ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Những Đề Nghị Cho Người Việt Nam

Đầu Thế Kỷ 21: Nhân Quyền

 

 

Tuệ Nhăn

Sách Lược Dung Hợp

Strategie van het Junghopisme

3-2000

 

Với tinh thần hoàn toàn khách quan và trung thực khi soạn thảo những điểm đề nghị này tŕnh bày cùng quư vị,  tôi đă đúc kết các tài liệu, dữ kiện và các phương tiện có được của các tổ chức, đoàn thể và đảng phái người Việt Nam ở hải ngoại, ở quốc nội, của cộng sản và của quốc tế để hy vọng được hoàn chỉnh sách lược này. 

 

Dĩ nhiên những tài liệu, dữ kiện và phương tiện tôi chỉ có trong hạn hẹp mà thôi, nên có thể không đủ làm nền tảng cho sách lược. Có rất nhiều quan niệm và lập trường khác nhau của nhiều tổ chức, đoàn thể và đảng phái, v́ vậy xin quư vị hăy đóng góp ư kiến. Rất hoan nghênh những ư kiến, phê b́nh nào có những nhận thức mới. Có như vậy mới có dịp để sách lược được hoàn chỉnh và tôi cũng được học hỏi thêm.

 

Sách lược gồm có Luận thuyết và 3 Giai đoạn I, II, III. Mỗi Giai đoạn có các Phần: A cho người Việt Nam ở hải ngoại, B cho tổ chức quốc tế và C cho người Việt Nam tại quốc nội.

 

Giai đoạn I Phần A cho người Việt Nam ở hải ngoại gồm có:

 

Điểm 1A.I: Hợp Đoàn.

Điểm 2A.I: Chủ Động

Điểm 3A.I: Chủ Đạo

Điểm 4A.I: Nguyên Tắc.

Điểm 5A.I: Nhân Quyền.

Điểm 6A.I: Đối Thoại.

 

Giai đoạn II Phần A gồm có:

 

Điểm 1A.II: Chiết Trung.

Điểm 2A.II: Nối Kết.

Điểm 3A.II: Tựu Kế.

 

Trong khuôn khổ những bài này, tôi viết có tính cách tổng quát mà không đi sâu vào chi tiết.

 

Điểm 5A.I: Nhân Quyền

 

 

 

"Quyền của con người, nhân quyền hay quyền công dân, người ta gọi đó là những quyền căn bản thiết yếu cần phải được tôn trọng cho sự biểu lộ tài năng của cá nhân", đó là câu thứ nhất của Bộ Ngoại giao Ḥa Lan trong năm 1979 phát biểu trước Quốc hội Ḥa Lan và cho công bố trong tập tài liệu "Quyền của con người trong chính sách ngoại giao" (1).

 

 

Trong dẫn nhập của bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt nhấn mạnh về quyền căn bản của con người, Điều 1 Khoảng 3 đă nói: "Hợp tác quốc tế thực hiện ... hỗ trợ và khuyến khích sự kính trọng quyền của con người và những tự do căn bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, phái tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo" (2). Và ngày 10-12-1948 những điều này đă là căn bản trong Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

 

Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có 30 điều. Những điều này như là một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xă hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên b́nh diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lănh thổ bị giám hộ.

 

Điều 1 trong bản Tuyên ngôn có nói: "Mọi người sinh ra tự do và b́nh đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lư trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong t́nh bác ái."

Điều 2: 1) "Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân

                  biệt đối xử v́ bất cứ lư do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo,

                  chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xă hội, tài sản, ḍng dơi hay bất cứ

                  thân trạng nào khác.

             2) Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lư hay quốc tế của quốc gia

                  hay lănh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền

                  hay bị hạn chế chủ quyền."

.......

Điều 7: "Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ b́nh đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này."

Điều 8: "Ai cũng có quyền yêu cầu ṭa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận"

Điều 9: "Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đày một cách độc đoán."

Điều 10: "Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn b́nh đẳng, được một ṭa án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của ḿnh, hay về những tội trạng h́nh sự mà ḿnh bị cáo buộc."

.......

Điều 29: 1) "Ai cũng có nghĩa vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của ḿnh có thể được

                    phát triển một cách tự do và đầy đủ.

               2)  Trong khi hành xử những quyền tự do của ḿnh, ai cũng phải chịu những giới hạn

                     do luật pháp đặt ra ngơ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa

                     nhận và tôn trọng, những đ̣i hỏi chính đáng về đạo lư, trật tự công cộng và an lạc

                     chung trong một xă hội dân chủ cũng được thỏa măn.

3)       Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những

      mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc."

Điều 30: "Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này." (3)

 

Do đó quyền của con người đă được hầu hết các nước trên thế giới tôn trọng. Tuy nhiên một số lớn các quốc gia ở Phi châu, Nam Mỹ (La Tinh), Á châu thường hay xảy ra những vụ vi phạm về nhân quyền. Những quốc gia này thường hay xảy ra biến loạn xung đột giữa chính quyền và dân chúng, nạn thất nghiệp, nạn hạn hán, mất mùa, v́ nền công kỹ nghệ c̣n thô sơ, kinh tế chưa đạt tới mức vững chắc.

 

Các quốc gia Tây phương (Âu châu, Bắc Mỹ, Úc châu, v.v...) đă có nền móng kỹ nghệ tiên tiến và cũng đă thành lập ra Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, cho nên ít có sự vi phạm. Ở Á châu, những nước kỹ nghệ hóa đă có đường lối tân tiến và chính sách cởi mở, như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba và Nam Hàn ít khi hoặc không có những vụ nghiêm trọng xảy ra. C̣n những quốc gia khác đă thường hay xảy ra loạn bộc phát do dân chúng nổi lên chống đối lại chính phủ của nước đó, thí dụ như ở Miến Điện, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v... Đặc biệt là ở những nước cộng sản, hoặc vừa mới chuyển sang kinh tế thị trường, đă liên tục xảy ra những vụ vi phạm về nhân quyền, thậm chí những nước đó c̣n đi trái ngược lại với Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.    

 

Hàng năm có những danh sách về nhân quyền của Amnesty International, Human Rights Watch, v.v... đă được phổ biến khắp nơi trên thế giới. Họ đă kêu gọi những nhà cầm quyền hăy phóng thích những tù nhân chính trị đă được các tổ chức đó công nhận là tù nhân lương tâm. Nhưng kêu gọi là việc của họ, c̣n phóng thích hay không th́ tùy thuộc vào nhà cầm quyền sở tại.

 

Các nhà cầm quyền thường hay đổ lỗi cho những người chống lại, phản kháng hay công kích chính phủ là những phần tử, những phong trào muốn nổi loạn, muốn lật đổ chính phủ, v.v... Mặc dù những lời chỉ trích hay công kích đó của những thành phần chống lại nhà nước xuất phát từ sự yêu nước, muốn cho những nhà lănh đạo chính phủ có thể sửa đổi phần nào những sự quy chế, thành phần hiện hữu đang có, thí dụ như các phong trào sinh viên đă biểu t́nh ở Trung Quốc, Nam Dương,... hoặc là những phong trào chống lại tham nhũng, thối nát đă và đang xảy ra tại Miến Điện, Việt Nam, v.v...  

 

Những nước cộng sản thường hay nói: "chuyện của nước nào hăy để cho nước đó giải quyết". Điều đó cũng có thể đúng một phần. Nhưng những chuyện bắt bớ người vô cớ có tính cách dă man, bạo hành của nhà cầm quyền, hoàn toàn trái ngược với những ǵ mà luật pháp trong nước và quốc tế đă ban hành, đặc biệt là nhân quyền. Đối với những nhà nước độc quyền, độc đảng, tham nhũng và bất công ... th́ dĩ nhiên người dân của nước đó có quyền phản kháng lại. Một khi có sự chống đối lại, mà trong tay không có phương tiện ǵ cả, th́ bắt buộc người dân của nước đó phải kêu gọi mọi người và quốc tế giúp đỡ. Khi thế giới lên tiếng, quốc tế chiếu cố tới th́ sẽ giúp đỡ rất nhiều cho người dân của nước đó, như những vụ đàn áp, bắt bớ, giam cầm, ... chẳng hạn như là người dân Kosovo, Đông Timor ... vừa qua.  

 

Nh́n chung, các nước Á châu từ lâu đă xảy ra phần lớn những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng, mặc dù những sự vi phạm này lại qua một h́nh thức khác, như bị đi cải tạo, giam lỏng tại gia, v.v... Nhưng ở bất cứ h́nh thức nào đi nữa th́ đó cũng thuộc về Quyền của con người.

 

Những nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế, xă hội, nhân chủng học, v.v... trên thế giới hiện nay, đặc biệt là Á châu đă chia ra làm nhiều khu vực, liên tổ chức như: Trung Đông (1. Co-operation Coucil for the Arab States of the Gulf: Saoedi-Arabie, Bahrein, Verenigde Arabische Emiraten, Koeweit, Oman, Qatar. 2. Organisation of the Petroleum Exporting Countries [OPEC]: Algerie, Gabon, Indonesie, Irak, Iran, Koeweit, Libie, Nigeria, Qatar, Saoedi-Arabie, Verenigde Arabische Emiraten en Venezuela), Nam Á (Zuid-Aziatische Gemeenschap voor Regionale Samenwerking [SAARC]: Bangladesch, Brutan, India, Maldiven, Nepal, Pakistan, Sri Lanka), Trung Á (Azerbajdzan, Dagestan, Georgie, Abchazische, Tsjerkessen, Kabardino, Tadzjikistan, Kirgizie, Oezbekistan, Toerkmenistan, Kazachstan, v.v... thuộc Nga Sô), Bắc Á (Siberie, ... thuộc Nga Sô), Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Bắc Hàn, Đài Loan, Mông Cổ), Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations [ASEAN]: Thailand, Maleisie, Singapore, Indonesie, Brunei, Filippijnen, Vietnam). Các nước ASEAN đồng chấp thuận vùng Đông Nam Á đến năm 2003 phải cho xong là vùng Đông Nam Á  Mậu Dịch Tự Do AFTA (ASEAN Free Trade Area) và đến năm 2008 sẽ hoàn tất (4).

 

Theo Giáo sư Tiến sĩ Jan van den Bremen, Tiến sĩ  Peter Drijven, Tiến sĩ Ton van Naerssen và nhiều tác giả khác trong cuốn "Pacifisch Azie" (Á châu Thái B́nh Dương, 1997) đă cho rằng vùng Á châu Thái B́nh Dương gồm có 19 quốc gia trực thuộc, đó là: 1 nước Nhật Bản, 4 nước mới vừa kỹ nghệ hóa (NICs = Newly Industrializing Countries. Gồm có: Hồng Kông, Tân Gia Ba, Đài Loan và Nam Hàn), 5 nước là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN. Gồm có: Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei, Mă Lai, Thái Lan), 5 nước mới vừa chuyển sang kinh tế thị trường (Gồm có: Trung Quốc, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam), và 4 nước riêng biệt (Eenlingen. Gồm có: Ma Cao, Bắc Hàn, Đông Timor và Papua Nieuw-Guinea) (5).

 

Các nước trong vùng Á châu Thái B́nh Dương xem các tôn giáo như là vấn đề quan trọng của tâm linh, cho nên đă được đặc biệt kính trọng. Có nhiều nước chẳng những coi tôn giáo như vấn đề thiêng liêng siêu h́nh, mà c̣n không được xâm phạm vào đó. Ở vùng Á châu Thái B́nh Dương có tới 4 nước cộng sản. Bốn nước cộng sản này là: Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Lào. Họ chủ trương coi tôn giáo như là một thứ đầu độc tư tưởng, nên đă cố diệt tận gốc những tôn giáo chướng ngại này. Nhưng tôn giáo đă được các giáo dân, tín đồ và phật tử đặc biệt tôn trọng và thờ phượng, nên các nước cộng sản bắt buộc phải cho lập ra các thành phần tôn giáo yêu nước, với mục đích là che mắt với thế giới bên ngoài nh́n vào. Thành phần tôn giáo yêu nước này kỳ thực là những đảng viên cộng sản của nhà nước trá h́nh để nắm quyền các tôn giáo trong tay. Những chức sắc và những người tu hành thuần túy đối với nhà nước vẫn im lặng, lo chuyện tu hành và ủng hộ nhà nước cộng sản th́ không sao, c̣n nếu có chống lại, hoặc phản kháng điều ǵ th́ bị đày đi chỗ khác, tức là không c̣n thuộc thành phần lănh đạo nữa. Họ đă phải bị đi như cải tạo, hoặc bị giam lỏng tại chùa, nhà thờ, thánh thất hoặc tại nhà, v.v... Do đó số phận của họ gần như hoàn toàn đă bị nhà cầm quyền cộng sản khống chế, ngày nay chỉ c̣n hy vọng vào sự tích cực hỗ trợ của những người ở hải ngoại mà thôi. 

 

Tại Việt Nam, những tôn giáo chính yếu là: Phật Giáo, Cao Đài, Ḥa Hảo, Công Giáo và Tin Lành đă bị nhà nước kềm chế thật chặt chẻ. Riêng Công Giáo và Tin Lành, từ lâu bị nhà nước cộng sản Việt Nam coi như là thành phần nguy hiểm nhất. Năm 1954 gần một triệu người (khoảng 986.000 người) đă di cư từ ngoài Bắc vào Nam để chạy trốn cộng sản, trong đó có hơn phân nửa số người là giáo dân Thiên Chúa Giáo. Từ năm 1975 đến nay có rất nhiều người của Công Giáo hoặc Tin Lành nổi lên chống lại nhà nước chuyên chính. Nhưng tất cả đều đă bị giết chết, hoặc bị bắt giam vào tù, hoặc phải cải tạo cho đến ngày nay. Nếu c̣n sống sót được, khi phóng thích th́ đă già và bị bệnh hoạn liên miên, như các Linh mục Chân Tín, Phạm Minh Trị, Đinh Viết Hiếu, Ngô Quang Tuyến, Trần Hữu Thanh, v.v... các Mục sư Nguyễn Lập Ma, Trần Văn Vui, v.v... (6). Đối với Công Giáo và Tin Lành trong t́nh thế hiện tại, họ đă cố giữ im lặng như không có chuyện ǵ quan trọng xảy ra!

 

Sự việc 250.000 giáo dân tập họp lại làm lễ kỷ niệm Đức Mẹ xuất hiện cách đây 200 năm tại La Vang và Đức Giáo Hoàng Jean Paul II dự định qua Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 là những dọn đường sắp tới có thể Thiên Chúa Giáo sẽ làm một chuyện quan trọng nào khác. Cộng sản Việt Nam lo sợ trước việc Giáo Hoàng muốn qua Việt Nam, nên c̣n trù trừ chưa dám có quyết định mời hay không!  

 

Nhưng ba tôn giáo Phật Giáo, Cao Đài và Ḥa Hảo hiện nay đang lâm vào t́nh trạng vô cùng thê thảm. Họ đă bị nhà cầm quyền cộng sản khống chế gần như toàn bộ mọi sinh hoạt. Những người chức sắc lănh đạo các tôn giáo đă bị cộng sản Việt Nam bắt đi cải tạo và có người đă phải chết tức tưởi trong lao tù cộng sản.

 

Gần đây nhất là Giáo hội Phật Giáo Ḥa Hảo ở hải ngoại đă cho biết về sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp sinh hoạt của tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo tại Việt Nam. Năm 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ khai lập ra Phật Giáo Ḥa Hảo. Đầu năm 1947, các tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo ở miền Tây chống lại chủ trương độc đoán của các ủy ban Việt minh v́ họ áp dụng chính sách độc tài trong sự tổ chức và cai trị quần chúng. Muốn tránh cuộc cốt nhục tương tàn, Đức Huỳnh Giáo Chủ về miền Tây Nam Việt với hảo ư trấn tĩnh ḷng phẫn nộ của tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo và để giảng ḥa hầu đoàn kết chống thực dân cho hiệu lực. Nhưng ngày 16-4-1947, ủy ban hành chánh Việt minh âm mưu bắt ngài tại Đốc Vàng (vùng Đồng Tháp). Từ đó không ai rơ tin tức chi về Đức Huỳnh Giáo Chủ ... (7). Nhưng đă có nhiều dư luận trong quần chúng cho là âm mưu sát hại Đức Huỳnh Giáo Chủ là do Việt cộng bày ra. 

 

Để xoa dịu phần nào ḷng căm phẩn của tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo, cộng sản Việt Nam đă cho bộ phận ngoại vi là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dựng lên một ban đại diện Phật Giáo Ḥa Hảo yêu nước, quốc doanh, do Nguyễn Văn Tôn, bí danh Mười Tôn, một đảng viên cộng sản kỳ cựu đứng đầu, và chỉ thị tổ chức đại lễ 18-5 để trắc nghiệm (8).

 

Với hơn 1 triệu người đă về tham dự ngày đại lễ 18-5-1999, kỷ niệm 60 năm (1939) ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền đạo Phật Giáo Ḥa Hảo, khiến cho cộng sản Việt Nam hoảng sợ, v́ không ngờ sau bao năm xuyên tạc, đàn áp, và trong những ngày trước lễ họ đă tạo nhiều khó khăn cản trở, thế mà niềm tin tôn giáo vẫn không hề lay chuyển trong ḷng tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo (9).  

 

Đối với Đạo Cao Đài cũng vậy. Đạo Cao Đài đă được thành lập năm 1926 tại miền Nam Việt Nam. Đệ tử đầu tiên là ông Ngô Văn Chiêu và các đệ tử kế tiếp truyền đạo và hầu đàn cơ, như các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Trương Hữu Đức và Nguyễn Trung Hậu (10).

 

Cộng sản Việt Nam đă dùng thành phần Ban đại diện tôn giáo yêu nước để bắt buộc các giới chức sắc lănh đạo cao cấp như Đầu sư, Phối sư, Giáo sư và Giáo hữu thuộc về Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài phải bị khống chế. Các cơ sở tôn giáo Cao Đài bị cộng sản chiếm đóng sau năm 1975 không được hoàn trả.... Cộng sản c̣n cho rằng Hội Thánh Ṭa thánh Tây Ninh là một tổ chức không được quyền sinh hoạt tôn giáo, không được chính thức công nhận, và bị nhà cầm quyền trừng phạt bằng nhiều biện pháp như theo dơi, quấy nhiễu, quản thúc, bắt bớ, quản chế hành chánh, giam cầm, cải tạo, tịch thu giáo sản, v.v... (11). Chức sắc trung kiên như các Sĩ tải Văn Ḥa Vui, Lại Thanh Thế, Đỗ Hoàng Giảm... vẫn c̣n tù ở Hàm Tân, Phú Khánh... Chư vị chưa vào tù th́ bị cô lập tại gia, tín đồ nam nữ th́ luôn bị mời mọc răn đe (12).

 

Ṭa thánh Tây Ninh giờ đây chỉ là nơi để cho người du lịch của các nước đến xem, và Ban đại diện tôn giáo yêu nước, kỳ thực là đảng viên của đảng cộng sản và đoàn viên của Mặt trận Tổ quốc, đă trở thành những người lănh đạo của Đạo Cao Đài. Thí dụ như, theo Mặt trận Tổ quốc trung ương chỉ thị, Trưởng ban tổ chức lễ tang cho Phối sư Thượng Thơ Thanh, không phải là Giáo sư Thượng Tám Thanh hay vị nào trong Đạo, mà là "đồng chí" Út Hồng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh. Và tang lễ của vị chức sắc cao cấp trong Đạo đă diễn ra dưới sự điều hành của viên chức nói trên (13). Tóm lại các tín đồ thuần túy của Đạo Cao Đài lần lần gần như vắng bóng trước các màn tŕnh diễn này của thành phần tôn giáo yêu nước.  

 

Phật Giáo giờ đây cũng trong t́nh trạng trên. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gần như mất hết quyền lănh đạo trước cái gọi là Phật Giáo yêu nước. Một số các giáo phẩm cao cấp đă bị nhà nước cộng sản Việt Nam tước đoạt hết tất cả các quyền lănh đạo, và c̣n bị giam cầm trong cải tạo nhiều năm qua. Ngày nay tuy họ được nhà nước phóng thích, nhưng họ vẫn bị quản thúc hoặc cô lập tại chùa hoặc tại nhà, như các Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Ḥa thượng Thích Quảng Độ, các Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Thích Không Tánh, Thích Nhật Bản, Thích Trí Lực, v.v... (14).

 

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện nay đă bị cấm chỉ tất cả mọi hoạt động, kể cả quyền cứu trợ nạn nhân băo lụt... Vào tháng 10 năm 1994 Giáo hội đă gởi những phái đoàn cứu trợ nạn nhân lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng đến lượt cứu trợ lần thứ 3 th́ bị nhà cầm quyền cấm đoán, các Ḥa thượng, Thượng tọa, Cư sĩ cầm đầu phái đoàn cứu trợ bị bắt và bị lănh án từ 3 đến 5 năm tù (15). Do đó trong những lần cứu trợ tới đây, như vào đầu tháng 11-1999 băo lụt đă xảy ra ở 7 tỉnh miền Trung mà nặng nhất là Thừa Thiên Huế... Ḥa thượng Thích Quảng Độ đă thông báo chỉ thị: "...V́ mọi hoạt động của Giáo hội hiện đang bị cấm chỉ, nên Giáo hội không thể công khai và trực tiếp lănh đạo tăng ni Phật tử tham gia công tác cứu trợ. Nhưng Giáo hội sẽ hóa thân vào bất cứ nơi nào có thể, không danh tướng, không h́nh thức..." (16). 

 

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện có Văn pḥng 1 Viện Hóa Đạo tại Việt Nam do Ḥa thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền Viện và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ ở Chùa Già Lam điều hành. Văn pḥng 2 Viện Hóa Đạo tại California Mỹ do Ḥa thượng Thích Hộ Giác trông coi, và Pḥng Thông tin Phật Giáo Quốc tế có trụ sở tại Parijs Pháp do ông Vỏ Văn Ái quản nhiệm. Nhưng quan trọng trong lúc này là các công tác ở hải ngoại. Các việc chủ yếu về thông tin liên lạc mọi việc đều do Pḥng Thông tin Phật Giáo Quốc Tế điều động. C̣n ở trong nước th́ đă có ban đại diện của Giáo hội Phật Giáo yêu nước dành quyền chủ động tất cả. Giáo hội Phật Giáo yêu nước ngày nay đă trở nên khuôn mẫu mà cộng sản Việt Nam đă xếp đặt sẵn. 

 

Ban đại diện tôn giáo yêu nước, quốc doanh, hay c̣n gọi là Ban tôn giáo chính phủ, hiện nay đă nắm tất cả quyền quyết định về các sinh hoạt tôn giáo. Thủ tướng cộng sản Phan Văn Khải đă đưa ra một Nghị định 26/1999/NĐ-CP để các tôn giáo phải thi hành quyết định này, và người Trưởng ban Tôn Giáo cũng do cộng sản đặt để có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành.   

 

Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999 về các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam quy định trong đó gồm có 3 Chương, 29 Điều khoản theo đề nghị của Trưởng ban Tôn Giáo chính phủ (17).

 

Điều 1: Nhà nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử v́ lư do tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 2: Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều b́nh đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm được hưởng nghĩa vụ công dân.

Điều 3: Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo luật pháp của Nhà nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam.

.......

Điều 5: Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước CHXHCNVN, ngăn cản các tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lư theo pháp luật.

.......

Điều 8: 1) Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng chính phủ cho phép hoạt động th́ được pháp luật bảo hộ.

             2) Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lư) đă đăng kư hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự th́ không phải xin phép.

            3) Những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đăng kư hàng năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

            4) Tổ chức tôn giáo được tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyện của cá nhân, tổ chức, từ những thu thập hợp pháp khác.

Việc tổ chức quyên góp phải được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép.

Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.

                Việc quản lư, sử dụng các tài khoản tài chính có được từ các nguồn trên đây thực hiện theo qui định của pháp luật.

            5) Tổ chức tôn giáo hoạt động trái tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đă được chính phủ cho phép th́ bị đ́nh hoạt động. Những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lư theo pháp luật.

.............

Điều 20: 1)  Việc phong giáo phẩm Hoà thượng trong đạo Phật, Hồng y, Giám mục, chức vụ giám quản trong đạo Thiên Chúa và các giáo phẩm, chức vụ tương đương trong các tôn giáo khác phải được sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ.

               2) Việc phong chức cho chức sắc, nhà tu hành tôn giáo không thuộc diện nói tại khoản 1. Điều này phải được sự chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 21: Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển những chức sắc, nhà tu hành và những người chuyên hoạt động tôn giáo, kể cả những người do tín đồ bầu ra tùy theo địa bàn hoạt động cụ thể phải được Chủ tịch ủy ban nhân dân quản lư hành chính các địa bàn đó chấp thuận.

.............

Điều 26: 1) Các hoạt động viện trợ của các tổ chức tôn giáo nước ngoài hoặc có liên quan đến tôn giáo nước ngoài đều tuân theo chính sách, chế độ quản lư viện trợ hiện hành và thông qua các cơ quan được chính phủ Việt Nam giao phụ trách công tác quản lư viện trợ.

               2) Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước muốn nhận viện trợ thuần túy tôn giáo phải xin phép Thủ tướng chính phủ.

............

Điều 28: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành nghị định này.

Điều 29: Trưởng ban tôn giáo của chính phủ hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành nghị định này. (18)

 

Xuyên qua các điều khoản trên, các tôn giáo hiện tại đă bị khống chế bởi nghị định này và những việc cấm đoán của những người có chức quyền ở tại các địa phương, chẳng hạn như việc kêu gọi đến pḥng công an để thẩm vấn, tra hỏi, và phải làm bản cung khai, kiểm điểm, v.v...

 

Việc cung khai, kiểm điểm này cũng tương tự như những người không thuộc thành phần tôn giáo đă bị bắt trước đây, như các ông Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Phó tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Hoàng Tiến, v.v... Chẳng hạn như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă được cộng sản Việt Nam phóng thích vào dịp Quốc khánh 2-9-1998, nhưng đi đâu cũng bị theo dơi, tất cả các điện thoại, fax, e.mail đă bị kiểm soát và cắt hết đường dây, v.v... (19). Tóm lại, khi được thả ra khỏi nơi cải tạo, nhưng cũng c̣n phải bị quản chế tại gia trong một thời hạn. Nếu thấy trong thời gian đó tốt, không có việc ǵ xảy ra mới được tự do, nếu không th́ sẽ bị măi măi.

 

Tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam trong hiện tại và cho tương lai có rất nhiều tổ chức và đoàn thể của người Việt Nam ở hải ngoại hưởng ứng. Đặc biệt cho nhân quyền Việt Nam ở tại hải ngoại, một trong số những tổ chức đang hoạt động mạnh là Mạng lưới Nhân Quyền tại Mỹ.

 

Mạng lưới Nhân Quyền tập hợp và qui tụ nhiều thành phần nhân sự của Việt Nam và quốc tế, thúc đẩy và kêu gọi về nhân quyền tại Việt Nam. Mạng lưới Nhân Quyền chủ trương xử dụng tối đa các tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là trong lănh vực truyền thông đại chúng như sách báo, truyền thanh, truyền h́nh, điện thoại, điện thư, và nhất là mạng lưới điện toán toàn cầu (20). Trong đại hội kỳ 3 vào tháng 10-1999, Mạng lưới Nhân Quyền đă có Quyết nghị:

 

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác và phát triển Mạng lưới Nhân Quyền tại các cộng đồng Việt Nam trên thế giới.

Thứ hai: Khai triển những liên hệ và cộng tác với các tổ chức và cá nhân đấu tranh cho nhân quyền trong nước, đặc biệt là công tác đấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do ngôn luận đang bị chà đạp nặng nề tại Việt Nam.

Thứ ba: Cổ vơ giới trẻ trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các công tác đấu tranh nhân quyền.

Thứ tư: Đẩy mạnh ư thức nhân quyền, niềm khao khát chung của toàn dân, để bắt kịp trào lưu nhân quyền trên thế giới.

Thứ năm: Đề cao nhân quyền như một mẫu số chung để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đoàn kết giữa các lực lượng đấu tranh cho dân tộc (21).

 

Mạng lưới Nhân Quyền có thể đạt được nhu cầu theo tầm nh́n xa:

 

1.       Tạo dư luận thuận lợi cho công cuộc đấu tranh nhân quyền Việt Nam;

2.       Tăng thêm sự thông cảm giữa những thành phần khác nhau trong cộng đồng v́ cùng bắt tay làm việc cho nhân quyền Việt Nam mà không chịu sự thống thuộc của nhau;

3.       Đề cao đấu tranh cho tự do và nhân quyền là đấu tranh chính yếu cho dân tộc (22).

 

Nh́n chung có những mặt nổi đáng kể về mặt nhân quyền. Nhưng nếu nh́n rộng và xa hơn, th́ cuộc tranh đấu của người Việt Nam, đặc biệt cho nhân quyền, rút ra kinh nghiệm trong những năm vừa qua:

 

·         Chưa có đồng nhất, nên mạnh ai nấy làm.

·         Rất hạn hẹp, trong khuôn khổ. E ngại đủ thứ, phe ta cũng như phe địch, nên không dám nói ra sự thật.

·         Chưa thoát ra được giữa h́nh thức cũ và mới. Chỉ mới bắt đầu ló dạng những tổ chức trẻ, những người trẻ. 

·         Một số lớn chưa thực sự nắm vững t́nh h́nh bên trong nước và bên ngoài nước.

·         Chưa đủ về vật chất, phương tiện, thông tin... V́ hầu hết vật chất, phương tiện là do tự bỏ tiền ra để hoạt động, để mua sắm dụng cụ, di chuyển... C̣n những thông tin ở Việt Nam có được, một phần lớn phải qua hệ thống thông tin của chính quyền cộng sản Việt Nam, thí dụ như internet, e.mail, fax, điện thoại...

·         Và một điều thiếu sót rất lớn là tinh thần đấu tranh. Tinh thần vô cùng quan trọng, có thể quyết định những yếu tố thành hay bại về mọi mặt. Tinh thần cũng có thể coi như là một ư chí, nung nấu những việc làm của người (hay tổ chức) cho các việc làm trong tương lai.

 

Tinh thần đấu tranh ở hải ngoại theo thời gian dài, có thể bị thay đổi theo cách nh́n trước hoặc sau sự việc và cho đến ngay cả con người. Sự thay đổi này rất nhiều, có thể là những biến đổi:

 

·         v́ sinh kế cho gia đ́nh;

·         v́ quá khích, chống cộng cực đoan, muốn tất cả mọi người cũng như ḿnh;

·         v́ chủ trương ôn ḥa, rồi bị cho là thân cộng hoặc cộng sản; 

·         v́ chạy theo những lợi nhuận hoặc bị hăm dọa của kẻ địch mà sẵn sàng làm tay sai cho chúng;

·         v́ có những người ham danh lợi và quyền lực ra đấu tranh;

·         v́ có nhiều người ở không quá rồi bất măn, tỏ ra là người hiểu biết, và chửi hết người này đến người khác;

·         v́ những người không hiểu biết ǵ về cuộc tranh đấu;

·         v́ những lư do khác...

 

Do đó tinh thần tranh đấu của người Việt Nam ở hải ngoại theo ngày tháng càng làm cho bị động, mai một đi. Trong lúc này c̣n những người đưa cao ngọn cờ tranh đấu tiếp tục là những người đă hiểu rỏ bộ mặt thật của đường hướng và chủ thuyết cộng sản. Nhưng một số lớn vẫn cố giữ lấy đường lối chống cộng trước năm 75, nếu có thay đổi th́ chỉ một phần nhỏ nào đó mà thôi. Một phần v́ không có đối sách, một phần v́ phải chạy theo sinh kế ...  nên họ đă đứng trước ngă ba, ngă tư đường để t́m lối đi.  Cho nên dù muốn dù không, cũng phải nh́n nhận là chúng ta đă mất chân đứng trong vị thế đấu tranh cùng cộng sản.  

 

Mà không mất thế làm sao được! Trong khi cộng sản với một tập thể rộng lớn, có cơ sở sẵn, đội ngũ vững vàng với 2,3 triệu đảng viên, trên dưới một ḷng làm việc cho đảng và nhà nước, tại v́ nếu hai, ba ḷng khi phát giác kịp thời th́ có thể bị trừng trị ngay, hoặc bị trục xuất ra khỏi đảng chẳng hạn như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Hoàng Tiến, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, v.v... C̣n chúng ta, các đảng phái, đoàn thể, tổ chức... bị phân hóa, nghi kỵ, bè phái, chia rẽ... th́ làm sao có thể phất cờ làm việc được!

 

Cho nên trong hiện tại, nếu muốn công cuộc tranh đấu của người Việt Nam, đặc biệt cho nhân quyền, trong tương lai có hiệu quả và vươn lên được th́ trước tiên:

 

1.       Phải Hợp Đoàn, nên đồng thuận cùng nhau trước phương thức xây dựng tập thể tổ chức của người Việt Nam tại hải ngoại. Hợp Đoàn không phải là hợp nhất lại làm một, mà là phối hợp các hoạt động của các tổ chức cho nhịp nhàng, uyển chuyển để từ đó tạo được bước tiến lên mạnh mẻ, đồng bộ và cùng khắp. Người Việt Nam ở hải ngoại nên ư thức rằng muốn đem lại cho nước Việt Nam được tự do, dân chủ và nhân quyền th́ điều trước tiên là phải Hợp Đoàn. Không Hợp Đoàn không thành công!

2.       Các tổ chức của người Việt Nam ở hải ngoại phải có một chủ trương nhất quán là không chống, không khích bác, không công kích, không đả phá lẫn nhau nữa. Sự đoàn kết của người Việt Nam, đặc biệt ở hải ngoại, là một liều thuốc mạnh mẽ có thể đánh tan hết mọi sự nghi kỵ, chia rẽ, phân hóa, bè phái... Thực vậy, nếu cuộc tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam mà mọi người đều đồng ḷng quyết tâm th́ những thành quả có được chắc chắn là sẽ dễ dàng đạt được, bằng không th́ ngược lại.

3.       Tổ chức nhân quyền phải xây dựng từ các cơ sở hạ tầng đi lên. Chậm nhưng chắc. Đừng bao giờ xây thùng không đáy, cất nhà không nóc. Biết bao tổ chức không có đường đi tới, hoặc tới rồi không biết lui ra sao, cũng là v́ việc này, tức là không biết con đường tiến thối trong việc tranh đấu. Một khi thời cơ cho phép tiến tới được, th́ có thể tiến lên như vũ băo. Khi không thể tiến lên, th́ chúng ta nên tự chuẩn bị chu đáo cho thời cơ thích hợp. Không trở ngại, không băng khoăng! 

4.       Phải t́m cách xin tài trợ của chính phủ và những tổ chức của mỗi nước. Vấn đề tài chánh là chính yếu và ṇng cốt nhất của chúng ta. Do đó mỗi người nên nghĩ cách thức nào để có thể tạo ra tài chính. Tổ chức cần có bộ phận lo riêng về mặt này. Đành rằng việc xây dựng cơ sở và tạo ra tài chính là việc làm của người Việt Nam, nhưng nếu không có tiền tài trợ của chính phủ và các tổ chức, chúng ta sẽ không thể làm được việc lớn và lâu dài được. Nói cách khác, không có tài chính th́ sẽ không làm được điều ǵ nổi bật cả.

5.       Người Việt Nam ở hải ngoại nên sử dụng "Tứ lạng bát thiên cân" (23) làm thế chính yếu trong đối sách. Từ năm 2000 trở đi, cộng sản Việt Nam sẽ tạo nhiều cơ hội gần gủi, triển lăm, hội chợ, văn nghệ, thuyết tŕnh, v.v... ở hải ngoại này. Mặc dù trên danh nghĩa với quốc tế, nhưng đàng sau đó là cộng sản Việt Nam bắt đầu bành trướng mọi hoạt động tuyên vận ra ngoài hải ngoại. V́ sao? Tại v́ các hoạt động đấu tranh ở trong nước đă tạm thời lắng dịu, gần như không có hoặc không c̣n những ai có thể lănh đạo thành phần chống đối nhà nước được, nên cộng sản Việt Nam mới rảnh tay trù tính những việc ở hải ngoại.

6.       Tổ chức nên lấy quyền lợi con người mà phục vụ, quyền sống của dân chúng mà đ̣i hỏi, và quyền tự do của nhân dân mà tranh đấu. Cho nên khi một tổ chức nhân quyền h́nh thành là để tranh đấu, can thiệp, đ̣i hỏi cho những nạn nhân đang bị giam trong tù ngục, bị chính quyền đàn áp, áp bức v́ bởi hành động chính trị, tôn giáo, v.v...  Do đó tổ chức nhân quyền phải trải rộng hoạt động, mà không theo một xu hướng hay một khuynh hướng nào. Tổ chức nhân quyền nên hoạt động có tính cách đứng giữa, và lắng nghe mọi khuynh hướng của tất cả.

7.       Bản thân của những người tranh đấu cho nhân quyền, khi có quyết tâm ra gánh vác công việc chung, trước hết phải: 

      a). Thành thật với tổ chức, chiến hữu, chí hữu, bạn bè...

      b). Xử trí ngay thẳng và cần nhất trong sạch trong việc làm.  

      c). Mềm dẻo tế nhị khi đối thoại cùng ta lẫn đối phương.

      d). Khiêm tốn cùng mọi người, cho dù người đó có làm điều ǵ bất lợi cho ta.

      e). Trầm tỉnh để tính toán và giải quyết những việc rắc rối xảy ra.

      f). Bén nhạy trong công việc, nhưng không cẩu thả trong quyết định.

      g). Cương quyết bỏ tính buồn rầu hay nóng giận hoặc hờn dỗi người nào đó rồi bỏ luôn công

           việc chung.

 

Trên đây là những điểm đề nghị cho những người muốn tranh đấu về nhân quyền. Một tổ chức nhân quyền lớn mạnh là phải kinh qua nhiều việc lớn cũng như nhỏ, có khi chủ động và bị động v́ t́nh thế trước cuộc diện mới. Do đó tổ chức nhân quyền cố gắng thực hiện từng điểm một, chậm nhưng chắc chắn có kết quả, th́ đó chính là những điểm làm cho mọi người tin tưởng và từ từ tổ chức nhân quyền sẽ đi lên.

 

Muốn được những thành quả trên, chính những đoàn thể, tổ chức, đảng phái và dân chúng làm những điểm tựa xúc tác vào cho những người tranh đấu nhân quyền. Như vậy giữa tổ chức nhân quyền và những tổ chức khác phải hỗ tương cùng nhau cho mục đích chung. Khi mọi tổ chức đều cùng nhắm vào trung điểm, th́ lúc đó Chiến Lược mới có cơ hội thành h́nh, và các Chương Tŕnh mới có thể thực hiện các điểm mấu chốt một cách trọn vẹn được.

 

Trong hiện tại tổ chức nhân quyền có được lợi thế v́ được quốc tế hỗ trợ, và cộng sản Việt Nam có nhiều điều cấn kỵ khi hành xử các phạm nhân dính líu vào nhân quyền. Liên Hiệp Quốc đă nhiều lần lên án các nước cộng sản, và cho họ là thành phần không tôn trọng nhân quyền. Do đó, nếu chính quyền Việt Nam muốn được quốc tế viện trợ, giúp đỡ th́ trước tiên phải lo về nhân quyền. Nói tóm lại, phóng thích những người bị đi cải tạo là nhiệm vụ phải làm của nhà cầm quyền Việt Nam mà thôi.

 

Từ năm 2000 trở đi, nhân quyền có làm được điều ǵ  lợi thế là phải do những người và các tổ chức Việt Nam có đồng ḷng hỗ trợ cho tổ chức nhân quyền hay không? Nếu đồng ḷng hỗ trợ th́ chắc chắn tổ chức nhân quyền có cơ hội bành trướng được, nới rộng phạm vi thế lực với quốc tế và nhà nước cộng sản Việt Nam. C̣n không th́ cũng vẫn như cũ.

 

Không lẽ bếp lửa gần tàn mà không có ai chụm thêm củi...!! 

 

  

 

  

 

   

Ghi chú (Noten):

 

1.       De Rechten van de mens in het buitenlands beleid, Quốc hội Ḥa Lan, 1978-1979, 15571 nrs 1-2, blz 9.

2.       Prof.dr. P.R. Baehr, Mensenrechten, Đại học Leiden 1987, blz. 9-20, Leendert Stofbergen Amsterdam 1989.

3.       Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Nhân quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam. Phỏng theo bản dịch của Trung tâm Việt Nam về nhân quyền với sự tu chính của Ủy ban Luật gia bảo vệ nhân quyền.

      Prof.dr. P.R. Baehr, Universele Verklaring van de Rechten van de Mens, Mensenrechten,

      blz. 167-174, Leendert Stofbergen Amsterdam 1989.

4.       Dr. P.C.J. Druijven en Dr. A.L van Naerssen (red.), Pacifisch Azie, Van Gorcum 1997

5.       Idem.

6.       Internet vnhrnet.org, List religious prisoners and house Detainees, Committee for Religious Freedom in Vietnam, Mạng lưới Nhân Quyền.

7.       Internet hoahao.org, Sự tích đạo Phật Giáo Ḥa Hảo; Vài nét về Đức Huỳnh Giáo Chủ 12/10/1999.

8.       Intenet vietnews.net en hoahao.org 14/9, 17/10/1999.

9.       Internet nguoi-viet.com, lmvntd.org, hoahao.org 20/8, 14/9, 16/10/99.

10.     Internet caodai.org, Lược sử Đạo Cao Đài.

11.     Internet hoahao.org, Lê Trung Cang, Ban bảo vệ tự do tín ngưỡng, Đạo Cao Đài.

12.     Tâm thư khẩn cầu Kháng nghị số 3, Người Áo Trắng, Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh tố cáo CSVN đàn áp tôn giáo. Internet lmvntd.org, 24-11-1999.

13.     Idem.

14.     Internet vnhrnet.org, List religious prisoners and house Detainees, Committee for Religious Freedom in Vietnam, Mạng lưới Nhân Quyền. Danh sách các tù nhân về tôn giáo bị cải tạo tính đến tháng 1-1997 và được Mạng Lưới Nhân Quyền cập nhật vào ngày 20-10-1999 do Tổng thư kư Ngô Văn Hiếu gởi ngày 16-11-1999.

15.     Internet lmvntd.org, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, 10-1994.

16.     Internet thongluan.org, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất kêu gọi cứu trợ băo lụt, 18-11-1999.

17.     Thủ tướng Phan Văn Khải, Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.

18.     Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999.

19.     Internet thongluan.org, Bs. Nguyễn Đan Quế kêu gọi, 12-7-1999.

20.     Internet vnhrnet.org, Vài hàng về tổ chức Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam.

21.     Internet vnhrnet.org, Tường tŕnh kết quả đại hội Mạng lưới Nhân Quyền kỳ 3, Làm tại thành phố Anaheim, California Hoa Kỳ ngày 24-10-1999.

22.     Idem.

23.     Vũ Tài Lục, Thủ Đoạn Chính Trị, Xuân Thu 1969; Những Quy Luật Chính Trị trong Sử Việt, Xuân Thu 1970; Mưu Kế Chính Trị, Xuân Thu 1974.

Tôn Đức Pháp, Những nhà mưu lược nổi tiếng xưa và nay, Danh Gia Trí Mưu, Cà Mau 1996.

Trọng Tâm, Tam Thập Lục Kế, Long An.

Ngô Tỵ, Mưu Lược Chính Trị Đông Phương, Sống Mới 1972.

Robert Ogilvie, Krijgen is een kunst, Addison Wesley Publishing Company, Inc. 1995.

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06