ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Reagan Và Reaganomics: Nh́n Từ Berkeley, San Jose Và Nước Ngoài
VB, 11/6/04

Bùi Văn Phú

Bà Nancy Reagan vỗ tay trong khi TT Reagan giới thiệu cô Jean Nguyễn, sinh viên vơ bị West Point như một tấm gương thành đạt, can đảm và tinh thần yêu nước của người Mỹ gốc Viê.t.

Khi Ronald Reagan thắng cử vào tháng 11 năm 1980 tôi đang học ở Đại Học Berkeley, một tụ điểm sinh viên nổi tiếng chống chính phủ, không phân biệt đảng cầm quyền là dân chủ hay cộng ḥạ Tổng thống Jimmy Carter với chính sách đối ngoại đặt trọng tâm vào nhân quyền, nhưng thường ở Sproul Plaza cũng có những cuộc xuống đường phản đối chính sách của Mỹ ở Iran, Afghanistan, ở Nicaragua hay El Salvador.

Ngày bầu cử, mới hơn 5 giờ chiều nhưng trời đă nhá nhem tối, tôi và nhiều bạn đang ngồi trong pḥng ăn của kư túc xá chờ cơm chiềụ Bỗng một sinh viên chạy xuống, mặt đầy vẻ tức giận, la lớn: "It's not my fault, it's not my fault." - Không phải lỗi của tôị Các sinh viên đều ngạc nhiên không biết chuyện ǵ xảy rạ Giây lát sau anh chàng sinh viên này nói đài truyền h́nh vừa dự phóng Reagan sẽ làm tổng thống. Nhiều tiếng "Oh, no" bật lên. Các thăm ḍ đưa ra trước ngày bầu cử cho biết Carter và Reagan ngang ngửạ 5 giờ chiều, pḥng phiếu các tiểu bang miền đông vừa đóng cửa nhưng ở California c̣n mở cửa cho đến 7 giờ tối, thế mà kết qủa coi như đă rồị Jimmy Carter trở thành tổng thống một nhiệm kỳ. Sau ngày bầu cử c̣n có biểu t́nh lan rộng ra đến phố Telegraph với hàng ngh́n người tuần hành theo sau một biểu ngữ lớn với hàng chữ: "Reagan Kills Children."

Mới đến Mỹ vài năm, tin Ronald Reagan thắng cử và phản ứng ở Berkeley đă tạo cho tôi một thắc mắc: sao sinh viên Berkeley lại ghét Reagan đến thế? Tổng thống Jimmy Carter thời đó là ân nhân của người VN vượt biển. Ông đă ra lệnh cho tàu chiến Mỹ vớt thuyền nhân, kư ban hành luật cho định cư hàng trăm ngàn người tị nạn. Nhưng kinh tế Mỹ đi xuống, khan hiếm xăng dầu, giá tăng vùn vụt mà mua xăng lại phải xếp hàng.

Carter yếu về đối ngoại, không giải quyết được vấn đề Iran bắt giữ 52 nhân viên ṭa đại sứ Mỹ làm con tin đă hơn một năm khiến vùng Trung Đông mất ổn đi.nh. Ông cũng không cứng rắn với việc Liên-Xô xâm lăng Afghanistan mà chỉ phản đối bằng cách không gửi đoàn Hoa Kỳ sang Moscow và kêu gọi thế giới tẩy chay Thế Vận Hội mùa hè. Carter cũng ban hành lệnh cấm xuất khẩu nông phẩm qua Liên-Xô vài tháng. Để phản đối quyết định của tổng thống Carter, lúc đó đă có đề nghị tổ chức một thế vận hội đặc biệt tại Berkeley, nhưng việc này không thành .

Khi Ronald Reagan lên cầm quyền, ở Nicaragua phe mác-xít Sandinistas chiếm quyền, ở El Salvador th́ Hoa Kỳ ủng hộ một chính quyền độc tài với viện trợ và huấn luyện quân sư.. Kế hoạch chống cộng ở Châu Mỹ La Tinh được thi hành. [Sau bị điều tra - báo chí gọi là vụ Iran-Contra - một số quan chức cao cấp của Reagan phải ra trước quốc hội trả lời về những cáo buộc vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.] Trong trường có nhiều buổi chiếu phim, hội thảo về Châu Mỹ La Tinh. Những so sánh luôn được nêu lên. El Salvador liệu có phải là một VN nữa chăng? và những con đô-mi-nô mới sẽ có ngả theo cộng sản để vào cửa sau nước Mỹ? Khi đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Jeane Kirkpatrick đến nói chuyện về chính sách của Hoa Kỳ ở El Salvador, sinh viên vào nghe, thổi bong bóng cho nổ, la ó phản đối v́ họ không muốn nghe chỉ phía Mỹ, mà muốn có tiếng nói đối lập với Mỹ, với chính quyền thân Mỹ ở El Salvador, một đ̣i hỏi rất hợp lư. V́ thế bất cứ câu nói nào của bà đại sứ cũng bị phản đối, để cuối cùng buổi nói chuyện bị cắt ngang, chấm dứt sớm. Buổi nói chuyện vào hôm sau của bà ở San Francisco cũng bị huỷ bỏ. 

Nhiều phim tài liệu về phong trào chống chiến tranh được chiếu. Qua những phim đó tôi hiểu được phần nào lư do sinh viên Berkeley không thích Reagan. Lúc làm thống đốc tiểu bang California, từ 1967 đến 1975, cũng là cao điểm của cuộc chiến tại VN, có lần vào năm 1969 Reagan đă ra lệnh đặt Berkeley trong t́nh trạng khẩn trương, gửi vệ binh quốc gia đến dẹp biểu t́nh, hơi cay từ trực thăng được phóng xuống tỏa mù sân trường. Peoplés Park, dọc theo đường Dwight và Haste, là một công viên thường bị sinh viên chiếm đóng mà các cơ quan nhà nước không làm ǵ được, dù đă có nhiều đề nghị biến nơi này thành cơ sở tiện ích cho sinh viên như băi đậu xe hay kư túc xá. Nhưng như một biểu tượng sức mạnh của sinh viên nên những đề nghị, dự án trên chưa bao giờ thành h́nh được. Đó là những ấn tượng mà Ronald Reagan đă để lại cho Berkeley . Ronald Reagan lên cầm quyền đánh dấu một kỷ nguyên mới cho Hoa Kỳ với chính sách đối nội bảo thủ, đối ngoại cứng rắn với những quốc gia thù nghịch như Liên Bang Xô Viết, khối cộng sản Đông Âu, phe tả ở Châu Mỹ La Tinh, phe giáo điều cực đoan ở Iran, ở Lybiạ Chính sách của Reagan được thế giới chú ư ngay từ giây phút ông nhận chức .

Thời tổng thống Jimmy Carter có hai biến cố lớn làm giảm uy tín nước Mỹ: Hồng Quân Liên-Xô xâm lăng Afghanistan và 52 nhân viên ṭa đại sứ Mỹ ở Teheran, Iran bị bắt làm con tin . Carter đă t́m nhiều cách để đem con tin về, từ việc đưa lính Mỹ qua giải cứu nhưng thất bại, đến những thương thảo ngoại giao kéo dài đến những phút trước khi trao quyền tổng thống cho Ronald Reagan. Ngay trong giờ phút Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức th́ những con tin người Mỹ được thả sau 444 ngày bị Iran bắt giữ .

Trong hồi kí tựa "Dutch" về cuộc đời Ronald Reagan, Edmund Morris viết: "52 con tin được thả ngay sau khi (Reagan) đọc diễn văn nhậm chức có phải là v́ (Iran) lo sợ? hay đó là sự chế diễu Carter lần cuốỉ hay thời điểm chỉ đơn thuần là do sự sắp xếp vận chuyển mà rả Dù sự thực là thế nào, Reagan có những món quà của sự may mắn ."

Reagan chứng tỏ là một người cứng rắn trong đối ngoại: gửi quân qua Grenada, oanh tạc Lybia, yểm trợ Anh quốc dùng biện pháp quân sự lấy lại đảo Falklands từ Argentina, cam kết với Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II sẽ không để lính Xô Viết vào dẹp Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Thách thức nổi tiếng nhất của Reagan là với lănh tụ cộng sản Mikhail Gobarchev về Bức Tường phân chia Bá Linh:

"Mr. Gobarchev, tear down this wall" (Ông Gobarchev, hăy kéo đổ bức tường này xuống) đă như khơi nguồn cho một gịng thác cuốn theo sự xụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên-Xô chỉ ít lâu sau khi Reagan hết nhiệm kỳ . Chủ trương chống cộng mạnh mẽ của Reagan được người Việt ở Mỹ quan tâm ủng hô.. Cử tri đoàn Hoa Kỳ, tức 535 người được trực tiếp bầu tổng thống, trong năm 1980 có cựu chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu, đô trưởng cuối cùng của thành phố Sài-g̣n, làm đại biểu từ tiểu bang Californiạ Một số tổ chức kháng chiến như mặt trận của tướng Hoàng Cơ Minh, hay liên minh của ông Vơ Đại Tôn thành h́nh khi chính quyền Reagan cứng rắn đ̣i hỏi VN rút bỏ đi khỏi Cam Bốt, giải quyết vấn đề POW-MIA c̣n tồn đọng sau cuộc chiến. Vấn đề con lai, tù cải tạo cũng được đặc sứ John Vessey và thứ trưởng quốc pḥng Richard Armitage đặt ra với những nhà lănh đạo Hà Nội .

Đọc thông điệp trước lưỡng viện quốc hội đầu năm 1983, tổng thống Reagan đă giới thiệu một thiếu nữ gốc Việt, cô Jean Nguyễn, sinh viên trường vơ bị West Point như một tấm gương thành đạt, can đảm và tinh thần yêu nước của người Mỹ gốc Việt. Dịp khác, tại Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh VN ở thủ đô Washington, tổng thống Reagan đă gọi chiến tranh VN là một cuộc chiến với lư tưởng cao cả .

Cái nh́n đó của Reagan có ghi trong hồi kí "Dutch" như sau:

"Trong những năm ở Sacramento, Ronald Reagan đă xem cuộc chiến là một lư tưởng cao cả. Tất cả những người lính trở về, dù đă tử trận, c̣n sống hay trở nên nghiện ngập th́ đều là những anh hùng." Và Reagan rất trân qúi họ, tổ chức nhiều buổi tiếp tân chào đón, lắng nghe những chuyện kể của họ về VN. Như thế th́ làm sao Ronald Reagan có được cảm t́nh với sinh viên tại Đại Học Berkeley, chiếc nôi của phong trào chống chiến tranh VN.

Nhưng thế giới cũng có nhiều người thích Ronald Reagan.

Khi tôi làm t́nh nguyện viên Peace Corps ở xứ Togo, Châu Phi, th́ ṭa đại sứ thường khuyến khích công dân Hoa Kỳ bầu cử bằng thự Gần kỳ bầu cử năm 1984, pḥng thông tin Hoa Kỳ chiếu lại những cuộc tranh luận Reagan-Mondale, Bush (41)-Ferrara, tổ chức thảo luận bênh chống. Tôi và một số bạn ủng hộ Reagan. Tôi tin vào chính sách Peace Through Strength (Ḥa B́nh Trong Sức Mạnh). Nhiều bạn khác ủng hộ Mondalẹ Đêm bầu cử chúng tôi họp nhau tại chung cư của một người bạn để theo dơi bầu cử qua đài Voice of America và đài Armed Forces Radiọ Quá nửa đêm, khi nghe tin Reagan tái thắng cử như đất lở, một anh bạn gốc trung bộ Hoa Kỳ đă bực tức la lớn, đập bàn, dậm chân. Chập sau có hai người cảnh sát địa phương gơ cửa, hỏi xem chuyện ǵ xảy ra mà ồn ào giữa đêm . Chúng tôi nói không có sự cố và kể lại sự việc. Nghe xong một cảnh sát hỏi anh bạn tại sao tổng thống Reagan thắng cử, chúng tôi c̣n vui mừng, nhưng là người Mỹ anh lại không vui mà c̣n bực tức. Anh bạn trả lời tự nhiên: "Tôi không thích Reagan ."

Năm 1987, nhiều lần đi công tác Phi Luật Tân, tôi thường nghe dân địa phương gọi Reagan là một "good friend" v́ đă ủng hộ họ chống lại nhà độc tài Marcos, cho dân Phi Luật Tân được quyền tự do chọn người lănh đạọ Nước Mỹ thời Ronald Reagan có chính sách kinh tế Reaganomics. Căn bản của chính sách này, lúc bấy giờ tôi không hiểu, mà chỉ nhớ được mấy điều: ngân sách quốc pḥng Mỹ tăng vọt; mức thâm thủng ngân sách quốc gia cũng tăng lên gấp ba, đến 1 ngh́n tỉ; trợ giúp tài chánh cho sinh viên tăng [Trước có Basic Grant trợ giúp sinh viên $700 một năm, thời Reagan có Pell Grant th́ số tiền lên đến $1200 một năm. Tôi tốt nghiệp đại học mà chỉ mang nợ có $900]. C̣n chuyện thuế tôi chỉ nhớ luật mới ban hành giảm thuế nhiều cho nhà giầu và có đánh thuế trên cả số tiền típ của những ai đi làm bồi bàn nhà hàng .

Ngân sách quốc pḥng tăng đưa đến sự phát triển kỹ nghệ ở Thung Lũng Điện Tử, người vượt biển tiếp tục đến Mỹ định cư, chọn San Jose làm nơi đất lành chim đậu, kéo theo thời đại "chồng tách, vợ ly," công ăn việc làm đầy đủ tạo đời sống ổn định cho bao người Việt trong vùng .

Sau 8 năm cầm quyền, 1981-1989, Ronald Reagan đă để lại một thế giới với nhiều tự do hơn và nhân loại không c̣n phải lo lắng về hiểm họa chiến tranh nguyên tử . Ông làm được việc đó nhờ quan điểm "Trust. But verify" (Tin tưởng nhưng kiểm chứng) khi thảo luận với giới lănh đạo cộng sản Liên-Xô .

(June 10, 2004)

Đọc thên: Ronald Reagan (1911-2004): Ông Tổng Thống Với Nụ Cười
VB, 11/6/04 -- Trần B́nh Nam

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06