ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Cánh Diều Trong Ngân Hàng Thế Giới
Nguyễn Xuân Nghĩa

 


Chính quyền Bush nhất quyết thay đổi bộ mặt của thế giới với việc đề cử Thứ trưởng Quốc pḥng Paul Wolfowitz vào chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Thế giới.
Đây là quyết định đang gây xôn xao trong dư luận quốc tế.
Từ vài tuần trước, chính quyền Bush đă tung trái banh thăm ḍ về quyết định này và có lẽ gặp phản ứng kém nồng nhiệt của Âu châu. Hôm qua 16, quyết định ấy thành công khai nên ta phải phỏng đoán là Hoa Kỳ đă đạt thỏa thuận sau những đổi chác hậu trường với Âu châu. Thí dụ như ủng hộ việc đề cử nguyên Ủûy viên Thương mại (đúng ra là Ngoại thương) của Liên hiệp Âu châu, ông Pascal Lamy, một người Pháp, làm Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới WTO: vừa lấy ḷng Pháp vừa dùng thế Âu châu ngăn sự chống đối của Á châu và các nước nghèo trong WTO.
Nhất cử tam tứ tiện.
Việc đề cử gây phản ứng trong dư luận, kể cả trong giới kinh tế thiên tả hay "quốc tế đa phương", như Joseph Stiglitz hay Jeffrey Sachs, v́ Paul Wolfowitz là tiếng nói có thế giá của phe "tân-bảo thủ" Hoa Kỳ, lại chủ trương tấn công Iraq, bất chấp dư luận quốc tế. Đấy là những ǵ ta biết được qua dư luận báo chí quốc tế.
Nhưng ta có thể nh́n quyết định này dưới góc cạnh khác để thấy ra cái lôgích của chính quyềøn Bush.
Paul Wolfowitz là ai?
Năm nay 61 tuổi, Wolfowitz tốt nghiệp Cử nhân toán và Tiến sĩ Chính trị học tại các Đại học lớn của Mỹ. C̣n trẻ, ông làm việc trong ban tham mưu của Nghị sĩ Dân chủ Henry "Scoop" Jackson v́ chia sẻ lư tưởng tự do dân chủ của cánh tả nhưng lại thất vọng v́ khả năng nói nhiều mà làm ít của cánh tả. Y như cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc là bà Jeanne Kirpatrick hay nguyên Phụ tá Tổng trưởng Richard Perle - hoặc cả Ronald Reagan - ông là người theo xu hướng bảo thủ, và hănh diện về việc đó, sau khi đă hoạt động trong đảng Dân chủ. V́ sự xoay chuyển ấy, ta mới có chữ "tân-bảo thủ".
Wolfowitz là trí thức có ảnh hưởng khi làm Giáo sư kiêm Khoa trưởng Phân khoa Bang giao Quốc tế của Đại học John Hopkins trong bảy năm (1994-2001). Dư luận Âu châu ít để ư tới điều ấy v́ ấn tượng "cao bồi", nông cạn và ngang ngược của ông Bush và v́ Wolfowitz phục vụ bộ máy công quyền trong 24 năm, tại các bộ Ngoại giao và Quốc pḥng.
Trong bộ Ngoại giao, Wolfowitz cải thiện quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Nam Hàn, thúc đẩy dân chủ hóa tại Phi Luật Tân (làm chế độ độc tài Marcos bi sụp đổ) và theo dơi sát các vấn đề Đông Á lẫn Hồi giáo trong vai tṛ Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách đông Á và Thái b́nh dương rồi Đại sứ tại Nam Dương, xứ Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Ông được bộ Ngoại giao đánh giá là một đại sứ xuất sắc trong ba năm làm việc tại Jakarta.
Trong bộ Quốc pḥng, Wolfowitz góp phần cải cách bộ máy quân sự tại Trung Đông từ dưới thời Jimmy Carter; là nhân vật thứ ba trong bộ khi Dick Cheney làm Tổng trưởng dưới thời Bush (cha) và trở lại làm Thứ trưởng Quốc pḥng bên Tổng trưởng Donald Rumfeld từ đầu năm 2001. Nhiệm vụ của ông khi đó là thiết kế việc cải tổ bộ máy quốc pḥng cho thế kỷ 21. Vụ khủng bố 9-11 xảy ra, khiến Wolfowitz c̣n là công tŕnh sư của chiến lược chống khủng bố Hồi giáo, trong đó có việc tấn công Iraq và xây dựng một nền tảng chính trị cởi mở và dân chủ hơn trong thế giới Hồi giáo.
Với lư lịch ấy, Paul Wolfowitz là nhà tư tưởng, nhà mô phạm và đồng thời là một nhà ngoại giao có khả năng về quản trị. Một con diều hâu uyên bác!
Wolfowitz chỉ gây tranh luận từ cuộc chiến Iraq, trước đó, ông được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào chức vụ Thứ trưởng mà không gặp một phiếu chống, và được giới hàn lâm kính trọng v́ rất nhiều bài viết về các vấn đề quốc tế.
Bây giờ, ông lại bước qua lănh vực ngân hàng, điều khiển một ngân hàng rất đặc biệt.
Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập khi Wolfowitz mới lên một, vào năm 1944, với mục tiêu ban đầu là tái thiết nước Đức, nước Nhật; sau này trở thành ngân hàng tài trợ phát triển các nước nghèo hay đang phát triển qua năm nhánh cơ quan khác nhau. Từ khi được thành lập đến nay, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là hai cột trụ của kiến trúc tài chánh toàn tầu, dựa trên quy ước của các đại cường tại Bretton Wood, những quy ước thiên về cái nh́n Âu-Mỹ dựa trên thực tế kinh tế tài chánh Âu-Mỹ. Lúc đó, Á châu và các nước nghèo khác chưa có ǵ đáng kể.
Giờ đây, t́nh h́nh đă đổi khác nên từ cả chục năm nay, nhất là sau vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997, người ta đă nói đến nhu cầu cải tổ cả IMF lẫn Ngân hàng Thế giới. Nói là làm là một khoảng cách lớn. Y hệt như việc cải cách Liên hiệp quốc mà chính quyền Bush đă nhắc tới khi bổ nhiệm Thứ trưởng John Bolton vào chức vụ Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc. Nhiệm vụ chính của nhà kiến trúc về cải tổ quốc pḥng Wolfowitz v́ vậy vẫn là cải cách. Điều này, dư luận quốc tế nhiều khi lại bỏ qua.
Ngân hàng Thế giới được ngợi khen mà cũng bị phê phán v́ muốn theo đuổi một lúc hai mục tiêu là phát triển các nước nghèo (qua sự tăng trưởng có phẩm chất) và phát triển công bằng xă hội (để giải trừ bất công và thu hẹp hố sâu giàu nghèo) qua nhiều dự án thuộc loại "phi kinh tế". Bị phê phán v́ không có thước đo chính xác về mức độ thành công trong hai mục tiêu ấy, trong khi nhiều xu hướng kinh tế và chính trị lại muốn giới hạn vai tṛ viện trợ mà tăng cường vai tṛ đầu tư của tư nhân. Lời phê phán nặng nhất là định chế này ưa toa rập với các chính quyền thân Tây phương, có khi độc tài thối nát, và chú trọng đến các dự án hạ tầng rất quy mô hào nhoáng mà lăng quên loại dự án nhỏ, thiên về phẩm hơn là lượng. Một thí dụ gây tranh luận và làm Ngân hàng Thế giới phải nhượng bộ là các dự án xây đập tại Trung Quốc, khiến dân chúng và văn hóa Tây Tạng có thể bị tiêu diệt v́ yêu cầu "giải phóng mặt bằng", nôm na là cho phép Bắc Kinh thực hiện kế hoạch thực dân bằng cách di dân.
Là một định chế có tên gọi là ngân hàng, Ngân hàng Thế giới không có chức năng ngân hàng như công chúng thường hiểu mà là một cơ quan viện trợ cho các nước nghèo, với tiền chung góp của các nước giàu, tiền huy động trên thị trường trái phiếu và tiền lời cho vay (rất ít v́ cho vay nhẹ lăi với mục tiêu tặng dữ hơn là tín dụng).
V́ đặc tính ấy, người điều khiển ngân hàng thế giới không nhất thiết phải là chuyên gia ngân hàng. Ngược lai, các cựu Chủ tịch xuất thân từ lănh vực ngân hàng như Lewis Preston hay Barber Conable (do Bush cha và Reagan đề cử) đều nổi tiếng ở sự thất bại. Ngoại lệ là đương kim Chủ tịch James Wolfensohn, một người Mỹ gốc Úc, làm ngân hàng đầu tư và được Bill Clinton chỉ định.
Ông Wolfensohn được coi là thành công v́ giỏi về ngoại giao, biết dựng "show" và hơi mị dân, nhưng thành quả này đang được xét lại. Ông khéo chiều lănh đạo các nước đang phát triển (hơn là các nước cực nghèo) và nhất là một trung tâm quyền lực mới xuất hiện là các tổ chức phi chính phủ (NGOs). V́ vậy, dư luận báo chí thiếu hiểu biết thường có thiện cảm với ông, nhưng các nước nghèo th́ không giấu được sự thất vọng.
Làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới thực ra là làm dâu trăm họ, dù được lương cao bổng hậu cũng vẫn phải thỏa măn được các nước cấp viện (chi tiền), các nước cầu viện và các tổ chức ngoài chính phủ. Mỗi tổ chức NGO này lại có một mục tiêu hay thế lực riêng, đa số xuất phát từ các nước giàu nhưng bênh vực các nước nghèo, nhiều khi bất chấp quy luật kinh tế hay lời lỗ.
Bây giờ, Ngân hàng Thế giới sẽ phải cải tổ để thực sự giúp các nước nghèo có thể mau thoát khỏi cảnh nghèo túng mà tiền viện trợ không trút vào túi các lănh tụ hay công chức quốc tế ("các nhà quư tộc của sự nghèo đói" như nhiều người đă mai mỉa).
Vị Chủ tịch mới v́ vậy phải có khả năng quản trị một tổ chức toàn cầu có cả vạn nhân viên, có khả năng ngoại giao để vận động được mọi giới liên hệ cùng đồng ư về nhựng mục tiêu cao cả của định chế này. Và, với dự tính làm thay đổi bộ mặt thế giới của chính quyền Bush hầu phát huy dân chủ để bảo đảm ḥa b́nh, vị Chủ tịch mới phải có viễn kiến về cải cách và có khả năng thuyết phục nhu cầu cải cách lẫn thực hiện việc cải cách ấy. Trong ba yêu cầu, quản trị, ngoại giao và cải cách, yêu cầu sau cùng là điều chính quyền Bush coi là quan trọng nhất.
Paul Wolfowitz là một nhà tư tưởng, một nhà ngoại giao và một nhà quản trị việc cải cách những con quái vật hành chánh kinh khủng nhất. Ông được giao phó một nhiệm vụ quốc tế đ̣i hỏi sự khôn khéo của một nhà ngoại giao để quản trị một định chế đang phải thoát xác. Chúng ta sẽ có dịp xem ông thi thố tài năng. Ngoại giả, về sự luận bàn hay đả kích của dư luận và quốc tế, Paul Wolfowitz là người đă dày kinh nghiệm ứng phó và có một thói quen "rất Bush": nghiến răng xông tới cho đến thành công th́ thôi.
Riêng về Việt Nam th́ với kinh nghiệm độc tài Á châu, Wolfowitz không dễ uống nước đường. Ông cũng sẽ chú trọng tới phẩm nhiều hơn lượng, tới loại dự án giáo dục đào tạo hay xă hội hơn là loại dự án có hoa hồng rất cao là xây dựng cầu đường hay cao ốc.
Tin buồn cho nhà nước ta. Mà biết đâu lại chẳng là điều vui cho người dân.
 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06