ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Những Đề Nghị Cho Người Việt Nam

Đầu Thế Kỷ 21

 

Tuệ Nhăn

Sách Lược Dung Hợp

Strategie van het Junghopisme

2-2000

 

V

ới tinh thần hoàn toàn khách quan và trung thực khi soạn thảo những điểm đề nghị này tŕnh bày cùng quư vị,  tôi đă đúc kết các tài liệu, dữ kiện và các phương tiện có được của các tổ chức, đoàn thể và đảng phái người Việt Nam ở hải ngoại, ở quốc nội, của cộng sản và của quốc tế để hy vọng được hoàn chỉnh sách lược này. 

 

Dĩ nhiên những tài liệu, dữ kiện và phương tiện tôi chỉ có trong hạn hẹp mà thôi, nên có thể không đủ làm nền tảng cho sách lược. Có rất nhiều quan niệm và lập trường khác nhau của nhiều tổ chức, đoàn thể và đảng phái, v́ vậy xin quư vị hăy đóng góp ư kiến. Rất hoan nghênh những ư kiến, phê b́nh nào có những nhận thức mới. Có như vậy mới có dịp để sách lược được hoàn chỉnh và tôi cũng được học hỏi thêm.

 

Sách lược gồm có Luận thuyết và 3 Giai đoạn I, II, III. Mỗi Giai đoạn có các Phần: A cho người Việt Nam ở hải ngoại, B cho tổ chức quốc tế và C cho người Việt Nam tại quốc nội.

 

Giai đoạn I Phần A cho người Việt Nam ở hải ngoại gồm có:

 

Điểm 1A.I: Hợp Đoàn

Điểm 2A.I: Chủ Động

Điểm 3A.I: Chủ Đạo

Điểm 4A.I: Nguyên Tắc

Điểm 5A.I: Nhân Quyền

Điểm 6A.I: Đối Thoại

 

Giai đoạn II Phần A gồm có:

 

Điểm 1A.II: Chiết Trung.

Điểm 2A.II: Nối Kết.

Điểm 3A.II: Tựu Kế.

 

Trong khuôn khổ những bài này, tôi viết có tính cách tổng quát mà không đi sâu vào chi tiết.

 

Điểm 2A.I:  Chủ Động

 

 

 

 

Cộng sản Việt Nam đă củng cố con đường tất yếu là xây dựng chế độ Xă hội chủ nghĩa. Cộng sản cố duy tŕ đường lối độc quyền và đảng trị này trong t́nh trạng tiến thối lưỡng nan:

 

1.       Duy tŕ và phát triển kinh tế theo đường hướng xă hội chủ nghĩa. “Đổi mới kinh tế, đóng cửa chính trị” đi theo hướng Đặng Tiểu B́nh của Trung Quốc, chỉ là mong manh, èo uột, không có lối thoát.

2.       C̣n rời bỏ con đường này là chết, hoặc sống cũng không đứng lên được. Theo Đào Duy Quát, Phó chủ nhiệm ban Văn hóa - Tư tưởng Đảng cộng sản Việt Nam đă tuyên bố ngày 2-8-1999: "Phần lớn các đảng đối lập đă đứng về phía bọn xâm lược ngoại quốc và tất cả rút cuộc đă thất bại". "Chúng tôi không muốn có một chế độ đa đảng, v́ chúng tôi không muốn có những đảng đối lập như vậy" (1).

 

Rốt cuộc không c̣n con đường nào khác hơn là phải duy tŕ chế độ hiện hành.

 

Chúng ta phải t́m ra lối thoát cho họ. V́ sao? Tại v́ nếu không t́m ra lối thoát thứ ba, là chúng ta phải tiếp tục đấu tranh dai dẳng trường kỳ. Con đường thoát ra này là các đảng phái, tổ chức đều b́nh đẳng với nhau và tôn trọng Hiến Pháp một khi đất nước được xây dựng theo thể chế Dân chủ tự do và có nhân quyền thật sự. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam qua cuộc bầu cử được nhiều phiếu, th́ đương nhiên Đảng cộng sản Việt Nam sẽ cầm quyền. Các đảng phái khác sẽ ở trong vai tṛ đối lập. Các tổ chức và mọi người dân Việt Nam đều phải tôn trọng Hiến Pháp và tuân theo những ǵ mà luật pháp Dân chủ tự do ấn định. Không trả thù, không trả oán, không c̣n hận thù nhau nữa, mà tất cả đều cùng chung xây dựng lại đất nước đă bị đổ vỡ. 

 

Nhưng muốn cho cộng sản Việt Nam tựï nhiên chấp nhận rời bỏ con đường độc quyền và độc đảng là một chuyện vô cùng khó khăn, không tưởng, và như vậy không c̣n là Đảng cộng sản Việt Nam nữa. Đảng cộng sản phải có những xảo thuật, thủ đoạn, thà giết lầm hơn tha lầm để giữ vững và củng cố sự độc quyền, độc đảng của họ. Đối với thế hiện tại của người Việt Nam, chúng ta cũng không thể nào c̣n dùng uy quyền hay biện pháp để bắt cộng sản làm cái này hay làm cái khác. Trừ phi có chính sách nào đó của các nước trên thế giới buộc cộng sản Việt Nam nghe theo để đến bàn hội nghị.

 

Hiện nay các nước trên thế giới đă có một chính sách về kinh tế, thương mại ... và viện trợ, giúp đỡ các nhu cầu thiết yếu để cho Việt Nam phát triển được. Và có thể từ từ rời bỏ chế độ độc quyền và độc đảng hiện tại. Nếu Việt Nam không chịu đáp ứng những đ̣i hỏi, th́ quốc tế sẽ có biện pháp mạnh hơn nữa, chẳng hạn như các nước tự do Tây phương (Mỹ, Liên hiệp Âu châu...), Úc, Á châu Thái B́nh Dương (Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore...) (2) sẽ có thể rút hết các hoạt động đầu tư, bang giao, viện trợ ... của họ ở Việt Nam. Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu và Ngân hàng Thế giới sẽ có thể không c̣n cho Việt Nam vay tiền nữa, v.v... 

 

Nếu Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế, chắc chắn sẽ bị khốn đốn, nhất là nằm kề bên Trung Quốc, trong khi việc Hoàng Sa và Trường Sa chưa giải quyết xong. Cộng sản Việt Nam đă dùng Trung Quốc làm chiếc phao bấu díu cuối cùng của hệ thống độc quyền cộng sản, nhưng lại cũng muốn đem ảnh hưởng của các cường quốc Tây phương, Úc và Á châu Thái B́nh Dương vào Việt Nam để đề pḥng ư đồ thao túng của Trung Quốc. Cộng sản Việt Nam muốn bắt cá hai tay, nên gần như chắc chắn sẽ nới rộng cửa từ năm 2000 để lấy ḷng các cường quốc bên ngoài.

 

Cuộc diện của Việt Nam từ năm 2000 trở đi sẽ có rất nhiều biến đổi, nhất là về mặt kinh tế, thương mại, bang giao... Mỹ và cộng sản Việt Nam vừa có Hiệp ước Thương mại song phương vào ngày 25-7-1999, và là năm đại xá cho các người tù cải tạo (chính trị, thường phạm) đang c̣n bị giam trong trại cải tạo của cộng sản Việt Nam. Nhưng muốn cho cộng sản Việt Nam nhanh chóng rời bỏ độc quyền và độc đảng trong nước, chúng ta phải hỗ tương, phối hợp và hỗ trợ cho các điểm chủ yếu, nỗ lực của quốc tế, và từ đó làm bàn đạp cho các điểm của chúng ta. 

 

Công việc trước hết là các tổ chức cùng Hợp Đoàn - ưu tiên số một - để có được một nền móng vững chắc, cách tranh đấu hữu hiệu buộc cộng sản Việt Nam phải nhượng bộ để đến bàn hội nghị. Khi cộng sản Việt Nam chấp nhận đến bàn hội nghị, th́ những yêu cầu, đ̣i hỏi của chúng ta chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

 

Hiện tại, chúng ta đang chống lại chính sách của đảng và nhà cầm quyền cộng sản độc quyền, độc đảng, bất công và tham nhũng, nhưng dứt khoát chúng ta không chống lại nhân dân Việt Nam, v́  nhân dân Việt Nam và ta là một. Nhân dân Việt Nam và ta chống lại chính sách độc quyền và độc đảng của cộng sản Việt Nam là dấu hiệu h́nh thành của giới bị trị chống lại những kẻ thống trị trong nước.  

 

Trước t́nh h́nh mới từ năm 2000 trở đi, người Việt Nam ở hải ngoại cần có 3 nhận định chủ yếu là: Ta, Bạn ta và Khác ta.

 

Ta 

 

¨        Ta là những người cùng chung mục đích về một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền, thịnh vượng và hạnh phúc. Và hướng đi chung của dân tộc Việt Nam là thể chế Dân chủ tự do. Trong tương lai có tiến đến được đa nguyên, hay bất cứ chế độ nào, cũng là tùy thuộc vào nhân dân Việt Nam.                                                                                                                                    

 

Hiện nay ở hải ngoại nạn chia rẽ và bất đồng ư kiến của các tổ chức chính trị người Việt Nam đă không giảm. Sự việc này đă làm cho không ít người rời khỏi chính trường. Việc họ rút lui khỏi chính trường là điểm hoàn toàn có lợi cho cộng sản Việt Nam. Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tự cảm thấy chúng thành công khi nào ở hải ngoại các tổ chức tự xâu xé, chửi bới, đâm thọc lẫn nhau ... mà không thể ngồi chung với nhau trong một chiến tuyến.

 

Trước tháng 4 năm 1975 các đảng phái, các viên chức, các lực lượng quân cán chính của Việt Nam Cộng Ḥa đă cùng chung chống lại sựï xâm lược của cộng sản. Nhưng chúng ta đă phải thất bại trong tủi nhục và đau đớn. Th́ giờ đây, nếu chúng ta tự chia rẻ, tự gây mâu thuẫn, bất đồng trong mọi đoàn thể th́ sẽ không ai cứu giúp chúng ta cả. Và những lớp người trẻ tuổi lớn lên ở hải ngoại có c̣n nhớ về Việt Nam và tinh thần đấu tranh có c̣n nữa hay không, tất cả là do chúng ta, thấy chúng ta!

 

Có thể ước độ số người khoảng chừng 60-80% là thuộc về Ta. Bao gồm người Việt Nam tỵ nạn sau 1975, người Việt Nam qua trước 1975 và người Việt Nam ở Đông Âu... Dĩ nhiên mỗi nhóm nào cũng có những thành phần không thuộc về ta, tùy theo ít hoặc nhiều mà thôi.  

 

Số người này có lư tưởng, nghĩ  đến t́nh dân tộc, nhưng về chính trị th́ phản đối lại chính sách độc quyền, độc đảng, bất công và tham nhũng của cộng sản Việt Nam. Số người này một phần ở nhiều tổ chức, đảng phái... nhưng một phần lớn lại độc lập, không ở vào tổ chức nào. V́ có nhiều lư do... Nhưng có chuyện ǵ liên quan đến Việt Nam, họ cũng sẵn sàng, như biểu t́nh, giúp đỡ, quyên góp...

 

Hăy cố gắng tạo nên t́nh yêu nước, đoàn kết nơi tha hương, nên đùm bọc lẫn nhau nhiều hơn nữa, nhất là phải ổn định được nhân tâm, niềm tin tưởng của người Việt nơi hải ngoại. Niềm tin của người Việt Nam được xây dựng và un đúc trong quá khứ là một thứ t́nh cảm tự nhiên hài ḥa và mănh liệt. Nhưng cho đến hôm nay, niềm tin đó đă bị đổ vỡ và phân chia bởi những đoàn thể lợi dụng sự tin tưởng của đồng hương, và các thành phần khác cũng đă nhân dịp đó tạo ra nghi kỵ, hận thù nhau... Sự chia rẽ đó đă biểu hiện một sự đổ vỡ trầm trọng mà cho đến ngày nay chưa có thể và chưa có dịp hàn gắn lại được.

 

Bất cứ tổ chức nào trong quá khứ cũng đều có sai lầm, dù lớn hoặc nhỏ. Nhưng sai rồi biết sửa, th́ đó là một việc làm tốt. Sai ván cờ này, ta phải nghiêm chỉnh rút ra cho được những ưu và khuyết điểm để rồi làm lại ván cờ khác. Người Việt Nam sẽ dang hai tay rộng để hàn gắn, giúp đỡ cho những người, cho tổ chức nhận thấy những khuyết điểm, và giờ đây biết sửa đổi, biết phục thiện.

    

Lư tưởng chân chính sẽ tạo cho người Việt Nam tin tưởng. Sự chân thành tin tưởng có thể hóa giải đi các uẩn khúc nghi kỵ lẫn nhau. Và niềm tin sẽ sinh ra nhiều tác động. Một trong tác động đó là làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn. Niềm tin là chất keo dán lại những chia ly, đổ vỡ... Không có niềm tin là thất bại, sinh ra khích bác, nghi kỵ lẫn nhau... đi đến chia rẽ, hận thù ...

 

Do đó, hăy củng cố niềm tin, bằng mọi cách đem lại t́nh thương cho nhau. Nếu không có t́nh thương của người Việt Nam nơi đất khách quê người, th́ mọi hoạt động của chúng ta cũng bằng thừa. Nhất là những nhu cầu, nguyện vọng tha thiết của giới trẻ càng thôi thúc mănh liệt cho chúng ta phải xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.

 

Có những người thay v́ là Ta, nhưng những hành động hoàn toàn khác với Ta, th́ những người đó được xếp vào thành phần Bạn ta.

 

 

Bạn ta

 

¨        Bạn ta là những người có khác quan điểm với ta, và có thể họ đi theo con đường riêng của họ. Chúng ta phải biết cách chiêu an, "cách biến" những người khác quan điểm với ta, và d́u dắt những người Việt Nam trong nước đă ra hải ngoại - có thể họ đă từng chống đối ta hoặc bỏ mặt ta - giờ đây trở thành “Bạn ta”, giúp đỡ cho ta.                                                                                                                                      

 

Trong nước, nhân dân Việt Nam dưới sự thống trị của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam mà không thể nói lên được những ǵ chất chứa trong ḷng họ. Khi ra ngoài nước làm bất cứ việc ǵ, họ cũng cảm thấy như là đổi mới phần nào cách sống nhàm chán của họ ở trong nước. Họ có thể là: Những người Việt Nam ra nước ngoài buôn bán, thương mại, triển lăm...; Sinh viên du học hoặc viên chức tu nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học hoặc học viện nào đó; Những đoàn cải lương, ca nhạc…; Những người đi du lịch; Những người đi thăm thân nhân hiện ở hải ngoại, v.v…

 

Nhưng khi ra ngoài nước, họ lại gặp sự chống đối, đả kích của người Việt Nam ở hải ngoại, nhất là những người Việt Nam cực đoan quá khích coi họ như là một phe với Đảng cộng sản Việt Nam. Cho nên niềm uất ức của họ không thể giải bày cùng ai. Sự việc trên vô t́nh đă đẩy những người Việt Nam trong nước vào bước đường chống lại hoặc bỏ mặt những người Việt Nam ở hải ngoại !!

 

Cho nên khi bước qua năm 2000 trở đi, chúng ta chẳng những phải củng cố đường lối cho phù hợp với t́nh h́nh mới, mà c̣n phải nới rộng địa bàn hoạt động về phía người Việt Nam ở trong nước ra hải ngoại. Đó là thay v́ chống họ, giờ đây chúng ta nên tiếp xúc, gần gủi, khuyến khích họ và có thể biến đổi họ trở thành Bạn ta, giúp đỡ cho ta. Những dịp tiếp xúc, gần gủi và dẫn dắt cho họ hiểu được việc làm của ta, chính là những dịp tuyên truyền hay nhất trong chiến thuật Tuyên vận của ta.

 

Chúng ta phải cố tạo nên khoảng cách càng nhỏ chừng nào càng tốt chừng đó. Có như vậy th́ giữa họ và ta mới có thể đi đến gần một được. Khi gần một, họ về trong nước sẽ nói tốt và hỗ trợ cho đường lối và chủ trương của ta. Và từ đó, số ít sẽ trở nên số nhiều người giúp ta trong công việc chung. Đây là việc vô cùng quan trọng.

 

Chúng ta cần nên nới rộng phạm vi hoạt động, d́u dắt nhiệt thành đối với những đảng viên cộng sản bỏ đảng, dù là ở hải ngoại hoặc ở quốc nội. Đối với họ, ta cũng phải nên cẩn thận trong lúc tiếp xúc gần gủi, v́ không khéo th́ sẽ bị họ dẫn dắt lại ta. Tuy nhiên những đảng viên ra ngoài hải ngoại không nhiều th́ ít, họ cũng có cái nh́n xét lại đối với Việt Nam hiện tại. Chúng ta cũng không nên bươi móc những chuyện củ đă xảy ra trong quá khứ. Có những vấn đề họ muốn chôn vùi thành dĩ văng, càng không muốn ai nhắc đến nữa. Chúng ta nên để sau này lịch sử sẽ phê phán hành động đó.

 

Chúng ta nên có cái nh́n hiện tại và tương lai. Có đối đăi và cư xử nhiệt t́nh với những người đó, th́ những đảng viên rời bỏ đảng cộng sản càng lúc càng đông. Đó là điểm nổi bật về công tác tuyên vận của chúng ta.

 

C̣n những thành phần mà chúng ta tiếp xúc, gần gủi và dẫn dắt nhiều lần, họ vẫn có những luận điệu bài xích ta, cố t́nh làm ngược lại những điều mà ta cổ vũ, khuyến khích họ, th́ những người đó thuộc về thành phần Khác ta.

 

Khác ta 

 

¨        Khác ta là những người cộng sản khác ta về lập trường chính kiến, là những kẻ đối đầu cùng ta. Chúng ta phải ra sức ngoại giao, tuyên truyền cho những người có khác với ta, tức là các đảng viên cộng sản hiện đang ở nước ngoài, trở thành những người “không chống đối ta”.            

 

Thành phần đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam khi ra ngoài nước là những người có công tác, chẳng hạn như làm việc ở: Các ṭa đại sứ hay lănh sự quán; Cơ quan quốc tế (Liên hiệp Âu châu EU, Liên Hiệp Quốc VN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á  ASEAN, v.v…); Các giới chức của đảng và nhà nước cộng sản đi tham dự hội nghị của nước ngoài; Các bộ phận t́nh báo hải ngoại, v.v…

 

T́nh báo của cộng sản trước đây đă trà trộn vào làn sóng của những người Việt Nam tỵ nạn ở khắp các nơi trên thế giới, có thể đoán định vào những năm 1979-1981, 1985-1987 và 1990-1992. Đặc biệt từ giữa năm 1997 - sau khi tổ chức Đại hội đảng lần thứ VIII năm 1996 và nhất là Tổng bí thư Đảng cộng sản đă được đề cử năm 1997 - cộng sản Việt Nam đă cho những người t́nh báo trong nước ra hoạt động mạnh ở hải ngoại. 

 

Có nhiều người Việt Nam chưa hoặc không bao giờ tiếp xúc với người t́nh báo cộng sản, nhưng đă gián tiếp tuyên truyền cho đường hướng của cộng sản, thí dụ như họ âm thầm kêu gọi: Đừng hoạt động chính trị nữa để c̣n về nước; Hăy về nước để đầu tư; Hăy gởi tiền về cho thân nhân buôn bán; Hăy tránh xa những người hoạt động chính trị ở hải ngoại v.v… Những hành động đó, vô h́nh trung họ làm hoàn toàn có lợi cho cộng sản, hoặc là họ gián tiếp làm mật báo viên cho t́nh báo cộng sản lúc nào mà họ không hay biết.

 

Các thủ đoạn của những người t́nh báo, mật báo viên cộng sản ở nước ngoài là lôi kéo những người Việt Nam tỵ nạn về phía chúng. Họ hoạt động trong bóng tối, có nhiều phương tiện, làm việc có tiền hoặc được hưởng những quyền lợi mà cộng sản dành cho.

 

Chúng ta cố gắng tạo ảnh hưởng rộng khắp các nước, cho những người khác ta và quốc tế biết rằng chúng ta luôn luôn yêu chuộng tự do, dân chủ và nhân quyền. Chúng ta không bao giờ muốn có kẻ thù, dù là người cộng sản. Chúng ta chỉ mong được về Việt Nam trong tự do, dân chủ và nhân quyền mà thôi. Chúng ta thiết tha được làm bạn cùng với những người có chí hướng, và mong được làm bạn cùng các anh chị em đó. Tiếp theo sau đó là chúng ta yêu cầu và đ̣i hỏi băi bỏ độc quyền, độc đảng trong nước.

 

Chúng ta phải khuyến khích cộng sản Việt Nam tận diệt bất công, tham nhũng và bài trừ ma túy càng nhiều, càng tốt. Như thế chúng ta được 2 lợi điểm:

 

1.       Diệt bất công, tham nhũng, bài trừ ma túy và gái măi dâm là việc mà bất cứ chính quyền nào cũng phải làm.

2.       Họ lo làm lúc này, ta sẽ nhàn nhă tính việc khác của chúng ta. Chúng ta có đủ th́ giờ để chuẩn bị lực lượng có mặt sau này. Chúng ta cần phải từng bước liên tục yêu cầu và đ̣i hỏi.

 

Chúng ta cần có phản ứng nhanh chóng cho kịp thời, bằng không trong những năm tới đây,       ảnh hưởng của cộng sản Việt Nam - nhất là văn hóa, báo chí, văn nghệ, v.v...- sẽ bành trướng mạnh mẽ ở hải ngoại, th́ lúc đó chúng ta sẽ phải đương đầu với trở lực lớn.

 

C̣n những thành phần cộng sản  nào nhất quyết chống ta, th́  chắc chắn chúng ta có biện pháp hữu hiệu khác. Trong cuộc tranh đấu cùng đảng cộng sản, khi chúng ta gặp số người "Khác ta không chống đối ta” càng nhiều th́ càng có lợi cho ta.

 

Như vậy, tất cả những người từ trong nước ra bên ngoài, dần dần  được chúng ta mời gọi và chiêu an. Họ có thể giúp chúng ta hoặc sẽ không chống lại chúng ta (3).

 

Nhận Định Tổng Quát 

 

Có nhiều khi làm cho chúng ta lẫn lộn giữa Ta, Bạn ta và Khác ta: Ta đứng ở đâu, ai là Bạn ta, kẻ nào Khác ta?  V́ trong Ta cũng có nhiều bất đồng ư kiến với nhau, thậm chí chụp mũ, bôi bác nhau thường xuyên. Nhưng có nhiều người là Khác ta, nhiều khi c̣n giúp đỡ Ta, và trở thành Bạn ta. Do đó, khi phân ra giữa Ta, Bạn ta và Khác ta chỉ là một khái niệm có tính cách đa diện và đa thành phần trong nhận thức và hành động mà thôi.

 

Giữa Ta và Khác ta có rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng trên khía cạnh nào đó, chẳng hạn như trong chính trị... Đối với chính trị khi tiếp xúc, có nhiều khác biệt về quan điểm, nhận thức hoặc tư tưởng... Chúng ta lái cuộc nói chuyện giữa họ và ta qua một đề tài khác, chẳng hạn như vấn đề cứu trợ nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân của cơn băo, lụt, thiên tai xảy ra ở Việt Nam v.v...

 

Giúp đỡ đồng bào Việt Nam bị lăo lụt, thiên tai là một việc nên làm, dù đứng trên bất cứ khía cạnh nào, không phân biệt lập trường, quan điểm hoặc tư tưởng nào. Chúng ta chỉ giúp đồng bào thuần túy trên khía cạnh nhân đạo. Như vậy, vấn đề cứu trợ nhân đạo đều được Ta, Bạn ta và Khác ta đều coi đó là việc cần phải giúp đỡ. Từ đó chúng ta sẽ có nhiều đề tài, nhiều điểm để có thể tiếp xúc, gần gũi cùng họ. Đó là điểm thành công của công tác tuyên vận.

 

C̣n những người Bạn ta và Khác ta, nếu Ta không xử trí được ai là bạn, ai là thù, th́  thế "Tất Bại" sẽ về phía chúng ta. V́ cả hai đều khác lập trường chính kiến cùng với ta, nhưng có kẻ ta tôn trọng và có kẻ ta phải đối đầu cùng với họ.

 

V́ thế, khi so sánh thế Tất Bại và thế Tất Thắng là cho ta có cái nh́n rộng răi, cùng khắp, vô cùng khách quan để nhận định. T́nh h́nh giữa hai thế có thể đối đầu thực sự chỉ là phân biệt thế tương tranh giữa một bên là kẻ cầm quyền, và một bên là người cố đạt được thế đối lập cùng với kẻ cầm quyền. Khi nhận định đúng th́ khi thực hiện mới có thể đúng, và ngược lại.

 

Do đó:

 

1.       Tất cả những người đối kháng cùng Đảng cộng sản Việt Nam, không cần biết họ đối kháng bằng thực hành hoặc lư thuyết, đều là Ta hoặc Bạn ta.

2.       Tất cả những người Việt Nam ở ngoài nước, và một phần lớn những người trong nước ra bên ngoài đều là Ta hoặc Bạn ta.

3.       Những người ra ngoại quốc tu nghiệp, sinh viên du học, kể cả những người ra ngoại quốc làm ăn, du lịch, văn nghệ đều là Bạn ta. Chúng ta phải đặc biệt nghĩ đến, có những người ra đi v́ muốn rời khỏi Việt Nam. Họ phải t́m cách này hay cách nọ để ra đi. Do đó chúng ta nên t́m cách giúp đỡ họ, nói cho họ nghe những chuyện ở hải ngoại. Nếu họ chịu nghe, th́ họ thuộc về Ta, họ có thể giúp ta nhiều thứ. Nếu họ không nghe, điều đó không thiệt hại ǵ cả, nhưng ít nhất là tư tưởng dân chủ đă nhen nhúm trong ḷng họ.

4.       Những người là Khác ta hiện tại ở hải ngoại, chúng ta cố gắng chiêu dụ họ trở thành người không chống đối ta. Nếu họ chịu nghe, họ trở thành Bạn ta, c̣n không nghe cũng không thiệt hại ǵ. Ta lấy kế sách "Gậy ông đập lưng ông" để sử dụng trong trường hợp này. 

 

Chúng ta không cần phân biệt những kẻ nào đối kháng giả, chống cộng giả mạo, v.v.. V́ nếu có biết được, ta có biện pháp ǵ để có thể ngăn chận họ lại? Những biện pháp như biểu t́nh, tố cáo trên báo chí, cô lập họ, hoặc đánh họ, v.v... trong nhất thời, nhưng xảy ra hậu quả:

 

1.       Càng làm cho họ thêm chán nản. V́ sự thật th́ họ không có làm việc cho cộng sản, chỉ bị chụp mũ, bôi bác... mà thôi. 

2.       Khi bị tố cáo, họ có thể làm việc luôn cho cộng sản hoặc tay sai của cộng sản. Có rất nhiều người bị du vào t́nh cảnh này.  

3.       Nếu thật sự làm tay sai cho cộng sản, th́ họ chỉ cười trừ. Và một phút giây nào đó họ tiếp tục chính thức làm việc luôn.

4.       Những người đă làm một vài việc ǵ đó không được mọi người cổ vơ, trái lại họ bị mọi người lên tiếng thóa mạ, đả kích, v.v.. trong khi họ vẫn nghĩ rằng họ làm đúng, làm tṛn bổn phận và trách nhiệm.

 

Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải kiểm điểm lại coi việc làm của ta đúng hay là của họ đúng. Muốn cho đúng hơn, ta mời những người trong Cố vấn đoàn kiểm điểm cho ta. Khi đă dứt khoát là chúng ta làm không sai, tốt nhất là để:

 

1.       Cho những người tế nhị và không được nóng nảy đến để nói chuyện cùng với người đó. Những người nói chuyện hoạt bát, cởi mở đến nhắc nhở và khuyên nhủ về việc làm của họ.

2.       Những người phụ trách về Dụng Mưu sẽ dùng mưu trí làm việc với họ. Một lần hay nhiều lần nhắc nhở, khuyến khích, khuyến dụ họ, th́ chắc chắn họ sẽ biết được đường đi và quay về với chúng ta.

 

Ta chỉ có những người khác lập trường, chính kiến, và Ta cũng không muốn đối đầu cùng ai, nếu có đó là sự việc bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng. Điểm này hết sức quan trọng trong công tác đối đầu cùng cộng sản, và trong lănh vực ngoại giao cùng người ngoại quốc. Chúng ta cố gắng làm thế nào để người ngoại quốc ở khắp nơi chỉ có thể là Ta và Bạn ta mà thôi, cố tránh Khác ta nếu có thể được. Quan niệm của chúng ta phải hết sức cởi mở, khoáng đạt và thật sự dân chủ, chứ không thể g̣ bó trong khuôn khổ phải tiêu diệt kẻ thù, phải trả thù kẻ nào chống lại Ta, v.v... 

 

 

Sự Nhận Xét

 

Có nhiều tổ chức của người Việt Nam ở hải ngoại hiện nay thường hay bị cho là chống cộng cực đoan, quá khích, và cực hữu một chiều. Những luận cứ này chẳng những một phần nào của phía người ngoại quốc, đặc biệt nhất là cánh tả, mà c̣n là của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. 

 

Một phần lớn người ngoại quốc không hiểu được, v́:

 

·         Chúng ta đă nói với họ về quá khứ, như: tại sao người Việt Nam phải ra đi, thảm trạng trên biển cả, đời sống ở các trại tỵ nạn, làm sao qua được định cư ở nước thứ ba, v.v... Đó là những điều mà chúng ta đă từng nói với họ vào khoảng năm 1980 cho đến 1989... Khi nói nhiều về quá khứ dần dần làm họ sinh ra nhàm chán. 

·         Rất ít người cho họ biết về những yếu tố chính yếu trong hiện tại và tương lai của nước Việt Nam. Họ chỉ biết khi có tin tức về Việt Nam, mà những tin tức đó lại mới hơn, có chất lượng hơn cái mà chúng ta cho họ biết. Có cho họ biết những vấn đề thật sự xảy ra ở Việt Nam mới có thể làm cho họ tin tưởng và giúp đỡ ta được.

·         Không cho họ biết đường đi tới. Người Việt Nam ở hải ngoại trong hiện tại có thể đường đi tới bị bế tắc, chưa được khai thông, hoặc nếu có th́ cũng chỉ ở tầm hạn hẹp, chưa được     rộng răi... Những năm tháng sau này, những hoạt động, sách báo và internet có cho thấy những phần, trang cho người ngoại quốc nhiều hơn. Nhưng chưa đủ, ngay cả internet cũng vậy.

·         Họ có thể là người của tả phái, như: xă hội, cấp tiến hoặc cộng sản ở những nước dân chủ, nên những luận cứ của người Việt Nam về chế độ độc quyền, độc tài, bất công và tham nhũng ở Việt Nam, họ nghe nhưng không lọt tai, hoặc có nghe nhưng c̣n phải xét lại. 

·         Họ chỉ có thể giúp người Việt Nam là người tỵ nạn trên đất nước họ mà thôi. Khi mà người Việt Nam mới qua đây, c̣n nghèo, họ giúp đỡ nhiệt t́nh. C̣n khi làm ăn có tiền, có việc làm tốt, đỗ đạt cao, vào quốc tịch của nước họ rồi th́ từ từ họ ít giao tiếp.

·         Chính phủ của các nước trên thế giới đầu thế kỷ 21 cũng đă có liên hệ với cộng sản Việt Nam. Sự liên hệ này mở đường cho chính sách tiếp cận và bành trướng cơ sở ở Việt Nam của họ. Nếu các tổ chức của người Việt Nam ở hải ngoại không chịu cởi bỏ những chướng ngại, gút mắt c̣n vương vấn cho dù là vật chất hay tinh thần, th́ các nước sẽ tự nhiên tiến hành các chính sách phân phối các công việc định sẵn. Chừng đó người Việt Nam có hối hận th́ muộn rồi (4).

 

Người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại cảm thấy chán nản, v́:

 

·         Nạn chia rẽ, phân hóa, sinh ra bè phái, chụp mũ, bôi bác lẫn nhau những năm qua đă không giảm, mà càng ngày càng nhiều, lộ liễu hơn. 

·         Mỗi người, mỗi tổ chức tự coi ḿnh là nhất. Sinh ra nạn như sứ quân, không ai chịu nghe lời ai, mặc dù tổ chức nào cũng cho là tổ chức của họ có tự do và dân chủ.

·         Tự do thao túng ở cộng đồng. V́ không c̣n có tổ chức khác, họ coi như cộng đồng là của riêng tổ chức họ. Khi ứng cử và bầu cử cũng làm ra vẻ dân chủ, kêu gọi mọi người và cổ động cho những người ứng cử, nhưng kỳ thực là chỉ có chính họ mà không có ai khác.

·         Khi về nước thăm nhà, thăm gia đ́nh, thăm người thân, thăm bạn bè, v.v... đă bị các tổ chức cực đoan, quá khích thóa mạ, đả kích. Nhưng trong khi đó th́ những người trong các tổ chức ấy lại về nước một cách đường hoàng chính chính, và thân nhân, con cái của họ khi về nước đă ăn xài sa hoa, phung phí, theo kiểu cậu ấm về làng ...

·         Tổ chức đă lợi dụng ḷng tin tưởng của đồng hương kêu gọi giúp đỡ tài chính, đi lạc quyên, thu góp tiền của nói là để làm vốn kinh tài. Nếu ai có hỏi đến, th́ nói là c̣n trong bí mật, không thể tiết lộ!

·         Không có ai là kiện toàn mọi mặt để dân chúng có thể tin tưởng. Và chưa có tổ chức nào làm cho dân chúng cảm thấy yên tâm khi ủy thác trọng trách và đặt hết niềm tin tưởng vào đó (5).

 

Trên đây là những nhận xét tổng quát của người ngoại quốc cũng như người Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại. Những nhận xét tổng hợp này tôi đă thu thập hết tất cả những ư kiến của những người mà tôi đă có tiếp xúc qua trong những năm tháng gần đây.

 

Nhận định về thế đối đầu của chúng ta đối với chế độ độc quyền, độc tài, bất công và tham nhũng của cộng sản trong hiện tại và tương lai, là cao trào đang bừng lên các nước trên thế giới. Nhất là nước dân chủ tiên tiến đang có hoạt động rộng mở để thôi thúc các nước yếu kém: hăy mạnh dạn đứng lên đ̣i đổi mới và hợp tác phát triển.

 

Đầu thế kỷ 21 các thế lực kinh tế của các nước đang t́m cách bành trướng sang Á châu, đặc biệt là các nước ở vùng Đông Nam Á. Do đó, khi muốn nắm chắc được cuộc diện sắp đến là chúng ta phải chuẩn bị cho chu đáo các điểm dự pḥng có thể xảy ra. Khi mà những điều xảy ra gần đúng như các điểm dự pḥng, th́ đó là một bước tiến đáng phấn khởi, cần phải đẩy mạnh lên cho tiến xa hơn.

 

Do đó trong lúc này, làm thế nào để tiến tới thế đối đầu cho thành h́nh, là nhiệm vụ cần thiết và ưu tiên của người Việt Nam ở hải ngoại. Có đối đầu được th́ sẽ có đối lập được.

 

 

 

 

Ghi chú:

 

1.       Dr. Ton van Naerssen en dr. Peter Druijven, Pacifisch Azie, Van Gorcum 1997.

2.       Vũ Tài Lục, Mưu kế chính trị, Xuân Thu 1971.

Tôn Đức Pháp, Danh gia trí mưu, Cà Mau 1996.

Trọng Tâm, Tam thập lục kế, Long An.

Robert Ogilvie, Krijgen is een kunst: Omtrent krijgskunde en ondernemingsstrategie, Addison-Wesley Publishing Company, Inc. 1995.

3.       Drs. Ngo Van Tuan, De Strategie van het Junghopisme, Leiden 1991.

4.       Drs. Ngo Van Tuan, De Strategie van het Junghopisme, Nederlands Genootschap voor Internationale Zaken 1997.

5.       Drs. Ngo Van Tuan, Nederlands Genootschap voor Internationale Zaken, 1998, 1999.

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06