ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Những Đề Nghị Cho Người Việt Nam

Đầu Thế Kỷ 21

 

Chủ Đạo

 

 

Tuệ Nhăn

Sách Lược Dung Hợp

Strategie van het Junghopisme

8-2000

 

 

 

Với tinh thần hoàn toàn khách quan và trung thực khi soạn thảo những điểm đề nghị này tŕnh bày cùng quư vị,  tôi đă đúc kết các tài liệu, dữ kiện và các phương tiện có được của các tổ chức, đoàn thể và đảng phái người Việt Nam ở hải ngoại, ở quốc nội, của cộng sản và của quốc tế để hy vọng được hoàn chỉnh sách lược này. 

 

Dĩ nhiên những tài liệu, dữ kiện và phương tiện tôi chỉ có trong hạn hẹp mà thôi, nên có thể không đủ làm nền tảng cho sách lược. Có rất nhiều quan niệm và lập trường khác nhau của nhiều tổ chức, đoàn thể và đảng phái, v́ vậy xin quư vị đóng góp ư kiến. Rất hoan nghênh những ư kiến, phê b́nh nào có những nhận thức mới. Có như vậy mới có dịp để sách lược được hoàn chỉnh và tôi cũng được học hỏi thêm.

 

Sách lược gồm có Luận thuyết và 3 Giai đoạn I, II, III. Mỗi Giai đoạn có các Phần: A cho người Việt Nam ở hải ngoại, B cho tổ chức quốc tế và C cho người Việt Nam tại quốc nội.

 

Giai đoạn I Phần A cho người Việt Nam ở hải ngoại gồm có:

 

Điểm 1A.I: Hợp Đoàn.

Điểm 2A.I: Chủ Động

Điểm 3A.I: Chủ Đạo

Điểm 4A.I: Nguyên Tắc.

Điểm 5A.I: Nhân Quyền.

Điểm 6A.I: Đối Thoại.

 

Giai đoạn II Phần A gồm có:

 

Điểm 7A.II: Chiết Trung.

Điểm 8A.II: Nối Kết.

Điểm 9A.II: Tựu Kế.

 

Trong khuôn khổ những bài này, tôi viết có tính cách tổng quát mà không đi sâu vào chi tiết.

 

 

 

Điểm 3A.I: Chủ Đạo

 

 

Chủ Đạo là cùng chung dự trù kế sách đem lại

tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Muốn thực hiện Chủ Đạo, th́ Hợp Đoàn và Chủ Động

cần có nhiệm vụ thật sự tích cực.

 

 

 

25 năm qua người Việt Nam ở hải ngoại đă tranh đấu quyết liệt với cộng sản, nhưng cộng sản vẫn trụ được, vẫn ổn định, vẫn từng bước tiến lên chế độ xă hội chủ nghĩa. Tại sao? Tại v́ một trong những điểm chính yếu là Thời Thế Cơ đă không đến với chúng ta. 

 

Yếu tố thời điểm và thời cơ (1) vô cùng quan trọng trong đấu tranh phân định thành công hay thất  bại. Chẳng hạn như từ năm 1989 đến 1991 chủ nghĩa cộng sản đă bị sụp đổ ở Liên sô, Đông Âu và sự hỗn loạn ở Trung Quốc do các sinh viên biểu t́nh ở quảng trường Thiên An Môn, trong thời gian đó người Việt Nam đă có “thiên thời” thuận lợi, c̣n về “địa lợi” và “nhân ḥa” th́ ở hải ngoại đă yếu, mà trong nước lại càng yếu kém hơn. Cho nên khi muốn làm nên công việc lớn, th́ nhu cầu bắt buộc là hội đủ các yếu tố chính yếu, chủ động được những phương tiện, cũng như những điều kiện cần và đủ. Nếu thiếu đi một th́ cán cân quyết định cũng sẽ bị nghiêng lệch. Đó là thế hỏng chân.

 

Hiện tại thời điểm thuận lợi đó đă qua, điều đó có nghĩa là chúng ta chờ một thời điểm khác và một thời cơ khác sẽ đến - nhanh hoặc chậm. Khi muốn có thời điểm tốt và thời cơ thuận lợi, th́ người Việt Nam bắt buộc chuẩn bị để chờ đón thời, thế và cơ. Khi nói chuẩn bị để đón thời thế cơ, trong đó hàm ư là các việc cần nên chuẩn bị cho thật chu đáo. Không chu đáo th́ không thể hành động. V́ hành động chắc chắn sẽ rước lấy thất bại mà thôi.

 

Ngô Khởi trong binh pháp có nói: "Trong nước mà bất ḥa, thời chẳng nên đem binh đi đánh đâu. Trong quân mà bất ḥa, th́ chẳng nên đem quân ra trận. Quan ở trận mà bất ḥa, th́ chẳng nên tiến đánh. Tiến lên đánh mà bất ḥa, th́ chẳng nên quyết thắng" (2). Trong thập niên cuối cùng của thể kỷ 20, không ai có thể chối căi được là ở hải ngoại quá nhiều chia rẽ, khích bác, công kích, bôi bẩn lẫn nhau... Từ đó các tổ chức có c̣n đủ sức đương đầu với các sự việc xảy ra từ đầu thế kỷ 21 trở đi hay không?  Các việc đó là:

 

·          Cộng sản hoạt động mạnh ở hải ngoại với chiêu bài thông tin, phổ biến văn hóa phẩm, triển lăm, văn nghệ...

·          Cộng sản cho cán bộ làm công tác kiều vận, hay qua thành phần mật báo hoặc điềm chỉ viên, để kêu gọi: những người Việt Nam về nước đầu tư, về nước du lịch, hăy gởi tiền về nước, đừng hoạt động chính trị chống đảng và nhà nước cộng sản nữa, đừng gần gủi hay tiếp xúc với những người hoạt động chính trị nữa, nói lên các việc tốt của người dân bên trong nước, và kêu gọi người Việt Nam ở hải ngoại hăy nên nghĩ đến t́nh quê hương, đất nước, t́nh dân tộc ...

·          Cán bộ t́nh báo cộng sản vừa làm công tác t́nh báo ở nước ngoài, vừa thực hiện công tác phản gián làm cho những tổ chức của người Việt Nam ở hải ngoại nghi kỵ, hận thù dẫn đến chia rẽ lẫn nhau. Càng chia rẽ th́ càng có lợi cho đảng và nhà nước cộng sản. V́ sao? V́ ở hải ngoại khi các tổ chức, các đảng phái, các đoàn thể... chỉ lo chuyện tranh chấp, công kích, chia rẽ lẫn nhau... th́  đă, đang và sẽ quên đi những chuyện chống đối lại đảng và nhà nước cộng sản. Như vậy, điều thứ nhất mà cán bộ t́nh báo và kiều vận cố muốn làm là làm sao cho người Việt Nam tại hải ngoại lo những chuyện ngoài này mà quên đi những vấn đề xảy ra bên trong nước.

·          Cộng sản cho cán bộ cao cấp làm công tác ngoại giao, với truyền thống cố hữu là xin viện trợ, tài trợ, đầu tư... Sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu thủy, hải sản, các sản phẩm dệt may, hàng thủ công, mỹ nghệ và các loại hàng tiêu dùng khác sang thị trường Âu Châu, Trung Đông, Bắc Phi và Cuba theo các cam kết của chính phủ; tích cực chuẩn bị các điều kiện, phương án khai thác thị trường Mỹ (3).

·          Cán bộ cộng sản chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại ở nước ngoài thăm ḍ, t́m kiếm thị trường, cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời về thương nhân và nhu cầu thị trường sở tại, phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước (4).

·          Từ năm 2000 trở đi, các cán bộ lănh đạo cao cấp phát động công cuộc vận động với nhiều nước, liên minh, liên hiệp, và nhiều tổ chức khác để cho Việt Nam được đứng vững hơn trên trường quốc tế.

·          v.v....

 

Trên đây là các việc cuối năm 2000 trở đi cộng sản sẽ cho thực hiện mạnh mẽ. Hiện nay chỉ thấy xuất hiện thông tin, báo chí, sách vỡ, những người làm công tác kiều vận (Ủy ban Kiều vận có công khai và có bí mật), những người làm công tác ngoại giao qua ngả các đại sứ quán, Liên Hiệp Âu Châu, Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, Úc, v.v ... C̣n rất nhiều hoạt động của cộng sản ra hải ngoại sau này. Do đó từ cuối năm 2000 trở đi, các tổ chức của người Việt Nam hải ngoại cần có đường lối thiết thực hữu hiệu để duy tŕ và lôi kéo ảnh hưởng của quần chúng về phía ta.   

 

25 năm qua, người Việt Nam ở hải ngoại đă sống và đă nh́n thấy được những tiến bộ vượt bực của các nước văn minh tiên tiến Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc Châu, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, v.v... Sự tiến bộ này làm cho người Việt Nam cảm thấy thích thú và muốn hội nhập vào quốc gia đang sống. Nhưng càng hội nhập chừng nào th́ những phong tục, tập quán Việt Nam dần dần bị bỏ quên, nhất là những giới trẻ tuổi được sinh ra và lớn lên tại nước ngoài. Theo thời gian những sự khác biệt nhau cứ chồng chất và lớn dần. Cũng từ đó những chuyện quan hệ trong gia đạo, chuyện ly dị, rượu chè, cờ bạc, v.v... cũng có thể làm lớn chuyện lên được, huống hồ là những chuyện lớn hơn như xă hội, chính trị... 

 

Chuyện bàn cải, thảo luận... một phần tư thế kỷ nay là chuyện b́nh thường và c̣n kéo dài thêm nữa. Nhưng những chuyện tranh chấp, nghi kỵ, hận thù... đi đến căi vă, bôi nhọ, nói xấu lẫn nhau... có thể trong một phút giây nào đó ngồi nghĩ lại, bỗng chợt thấy hối tiếc là đă phí một khoảng thời gian dài vào những chuyện không đâu! 

 

25 năm, những sự biến đổi của thời cuộc, xă hội, kinh tế, chính trị... quá nhiều, chúng ta không thể trách ai, không thể đổ lỗi cho ai! V́  t́nh trạng lưu vong và vận nước đă khiến cho ḷng người bối rối, chao đảo, v́ thời thế, v́ thời cuộc, v́ gia đ́nh và v́ biết bao nhiêu chuyện khác, nên từ đó ta không thể tin tưởng một ai, ai ai ta cũng có thể cho là kẻ thù... Nhưng, kẻ thù ngày hôm nay, ngày mai trở thành bạn, và ngược lại cũng vậy, bạn ngày hôm nay, ngày mai trở thành kẻ thù! Và cứ thế chồng chất măi... 

 

Cho nên giờ đây chúng ta c̣n ngồi bên nhau, hồi tưởng lại những chuyện quá khứ... và coi đó như là một giấc mộng. Giấc mộng của đời người mấy lần " Không" và mấy lần " Có"!! Có và Không chỉ là hai khái niệm đối đăi tương sanh. Nếu không có "Không" th́ sẽ không có "Có". Không và Có giống như hai mặt của một đồng tiền, làm sao có thể tách rời được! Cuộc đời được ví như ḍng thác đổ mau và không ngừng thay đổi, không có cái bất động mà chỉ có cái trở thành. Hiện ra, thay đổi, biến mất là ba đặc tính của pháp hữu vi, Vô Thường, có đó rồi mất đó (5). 25 năm tưởng đâu là dài, nhưng nh́n kỹ trong hiện tại th́ đó chỉ là phút giây thôi.

 

25 năm qua những chuyện buồn phiền nhau, hăy coi như là những giấc mơ, hăy đem hết tất cả quẳng vào ḍng sông. Nước từ ḍng sông sẽ trôi chảy ra biển, trút ra đại dương. Và nước từ trên ḍng thác sẽ chảy xuống, đem theo những mầm tươi, hạt giống mới cho chúng ta trên bước đường mới.  

 

Những đoạn đường đă qua đủ để có thể làm khởi điểm đi tới.  Có rút ra được những ưu khuyết điểm của quá khứ, mới có thể làm những bước mới cho tương lai. Chúng ta nên mạnh dạn, phấn đấu và cố gắng giải quyết cho xong từng vấn đề một, rồi chúng ta mới bắt đầu các công việc kế tiếp. Những công việc sau sẽ khó khăn hơn, có tầm vóc hơn. "Thất bại là mẹ thành công",  đó là phương châm cho những người quyết tâm trên con đường tranh đấu.

 

Điểm Chuẩn - Kế Hoạch - Chiến Lược

 

Người Việt Nam hiện nay chưa có những điểm tương đồng nào để có thể hành động nhanh chóng được. Khi muốn có những điểm tương đồng trước hết nh́n lại trong quá tŕnh hoạt động của mỗi tổ chức để từ đó mạnh dạn vạch ra những nét cụ thể vào các điểm Chuẩn. Điểm Chuẩn này là những công tác chung về sinh hoạt xă hội, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v... của các bộ phận, các ngành, các tổ chức.

 

Có vô số những công tác thuộc về lănh vực chung, thí dụ như tổ chức buổi sinh hoạt cho người Việt Nam về các lănh vực, trại hè cho thiếu niên ở Âu Châu, đại hội quốc tế về chính trị, xă hội, kỹ thuật, hay kinh tế... Đặc biệt là tổ chức chung, khách quan, không nên có khuynh hướng thiên về bên nào. Như vậy vai tṛ khách quan, trong sạch và vô tư sẽ là một chức năng có thể làm cho các tổ chức dần dần xích lại gần nhau hơn. Nên bắt đầu và thực hành ngay ở các điểm Chuẩn. Một người hoặc một tổ chức không thế nào làm nổi, cần phải nhiều người, nhiều tổ chức hợp lại mới có thể làm được. 

 

Khi nói về điểm Chuẩn là ta muốn nói đến Kế hoạch. Một kế hoạch được coi là Chuẩn, kế hoạch đó phải được mọi người cùng tiếp nhận trong trạng thái đồng t́nh và cùng giúp đỡ cho nhau những ǵ c̣n thiếu sót trong việc làm, trong công tác... Một kế hoạch được dự trù đem ra thi hành, nên làm sao để mọi người cùng hiểu, cùng biết và thực hiện chung những điều cần làm. Như vậy khi xây dựng một kế hoạch, ta cũng phải chuẩn bị phương án hội đủ các mặt tinh thần và vật chất, nếu thiếu một sẽ mất đi những lợi thế.

 

Do đó kế hoạch khi được tổ chức soạn thảo, trước hết nên điều nghiên các dự án và có thể theo những điều sau đây:

 

1.         Tổ chức điều hành và phối hợp các dự án khi thi hành công tác.

2.         Tổ chức chăm lo dự án để dự liệu cho tương lai.

3.         Tổ chức dựa trên lư trí, có đủ lư luận khi soạn thảo dự án.

4.         Tổ chức kiểm soát dự án (6).

 

Để cho kế hoạch được thành h́nh, trước hết cần nên sắp xếp rất nhiều bộ phận. Kế hoạch dùng trong chính trị, kinh tế, quân sự, thương mại... có thể ngắn hạn, hoặc dài hạn. Trong ngắn hạn hoặc thực hiện một, hai điểm nào đó của kế hoạch có thể gọi là chiến thuật, c̣n dài hạn có nhiều kế hoạch có thể gọi chung là chiến lược. Chiến lược ngày nay không c̣n thuần túy dùng trong quân sự, mà nó bao hàm mọi lănh vực (gebied), mọi khía cạnh (aspect), vị thế (positie), phối cảnh (perspectief), mô thức (patroon) và kế hoạch (plan). Chiến lược khi thành h́nh là các kế hoạch hoạch định  được diễn tiến, phác họa hoặc bảo trợ do những nhà lănh đạo tổ chức trù liệu với mục đích là các kế hoạch này được thực hiện, hoặc sản xuất (7). 

 

Có 4 Thứ bậc đă được soạn thảo trong Chiến lược:

 

1.         Thứ bậc về những mục đích (hierarchie doelstellingen)

2.         Thứ bậc về những ngân sách (hierarchie budgets)

3.         Thứ bậc về những chiến lược (hierarchie strategieen)

4.         Thứ bậc về những chương tŕnh (hierarchie programma's) (8) (H́nh 1)

 

Một chiến lược khi hoạch định phải nhắm vào mục đích của nó: muốn cái ǵ, có cái ǵ, nguyên nhân ra sao, muốn đạt đến đâu và làm sao để đạt đến... Có những mục đích nhỏ, nhưng cũng có mục đích lớn hơn. Nếu ta muốn đạt mục đích đó thành sự thật, th́ ta cố gắng đúc kết lại các dữ kiện và tạo dựng cho kế hoạch được thành h́nh. Một hay nhiều kế hoạch sẽ tạo nên một chiến lược. Vậy chiến lược có được là do từ mục đích, và mục đích này sau khi trải qua với nhiều bàn thảo, luận cứ để làm thành chiến lược. Sự biến dạng tựu h́nh này được gọi là "Công thức" (formulering).   

 

Những kế hoạch trong chiến lược được sắp xếp và phân chia cho từng bộ phận. Nói một cách khác, khi muốn thực hiện công tác cần phải có những chương tŕnh thực tiễn làm việc theo phương thức của chiến lược đề ra. Do đó khi chiến lược được thực thi, có những yếu tố hội đủ sau đây:

 

1.         Nhân sự: Mục đích có được là do nhân sự xếp đặt. Nhân sự là yếu tố rất quan trọng. Nhân sự ban đầu c̣n hạn hẹp, sau từ từ bành trường ra thêm. Không phải chiến lược dựng lên rồi tự nhiên hoàn thành. Khi tổ chức h́nh thành và kiện toàn chiến lược là do biết bao công lao, nước mắt, mồ hôi của tất cả mọi người. Ai ai cũng phải làm việc, tất cả đều gánh vác trọng trách được giao phó, không ai được chểnh mảng công việc. Một chiến lược được hoàn thành là do nhân sự mà có. Không phải chỉ có nhân sự nồng cốt mới là chính yếu, mà c̣n số đông nhân sự đóng các vai tṛ khác rất cần thiết. Nhân sự không chỉ có thành phần trí thức là đủ, mà là ở mọi thành phần, mọi ngành nghề, mọi giới... Nhân sự nên ḥa ḿnh cùng với dân chúng. Khi quần chúng nghĩ đến ta, th́ ắt là sẽ về với ta, giúp đỡ cho ta, cần "chiêu hiền đăi sĩ" cho hết ḷng hết sức (9). Do đó yếu tố nhân sự ưu tiên hàng đầu, cần nên bành trướng mạnh mẽ.

 

2.         Ngân sách: Muốn thực hiện chiến lược, trước hết cần phải có ngân sách để thực thi công tác. Nếu không có hoặc không đủ tài chính th́  sẽ tiến thối lưỡng nan, các công tác sẽ bị dậm chân tại chỗ hoặc tan ră. Yếu tố tài chính vô cùng quan trọng trong chiến lược đề ra, nhất là các lănh vực thương mại, kinh tế, quân sự, v.v... Khi ngân khoản được đầy đủ th́ chiến lược có cơ hội nắm hơn nửa đoạn đường. Như vậy trong bất kỳ công tác nào, ngân sách cũng không thể thiếu. Nếu thiếu ít có thể lấy chỗ này bù đắp lại chỗ kia, c̣n thiếu nhiều th́ công tác sẽ không thể hoàn thành được. Do đó, Ngân sách và Mục đích theo Dr. H. Mintzberg trong " Những kiêåu mẫu diễn tiến kế hoạch của chiến lược" (Modellen van het Strategische Planningsproces) là yếu tố rất cần thiết khi muốn thực hiện chiến lược (10). Không có nhân sự (mục đích), th́ không có chiến lược. C̣n không có ngân sách, th́ chiến lược sẽ không thể hoàn thành.

 

3.         Phương tiện: Phương tiện dành cho sử dụng tất cả mọi chương tŕnh, mọi công tác một khi chiến lược đề ra. Phương tiện bao hàm một ư nghĩa rộng lớn và cùng khắp. Phương tiện là những thứ cần và có khi muốn đạt đến mục đích. Có những thứ cần thiết rất quan trọng và những việc không cần thiết, nhưng không có không được. Như muốn đi từ điểm A đến điểm B đúng giờ, mà không có phương tiện di và vận chuyển, ta phải đi bộ sẽ lâu hơn, mất hết ngày giờ mà mục tiêu không đạt được. Hoặc như dụng cụ b́nh thường dùng trong liên lạc, thông tin như:  e.mail, fax, điện thoại, báo chí, truyền thanh... mà nếu không có th́ phải làm ǵ?  Do đó, phương tiện là yếu tố cần thiết nhất để làm nên mọi việc, đạt đến đích những thành quả như ta mong muốn.    

 

Nhân sự không có Ngân sách cũng như cây đàn bị găy, Nhân sự không có Phương tiện như cây đàn bị đứt dây, chùng phím, cũng không thể đàn. Cây đàn ai sử dụng cũng được, nhưng nếu muốn thưởng thức th́  cần có người đàn hay. Nếu thiếu đi một, việc nghe đàn sẽ mất hết ư nghĩa. Cũng như chiến lược cũng vậy, khi thực hiện tối thiểu phải gồm đủ ba yếu tố trên. C̣n rất nhiều yếu tố khác nữa, tùy theo mục đích có thể có rất nhiều bộ phận, ở đây chỉ nêu lên những yếu tố chủ yếu mà thôi.

 

Khi chiến lược dựng nên là cần có những chương tŕnh làm việc qua những công tác ngắn hạn hoặc dài hạn.  Những công tác tạo thành những bước nối kết và liên tục không đứt đoạn, tại v́ khi đứt đoạn sẽ bị đối phương triệt tiêu, không c̣n sinh lộ. Do đó, những công tác cũng như những làn sóng của ḍng sông lớn, sóng sau phủ sóng trước không giới hạn. Lộ tŕnh này được gọi là "Kiện toàn" (Implementatie). 

 

Khi đi từ Công thức đến Kiện toàn là trải qua nhiều giai đoạn. Nhưng giai đoạn nào cũng rất cần: Nhân sự phải biết chiêu hiền đăi sĩ, Ngân sách phải cho đầy đủ, và Phương tiện phải có đủ chất lượng và dồi dào. (Chữ "phải" [moeten] ở đây không có nghĩa bắt buộc, cưỡng ép, mà chỉ có nghĩa tha thiết kêu gọi nếu có được th́ may mắn) (11).

 

Làm sao để h́nh thành chiến lược?

 

Muốn h́nh thành chiến lược, muốn tập hợp kế hoạch, muốn tiên liệu được những việc làm của cộng sản, muốn phá thế của địch... trước hết ta cần hiểu rơ và nhận thức từng câu vấn và đáp sau đây:

 

1.         Những người nào là nhân sự của Ta?  Lúc ban đầu có thể chỉ là số ít. Nhưng dần dần thành số đông một khi họ hiểu rơ chủ trương, chính sách và đường hướng của ta. Nhân sự của ta là những người hiểu rơ đường lối của ta, quyết cùng tranh đấu cho đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền. Cần nh́n rơ những thành phần nào là nồng cốt, những thành phần nào mới gia nhập và những thành phần nào của địch trà trộn - t́nh báo dụng kế trá hàng - vào phía ta. Ta sẽ dùng "phản gián kế" đối với chúng, và khi mà t́nh báo của địch bị ta phát giác và chịu làm việc cho ta càng nhiều th́ càng có lợi cho ta (12).

 

2.         Những tổ chức nào là của Ta? Hợp đoàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra Lực. Hợp đoàn không có nghĩa là đoàn kết sơ cứng trong một đoàn thể, tổ chức. Hợp đoàn là sự kết hợp trong sự tương kính, hài ḥa, đoàn kết lẫn nhau và cùng nhau đạt đến mục đích trong sự hợp lư và đồng thuận (13). Do đó cần biết những tổ chức nào đồng ḷng cùng với ta trên bước đường chung. Những tổ chức đó có cùng quan điểm, đường hướng như ta về phương diện đấu tranh. Những tổ chức đó với ta cùng chia xẻ những hoạn nạn cũng như những may mắn thành công trên bước đường mới.

 

3.         Những tổ chức, đảng phái, đoàn thể nào là Bạn Ta? Những tổ chức của người Việt Nam ở hải ngoại có rất nhiều. Những tổ chức tranh đấu, hoặc về xă hội, văn hóa, văn nghệ, v.v... có đường hướng riêng, hoặc v́ lư do là lúc trước có nhiều hội đoàn quá nên giờ đây họ muốn đứng riêng, không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức nào. Nếu không thể cùng nhau đấu tranh chung được, th́ coi như là bạn ta, đường của ai nấy đi, không chống đối lẫn nhau, có thể xóa đi những dấu vết bất đồng khi xưa để tranh đấu cho đất nước Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

 

4.         Những tổ chức không thuộc về ta, Khác Ta, có chống lại ta hay không? Có nhiều những tổ chức không thuộc về ta. Có những tổ chức khác ta, như về văn hóa, xă hội, chính trị, kinh tế, văn nghệ, v.v... Và trong đó có những tổ chức do người trong nước - cộng sản hoặc không cộng sản - làm việc cho nhà nước cộng sản Việt Nam. Họ chống lại ta hay không, điều đó c̣n tùy thuộc vào ta. Nếu ta quá cực đoan, th́ ở thế chẳng đặng đừng họ phải chống lại ta, như không cấp giấy hộ chiếu, không cho về nước, v.v... Nhưng trên căn bản ngoại giao ở đây, họ cũng không làm được điều ǵ khác đối với ta. Những tổ chức khác ta mà không chống ta, th́ cách tốt nhất là ta nên t́m mọi cách để gần họ, nói cho họ biết con đường ta đi tới. Thời gian sẽ từ từ làm cho họ không c̣n nghĩ  không đúng về ta. Đừng bao giờ rút lui, như thua họ, mà phải lấn tới gần họ để chủ động t́nh h́nh sau này. Đây là chặng đường mới trong bước đầu của kế hoạch đối với những người và những tổ chức khác ta. Và sẽ có những chặng đường tiếp nối theo sau... (Xin mời quư vị đón xem phần C: Quốc Nội)

 

5.         Ngân sách cho tổ chức phải lấy từ đâu?  Từ bấy lâu nay những tổ chức của người Việt Nam ở hải ngoại vận động tiền đóng góp của người Việt Nam để hoạt động. Nhưng lâu dần, các việc đó trở nên thưa thớt, ḷng người ṃn mỏi. Việc của nước Việt Nam phải do người Việt Nam gánh lấy, đó là điều đúng. Nhưng thật sự tài chính bao nhiêu cho đủ, khi chúng ta có nhiều thứ phải chi dụng, có rất nhiều việc phải làm, đó là chưa nói đến kế hoạch, đến chiến lược. Chiến lược tiêu hao rất nhiều tài chính. Ngân sách là vấn đề mồ hôi và nước mắt của đồng bào, do đó từng đồng từng cắt cũng phải rơ ràng minh bạch. Khi được minh bạch, lúc đó mới có thể xin đóng góp để gây quỹ vào việc chung. Nhưng, số tiền đóng góp của người Việt Nam chỉ đủ chi phí cho những công tác gần, nhỏ hoặc trung b́nh mà thôi, c̣n những công tác lớn lao hơn th́ phải có sự yểm trợ của các tổ chức khác. 

  

6.         Có tổ chức, quốc gia, liên minh, liên hiệp nào yểm trợ tài chính cho ta hay không? Những thành viên ngoại giao của tổ chức phải cố vận động các tổ chức, các quốc gia, liên minh và liên hiệp giúp cho ta. Lẽ dĩ nhiên họ không thể giúp không cho chúng ta, mà giúp có điều kiện. Đầu tiên ta hăy xin những tổ chức từ thiện: cứu trợ, nhân đạo... rộng răi hơn: phát triển, thông tin, cơ quan...  và có tầm vóc lớn như: bộ, quốc tế, liên minh, liên hiệp... Trước khi xin nên chú ư xem chủ đề của những tổ chức đó. Phải kiên nhẫn, tŕ chí và cần nhất là đúng luật định tùy theo mỗi nước. Xin một năm thường là không được, nhưng mỗi năm mỗi xin. Khoảng 3, 4 năm sau, và có nhiều khi phải đến 6, 7 năm sau những tổ chức đó mới bắt đầu xét đến nguyện vọng của chúng ta. Nếu xin được tiền của một vài tổ chức chịu tài trợ cho chúng ta, ở lần đầu mà ta thực hiện không đúng như lời xin, th́ lần tới sẽ không có nữa. Do đó khi có được tiền tài trợ đầu tiên, ta phải làm sao cho bên ngoài nh́n vào thấy được tính chất của việc làm, và những lần kế tiếp đi dần vào mục đích của ta.

 

7.         Khi ngân sách có tổ chức chịu giúp, nhưng chưa đủ, cần phải làm điều ǵ  để tạo thêm tài chính?  Khi có những tổ chức chịu giúp chúng ta, nhưng số tiền c̣n bị hạn chế, chưa đủ cho những công tŕnh lớn có tính cách chiến lược. Bắt buộc ta phải làm như thế nào để có tiền chi dụng cho các công tác c̣n đang chờ đợi. Tài chính luôn luôn là một gánh nặng cho tổ chức. Ngân sách lúc nào cũng phải có dư, hay tối thiểu tạm thời phải đủ chi dụng cho những công tác. Lúc nào cũng vậy, khi ngân sách gần đến mức dự trữ (voorraad), phải báo động ngay với tổ chức để t́m cách bổ sung thêm, hoặc là bớt đi những công tác. Bởi thế cho nên khi tài chính thiếu hụt là công tác bị đ́nh trệ, rất nguy hiểm cho ta, v́ đối phương có cơ hội chận đứng bước tiến của ta đang theo vết dầu loang. Khi tổ chức thành lập phải có ủy ban chuyên về kinh tài, lo làm sao tạo ra tài chính cho tổ chức. Ủy ban thiết lập mọi liên hệ về yểm trợ, đóng góp  của quần chúng, của những người hảo tâm, kinh tài qua buôn bán, xin thừa kế tài sản của người quá cố, xin tài trợ của các tổ chức, và cần nhất là các hiệp hội, liên hiệp, liên minh, v.v... Khi các biện pháp về tài chính có gia tăng, th́ các công tác mới có cơ hội tiến mạnh được.

   

8.         Ai chịu giúp phương tiện cho ta? Chịu giúp phương tiện có rất nhiều quốc gia, nhưng trong hiện tại không có ai chịu đáp ứng yêu cầu của ta. V́ sao? V́  chính chúng ta! Tinh thần đoàn kết của chúng ta h́nh như đă bị bỏ mất đi từ năm 1975. Từ năm 1980-1989 c̣n có thể kết hợp lại được, nhưng từ năm 1992 đến hiện tại, đă lỏng lẻo, rời rạc và sự chia rẽ, khích bác... ngày càng nhiều. Cộng thêm vụ kiện kháng chiến c̣n đó... Do đó ḷng dân Việt Nam ở hải ngoại vô cùng chán năn, tinh thần chính trị đă xuống thấp, huống hồ chi những nước khác, những tổ chức của người ngoại quốc chịu giúp chúng ta. Cộng sản đă biết lấy ḷng của những nước giàu mạnh, làm cho những nước đó chịu giúp để phục hồi kinh tế và tái thiết xứ sở. Những nước đó ban đầu c̣n dụ dự chưa thật sự giúp, nhưng bắt đầu từ khi Mỹ và cộng sản Việt Nam kư Hiệp ước 13-7-2000 trở đi sẽ có nhiều sự viện trợ hơn cho Việt Nam.

 

Mới đây 7-2000 tại đại học Massachuset Boston Mỹ qua sự bảo trợ của Tập đoàn Rockefeller, Tiến sĩ Kelvin Bowen cùng với Giáo sư Nguyễn Bá Chung, Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi thiết lập chương tŕnh nghiên cứu nhằm "T́m hiểu bản sắc và vị trí của cộng đồng người Việt hải ngoại trong thời kỳ hậu tỵ nạn". Với đề tài nghiên cứu này, cho thấy là chỉ nhắm vào số kiều bào hải ngoại, mà những người này lại không phải là thành phần tỵ nạn, mà là cán bộ lư luận và văn hóa của cộng sản Việt Nam. Như vậy dự án nghiên cứu này được tiến hành theo sự chỉ đạo của Hà Nội, muốn xóa đi những ǵ cao đẹp của thành phần tỵ nạn để tiếp tục hướng dư luận đi vào những sai lệch có lợi cho cộng sản Việt Nam (14).  

 

Do đó, nếu muốn cho các nước nh́n nhiều hảo cảm về phía ta, th́ cần thiết nhất là các tổ chức kết hợp, hợp đoàn để từ đó có thể làm được nhiều việc, nhất là xin trợ giúp các phương tiện để xuyên phá chế độ độc quyền, độc đảng và tham nhũng. Hiện nay các nước trên thế giới đang tập trung nỗ lực vào Việt Nam về kinh tế, thương mại, kỹ nghệ, công nghệ... Nếu bây giờ chúng ta chỉ đứng bên ṿng ngoài, lực lượng của chúng ta không đủ khả năng kết hợp, không thể nào hợp đoàn lại được, th́  đó là điểm thiếu sót lớn nhất của chúng ta. Cho nên công việc  cần thiết nhất là các tổ chức phải Hợp Đoàn, và chuẩn bị cho thật chu đáo khi muốn trở về lại Việt Nam. 

 

9.         Kế hoạch mà ta đang thi hành có thể làm chủ điểm cho chiến lược hay không?  Dành lại chủ quyền đất nước Việt Nam từ tay cộng sản là một việc làm khó, nhưng không có việc khó nào mà ta không thể không làm được với sự đồng tâm nhất trí của chúng ta. Sự đồng tâm thể hiện qua sự Hợp Đoàn của các tổ chức là biện pháp hay nhất trong việc đối đầu và có thể đối lập sau này cùng cộng sản Việt Nam. Do đó khi các tổ chức hợp đoàn lại được là có cơ hội tập hợp các yếu tố, bộ phận ngoài và trong nước làm mũi nhọn xuyên phá bức màn đang che kín bộ chính trị của đảng cộng sản. Nếu không hợp đoàn được, th́ sức của một đoàn thể không đủ và không thể làm lung lay đối phương. Một khi tập hợp sức lại được, sức đó gọi là Quy Nạp Lực (15). Khi có quy nạp lực là ta có đủ điều kiện xung kích với những biện pháp của ta. Do đó kế hoạch đang có chỉ là kế hoạch riêng của một tổ chức mà thôi. Một khi kế hoạch chung được thực hiện là có nhiều tổ chức đồng tâm làm việc đó. Như vậy, khi nào Quy Nạp Lực được thành h́nh th́  kế hoạch đó là chủ điểm cho chiến lược.    

 

10.        Khi chiến lược tựu h́nh, cộng sản có biết được hay không? Khi quy nạp lực thành h́nh, có thể những tay t́nh báo cộng sản trà trộn vào để thám thính t́nh h́nh. C̣n khi chiến lược tựu h́nh là trăm hoa đua nở, v́  với chiến lược này sẽ xuyên phá chế độ cộng sản ra từng đoạn, không thể để cho hợp nhất, t́m cách tách rời những bộ phận ra thành từng mảnh nhỏ... Chắc chắn cộng sản Việt Nam sẽ dùng mọi cách thức để phá ta, chẳng hạn như: không thể để cho chiến lược thành h́nh, không để cho có sự đoàn kết lại với nhau, bằng cách tạo ra mọi nghi kỵ, khích bác, bôi bẩn, chia rẽ càng nhiều càng tốt, không thể nào để cái gai nguy hiểm trước mắt mà không nhổ... Do đó chính chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác trước việc cộng sản đă, đang và sẽ ra tay.

 

11.        Phương pháp chính yếu của chiến lược làm ǵ?  Phương pháp chính yếu trong chiến lược là dùng mưu kế để phá thế của cộng sản. Phương thức đó gọi là "Dụng Mưu". Dụng mưu là dùng những kế sách của địch để phá địch, của ta để phá địch, và của tổng hợp để phá địch (16). Dụng mưu được thực hiện khi nào người lănh đạo chiến lược điều hành phối hợp các yếu tố, các bộ phận, và có những điều kiện khi thực thi kế sách như sau đây: 

 

a)      Kế sách chỉ đưa ra áp dụng khi nào các tổ chức Hợp Đoàn được với nhau. Tại v́ không hợp đoàn được, th́ hiệu quả công tác sẽ không thể đạt được tới mức yêu cầu.

b)      Kế sách cần tạo thành mũi nhọn cùng khắp để xung phá mănh liệt vào màn lưới tư tưởng do cộng sản giăng ra. Màn lưới đó do cộng sản đặt ra cộng sản sẽ phá nó, ta và tổng hợp sẽ phá nó như 8000 binh sĩ của Sỡ Bá Vương Hạng Vơ phải tan tác, bỏ hàng ngũ khi nghe khúc tiêu ai oán năo nùng của Trương Lương (17).

c)      Kế sách khi sử dụng phải chọn mục tiêu, hướng tiến công, phải đặt chuẩn đích, đó là đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, hay là chế độ độc quyền, độc tài, tham nhũng...

d)      Kế sách chỉ cần đạt được 3/4 của các kế hoạch là kể như thắng lợi. Lẽ dĩ nhiên nếu đạt hơn nữa là điều tốt, nhưng mọi việc nào cũng vậy, đó là nên chừa một con đường thoát cho đối phương. Con đường thoát đó là thuần túy trở về với dân tộc Việt Nam.  

 

Trên đây là những câu hỏi có tính cách tổng quát, và những câu trả lời gợi ư khi muốn lập thành chiến lược xung yếu để đối đầu và đối lập cùng với đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Những phần gợi ư này có nhiệm vụ hướng dẫn để có thể h́nh thành các điểm mấu chốt trước khi chiến lược tựu h́nh. Đây là việc vô cùng quan trọng.

 

Trong các điểm mấu chốt, có hai điểm chính yếu cho người thực hiện chiến lược đó là sự "liên lạc truyền thông" (communicatie) và sự "kiểm soát kế hoạch" (controle plannen) (18).

 

Sự liên lạc truyền thông rất quan trọng trong bối cảnh hiện tại, nhất là người Việt Nam ở răi rác khắp các nước trên thế giới. Những người chịu đọc và có điều kiện để đọc các sách báo, tài liệu, tham khảo, b́nh luận... trên internet, e.mail... hiện nay ở hải ngoại có rất nhiều. Nhưng những người ở trong nước muốn được như người ở hải ngoại là một điều rất khó, nếu không có những sự trợ giúp từ bên ngoài. V́ thế, nếu muốn cho sự liên lạc truyền thông đạt những hiệu quả tích cực th́ phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài của người Việt Nam ở hải ngoại và thành phần lănh đạo chiến lược trong tương lai.

 

Sự kiểm soát kế hoạch là công tác thường xuyên của những người lănh đạo khi muốn thực hiện chiến lược. Từ khi bắt đầu chuẩn bị h́nh thành và cho đến khi kiện toàn công tác, tất cả là nhờ vào sự sắp xếp hệ thống phối hợp giữa bên trong và bên ngoài, giải quyết những trường hợp xảy ra có tính bất cập, hoặc đột xuất, cân bằng được những mức công tác nội (interne) và ngoại (externe) cho đều nhau, v.v... Do đó sự kiểm soát kế hoạch nếu được tiến hành theo ư muốn là do những thành phần lănh đạo có kinh nghiệm, vững vàng, chắn chắn và có khả năng khi giải quyết và quyết định một việc ǵ.

 

Những người lănh đạo chiến lược cần nên rơ ràng một khi quyết định, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra hiệu lệnh. V́ chiến lược khi thành h́nh, th́ lúc đó các mặt tác động sẽ có hiệu lực cả hai phía - từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài. Do đó khối óc minh mẫn, nhạy bén và sống động là điều kiện cần có của những người lănh đạo trong tương lai. (Xin mời quư vị đón xem Điểm 4A.1: Nguyên Tắc)

 

Một khi các việc trong chiến lược chạy đều, lúc đó ta nên cố gắng chủ động nhiều phía và có tầm nh́n xa, rộng. Muốn chủ động được, cần có Chủ đạo tác động nhiều tổ chức, đảng phái, đoàn thể... để tạo Lực. Chủ đạo c̣n có nghĩa là tạo "thời thế cơ" cho thích ứng, tức là "thiên thời, địa lợi, nhân ḥa" cùng ḥa nhịp để dành phần thắng lợi về ta.

 

Đây là điểm Chủ đạo. Có chủ đạo được th́ cơ hội đạt tới mức chuẩn bị h́nh thành chiến lược không c̣n xa.   

 

 

  

Ghi chú (Noten):

                

1.         Vũ Tài Lục, Thủ Đoạn Chính Trị, Việt Chiến xuất bản 1970.

2.         Tất Dĩ Tuân, Ngô Tử binh pháp, bản dịch của Ngô Văn Triện, Bọn Tào Tháo mười nhà chú thích 1970.

3.         Internet Nhân Dân, Nghị quyết của Chính Phủ về một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội

            trong sáu tháng cuối năm 2000, 20-7-2000 .

4.         Idem.

5.         Ḥa thượng Thích Thiện Châu, Giáo lư Vô Thường, T́m Đạo, 25-3-2000.

            Đại đức Thích Trí Siêu, Vô Ngă, Sự quan trọng của Vô Ngă, 12-4-2000.

6.         Dr. Henry Mintzberg: Opkomst en Ondergang van Strategische Planning (The Rise an Fall of Strategic Planning),

            Planning en Strategie pag. 23-48, Economie en bedrijfskunde Academic Service, New York 1994.

7.         Idem. Strategievorming is een planningsproces, ontworpen of ondersteund door planners, om te plannen met als

            doel plannen te produceren. pag. 46. 

8.         Idem.

9.         Hoàng Xuân Việt, Thuật Lănh Đạo, Tinh Hoa Miền Nam xuất bản, 15-9-1968.

            P. Hiếu và Nguyễn Hiến Lê, Đắc Nhân Tâm, Đại Nam.

10.        Dr. Henry Mintzberg: Opkomst en Ondergang van Strategische Planning (The Rise an Fall of Strategic Planning),

            Planning en Strategie, pag. 89-91.

11.        Dr. A. Braet và Drs. R. Berkenbosch, Debatteren over Beleid (Tranh luận về Chính sách),

            De Debatstelling, pag. 14-20, Wolters-Noordhoff bv Groningen, 1989.

12.        Tôn Đức Pháp, Những nhà mưu lược nổi tiếng xưa và nay, Danh gia trí mưu, trang 233-236, Cà Mau 1996.

            Trọng Tâm, Tam thập lục kế, trang 154-159, Long An.

13.        Drs. Ngô Văn Tuấn, Những đề nghị cho người Việt Nam đầu thế kỷ 21: Hợp Đoàn, 1992, 1998.

14.        Tài liệu Viện Bang Giao Quốc Tế Ḥa Lan, 24-7-2000.

            Lư Thái Hùng, Việt cộng và kế hoạch nghiên cứu cộng đồng người Việt hải ngoại, Internet Vietbao.com,

            Diễn Đàn 18-8-2000.

15.        Drs. Ngo Van Tuan, De Overeenstemming (Hợp Đoàn), Leiden 1992, Vietnam Revue 11, 1e 1997, 

            Internet Vietbao.com Diễn Đàn 6-2000.

16.        Drs. Ngo Van Tuan, Nguyên Tắc, Gebruik van Schranderheid (Dụng Mưu), Leiden 1992.

17.        Tây Hán 1967, Hán Sỡ Tranh Hùng 1985.

            Ngô Tỵ, Mưu lược chính trị Đông phương, Sống Mới 1972.

18.        Dr. Henry Mintzberg, Planning, Plannen, Planners, pag. 291-368, Academic Service 1994.

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06