giảng là không xen lấn vào công việc của chính-quyền và cũng không khuyến-khích tín đồ hoạt-động chính-trị; nhưng ông Bá th́ là con+dân của đất nước, đồng-bào của toàn dân; ông không thể tự tách ḿnh ra khỏi đại-khối quốc dân.
Cuối tháng 3 năm 1975, sau khi Việt-Nam Cộng-Ḥa rút khỏi Tỉnh Quảng-Trị rồi Tỉnh Thừa-Thiên ở phía Bắc, cộng-sản vào chiếm Tỉnh Quảng-Tín ở phía Nam, th́ con đường huyết-mạch Quốc-Lộ số 1 bị cắt đứt, dân-chúng Vùng I bị tách ĺa ra khỏi Miền Nam, ngoại-trừ một thiểu-số có phương-tiện và cơ may di-tản được bằng tàu-thủy hoặc tàu-bay .  Đồng-bào bị kẹt lại khiếp đảm trước cảnh Việt-Cộng chém đầu, chặt tay, đóng đinh vào chân của những nhân-viên, và của cả những thường dân bị nghi là cộng-tác-viên, của Chính-Quyền Quốc-Gia, không may bị lọt vào tay kẻ thù đến gieo rắc tang-tóc oan-khiên trong Tỉnh ḿnh.
Ông Lê-Quang-Bá không đi lánh nạn như một số công-chức, chính-khách, Dân-Biểu, quân-nhân, và thân-nhân của họ, cùng với những thường dân mà đời sống tinh-thần và vật-chất đă gắn liền vào chế độ Việt-Nam Cộng-Ḥa, sợ nếu ở lại th́ sẽ bị Việt-Cộng sát-hại, đọa đầy .  Ông là một nhân-sĩ độc-lập, không có chân trong guồng máy Chính-Quyền Quốc-Gia, và lại là người đă lớn tuổi, xưa nay không hề làm ǵ bị tai-tiếng; có uy-tín và được đồng-bào sở-tại mến thương, có con cháu sinh sống lương-thiện tại địa-phương; bản-thân có tài-sản riêng đủ để tự nuôi sống ḿnh.  Ông không đành dứt bỏ thân-nhân, bạn bè, những nét mặt, những giọng nói, nhà cửa, đất đai, khu phố, bầu trời, môi-trường và nếp sống quen thuộc tưởng như đă là một phần của chính cơ-thể ông, cuộc đời ông.
Nhưng, cộng-sản đến là đất trời đảo lộn, mọi sự đều đổi thay.  Mọi người đều bị bắt buộc phải g̣ ép lời nói, việc làm, và cả ư nghĩ, t́nh cảm, theo một chiều hướng nhất định cho phù-hợp với chủ-trương đường-lối của đảng và nhà-nước “nhân dân”.  Cuộc đổi đời không chừa một ai .  Bao nhiêu sách quư, báo hiếm, kinh-kệ, tài-liệu, kỷ-vật, kể cả thư-từ, h́nh-ảnh, bằng-cấp, giấy tờ hộ-tịch, đều bị những kẻ mọi-rợ đui+điếc vơ vứt vào thùng chứa "văn-hóa-phẩm nô dịch và đồi-trụy" đem đi tiêu-hủy sạch trơn.  Nhà cửa bị tịch-thu, của-cải bị tước đoạt, nghề-nghiệp bị hạn-chế, học-vấn bị cản-trở, tự do bị cấm đoán, tư-tưởng bị đàn-áp, nhân-phẩm bị chà đạp, sinh-mệnh bị rẻ-rúng.
Bản-thân ông Lê Quang Bá, về phương diện vật-chất, đă rơ-ràng trở thành nạn-nhân của chế độ vô-sản chuyên-chính; và về phương diện tinh-thần th́ ông Bá thuộc thành-phần trí-thức tiểu-tư-sản phản động, kẻ thù cần phải triệt-hạ của giai-cấp bần-cố-nông "giác-ngộ cách-mạng".  Nhưng, cá-nhân ông Bá dù có bị thiệt-tḥi đau đớn bao nhiêu cũng không đáng kể vào đâu so với nỗi mất-mát tàn-mạt khốn-khổ điêu-linh vô cùng lớn-lao mà đại đa-số đồng-bào khắp nước bỗng-nhiên phải hứng chịu .

Đó là lư do ông Lê Quang Bá quyết định dấn thân "làm một việc ǵ" cho Quốc+Dân.
Thế là, dĩ-nhiên trong bóng tối, để tránh né tối đa tai+mắt của kẻ thù, ông Bá đă bí-mật thành-lập được một tổ-chức khởi-nghĩa, nhằm lật đổ guồng máy đảng và nhà-nước cộng-sản, khôi-phục lại chính-quyền cho phe Quốc-Gia .
Trong những năm cuối thập-niên 1970 bước qua đầu thập-niên 1980, Tam-Kỳ của Tỉnh Quảng-Tín cũ, cũng như nhiều thành-phố và thị-trấn khác trên toàn-quốc, đă là một địa-bàn hoạt động chống Cộng của người dân thuộc mọi thành-phần, dưới nhiều h́nh-thức khác nhau .  Những chiếc phi-cơ phản-lực cỡ lớn hằng ngày bay ngang qua bầu trời Tỉnh nhà, mà dân-chúng tin là B-52 của Mỹ với ư đồ sẽ dội bom dọn vùng cho Nhảy Dù đổ bộ xuống đẩy lui quân Bắc-Việt xâm-lăng; những vụ Việt-Cộng hành-quyết công-khai để "trừng-trị điển-h́nh" các phần-tử "phản động hiện-hành"; những hành-khách xe đ̣ được gặp kháng-chiến-quân Việt-Nam Cộng-Ḥa trên các đường đèo hẻo lánh; những chuyến vượt biển bị lộ, và những ghe nào đă đi lọt được; những đàn cá từ trên rừng núi trôi về c̣n sống nhưng chỉ c̣n trơ bộ xương hoặc bị lở-loét thịt da, do chất độc của Liên-Xô mà Việt-Cộng dùng để đương đầu với Fulro; Fulro người Kinh nay đă kiểm-soát vùng biên-giới và liên-kết với du-kích Wong Pao của Lào và đồng-bào Thượng ở vùng giáp-ranh Việt-Nam--Cam-Pu-Chia; những tin đồn về "Đảng Rồng Đen", về Phục-Quốc-Quân từ Thái-Lan về, về tàu thủy Mỹ vào đánh các đồn Công-An Biên-Pḥng, về trực-thăng Mỹ đến bốc các nhân-vật Quốc-Gia; vân vân.  T́nh-h́nh đó khiến mọi người như đang sống trên dầu-sôi lửa-bỏng, nhất là sau khi Việt-Cộng phá vỡ tổ-chức "Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Đảng" ở Đà-Nẵng, là một lực-lượng có chiến-khu trong rừng núi Tỉnh Quảng-Nam, và một tổ-chức chính-trị khác tại Huế, xử-tử nhiều lĩnh-tụ chống cộng, bắn giết và bắt-bớ tù đày hằng trăm đảng-viên.
Trong bối-cảnh lịch-sử ấy, ông Lê Quang Bá đă khéo-léo che đậy cơ-sở của ḿnh, không trùng-lập hay dẫm đạp lên các chi-nhánh của các đoàn-thể bạn, cho nên các tin-tức mà Việt-Cộng khai-thác được từ các vụ án phá vỡ những tổ-chức khác, hoặc những cá-nhân "bạo-loạn" khác, đều không phương-hại ǵ đến sự an-toàn của tổ-chức và nhân-sự của ông.
Điểm nổi bật hơn hết là, ông Bá quan-niệm rằng chính-thể Việt-Nam Cộng-Ḥa là một thực-thể hợp-pháp trước cộng đồng thế-giới, nay dù cá-nhân Tổng-Thống hay cơ-cấu Chính-Quyền liên-hệ có bị vây khốn, th́ đó chỉ là hậu-quả tạm-thời của việc đối-phương tráo-trở vi-phạm Hiệp Định Paris, cho nên phải có một cơ-cấu khác, lâm-thời thay thế Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa, để tiếp-tục công cuộc chống cộng, phục-hồi Chính-Quyền Quốc-Gia .  Do đó, tuy các nhà chính-trị chống Cộng đều mong được sự tiếp tay hậu-thuẫn của Hoa-Kỳ, nhưng các nhân-vật khác th́ chỉ tổ-chức và điều-hành đoàn-thể của họ như một đảng-phái chính-trị hoặc một lực-lượng chiến đấu vũ-trang; c̣n ông Bá th́ vừa hành-động phối-hợp chính-trị & quân-sự như thế, vừa thành-lập một mô-thức Chính-Quyền quy-ước, và dựa vào đó để trực-tiếp vận-động ngoại-giao với bên ngoài, nhất là Chính-Phủ Hoa-Kỳ .

Trong mục-đích đó, ông Lê Quang Bá đă cử một chiến-hữu, là người anh của một người con rể của ông, làm đại diện chính-thức, với tư-cách Ủy-Viên Ngoại-Giao của bộ máy Chính-Quyền Quốc-Gia Lâm-Thời ấy, mang ủy-nhiệm-thư cùng hồ-sơ tài-liệu và thư riêng của Chủ-Tịch Lê Quang Bá gửi Tổng-Thống Mỹ, sang tận Thủ Đô Hoa-Thịnh-Đốn để hội-kiến với Tổng-Thống Hiệp-Chủng-Quốc và các quan-chức Hoa-Kỳ cũng như các nước Đồng-Minh.
Theo kế-hoạch của ông Bá th́ vị đại diện ấy sẽ ra Đà-Nẵng, đáp xe lửa vào Sài-G̣n, rồi từ trong Nam kiếm đường vượt biên hoặc vượt biển ra Thế-Giới Tự Do .  Sở-dĩ phải vào Nam chứ không dùng ghe xuất-phát từ các băi biển dọc Miền Trung là v́ các nhân-vật chủ-chốt trong tổ-chức của ông Bá đều là người có tên tuổi ở địa-phương, đi đâu đồng-bào cũng sẽ nhận ra; mà trong chuyến đi này th́ viên sứ-giả ấy phải mang theo ít nhất là một cái cặp đựng mật-thư, nhiều tiền hoặc vàng, và có thể là cả một bộ lễ-phục nữa; nếu bị đồng-bào nhận ra th́ có thể sẽ có người xin đi theo gây vướng-víu dễ bị lộ, hoặc có người hăm-hại hầu cướp của, thế là người ở nhà sẽ bị bắt điều-tra v́ có thân-nhân "bỏ trốn ra nước ngoài trái phép" là một hành-vi mà Việt-Cộng ghép vào tội "phản-quốc", tạo cơ nguy cho âm-mưu sớm bị phanh phui .
Về đường-sắt th́, ngoài rất nhiều tụ điểm khác, các sân ga xe lửa cũng là nơi tập-trung nhiều thành-phần thiếu may-mắn.  Phu khuân-vác giành-giật hành-lư của hành-khách, kẻ gian cũng xen vào cướp bóc, móc túi, đoạt cả xách tay, đồng-hồ, dây chuyền, ṿng, nhẫn, hoa-tai của người đi tàu lẫn người đón đưa .  Hành-lư trong toa cũng bị lấy cắp một phần hoặc nguyên bao, nguyên thùng, ném qua cửa sổ, lăn xuống bục lên/xuống dù trong lúc tàu đang chạy nhanh.   Giới con-buôn thường-xuyên dùng xe-lửa di-chuyển hàng-hóa giữa Sài-G̣n và các Tỉnh Miền Trung, Miền Bắc hồi đó đều coi ga Nha-Trang là một trong những ga có nhiều kẻ cắp, kẻ cướp nhất.
Tuy nhiên ông Bá và viên đại diện tin chắc là sẽ không gặp rủi-ro, v́ người-trong-cuộc đă có ư-thức đề-cao cảnh-giác, vả lại không mang hàng-hóa kềnh-càng, chỉ một cái túi đi đường và một cái cặp cầm tay, th́ có đủ sức giữ kỹ đến cùng.
Vị "sứ-giả" của tổ-chức Chính-Quyền Lâm-Thời Lê Quang Bá đáp xe lửa từ Đà-Nẵng vào Sài-G̣n như đă được hoạch định.

Rồi, v́ đi đường xa mỏi mệt, cũng như nhiều khách cùng toa, ông ta ngả lưng xuống nghỉ, với cái cặp được cẩn-thận lót dưới đầu .
Khi tàu đến ga Nha-Trang, những hành-khách cũ rời tàu và những hành-khách mới lên tàu, cùng với các thân-nhân lên đón/đưa và các người bán đồ ăn+uống hoặc đồ dùng lặt-vặt, tạo nên một cảnh chen lấn xô-bồ, giúp kẻ gian tha-hồ lợi dụng để cướp giật.  Và vị ủy-viên ngoại-vận của tổ-chức Lê Quang Bá đă bị kẻ gian giật mất cái cặp đựng hồ-sơ tài-liệu bí-mật quốc-sự dù được ông-ta vừa kê đầu lên, vừa đặt tay đè lên.
Thấy ông-ta hốt-hoảng len-lách để chạy theo, ḥng giật lại cái cặp của ḿnh, các hành-khách đồng-hành liền tḥ đầu ra cửa sổ toa tàu, la lớn "Cướp! Cướp!", và chỉ cho mấy nhân-viên Công-An đứng ở gần đó rượt theo chận bắt tên cướp vừa mới nhảy xuống khỏi tàu .
Do đó, Công-An Việt-Cộng bắt được tên cướp, lấy lại được cái cặp, và mời người bị cướp xuống kư giấy tờ nhận lại tài-sản của ḿnh.
Tất-nhiên Công-An mở cặp ra xem, thấy rơ bên trong có đựng những ǵ; và kết-quả là vị đại diện của tổ-chức Lê Quang Bá bị bắt, cuối cùng bị giải-giao ra cho Công-An Tỉnh Quảng-Nam--Đà-Nẵng chấp-lư.
TRONG thời-gian bị "cải-tạo", tôi bị Bộ Công-An (Nội-Vụ) Việt-Cộng cùng với các phái đoàn phản-gián Hung-Gia-Lợi, Ba-Lan, và cả Liên-Xô, thẩm-vấn nhiều lần về các đường dây nội-tuyến mà tôi đă tổ-chức được, hoạt động ngay trong nội địa Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi .  Bởi thế, tôi đă bị đưa-đi đưa-lại giữa các Trại "Cải-Tạo" với các Trại Tạm-Giam ở Đà-Nẵng, Hội-An, Ḥa-Sơn, Hà-Nội, nhiều lần.  Tại mỗi Trại tôi lại bị chuyển qua nhiều buồng.  Nhờ đó, tôi đă gặp được nhiều người thuộc nhiều giới đáng kể.
Do kinh-nghiệm nghề-nghiệp cũ, tôi đă phối-kiểm vụ án Lê Quang Bá qua nhiều nguồn tin thân-tín, gồm cả những người đă có mặt tại Trại Kho-Đạn thời-gian ông Lê Quang Bá và đồng nhóm mới bị bắt về tạm giữ tại đây, và Trại Hội-An sau khi họ được chuyển tiếp vào đây; thí-dụ: Trần Văn Thanh, là một cựu Trưởng Pḥng Cảnh-Sát Đặc-Biệt Thị-Xă Đà-Nẵng dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa; Lê Viết Châu, là một người tự-nguyện làm mật-báo-viên cho tôi trước năm 1975, nay ở tù v́ tội vượt biển nhưng được Ban Giám-Thị cho phục-vụ trong toán cấp dưỡng, đem cơm nước đến cho can-phạm cấm-túc trong các buồng; Đặng Công Trứ, là một thiếu-tá Không-Quân Việt-Cộng tại Đà-Nẵng, bị bắt v́ chủ-mưu tổ-chức gây "bạo-loạn", dự định ném bom các căn-cứ quân-sự khắp nước để mở đầu cho một cuộc binh-biến lật đổ tặc-quyền Việt-Cộng vào dịp Nô-En 1979; v.v...
Cùng bị bắt với ông Bá, có cả trăm người khác, bị tra-vấn suốt ngày đêm.  Điều đặc-biệt là Việt-Cộng chú-trọng hỏi về CIA, về các đường dây trao đổi tin-tức của dân-chúng giữa Việt-Nam với Hoa-Kỳ, về các phần-tử trước kia có nhiều quan-hệ mặt-này mặt-nọ với Mỹ.  Có nhiều lần chúng bàn-tán với nhau về một số can-phạm mà chúng gọi là "Tổng-Thống", "Ngoại-Trưởng", "Tổng-Trưởng", v.v...

Nói chung, vụ án Lê Quang Bá có tầm quan-trọng đặc-biệt nên Bộ Nội-Vụ Việt-Cộng đă trực-tiếp điều-tra xét hỏi; và v́ mật-thư cùng các hồ-sơ tài-liệu định được đưa qua cho Tổng-Thống Hoa-Kỳ đều được viết bằng chữ Anh, trong đó ông Lê Quang Bá là "President", người bị lộ diện tại ga Nha-Trang là ủy-viên về "Foreign Affairs", v.v... nên các phiên dịch-viên của Việt-Cộng dịch thế nào mà ông Bá được chúng xem là "Tổng-Thống", người ấy là "Ngoại-Trưởng", và các thành-viên khác của tổ-chức ấy là "Tổng-Trưởng", "Thứ-Trưởng" Bộ này, Bộ kia, v.v...
Khác với các tổ-chức chống Cộng khác, tỷ như "Việt Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Đảng" của kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy ở Đà-Nẵng, nhóm của tiến-sĩ Nguyễn Nhuận ở Huế, v.v... mà Việt-Cộng đă đưa ra xử án công-khai; lần này Việt-Cộng mở một phiên ṭa đặc-biệt ngay trong khuôn-viên Trại Tạm-Giam Hội-An, nhưng không cho "trại viên" tham dự như vào các trường-hợp khác, và đă tuyên án ông Lê Quang Bá tử-h́nh, các chiến-hữu của ông th́ người tù chung-thân, người 20 năm, v.v...
Thế rồi ông Bá đă bị xử bắn, cũng ngay trong Trại Hội-An, giống như trường-hợp Đặng Biên, một anh-hùng Nhân Dân Tự-Vệ nổi tiếng của Tỉnh Quảng-Nam.
Vụ án Lê Quang Bá sau đó đă được đồng-bào khắp Tam-Kỳ, Hội-An, Đà-Nẵng, và cả các Tỉnh ở Miền Trung, biết rơ.  Nhưng khi ông bị hành-quyết th́ các can-phạm bị nhốt trong Trại, trong hoàn-cảnh bị bưng-bít, đă không được biết kịp thời để cùng nóng sốt nhỏ lệ khóc thương một Chiến-Sĩ của Tự Do, Dân-Chủ và Nhân-Quyền ngay vào giờ phút thiêng-liêng Người v́ nợ nước vĩnh-viễn ra đi .

"Bất câu thành bại luận anh-hùng!"

Nhưng trong trường-hợp ông Lê Quang Bá, tôi tin rằng ông chỉ là một nhà ái-quốc, chỉ thuần-túy nhắm vào sứ-mệnh cấp-thiết trước mắt là tháo gỡ ách cộng-sản cho đồng-bào, và đă chỉ nằm xuống trong ḷng Đất Mẹ như một đứa con yêu của Quốc+Dân, chứ không phải là một chính-khách dung-tục cốt mưu-cầu địa-vị Tổng-Thống cho bản-thân ḿnh, như một số các nhà hoạt động chính-trị khác, hoặc như Việt-Cộng đă cố-t́nh gán-ghép cho ông.

                           
LÊ XUÂN NHUẬN

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06