ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Những Đề Nghị cho Người Việt Nam

Đầu Thế Kỷ 21: Đối Thoại  

 

Tuệ Nhăn

Sách Lược Dung Hợp

Strategie van het Junghopisme

4-2000

***

 

Với tinh thần hoàn toàn khách quan và trung thực khi soạn thảo những điểm đề nghị này tŕnh bày cùng quư vị,  tôi đă đúc kết các tài liệu, dữ kiện và các phương tiện có được của các tổ chức, đoàn thể và đảng phái người Việt Nam ở hải ngoại, ở quốc nội, của cộng sản và của quốc tế để hy vọng được hoàn chỉnh sách lược này. 

 

Dĩ nhiên những tài liệu, dữ kiện và phương tiện tôi chỉ có trong hạn hẹp mà thôi, nên có thể không đủ làm nền tảng cho sách lược. Có rất nhiều quan niệm và lập trường khác nhau của nhiều tổ chức, đoàn thể và đảng phái, v́ vậy xin quư vị đóng góp ư kiến. Rất hoan nghênh những ư kiến, phê b́nh nào có những nhận thức mới. Có như vậy mới có dịp để sách lược được hoàn chỉnh và tôi cũng được học hỏi thêm.

 

Sách lược gồm có Luận thuyết và 3 Giai đoạn I, II, III. Mỗi Giai đoạn có các Phần: A cho người Việt Nam ở hải ngoại, B cho tổ chức quốc tế và C cho người Việt Nam tại quốc nội.

 

Giai đoạn I Phần A cho người Việt Nam ở hải ngoại gồm có:

 

Điểm 1A.I: Hợp Đoàn.

Điểm 2A.I: Chủ Động

Điểm 3A.I: Chủ Đạo

Điểm 4A.I: Nguyên Tắc.

Điểm 5A.I: Nhân Quyền.

Điểm 6A.I: Đối Thoại.

 

Giai đoạn II Phần A gồm có:

 

Điểm 7A.II: Chiết Trung.

Điểm 8A.II: Nối Kết.

Điểm 9A.II: Tựu Kế.

 

Trong khuôn khổ những bài này, tôi viết có tính cách tổng quát mà không đi sâu vào chi tiết.

Điểm 6A.I: Đối Thoạïi

 

 

 

 

Từ nhiều năm qua sự đ̣i hỏi của chúng ta đối với nhà nước cộng sản Việt Nam càng lúc càng nhiều hơn. Chẳng hạn như kêu gọi: hăy tức khắc trả tự do cho tất cả các tù nhân đang bị giam giữ, hăy tức khắc hủy bỏ Nghị định 31/Cp, hăy tức khắc hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, hăy tức khắc cho tự do truyền thông, thông tin, báo chí, ngôn luận, v.v… Những lời đ̣i hỏi "tức khắc" này đối với người Việt Nam ở hải ngoại th́ nghe có lư. Nhưng đối với cộng sản Việt Nam th́ họ cho đó là lời phản động của kẻ đă chạy ra nước ngoài!

 

Chúng ta và cộng sản Việt Nam là hai kẻ đối đầu nhau trên b́nh diện chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế... Cả hai bên đều đă và đang từng chửi bới, chỉ trích và ngay cả đả kích lẫn nhau. Do đó giữa chúng ta và nhà nước cộng sản Việt Nam, không có vấn đề giải quyết một chiều, tức là chính quyền cộng sản không giải quyết theo sự đ̣i hỏi của chúng ta.

 

Trong năm 1998 có hơn 8000 người (1) và trong năm 2000 có 22.957 người cải tạo được cộng sản Việt Nam phóng thích (2). Lẽ dĩ nhiên khi đứng về phía người Việt Nam hải ngoại, chúng ta đă cảm thấy thành công và cho đó là công lao đ̣i hỏi của những người tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam. Nhưng sự thật đàng sau đó là cộng sản Việt Nam muốn cho quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu, có cái nh́n rộng răi hơn về Việt Nam.

 

Chẳng hạn như Liên Hiệp Âu châu đă đồng ư cho hàng hóa, vật dụng, thủ công nghệ… của Việt Nam được phép xuất cảng qua các nước Âu châu. Và Liên Hiệp Âu Châu cũng đă giúp đỡ, viện trợ cho cộng sản Việt Nam nhiều thứ về kỹ nghệ, nông và thủy sản, các hệ thống như bưu điện, thuế vụ, v.v… Liên Hiệp Âu châu đă trở thành nhà tài trợ đứng hàng thứ ba tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 1999 đă tài trợ tổng trị giá 2 tỉ 100 triệu đồng Euro. (Đứng đầu là Nhật Bản 4 tỉ 960 triệu Euro, và Ngân Hàng Thế Giới được xếp hạng nh́ với 2 tỉ 200 triệu Euro) (3).   

 

Hoa Kơỳ và chính quyền cộng sản Việt Nam đă đồng ư kư bản Hiệp định Thương mại ngày 13-7-2000 tại Hoa Thịnh Đốn. Gồm có Bà Charlene Barshefsky, Đại diện Pḥng Thương mại Hoa Kỳ, và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan đă đại diện kư kết giữa hai nước qua 7 lần đàm phán trong 4 năm qua (4). Sự kư kết giữa hai nước đă mở ra một sinh khí mới cho nhân dân Việt Nam. Từ đây các nhà đầu tư Mỹ và các nước trên thế giới đều gia tăng buôn bán, đầu tư vào Việt Nam. Nhưng liệu dân chúng Việt Nam có làm được điều ǵ để thay đổi chế độ hay không, hay là phải chờ sự suy nghĩ  lại của chính quyền cộng sản? Đó là bài toán khó giải đáp cho người Việt Nam ở quốc nội cũng như hải ngoại. V́ nếu giải đáp được th́ năm 2004 trở đi có thể có cơ hội nhiều thuận lợi hơn, nhưng nếu không th́ sẽ lâu hơn hoặc là phải triền miên trong thế cộng sản độc quyền!  

 

Năm 1998, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam (SOV) đă gởi thư cho Chủ tịch Nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương yêu cầu phóng thích những người bị tù cải tạo, chẳng hạn như: Ḥa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thượng tọa Thích Trí Siêu, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Lư Tống, những người trong Phong trào Thống Nhất Dân Tộc & Xây Dựng Dân Chủ, v.v…  Thời gian có hiệu lực trong lá thư này kể từ ngày kư gởi là 9 tháng 2 năm 1998 đến 31 tháng 12 năm 1998 (5).

 

Nếu những người này được phóng thích th́ Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam làm cho họ một số vấn đề. Đó là kêu gọi các tổ chức từ thiện ở Ḥa Lan giúp đỡ cứu trợ cho các nạn nhân bị thiên tai, băo lụt ở Việt Nam. Chắc chắn là sẽ có rất nhiều các tổ chức cứu trợ từ thiện nghe theo, v́  Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam từ nhiều năm qua đến hiện tại đă tạo nhiều uy tín lớn cho người Ḥa Lan tin tưởng.

 

Trong năm 1998, mặc dù số người đă được phóng thích trên 8000 người, nhưng những người trong Phong trào Thống Nhất Dân Tộc & Xây Dựng Dân Chủ như các ông Nguyễn Đ́nh Huy, Phạm Thái, v.v…  lại không được trả tự do. Họ không được trả tự do, th́ Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam cũng đă không làm các vấn đề nêu trên.

 

Vào ngày 25 tháng 3 năm 1999 với danh nghĩa của Viện Bang Giao Quốc Tế Ḥa Lan, chúng tôi đă gởi một lá thư cho Chủ tịch Trần Đức Lương yêu cầu phóng thích Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Ông đă bị bắt ngày 4-3-1999 và bị giam giữ ở trại B.14 Hà Nội. Lá thư viết bằng tiếng Anh, và khi gởi đi chúng tôi đă phối hợp về phía quốc tế để soạn thảo lời yêu cầu gởi cho cộng sản Việt Nam mà không cam kết làm bất cứ điều ǵ  (6).

 

Lẽ dĩ nhiên có nhiều hội đoàn khác của quốc tế cũng đă gởi thư để can thiệp cho ông Nguyễn Thanh Giang. Và một danh sách của các nhà trí thức Việt Nam và quốc tế đă được các báo chí và các diễn đàn Internet đăng tải, cũng đồng lên tiếng về việc này (7). May mắn là ngày 10-5-1999 ông đă được cộng sản Việt Nam cho rời khỏi trại B.14 về nhà (8).

 

Việc bắt giữ ông Nguyễn Thanh Giang cũng như nhiều người khác, là một cách thức của cộng sản Việt Nam nhằm để giữ quyền lực và củng cố chế độ độc quyền. Trong miền Nam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă bị bắt và được thả ra vào ngày 2 tháng 9 năm 1998, nhưng kỳ thực là quản thúc tại nhà riêng của ông. Khi ông muốn làm việc ǵ cũng đều có công an theo dơi. Ông chỉ c̣n dùng điện thoại, fax hoặc e.mail để liên lạc với những người cùng chí hướng và báo chí ở ngoại quốc. Chẳng hạn như ông đă cố gắng để bà Ngoại trưởng Mỹ Albright nghe được tiếng nói của ông, nhân dịp bà qua Việt Nam để gặp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm hôm 6 đến 10-9-1999 (9). Mặc dù không được gặp bà Ngoại trưởng Albright, cũng như ngày 13-11-2000 ông đă đưa ra lời kêu gọi “Tập Hợp V́ Nền Dân Chủ” ở Việt Nam, ông hiện nay được chú ư như là thành phần nổi bật nhất ở miền Nam Việt Nam (10).

 

Do đó, những người có tiếng tăm ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, khi bị bắt và phóng thích, tất cả đều phải như vậy. V́ hơn ai hết đảng cộng sản Việt Nam biết rằng, nếu để cho những người đó được tự do viết báo, chỉ trích nhà nước, bài xích chế độ về các mặt, v.v... th́ chính đảng cộng sản có rất nhiều trở ngại trong việc lănh đạo nhà nước. Cho nên, nếu đừng có chống đối, đừng làm ra những sự vụ nổ lớn, nếu có bất măn th́ chỉ là cá nhân mà thôi, th́ là một cách tốt nhất.

 

Như vậy, đảng và nhà nước dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm để củng cố chế độ và tiêu diệt mọi thành phần chống đối lại. Những thành phần khi được thả ra, ai muốn ra nước ngoài cư ngụ hoặc trú ngụ th́ nhà nước sẵn sàng cho đi và khuyến khích đi. C̣n đối với thành phần cải tạo khi đă ra ngoài mà c̣n muốn ở lại Việt Nam, theo đảng cộng sản đây là thành phần gây nhiều trở ngại cho chế độ, nhất quyết phải trừng trị thẳng tay.

 

Cho nên những người ở lại Việt Nam trong hiện tại là những người can đảm, có chủ kiến. Họ quyết tâm tới cùng với lư tưởng của họ, dù biết rằng gặp trở ngại cho chính họ, thân nhân và những bạn bè của họ (11). Những người như Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Bác sĩ  Nguyễn Đan Quế... rất ít, không có nhiều.

 

Ngày 20 và 21-5-2000, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam tổ chức Đại hội Quốc Tế 2000 tại Den Haag Ḥa Lan đă mời các nhân vật nổi tiếng trên thế giới, trong đó chính yếu nhất là Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ (Phó viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Tổng thư kư Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản) ở Việt Nam qua tham dự đại hội. Nhưng hai ông đă không thể tham dự được v́ nhà cầm quyền không cho phép, mặc dầu đă có sự can thiệp mạnh mẽ của các Nghị sĩ Liên Hiệp Âu Châu Bà H. Maij-Weggen (Chủ tịch Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Âu Châu, nguyên cựu Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Ḥa Lan), Dân biểu Kỹ sư E. Hessing (Đảng Dân Chủ Tự Do VVD, Phó Chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Ḥa Lan), và Tiến sĩ  H. Hartogh (Trưởng Khối Đông Nam Á và Thái B́nh Dương thuộc Bộ Ngoại Giao Ḥa Lan) (12). Đặc biệt Tiến sĩ Hartogh đă qua Hà Nội và nói chuyện cùng Bộ Ngoại Giao Việt Nam để lo cho hai người trên qua Ḥa Lan, th́  đă được biết chính quyền cộng sản Việt Nam có nhiều lư do để không cho có sự hiện diện và cũng từ chối cấp giấy thông hành (hộ chiếu) cho hai người trên (13).

 

Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không cho phép hai người trên tham dự đại hội, các tổ chức hiện diện tại đại hội (14) đă đồng ư làm Thỉnh Nguyện Thư trao tận tay hoặc gởi đi cho Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Chính Phủ và Quốc Hội các nước, các tổ chức quốc tế về nhân quyền trên toàn thế giới. Đến nay đă có rất nhiều thư phúc đáp, trong đó có Tổng thống Pháp J. Chirac (15), Thủ tướng Ḥa Lan W. Kok (16), Chủ tịch Quốc Hội Ḥa Lan bà J. van Nieuwenhoven (17), Nghị sĩ Liên Hiệp Âu Châu bà H. Maij-Weggen (18), Dân biểu Đảng Dân Chủ Tự Do (VVD) Kỹ sư E. Hessing, Dân biểu Đảng Dân Chủ Thiên Chúa (CDA) bà Ardenne-van der Hoeven, Dân biểu Đảng Liên Kết Tin Lành (GPV) ông E. van Middelkoop, Dân biểu Đảng Lao Động (PvdA) Tiến sĩ G. Valk, Bộ Ngoại Giao Ḥa Lan Tiến sĩ H. Hartogh, và những người khác v.v...

 

Vào ngày 26 - 8 - 1999, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đă gởi thư đến cho Chủ tịch Trần Đức Lương để yêu cầu 5 điểm sau đây:

 

1.       Phải đối xử công bằng với những con cái, thân nhân của những viên chức, quân đội của miền Nam Việt Nam trước 1975 hiện đang c̣n ở Việt Nam.

2.       Phóng thích đại đa số các người tù cải tạo (chính trị, thường phạm) hiện đang c̣n bị giam giữ nơi trại cải tạo.

3.       Cho tự do ngôn luận, truyền thông và báo chí, để người dân được nghe và nói tiếng nói của ḿnh. 

4.       Cho các tôn giáo được tự do hoạt động, nhưng phải tách rời khỏi chính quyền.

5.       Cho các đảng phái trong nước cũng như ngoài nước tự do tham gia ứng và bầu cử vào Quốc Hội Việt Nam.

 

Nếu chấp thuận lời yêu cầu trên, th́ Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam sẽ thực hiện 5 điểm sau đây:

 

1.       Kêu gọi các hội từ thiện, các tổ chức nhân đạo giúp đỡ, cứu trợ cho các nạn nhân bị thiên tai, băo, lụt ở Việt Nam.

2.       Mở rộng hội thảo, đại hội hàng năm giữa các viên chức cao cấp của chính quyền, quốc hội Ḥa Lan, Liên Hiệp Âu Châu và những người Việt Nam (tỵ nạn và không tỵ nạn) trên thế giới, kể cả những viên chức cao cấp của chính quyền cộng sản Việt Nam.

3.       Giới thiệu sự hợp tác với các hăng xưởng, công ty Ḥa Lan.

4.       Vận động các công ty Ḥa Lan và Liên Hiệp Âu Châu vào Việt Nam đầu tư.

5.       Giới thiệu, tiếp xúc với các nhân vật nổi bật  ở Ḥa Lan và Liên Hiệp Âu Châu về các ban ngành.

 

Đó là 5 điểm yêu cầu với cộng sản Việt Nam, và 5 điểm mà Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam có thể thực hiện được khi chính quyền cộng sản chấp thuận những điểm yêu cầu này (19).

 

Ở điểm 1 chưa có bằng chứng nào cụ thể là cộng sản Việt Nam có thi hành hay không. Điểm 2 cộng sản Việt Nam lần lượt cho thực hiện. Trong năm nay 2000, ngày 30-4 cộng sản đă phóng thích 12.264 người, ngày 2-9 có 10.693 người cải tạo nữa được phóng thích (20). C̣n điểm 3, 4 và 5  sẽ có thể là những điểm làm cho cộng sản Việt Nam lưỡng lự hoặc sẽ không chấp nhận. Nếu cộng sản Việt Nam không chấp thuận các điểm trên, th́ Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam cũng sẽ không làm các điều cam kết. 

 

Trong hiện tại chúng ta dựa vào quốc tế để giao tiếp với cộng sản Việt Nam. Do đó những lời yêu cầu này đă gởi cho Liên Hiệp Âu châu (Liên Quốc Hội [Nghị Viện] Âu châu, Ủy Hội [Đại Biểu] Âu châu), Chính Phủ và Quốc Hội Ḥa Lan. Điểm 3, 4, 5 của những lời yêu cầu này có thể không làm cho cộng sản Việt Nam lưu ư trong lúc này, nhưng trong thời gian tới cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ phải xét lại.

 

Chúng ta một mặt làm cho cộng sản cứ yên trí lănh đạo, nhưng mặt khác làm những việc giăng lưới của ta. Việc của ta phải do chúng ta gánh lấy. Trách nhiệm dù lớn dù nhỏ cũng là của chúng ta. Có nhất quyết đồng tâm th́ mọi việc cũng đều suôn sẻ, c̣n khác ư kiến th́ các việc cần phải bàn tính và phân tích lại cho cặn kẽ, thấu đáo rồi mới có thể đem ra thi hành.   

 

Những sự việc khác ư kiến nhau xảy ra thường xuyên, ở mọi lănh vực. Điều quan trọng trước hết là có muốn giăi bày những sự việc khác nhau đó hay không? Khi giăi bày sẽ dễ dàng làm những việc dung ḥa cởi mở cùng với nhau. Tuy nhiên có những sự việc không giản đơn như ta nghĩ, mà đ̣i hỏi phải kéo dài thời gian và đôi bên phải nhường nhịn nhau th́ mới có thể hóa giải sự xung khắc của cả hai hoặc nhiều phía.

 

Nơi đây không phải là mảnh đất Việt Nam thân thương và yêu quư! Chúng ta là những kẻ tha hương, lưu lạc  nơi đất khách quê người, cho nên bằng bất cứ giá nào chúng ta cũng phải trở về lại quê hương Việt Nam trên danh chính ngôn thuận. Muốn như vậy, ta phải tương kế tựu kế. Muốn tương kế tựu kế th́ "Đối Thoại" là một trong những điều trước tiên phải làm. Đối thoại không phải là xin xỏ, cũng không phải tự hạ ḿnh để làm nhẹ thể chúng ta. Mà trong đối thoại dần dần sẽ t́m cho ra một giải pháp có thể cởi mở những gút mắt, chướng ngại, và t́m được sự dung ḥa nào đó.

 

Chỉ sợ chúng ta không dám đối thoại, v́ nghĩ họ hay, giỏi hơn ta rồi sinh ra đố kỵ nên bị động, hoặc họ hay lường gạt, dở hơn ta rồi khinh khi họ. Đó là không đi đúng với ư niệm về Dân Chủ Tự Do trong đầu thế kỷ 21, nhất là t́nh h́nh đặc biệt của quốc tế hiện nay đối với người cộng sản Việt Nam cần phải có đối thoại nhiều hơn nữa, để cho họ thấy được những hướng khác biệt với cái mà họ đang có.

 

Đối đầu nhau là việc không tránh khỏi, nhưng sự tiếp xúc đối thoại với nhau là việc ta nên làm. C̣n đối với phía cộng sản Việt Nam, họ coi như đương nhiên là ta phải tiếp xúc với họ, v́ mọi việc cần thiết như xin giấy thông hành (hộ chiếu), về Việt Nam làm ăn, mua đất, lập cơ xưởng, v.v... ta đều phải cần đến họ. Cho nên họ coi ta như là thành phần thuộc về của họ! Do đó, mọi sự đối thoại với nhau trong lúc này sẽ dẫn đến có thể có những điều hay hoặc điều dở, ai phải ai quấy sẽ lần lượt phơi bày ra trước ánh sáng.

 

Phương Thức Đối Thoại

 

Sau đây là những “Phương Thức Đối Thoại” có thể cùng với nhà nước cộng sản Việt Nam:

 

1.       Điều 14 của Hiệp Định Brusssel giữa Liên Hiệp Âu Châu và Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17-7-1995 và phổ biến ngày 14-5-1996 có quy định:

 

a)       ....

b)      Ủy ban Hỗn Hợp được thành lập từ những người đại diện của hai bên, ở tŕnh độ của những viên chức cao cấp. Ủy ban Hỗn Hợp gặp nhau một năm một lần, ở Brussel hoặc Hà Nội, do một trong hai bên giải thích và xác định về ngày tháng. Những phiên họp không thường xuyên do hai bên triệu tập.

c)       Ủy ban Hỗn Hợp được phép thành lập những Nhóm Chi Nhánh Chuyên Nghiệp để phối hợp thi hành những nhiệm vụ của Ủy ban, soạn thảo, thực hiện những kế hoạch và chương tŕnh trong khuôn khổ của Hợp đồng.

d)      .... (21)

 

Như vậy, Liên Hiệp Âu Châu và Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă có Ủy ban Hỗn Hợp để đối thoại trên tinh thần bang giao và hợp tác. Sự đối thoại này đă kéo dài từ nhiều năm qua, và Liên Hiệp Âu Châu đă tài trợ cho cộng sản Việt Nam nhiều mặt từ kinh tế, xă hội, kỹ thuật, v.v...  Các sự việc này tiến hành chậm chạp, vẫn c̣n trong thời gian ḍ xét của Liên Hiệp Âu Châu, mặc dù có sự thúc đẩy của bên phía Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng từ cuối năm 2000 trở đi chắc chắn các sự việc sẽ tiến hành nhanh và mạnh mẽ hơn.

 

Trong tháng 3 vừa qua đă có cuộc họp của Ủy ban Hỗn Hợp tại Hà Nội. Theo Bà Nghị sĩ Liên Hiệp Âu Châu  Maij-Weggen ngày 2-5 vừa qua đă e.mail cho tôi, th́ trong phiên họp trên chưa có bản tường tŕnh về những điều bàn thảo. Có thể trong phiên họp này có rất nhiều vấn đề về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, kỹ nghệ hóa, nông và ngư nghiệp, cải tổ hệ thống thuế má, luật lệ, v.v... (22)

 

Do đó điều quan trọng là trong Ủy ban Hỗn Hợp, chúng ta phải làm thế nào để có thể có người của chúng ta để đối thoại cùng nhà nước cộng sản Việt Nam trên bàn hội nghị. Đứng bên phía Liên Hiệp Âu Châu để bàn thảo là ta chiếm thế thượng phong đối với cộng sản Việt Nam. Có 2 điểm mà chúng ta phải suy tính:

 

a)       Nếu được th́ ta có, nếu không th́ ta không bị thiệt ǵ cả. Đây là ta làm việc thuần túy cho Liên Hiệp Âu Châu.

b)      T́m cách để trao đổi cùng với cộng sản. Trao đổi là đưa cái ǵ mà ta đang có cho họ, và lấy cái ǵ mà họ đang có về ta. Sự trao đổi này có thời hạn. Thời hạn dài hay ngắn là do quyết định của hai bên, và sự quyết định này phải rơ ràng. Sớm hoặc trể quá, hoặc dùng những lời lẽ quá dao to búa lớn, sẽ làm cho đối phương nghi ngờ đến thiện chí của chúng ta. Sự trao đổi này dần dần sẽ định rơ vị trí của nó. Khi ta được cái lợi này, th́ cái lợi kia phải để cho họ. Những ǵ mà ta cam kết với đối phương, có thể đó là mối lợi của họ, và ngược lại cũng là mối lợi cho ta.

 

Điểm quan trọng kế tiếp là tổ chức nào, ở nước nào đ̣i hỏi, và khi yêu cầu như vậy có cái ǵ bảo đảm là những lời cam kết đó có hiệu lực. Tổ chức của ta phải thật sự lớn mạnh và những lời cam kết phải tương đương hoặc ít nhất cũng gần bằng với những điều yêu cầu hay đ̣i hỏi. Nếu lần đầu bị nghi ngờ sẽ vô cùng khó khăn cho những lần kế tiếp. Do đó ta phải minh bạch khi giao ước cùng với nhà nước cộng sản Việt Nam, nhất là trong lúc này phải làm sao cho họ chấp nhận những trao đổi theo lời yêu cầu của chúng ta.   

 

Đối thoại cùng cộng sản trên bàn hội nghị, là mặc nhiên chấp nhận sự hiện hữu của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, và ngược lại cộng sản cũng phải chấp nhận thành phần của chúng ta trong đó.

 

Do đó khi vào trong Ủy ban Hỗn Hợp được, th́ đó là bước đầu trong mạng lưới phát triển đối thoại và đối đầu cùng với cộng sản Việt Nam.

 

2.       Hoa Kỳ trong hiện tại ngày 13-7-2000 đă kư thỏa ước mậu dịch với cộng sản Việt Nam. Bản Hiệp định Thương mại này được kư kết làm hai văn bản bằng Việt ngữ và Anh ngữ, gồm có 7 Chương và 72 Điều. Chương 1: Mậu dịch hàng hóa, gồm có 9 điều. Chương 2: Tác quyền, gồm có 18 điều. Chương 3: Dịch vụ, gồm có 11 điều. Chương 4: Quan hệ phát triển đầu tư, gồm có 15 điều. Chương 5: Phát triển thương mại, gồm có 3 điều. Chương 6: Công khai minh bạch và Quyền khiếu nại, gồm có 8 điều. Chương 7: Tổng quan, gồm có 8 điều (23). Và ngày 16 đến 19-11-2000 Tổng thống Bill Clinton cũng đă đi qua Việt Nam (24). Như vậy là từ đây các nhà đầu tư của Mỹ có quyền buôn bán, khai thác trên đất nước Việt Nam, và ngược lại, theo như Hiệp định đề ra. Điểm chủ yếu nữa là Mỹ muốn vào Việt Nam trở lại theo chiến lược toàn cầu để ngăn chận Trung Quốc có mưu đồ thao túng và bành trướng quân sự ở vùng Đông Nam Á. Một khi các nhà đầu tư Mỹ xuất tiền ra để gây cơ sở, mở công ty, hăng xưởng, buôn bán... th́ họ muốn kiếm lợi nhuận, bành trướng thế lực... Do đó chúng ta phải t́m cho được người hỗ trợ cho chúng ta trên bước đường khai thác kinh tế, kỹ nghệ, công nghệ, thương mại, buôn bán này. Chú ư: Trước hết phải tạo bước căn bản vững chắc và từ từ sẽ lan rộng ra xă hội, quần chúng...   

 

3.       Tương tự như vậy đối với những tổ chức quốc tế, như: Tổ chức các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (WB), v.v... Và rất quan trọng là những tổ chức của các nước đầu tư vào Việt Nam. Chúng ta có thể kết hợp với những người có trong các tổ chức đó. Và từ đó, đối thoại dần dần sẽ là những nhịp cầu tiếp nối có thể vào trong chính quyền Việt Nam.

 

4.       Những người Việt Nam ở hải ngoại và quốc nội phải t́m cách chen chân vào trong guồng máy của chính quyền từ trung ương cho đến địa phương. Mới ban đầu chỉ có thể có mặt ở các địa phương, hạ tầng, dần dần có địa bàn và cơ sở sẽ đi lên đến trung ương, thượng tầng. Và từ đó làm bàn đạp cho những đối thoại, nội công ngoại kích được thành h́nh. Việc ở quốc nội, trong những năm vừa qua đảng cộng sản đă chủ động những phương thức t́nh báo và ngoại vi như "nhân dân làm chủ, nhân dân quản lư", ta cũng dùng kế thức "gậy ông đập lưng ông" để gây cơ sở. Chú ư: “cộng sản im lặng, ta im lặng, cộng sản ra tay, ta ra tay trước”. Do đó công việc chuẩn bị cần phải gấp rút thực hiện, tạo được cơ sở, chú trọng vào những yếu điểm làm mục tiêu đối tác cho thành h́nh. Khi thành h́nh các cơ sở, th́ những hành động sẽ cố gắng liên tục không đứt đoạn. Tại v́ khi bị đứt đoạn, đảng cộng sản sẽ kịp thời chấn chỉnh lại ngay, và những tổ chức của ta sẽ rơi vào thế bị động, không có lối thoát.

 

5.       Hệ thống Internet, e.mail, fax, điện thoại, báo chí, truyền thanh, v.v... có thể làm cho chúng ta trao đổi, đối thoại với người trong nước. Qua những phương cách đối thoại đó, mặc dù không thấy mặt, nhưng trong cách hành văn tế nhị, chững chạc, bóng bẩy, dí dỏm, bông đùa...  chúng ta có thể nói chuyện với nhau dễ dàng. Từ đó, ta có thể từ từ mỗi ngày một chút dẫn dắt những người thích nghe và thích nói với chúng ta. Nhất là những thành phần trẻ, có học thức, chúng ta nên có những người chuyên môn chăm lo về này bộ phận này. Dần dần số người sẽ thành số đông, và cộng sản không thể ngăn cấm được. Hiện nay mặc dù số người có computer thuê bao Internet  trong nước chỉ có khoảng 70.400 máy (25), nhưng số lượng này sẽ tăng dần lên, nhất là từ cuối năm 2000 trở đi.

 

6.       Có thể chúng ta hoặc nhà nước cộng sản Việt Nam một ngày gần đây muốn đối thoại với nhau. Có thể một tổ chức bên ngoài nước hoặc bên trong nước làm mũi dùi xuyên phá những trở ngại của bước đầu. Do đó, những tổ chức của chúng ta phải Hợp Đoàn với nhau cho thành h́nh. Phong trào X, đảng phái Y, lực lượng Z.... kết hợp với nhau trên căn bản tương kính và tinh thần hỗ tương để có thể làm điểm tựa xúc tác lẫn nhau và đối đầu - sẽ có thể dần dần dẫn đến thế đối lập - cùng với cộng sản cầm quyền. Không Hợp Đoàn được th́ chắc chắn cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ  muốn “Đối Thoại” với một lực lượng nhỏ, không có đủ thế lực mạnh, không có tầm vóc lớn. Nếu không Hợp Đoàn lại được th́ đất nước Việt Nam sẽ măi măi chịu lệ thuộc vào hệ thống cộng sản độc quyền, độc đảng như hiện tại.

 

Như vậy việc đối thoại là một điều cần thiết trên căn bản ngoại giao, và v́ quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Chúng ta cần phải làm cho sự đối thoại của hai bên nhanh chóng thành h́nh.

 

Người Việt Nam ở hải ngoại thường có những quan điểm cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam là thành phần đă chạy theo đường lối cộng sản quốc tế, tam vô, nên không c̣n t́nh dân tộc, nghĩa đồng bào. Cho nên khi nói đến cộng sản là ta thấy ấm ức trong ḷng, và thậm chí c̣n cho luôn phần lớn dân chúng trong nước cũng là cộng sản, và ngay cả những người ở hải ngoại có một chút ǵ đó cũng bị cho là thân cộng hoặc cộng sản chính hiệu! Từ đó cách nh́n của chúng ta cũng bị hạn chế, thiển cận đối với những người trong nước và những người bị gán cho thân cộng ở hải ngoại. 

 

C̣n người Việt Nam ở trong nước đă theo học những giáo điều cộng sản từ trường học và một số không ít  đă trở thành đảng viên của đảng cộng sản. Cho nên những cách tư duy, lư luận về tự do, dân chủ, b́nh đẳng, nhân quyền... họ chỉ nghĩ đến một cách phiến diện, và có khác với cách nh́n và suy luận của người Việt Nam ở hải ngoại. V́ vậy những điều suy nghĩ của họ cũng không có tính cách khách quan, mà phần nhiều là độc đoán.  

 

T́nh trạng trên cho thấy rơ ràng có sự khác biệt đối chọi giữa kẻ cầm quyền và người muốn đối lập, giữa quá khích cộng sản và cực đoan quốc gia. Trên thực tế hiện nay gần như không c̣n quốc gia và cộng sản, bởi v́ quốc gia và cộng sản đều đă biến thể. Có lẽ qua đầu thế kỷ 21 những tư tưởng cực đoan, quá khích này sẽ được thay thế bằng mỹ từ khác. Chính Đảng cộng sản Việt Nam cũng đă biết được điều đó, nên đă dự định từ nhiều năm qua - từ đại hội đảng lần thứ 8 năm 1996 - muốn thay đổi tên đảng cho hợp thời thế hơn. Nhưng việc đó c̣n trong ṿng lưỡng lự, phân vân của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (26). Từ đại hội đảng lần thứ  9 vào năm 2001, đảng cộng sản có thể sẽ thay đổi một tên mới cho thích hợp hơn với t́nh thế mới của thế kỷ 21. 

 

Những người trẻ tuổi lớn lên ở hải ngoại (cũng như ở quốc nội) thường hay thấy và tự hỏi trước sự việc cha ông của chúng vẫn phải hằn học, căm giận đối với cộng sản Việt Nam. Chúng vẫn không hiểu tại sao bên này vẫn gọi bên kia là Việt cộng, c̣n bên kia gọi bên này là phản động!  Giới trẻ ở hải ngoại khi lớn lên, chúng được đọc, nghe và theo dơi các sách vỡ của trường học, các báo chí, truyền h́nh, truyền thanh... gần như những sự việc xảy ra có khác với những ǵ mà cha ông của chúng đă trải qua và nói lại với chúng.

 

Đơn cử một trường hợp, người viết bài này cũng đă t́m sách vở, báo chí, tài liệu… ở các thư viện, Viện Nghiên cứu, Viện Bang giao Quốc tế, Đại học Tự Do Amsterdam và Đại học Hoàng Gia Leiden, v.v... Có rất nhiều, nhưng vẫn không t́m thấy sách, tài liệu nào ủng hộ miền Nam Việt Nam, mà hầu hết là chống chiến tranh, biểu t́nh chống Mỹ, ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của miền Bắc Việt Nam... Mới ban đầu khi đọc, tôi đă bị cơn sóc ghê gớm và tranh cải dữ dội với các giáo sư đại học, các người làm công tác sưu tầm tài liệu ở các thư viện... Và các tài liệu ấy ngày nay tôi vẫn c̣n giữ. Cho nên về tuyên truyền chúng ta đă thất bại, và thua xa miền Bắc cộng sản Việt Nam.

 

Qua các sự việc trên, có thể nói giới trẻ đă bị rơi vào ṿng hận thù, tranh chấp... của người đời trước, v́ cuộc chiến khốc liệt xảy ra giữa hai lằn tư tưởng ư thức hệ quốc gia và cộng sản, mà có người gọi đó là cuộc nội chiến tranh chấp tương tàn đă xảy ra giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam! Sự việc đó đối với giới trẻ được sinh ra ở hải ngoại gần như muốn quên, hoặc vô t́nh mà quên đi.   

 

Do đó chỉ có thể cứu văn t́nh trạng bi đát của đất nước, khi cả hai phía - quốc gia và cộng sản - đều thấy nhiệm vụ quan trọng của mỗi bên.

 

¨        Mất phần bên này của người Việt Nam hải ngoại, th́ phần bên kia, cộng sản Việt Nam cũng không thể nào làm cho đất nước được tiến triển, và càng ngày đất nước Việt Nam càng bị chậm chạp, thua sút, trong khi cả thế giới đă tiến bộ vượt mức, chỉ trừ những nước cộng sản quá yếu kém như Cuba, Lào, Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam đă đi theo bước của Đặng Tiểu B́nh nhằm độc quyền phát triển, đi theo nền kinh tế thị trường, nhưng hy vọng  mỏng manh, chậm chạp, không thể nào bắt kịp những nước hiện đại ở Đông Nam Á.

 

¨        Mất phần bên kia của cộng sản Việt Nam, th́ phần bên này, người Việt Nam ở hải ngoại dù có được tiện nghi đầy đủ, chiếm được lợi thế hơn về kinh tế, xă hội, v.v... th́  cũng chỉ là bộ phận của những người tha hương, lưu xứ mà thôi. 

  

Cho nên, nếu cả hai phía cùng biết dung ḥa và tương nhượng lẫn nhau th́ đó là một điều hết sức tốt đẹp, nhân dân thảy đều ca tụng, và lịch sử sẽ luôn luôn ghi nhớ công đức. Dung ḥa và tương nhượng để dần dần có thể hóa giải cho vơi bớt đi mối thù hận giữa hai phía, và đưa đất nước vào con đường phát triển cùng các nước trên thế giới. Đó là công việc vô cùng cần thiết mà ai ai cũng đều mong muốn.  

 

Nhưng mọi sự việc cũng không thể tự nhiên mà có, và vấn đề trên không thể một sớm một chiều mà thực hiện được. Ḷng nhiệt huyết của mọi người - lớn tuổi và trẻ tuổi - sẽ tạo thành một dũng khí mới, một khí thế mới. Một khí thế mới là phải kiên quyết kết hợp, Hợp Đoàn của tất cả, hết ḷng hết sức vào công việc cho tích cực, nhạy bén và sống động... Bất cứ việc làm ǵ càng khó khăn bao nhiêu, th́ lúc thành công càng có giá trị bấy nhiêu.

 

Cho nên Điểm thứ sáu này là làm cho giảm bớt sự căng thẳng giữa ta và cộng sản. Một khi căng thẳng được giảm bớt, th́ mới có thể đối thoại theo chiều hướng tốt đẹp được. 

 

 

 

Ghi chú (Noten):

 

1.       Internet Thông cáo báo chí, Vietbao.com 30-5-2000 và Thongluan.org 6-6-2000.

2.       Internet Vietbao.com 31-8-2000 và hcm.fpt.vn 31-8-2000.

3.       Internet Vietbao.com, 25-7-2000.

4.       Internet Vietbao.com, Nguoi-Viet.com 14-7-2000, 15-7-2000.

Lư Thái Hùng, Về Hiệp định mậu dịch Mỹ - Việt, Tin Việt 22-7-2000.

Trần B́nh Nam, Toan tính của Đảng cộng sản Việt Nam khi kư thương ước với Hoa Kỳ, Vietcatholic News, 22-7-2000.

5.       Drs. Ngo Van Tuan, Petitie aan de President Tran Duc Luong, SOV 26-2-1998.

6.       Drs. Ngo Van Tuan en Drs. W. Koetsier, Brief aan de President Tran Duc Luong,  SOV en NGIZ  25-3-1999.

7.       Drs. Ngo Van Tuan, Petitie aan de President Tran Duc Luong, SOV 9-8-1999.

8.       Internet nguoi-viet.com, 6-3-1999.

9.       Internet lmvntd.org 14-5-1999.

10.     Internet nguoi-viet, vietnam htm 27-9-1999, thongluan.org 14-11-2000.

11.     Internet thongluan.org, 15-8-1999.

12.     Thông Cáo Báo Chí, Internet Vietbao.com "Hội Thảo về Việt Nam thế kỷ mới: Nhân quyền, Dân chủ" 30-5-2000.

      Thongluan.org "Đại hội Nhân quyền và Phát triển Việt Nam"  6-6-2000.

13.     Drs. H. Hartogh, e.mail ngày 6-4-2000, 21.53 uur.

14.     Các tổ chức gồm có: Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam (Ḥa Lan), Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam (Pháp), Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Pháp), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Mỹ), Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (Pháp), Tổ Chức  Dân Chủ Việt Nam (Đức), Báo Việt Nam Tự Do (Đức), Báo Cánh Én (Đức), Báo Lạc Việt (Mỹ), và các nhân sĩ. 

15.     Presidence de la Republique J. Chirac, Paris le 9 juin 2000.

16.     Minister-President Wim Kok, 's-Gravenhage 29 juni 2000 và 29 september 2000.

17.     Tweede Kamer der Staten-Generaal, 's-Gravenhage 14 juni 2000.

18.     Lid van het Europees Parlement Hanja Maij-Weggen, 12 mei en e.mail 25 juni 2000.

19.     Petitie aan de President Tran Duc Luong, 26-8-1999.

20.     Internet Vietbao.com, Tin Viet Nam, Ong Thai bi an chung than Viet, xin an xa ve som, 13-8-2000. Vnn.vn, hcm.fpt.vn 31-8-2000.

21.     Besluit van de Raad. De Samenwerkingsovereenkomst tussen de Europese Gemeenschap en de Socialistische Republiek Vietnam, 96/351/EG, 14 mei 1996.

22.     E.mail mevrouw H. Maij-Weggen, 2 mei 2000.

23.     Bộ Ngoại Giao Ḥa Lan, 15-7-2000.

      Trần B́nh Nam, Toan tính của Đảng cộng sản Việt Nam khi kư thương ước với Hoa Kỳ,

      Internet Vietbao.com, 22-7-2000.

24.     Internet Vietbao.com, nguoi-viet.com, hcm.fpt.vn, vnn.vn 16-11 đến 20-11-2000.

25.     Internet Vietbao.com, Tin vắn Việt Nam, 9-8-2000.

26.     Vietnam Revue, số 9 và 10, 3e 1996.

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06