ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Một nước Mỹ tự tin 

Nguyễn Ngọc Bích 

Di sản Reagan Vietmercury, 11/6/04 

Thứ Bảy cuối tuần đầu tháng Sáu vừa qua, chúng ta chứng kiến hai biến cố thật đáng ghi nhớ: Ở trên bờ biển Normandie của Pháp, hai tổng thống Pháp Mỹ, Jacques Chirac và George W. Bush, đứng sánh vai, để kỷ niệm 60 năm cuộc đổ bộ đẫm máu của Liên quân Mỹ Anh bắt đầu cuộc tổng phản công dẫn đến chiến thắng chót trong Thế Chiến II của các nền dân chủ lên trên Đức Quốc Xă và các chế độ Phát-Xít trên hoàn cầụ Tại đây, ông Bush được nghe những lời như rót vào tai của tổng thống Pháp: "Nước Pháp sẽ không bao giờ quên... ngày 6 tháng Sáu, 1944, ngày mà hy vọng được tái sinh và nhóm trở lạị Nước Pháp sẽ không bao giờ quên những người đă nhận sự hy sinh cuối cùng để giải phóng đất nước, quê hương chúng tôi, thậm chí cả lục địa chúng tôi khỏi sự tàn bạo dă man của quân Đức Quốc Xă." 

Lạ lùng là trong số những người có mặt để nghe, c̣n có cả thủ tướng Đức, song là một nước Đức dân chủ, ngày nay đă hoàn toàn quay lưng vào quá khứ dă man của Hitler và Đức Quốc Xă cũng như vào quá khứ toàn trị chuyên chế của Đông Đức. Cũng trưa thứ Bảy, một người rất đặc biệt đă ra đi ở Bel Air, California, người đă có công cực kỳ lớn lao trong việc giải quyết Chiến Tranh Lạnh (1947 1989), người mà năm 1988 đă đứng ngay trên bức tường ô nhục ở Béc lin để dơng dạc nói: "Ông Gorbachev, xin hăy đập bỏ ngay bức tường này!" ("Mr. Gorbachev, tear down this wall!") Gần như một nhà phù thủy, Tổng Thống Ronald Reagan, người nói câu trên đây, đă làm cho cả thế giới liên tiếp ngạc nhiên v́ khả năng "nói là làm, nói là thực hiện" của ông. Người ta cũng c̣n nhớ câu ông mô tả chế độ cộng sản vào năm 1983 ở ngay thủ đô của Liên Xô, gọi đó là "Đế Quốc của Tội Ác" (Evil Empire), và câu nói một năm trước đó ở Nghị viện Anh: "Bước tiến của tự do và dân chủ sẽ để chủ nghĩa Mác Lê nằm lại trên đống tro tàn của lịch sử." 

Người cương quyết 

Sau khi miền Nam mất vào tay cộng sản Hà nội năm 1975, cả một thế giới dân chủ rộng lớn im phăng phắc. Chỉ có hai ba tiếng nói, ngay từ mùa xuân năm ấy, là nói tốt cho cuộc chiến tự vệ của miền Nam hay dự báo về một tương lai bi đát cho nhân loại sau đó. Ở Mỹ, ngoài Đô Đốc Elmo Zumwalt, nguyên bộ trưởng hải quân, chỉ có ông Reagan, lúc bấy giờ là thống đốc California, vẫn thẳng thắn nói lên là lẽ phải thuộc về những người nỗ lực chống xâm lăng từ Bắc VN và văn hào Nga, Alexander Solzhenitsyn, lúc bấy giờ đang lưu vong ở Boston, dự báo là sẽ có một màn đêm che phủ xuống nhiều phần của thế giới tiếp theo chiến thắng của cộng sản ở VN. Quả như rằng, có hẳn một thời gian khoảng năm, bảy năm mà cộng sản cứ liên tiếp thắng lợi sau 75, từ Á Châu (Miên, Lào bên cạnh VN, rồi Afghanistan) đến Phi Châu (Ethiopia, Angola) sang đến Trung Nam Mỹ (nhất là ở Nicaragua) chưa kể là đe dọa nhiều nước khác. 

Ông Reagan, do đó, khi lên làm tổng thống vào năm 1980, trông thấy một nước Mỹ uể oải, chán chường, lạm phát (có lúc lên đến 21% dưới thời ông Carter), mất hết tự tin. Song nhờ ở tính lạc quan cố hữu của ông cũng như một cái nh́n chiến lược rất vững chắc, trong cả kinh tế lẫn quốc pḥng, ông đă đánh thức được cái "tự hào của người Mỹ" ("American pride") để đảo ngược t́nh h́nh. Kinh tế: 'Vấn đề chính là chính phủ' Trong một quốc gia khủng hoảng, người ta dễ ỷ lại vào chính quyền để can thiệp, đưa ra những giải pháp quy mô v́ người ta nghĩ: chỉ có chính quyền mới có khả năng đưa ra những giải pháp lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. 

Ông Reagan nghĩ khác. "Chính phủ," ông tuyên bố, "không phải là giải pháp," ngụ ư một chính quyền rềnh ràng, nhũng lạm với nhiều người ăn vào đó th́ không thể giải quyết được điều ǵ. "It is the problem," chính nó là vấn đề cần phải giải quyết. Ông v́ thế mà chủ trương một chính phủ gọn nhẹ hơn, ít quyền hơn, để cho người dân bớt bị luật lệ chằng chịt và được làm nhiều điều theo ư của ho.. 

Mặc dù ngân sách Mỹ đang thiếu hụt, ông vẫn kêu gọi cắt thuế cá nhân để cho người dân có thêm tiền tiêu (mua hàng để kích thích nền kinh tế), giảm bớt thuế sản xuất để cho các công ty Mỹ có tiền đầu tư và sản xuất thêm mặt hàng. Bị ngay cả người trong đảng Cộng Ḥa của ông hiểu lầm (ông Bush cha lúc đầu c̣n gọi chủ trương kinh tế của ông Reagan là "voodoo economics," kinh tế kiểu đồng cô bà cốt), ông vẫn kiên tŕ đẩy mạnh cuộc cải tiến thuế khóa của ông, dẫn đến một sự kềm hăm lạm phát và phát triển kinh tế chưa từng thấy trong nhiều năm. 

Những quan niệm này, mà người ta đôi khi gọi miệt thị là "Reaganomics," kinh tế theo chủ trương của ông Reagan, giờ đây vẫn được xem là một thứ học thuyết kinh tế rất có giá trị - cho phép con người bảo thủ về mặt chính trị (nghĩa là cánh hữu) vẫn đưa ra được những giải pháp kinh tế hữu hiệu và mang lại lợi ích cho đa số, cả người tiêu dùng lẫn các công ty, các hăng lớn. Về quốc pḥng: Strategic Defense Initiative, c̣n gọi là "Star Wars" V́ đảng Cộng Ḥa bao giờ cũng chủ trương phải vững mạnh trên mặt quốc pḥng nên dù mới thua ở VN, ông Reagan khi lên làm tổng thống vẫn chủ trương phải ủng hộ quân đội để tái tạo niềm tin về mặt quân sư.. Ông tăng cường ngân sách quốc pḥng, cho nghiên cứu những vũ khí mới, đặc biệt là những phương tiện diệt hỏa tiễn liên lục địa trên không (trước khi chúng có thể đáp vào nước Mỹ và gây tổn hại lớn lao), làm cho nhiều nước Tây Âu lo ngại "chiến tranh hành tinh" ("star wars"). 

Nhưng chính quyết tâm của ông đă buộc ông Mikhail Gorbachev, tức Liên Xô, phải từ bỏ ư định chạy đua vũ khí với Mỹ khi khám phá ra là sẽ hụt hơị Nhờ vậy mà hai bên đă đi đến được một số thỏa hiệp để cho tiêu hủy vũ khí chiến lược, theo nguyên tắc mà ông Reagan đă mô tả là: "Trust but verify" ("Hăy cứ tin nhưng phải kiểm chứng"). Tổng thống được dân yêu nhất Nhờ những chính sách như vậy mà ông Reagan là một trong những tổng thống Mỹ mà được dân yêu nhất. 

Lần đầu ra ứng cử tổng thống năm 1980, ông thu được 51% số phiếu cá nhân so với 41% về ông Carter, gom được 489 phiếu cử tri đoàn (electoral votes) so với 49 phiếu về ông Carter - mặc dầu ông Carter lúc ấy là tổng thống đương nhiệm. Nhờ ông thắng lớn năm ấy, đảng Cộng Ḥa đă chiếm được đa số trong Thượng Viện tuy đảng Dân Chủ vẫn c̣n nắm được đa số ở Hạ Viện. Bốn năm sau, ông c̣n thắng vinh quang hơn nữa: ông thu được 58% tổng số phiếu cá nhân, ăn 49 tiểu bang trên 50 (chỉ thua ông Walter Mondale có ở Minnesota, quê hương của Mondale, có hơn 3,000 lá phiếu) và lănh con số kỷ lục là 525 phiếu cử tri đoàn (cao hơn bất cứ tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ). 

Sau tám năm cầm quyền, 68% dân số Mỹ vẫn đánh giá tích cực cách hành quyền của ông dù như tên tuổi của ông đă có lúc bị dính vào hai ba vụ x́ căng đan như vụ bán vũ khí cho Iran (1985) để mua lại con tin Mỹ bị bắt và lấy tiền nuôi bọn Contra chống chính quyền cộng sản ở Nicaragua, hoặc vụ khủng bố đặt bom giết chết 241 thủy quân lục chiến Mỹ ở Lebanon (1983). Có người gọi ông là "Teflon president" ("ông tổng thống Teflon") v́ Teflon là một thứ nồi không dính thức ăn), ngụ ư là không có lời nói xấu hay chỉ trích nào bám được vào ông cả. 

Có người cho là ông may nhưng cũng có người cho rằng ông toát ra một vẻ b́nh dị, dễ mến làm cho người khác dễ tin ông hơn mà không muốn tin người khác khi đứng trước ông hay thấy ông trên màn h́nh TV. Riêng tôi cho là nhờ ông sống thật, người khác dễ đến với ông, không nghi ngại ǵ cả. Khiếu khôi hài Ông là người rất vui tính và lúc nào cũng lạc quan yêu đời . 

Được người đời cho cái hỗn danh là "The Gipper" (theo hỗn danh của một cầu thủ football nổi tiếng của đội banh Notre Dame trong một phim ông đóng), ông cũng c̣n được gọi là "the Great Communicator" (người có khiếu ăn nói, thuyết phục người khác). Vấn đề dù khó đến đâu, ông cũng có khả năng làm cho thành đơn giản, dễ hiểu hoặc làm cho người đối diện vuị 

Chỉ hơn một tháng sau khi ông lên làm tổng thống, ông bị một tên khùng bắn bị thương, cách tim có vài phân. Khi được đưa vào nhà thương cấp cứu, ông c̣n biết nói đùa với vợ, bà Nancy Reagan: "Tôi quên mất né, cưng à!" Rồi đến khi được đưa vào pḥng mổ, ông c̣n tỉnh đủ để nói: "Tôi hy vọng Quư Vị đều là Cộng ḥa cả đấy!" Ông cũng c̣n có tài nói chặn họng đối phương để cho họ không khai thác được nhược điểm của ông. Khi đă 73 và ra tranh cử tổng thống kỳ 2 đối nghịch với ông Walter Mondale, trẻ hơn nhiều, ông hớt tay trên bằng cách tuyên bố ngay từ đầu: "Tôi sẽ không đem chuyện tuổi tác ra để làm lợi cho tôị" Reagan và VN 

Ở trên ta đă nói về cảm nghĩ của ông khi miền Nam rơi vào tay CS. Nhưng ông c̣n có hơn một dịp để liên hệ với người Việt và với đất nước chúng tạ Không những ông ủng hộ cuộc chiến chống Cộng ở VN, trong khi cả nước Mỹ quay lưng vào VN và chỉ muốn quên đi (v́ thua trận nên nhục hoặc v́ mặc cảm tội lỗi đă bỏ rơi đồng minh v.v.), ông đă nhân dịp kỷ niệm đài chiến tranh VN được khánh thành gọi chiến tranh VN là một "chính nghĩa cao cả" ("a noble cause"). 

Sở dĩ vậy là v́ ông nhớ, khi ông c̣n là chủ tịch công đoàn diễn viên màn ảnh (Screen Actors Guild) vào năm 1946, ông đọc một bài diễn văn chống độc tài chuyên chế, ông được vỗ tay đến hơn 20 lần khi ông nhắc đến nhu cầu phải loại trừ các thành phần Phát xít. Ông chỉ nhắc có một lần đến độc tài chuyên chế CS, vậy mà người ta "yên lặng đến độ rợn ngườị" Từ kinh nghiệm đó ông biết là công đoàn của ông đă bị lũng đoạn, và người ta muốn dùng các diễn viên màn ảnh để uốn nắn quần chúng nhằm tạo trong dư luận những ư tốt về người và các chế độ CS. 

Từ đó, ông quyết định phải chặn người CS bằng mọi giá dù như cái giá phải trả là mất vợ (vợ trước, tài tử Jane Wyman) đi chăng nữạ Lên làm Tổng thống, ông đưa ra quan niệm "inclusiveness" ("gộp vô"), có nghĩa là nước Mỹ là một dân tộc đa chủng, đa văn hóa và có chỗ cho mọi người, kể cả người Á đông, người Việt ở trong đó. Ông đă hơn một lần nhắc đến cái kỳ diệu của nước Mỹ: 

"Nước Mỹ," ông nói, "là nước độc nhất trên thế giới mà sau khi đă ở đây một thời gian và không phạm pháp th́ ai cũng có quyền thành công dân ngang hàng với mọi công dân Mỹ khác." Nhờ vậy, trong thời gian ông làm Tổng thống, ta đă thấy một người như Phạm Đức Trung Kiên được vào làm thực tập viên ở trong Ṭa Bạch ốc ("White House intern"), rồi từ đó ra giúp trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống bất thành của Thượng nghị sĩ Gary Hart xong sang làm ở bộ phận bang giao quốc tế của Bộ Quốc pḥng Mỹ. 

Với tư cách sau này, Phạm Đức Trung Kiên đă có mặt trong những thương lượng của Tướng John Vessey khi ông này được TT. Reagan chỉ định làm người đại diện Hoa kỳ sang thương thảo với Hà nội về chuyện cựu tù binh và người Mỹ mất tích (POW MIAs) cũng như chuyện thả các tù nhân chính trị VN ra khỏi trại "học tập" (để sau này được đi trong chương tŕnh H.O). Hội Gia đ́nh Tù nhân CT VN của bà Khúc Minh Thơ và Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa kỳ cũng bắt đầu hoạt động để thúc đẩy vấn đề này dưới thời ông Reagan. 

Di sản Reagan 

Chính quan niệm "inclusiveness" của ông Reagan đă dẫn đến sự tham gia ngày càng nhiều của người Mỹ gốc Việt vào chính quyền Hoa kỳ, từ thời ông Bush cha qua đời ông Clinton đến ông Bush con (khi Đinh Việt lên đến cấp phụ tá Tổng trưởng Tư pháp với trách nhiệm viết nên đạo luật Patriots Act). Cũng chính những quan niệm của ông Reagan về cách phục hồi kinh tế Mỹ đă đưa đến các chính sách như cắt giảm thuế của đương kim Tổng thống Bush nhằm kích thích trở lại nền kinh tế Mỹ mà ta đang được thấy phục hồi trong ṿng những tháng qua . 

Và cuối cùng, những chính sách về quốc pḥng của ông Reagan đă cho phép nước Mỹ có đủ sức mạnh để đương đầu với sự đe dọa của khủng bố quốc tế đối với nền an ninh toàn cầụ Dù như ông Reagan đă bị bệnh Alzheimer từ 10 năm nay, nói cách khác cũng như người đă chết v́ ông không c̣n nhận được ra ai, kể cả bà Nancy Reagan là người vợ chung t́nh của ông.

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06