ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Những Đề Nghị Cho Người Việt Nam

Đầu Thế Kỷ 21

 

 

Ngô Văn Tuấn

Sách Lược Dung Hợp

Strategie van het Junghopisme

***  

Với tinh thần hoàn toàn khách quan và trung thực khi soạn thảo những điểm đề nghị này tŕnh bày cùng quư vị,  tôi đă đúc kết các tài liệu, dữ kiện và các phương tiện có được của các tổ chức, đoàn thể và đảng phái người Việt Nam ở hải ngoại, ở quốc nội, của cộng sản và của quốc tế để hy vọng được hoàn chỉnh sách lược này.   

Dĩ nhiên những tài liệu, dữ kiện và phương tiện tôi chỉ có trong hạn hẹp mà thôi, nên có thể không đủ làm nền tảng cho sách lược. Có rất nhiều quan niệm và lập trường khác nhau của nhiều tổ chức, đoàn thể và đảng phái, v́ vậy xin quư vị hăy đóng góp ư kiến. Rất hoan nghênh những ư kiến, phê b́nh nào có những nhận thức mới. Có như vậy mới có dịp để sách lược được hoàn thành và tôi cũng được học hỏi thêm.  

Sách Lược Dung Hợp gồm có Luận thuyết và 3 Giai đoạn I, II, III. Mỗi Giai đoạn có các Phần: A cho người Việt Nam ở hải ngoại, B cho tổ chức quốc tế và C cho người Việt Nam tại quốc nội.  

Giai đoạn I, Phần A là H́nh Thành. Trong Phần H́nh Thành gồm có các Điểm chính yếu là:

Điểm 1A.I: Hợp Đoàn.

Điểm 2A.I: Chủ Động

Điểm 3A.I: Chủ Đạo

Điểm 4A.I: Nguyên Tắc.

Điểm 5A.I: Nhân Quyền.

Điểm 6A.I: Đối Thoại.  

Giai đoạn II, Phần A là Phục Hoạt gồm có:  

Điểm 7A.II: Chiết Trung.

Điểm 8A.II: Nối Kết.

Điểm 9A.II: Tựu Kế.  

Trong khuôn khổ những bài này, tôi viết có tính cách tổng quát mà không đi sâu vào chi tiết.

Điểm 1A.I: Hợp Đoàn 1  

 

Trong công cuộc cứu nước và cứu nhân dân Việt Nam thoát khỏi đường lối độc quyền, độc đảng của cộng sản trong hiện tại và tương lai, điều cần thiết nhất là làm thế nào để tạo Lực. Lực có được, không phải là do biểu t́nh hoặc kiến nghị ở Mỹ, Pháp, Ḥa Lan, ... mà là ở cùng khắp tất cả mọi nơi, mọi phía, mọi thành phần của cuộc đấu tranh trong và ngoài nước. Lực hiện nay quá ít. Lực ít nhất là phải tương đương với phe đối nghịch. Có như vậy th́  người Việt Nam mới có thể đương đầu hoặc đối thoại một cách tương xứng cùng tập đoàn chuyên chính cộng sản đang thống trị trong nước. Muốn tạo Lực cho có được, th́ một trong những điều trước tiên là phải “Hợp Đoàn”.  

Thử nh́n trên bầu trời cao rộng, nh́n từng đàn chim bay, có những cánh chim cô độc, những đàn chim vài chục, vài trăm con... đang bay về tổ ấm. Nếu từng đàn chim kết hợp lại, th́ khí thế vô cùng sống động. Tiếng chim ca hót mừng nhau trong sự kết hợp, hợp quần, ta gọi đó là sự Hợp Đoàn. Hợp đoàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra Lực. Hợp đoàn không có nghĩa là đoàn kết sơ cứng trong một đoàn thể, tổ chức. Hợp đoàn là sự kết hợp trong sự tương kính, hài ḥa, đoàn kết lẫn nhau và cùng nhau đạt đến mục đích trong sự hợp lư và đồng thuận. Ngày nào mà việc Hợp đoàn chưa được tối thiểu 3/4 các tổ chức đồng ư chấp thuận trên một nguyên tắc chung, th́ sẽ không thể làm được điều ǵ cho dân chúng ngoài và trong nước tin tưởng, th́ lúc đó chưa thể đối thoại hay làm điều ǵ được với cộng sản cầm quyền tại Việt Nam.    

Người Việt Nam nào cũng yêu nước, theo cách thức riêng của họ. Nhưng nếu bắt buộc phải hoạt động tích cực, xả thân mới gọi là yêu nước, th́  con số đó chẳng được bao nhiêu. Chúng ta khuyến khích họ hoạt động, nhưng không thể bắt buộc một ai. Có người thích chính trị, có người thích làm thương mại, kinh tế, có người thích làm việc thuần túy văn hóa, có người thích làm văn nghệ, v.v...  nhưng những cái thích đó đều nhằm vào mục đích chung là đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi tập đoàn độc quyền chuyên chính cộng sản, là đủ.  

Người thích làm việc chính trị th́ cũng phải cần có những người tích cực giúp đỡ, hỗ trợ bằng tài chính, vận động.... Vậy th́, giữa người hoạt động chính trị, văn hóa và người làm thương mại, kinh tế có khác ǵ nhau. Cho nên, bất cứ trách nhiệm và phần hành của ai, th́ làm theo việc của người ấy, miễn là đối với công việc chung, những người đó đóng góp và hỗ trợ tích cực theo cách thức riêng, tầm nh́n riêng của họ mà thôi.   

Như vậy, giữa văn hóa xă hội và kinh tế chính trị hiện nay cần phải nhận định rơ ràng, là bất cứ một phạm vi hoạt động nằm trong lănh vực nào cũng không kém phần quan trọng. Muốn cho rơ ràng hơn, ta phân biệt 2 xu hướng: Văn hóa xă hội trong đó có cộng đồng, và Chính trị trong đó có các tổ chức chính trị.  

Văn hóa - Xă hội - Cộng đồng  

Người Việt Nam rời khỏi nước ra đi tỵ nạn ở hải ngoại, có nghĩa là người Việt Nam không thể chấp nhận chế đđộc quyền, độc đảng, tham nhũng và bất công của Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam. Người tỵ nạn Việt Nam chỉ có thể trở về nước, một khi đất nước đă thay đổi. Ở hải ngoại, người Việt Nam thành lập cộng đồng tại mỗi nước. Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xă hội, nói chung có những điểm giống nhau (ngôn ngữ, sinh hoạt...), và gắn bó thành một. Cộng đồng có tính cách là đại diện cho dân tộc Việt Nam tại đó. Do đó, cộng đồng rất quan trọng đối với người tỵ nạn Việt Nam.  

Tuy nhiên tại những nước lớn khác, như Pháp, Đức, Mỹ, Gia Nă Đại, Úc, v.v... cộng đồng khó có thể thành lập làm một, mà có nhiều tên khác ở các địa phương, như Nghị Hội, Liên Hội, Hội, v.v... Ở Mỹ là nước có rất nhiều hội đoàn của người Việt Nam. Ở Gia Nă Đại, Úc, Pháp, ...

cũng có nhiều tranh chấp, mặc dù ít hơn ở Mỹ về nhân sự...  

Hiện nay, chính quyền cộng sản Việt Nam, một mặt đang cho bộ phận t́nh báo ra hải ngoại khai thác những sự xung đột giữa các cá nhân dẫn đến sự chia rẽ các đoàn thể, cộng đồng, và chiêu dụ những người tỵ nạn Việt Nam thành lập những hội đoàn mới tại đây. Mặt khác, cộng sản Việt Nam khuyến khích những người về nước, với tính cách hồi hương định cư trong nước, hầu đem của cải tiền bạc về xây dựng đất nước. Từ đây, chắc chắn sẽ có người Việt Nam bị lung lay trước ư nghĩ về nước định cư! Về nước định cư là một việc làm tốt, nhưng mà về như thế nào đây, khi mà Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước đang c̣n độc quyền độc đảng thống trị nhân dân Việt Nam! Do đó, việc làm sao cho cộng đồng thật vững mạnh là một việc làm lâu dài của tất cả người Việt Nam ở hải ngoại.    

Hiện tại muốn cho cộng đồng được mạnh mẽ, vững chắc, trước hết ta phân biệt giữa cộng đồng và các tổ chức chính trị. Cộng đồng thuần túy trông coi về văn hóa, kinh tế, xă hội, văn nghệ, v.v.. Các tổ chức chính trị có nhiệm vụ chủ yếu là lo về mặt chính trị của các đảng phái, mặt trận, phong trào, v.v.. Cộng đồng và các tổ chức chính trị hoạt động song song và hỗ tương lẫn nhau. Nhưng không thể lẫn lộn giữa cộng đồng và các tổ chức chính trị ở tại mỗi nước. Nếu có sự lẫn lộn làm một này, là một việc làm sai lệch hoàn toàn ư nghĩa của cộng đồng.  

Cộng đồng tại nước nào là do người Việt Nam tại nước đó ra sức lập nên. Người Việt Nam cũng có những người không thích hoạt động chính trị. Nếu bắt buộc người đó phải chấp nhận các tổ chức chính trị với cộng đồng là một, là khiến cho người đó phải tự rời khỏi cộng đồng. Đóđiều không hợp lư.  

Do đó, cộng đồng phải là một thực thể, có cái nh́n bao quát, đủ mọi khuynh hướng. Chúng ta đă nói đến dân chủ tự do, đa nguyên, th́ không có lư nào để một người nào đó nghĩ khác về ta. Các tổ chức hoạt động về văn hóa, văn nghệ, xă hội, kinh tế, chính trị, v.v... dù lớn hay dù nhỏ, hoặc bất cứ lập trường ǵ, có cùng quan niệm hay khác nhau quan điểm, chính kiến, cũng là người trong cộng đồng. Chúng ta không phân biệt lẫn nhau về cách đối xử, v́ tất cả là người Việt Nam. Đây là một điểm vô cùng quan trọng, v́ có không phân biệt cách đối xử lẫn nhau giữa người Việt Nam tại hải ngoại, chúng ta mới có thể chủ động được t́nh h́nh ở hải ngoại, và nhất là t́nh h́nh tại Việt Nam sau này.

  Người Việt Nam lập ra một Ban giám sát, để trông coi những việc ǵ đúng hoặc sai của cộng đồng và các tổ chức, để kịp thời khuyến cáo và ngăn chận những việc sai trái có thể xảy ra. Có nơi người Việt Nam bỏ Ban giám sát, mà chỉ bầu cử Ban chấp hành cộng đồng. Làm như vậy, th́ những việc làm của cộng đồng không ai hay biết, là sai với nguyên tắc dân chủ đă được đề ra.  

Đây là thí dụ về cách thành lập cộng đồng tại Ḥa Lan, phỏng theo h́nh thức “Pacificatiedemocratie” (dân chủ ḥa dịu) của Ḥa Lan  và “Conventioneel Stelsel” (hệ thống quy ước) của Pháp (1). Lẽ dĩ nhiên tại mỗi nước, người Việt Nam khi thành lập cộng đồng có khác nhau về mô h́nh, chẳng hạn như “Checks and Balances” (kiểm soát và quân b́nh) của Mỹ,  “Tweepartijenstelsel” (hệ thống lưỡng đảng) của Anh, v.v.. (2). Nhưng tựu trung cùng giống nhau ở một điểm là Dân chủ tự do.  

Một cộng đồng lớn mạnh, vững chắc là cộng đồng đó do dân và v́ dân, là do tập thể người Việt Nam sống trong đất nước đó ra công vun sới mà thành. Chứ không phải cộng đồng là do một nhóm hoặc một lực lượng bồi đắp, mặc dù lực lượng đóđại diện cho một tổ chức chính trị (mặt trận, liên minh, v.v..) tại nước đó làm nên. Một khi cộng đồng do một lực lượng tiếm lấy và

giành quyền lănh đạo, th́ lúc đó cộng đồng không c̣n là của quần chúng nữa. Nên dân chúng và các thành viên của các đoàn thể khác tự động rời bỏ, hoặc chờ tới khi chấm dứt nhiệm kỳ th́ ngừng tất cả các công tác hoạt động với cộng đồng. Khi các người đó đă rời cộng đồng, năm này qua tháng nọ nằm ở nhà, dần dần tất cả công việc lớn nhỏ của cộng đồng như chưa hề nghe tới, có thể là do thời cuộc biến đổi, t́nh h́nh của Việt Nam có sự đổi thay mới, và họ cố t́nh quên luôn cộng đồng.  

Khi gặp những trường hợp như trên, nhiệm vụ của Ban giám sát là phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm thảo công khai những việc làm trên của cộng đồng. Trong trường hợp cần thiết, Ban giám sát có thể triệu tập một phiên họp khoáng đại để kiểm điểm, xây dựng, hoặc tổ chức bầu cử lại Ban chấp hành cộng đồng. Nhưng, nếu trường hợp Ban giám sát không đủ lực lượng để có thể giải quyết kịp lúc và kịp thời th́ sao? Th́ trong lúc này, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị vô cùng cần thiết đối với cộng đồng.  

Cộng đồng tại nước nào có nhiệm vụ tại nước đó. Những sự trao đổi cách thức làm việc giữa cộng đồng nước này và nước khác là việc thường xuyên xảy ra. Nhưng, việc mời gọi đđi biểu t́nh, kiến nghị ở mỗi nước, đó là việc làm của các tổ chức chính trị. Cộng đồng nên đứng ngoài, làm như vậy là muốn thật sự trung thực và có cái nh́n khách quan giữa các tổ chức chính trị với nhau.  

Các tổ chức chính trị  

Trong cuộc tranh đấu cùng cộng sản trong hiện tại và tương lai, có hai điều mà người Việt Nam cần phải lựa chọn:  

1.       Nếu thấy rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đă ổn định, không có một lực lượng nào có thể làm cho họ thay đổi đường lối và chính sách, nghĩa là chấp nhận cộng sản độc quyền và chuyên chính như cũ, th́ tốt nhất là hăy quay sang làm một việc nào khác có ư    nghĩa hơn.

2.       Nếu thấy rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ thất bại trong việc cai trị và quản lư nhà nước, phải sửa đổi đường lối, chính sách cho phù hợp với xă hội, trào lưu mới và chính quyền sẽ về tay nhân dân Việt Nam, th́ hăy nhất quyết yểm trợ công cuộc tranh đấu của dân chúng tới cùng.  

Khi đă đồng ư và quyết tâm yểm trợ công cuộc tranh đấu của nhân dân Việt Nam, trước hết chúng ta phải xác định: các tổ chức chính trị của người Việt Nam ở hải ngoại dù mạnh đến đâu đi nữa, th́ cũng chỉ là yểm trợ cho các lực lượng tiến công trong nước mà thôi. Từ ngữ “yểm trợ” là ở hải ngoại, và hoạt động bên trong nước là “tiến công”.  

Yểm trợ và Tiến công là hai mặt của một cuộc tranh đấu, dù là chính trị, kinh tế, văn hóa, hay quân sự ... Tiến công có đạt được kết quả mong muốn hay không, là do phần Yểm trợ có chu đáo, tường tận, chia ngọt xẻ bùi trong lúc Tiến công hay không. Có Yểm trợ đắc lực, th́ Tiến công mới có thể thành công. C̣n nếu Yểm trợ mà chia rẽ không đoàn kết, th́ Tiến công cầm chắc là dậm chân tại chỗ, hoặc bỏ cuộc. Trong cuộc tranh đấu cùng cộng sản, các tổ chức chính trị của người Việt Nam ở hải ngoại có tự hỏi ḿnh là đă làm tṛn trách nhiệm của người yểm trợ chưa? Có nghiêm khắc nh́n kỹ ḿnh là ai, ở đâu?  đồng bào ḿnh ở quốc nội đang và sẽ trông chờ và mong đợi một cái ǵ?  

Từng bấy nhiêu câu hỏi, cũng cho ta một giải đáp: các tổ chức chính trị của người Việt Nam tại hải ngoại từ trước tới nay chưa có một sự đồng thuận nào cả. Một sự đồng thuận của các tổ chức chính trị vô cùng cần thiết và quan trọng nhất trong việc tranh đấu cùng cộng sản độc quyền trong nước.  

Một sự đồng thuận, như có từng đàn chim kết hợp lại và ca hót những nhịp điệu chung, đó là một sự Hợp Đoàn. Một sự Hợp Đoàn của các tổ chức chính trị trong lúc này là đồng thuận về nhận thức, phương thức và ư thức công cuộc đấu tranh. Dĩ nhiên lập trường và tư tưởng chủ đạo của một đảng phái, mặt trận hay một tổ chức nào, th́ giữ nguyên cho đảng phái, mặt trận hoặc tổ chức đó, chỉ có cùng nh́n về một hướng đi của chính nghĩa dân tộc Việt Nam mà thôi. Một khi mà các đảng phái, mặt trận, liên minh, lực lượng, nhóm, v.v.. cùng chấp thuận và công nhận một h́nh thức đồng thuận - Hợp Đoàn - th́ việc đương đầu cùng cộng sản chuyên chính có cơ hội thuận lợi hơn.  

Từ những năm trước đây đă có xuất hiện nhiều đại hội, hội nghị gồm những tổ chức khác nhau về chính kiến, lập trường ... như: Mặt trận Dân Tộc Dân Chủ Việt Nam, Ủy ban Liên Kết người Việt Tự Do, Hội nghị Chính Trị, Ngày yểm trợ những người dân chủ trong nước, v.v... Đây là những người nhiệt huyết, có lư tưởng, họ muốn làm một cái ǵ đó cho người Việt ngoài nước và trong nước, và nhất là cho đất nước Việt Nam.  

Nhưng nh́n kỹ lại, những việc làm của họ c̣n quá nhỏ so với nhu cầu đ̣i hỏi. Nhu cầu đ̣i hỏi là phải có Lực cần thiết và đầy đđể có thể đương đầu với lực lượng đối nghịch. Đó là, Lực của các cá nhân, đoàn thể, đảng phái, tổ chức ở hải ngoại (A) và Lực của nhân dân Việt Nam bên trong nước (B) phải biết kết hợp, quy tụ lại thành một Lực chung tổng hợp, rộng lớn, quy mô hơn. Lực đó ta gọi là “Quy Nạp Lực” (H́nh 1) (3).  

Quy Nạp Lực  

Muốn tạo nên Quy Nạp Lực, trước tiên ta phải:

 

1.       B́nh tâm tỉnh trí để suy xét. Không nên xét đoán bừa băi, cẩu thả. Tránh mất ḥa khí, gây bất lợi cho cá nhân và đoàn thể.

2.       Những việc chụp mũ, nói xấu, vu khống, mạ lỵ... những người bạn đồng hành, ta nên dứt khoát tuyệt đối tránh. Ta không nên v́ việc tổ chức này chuyên thực hành, mà chống lại tổ chức kia lo về mặt lư thuyết. Thực ra thực hành và lư thuyết đều quan trọng như nhau, chỉ do người xử dụng biện pháp và đường lối có đúng hay không.

3.       Muốn làm việc lớn, ta phải ḥa ḿnh làm việc cùng với những chí hữu, chiến hữu, những anh em thân cận ta. Nếu bỏ qua các việc nhỏ, th́ sau này việc lớn làm sao ta làm được.

4.       Phải thành thật, biết th́ nói biết, không biết th́ nói không biết, ta cứ việc học và hỏi. Ta không sợ ai cười, ai nhạo báng ta. Có như vậy mới là người dễ dàng tiến lên được.

5.       Phải quyết tâm và cố gắng làm tṛn nhiệm vụ, bổn phận và trách nhiệm của ḿnh, mỗi khi có công tác và được giao phó. Phải xong công việc này, mới tới công việc khác.

 

Trên đây là những điểm mà ta phải thường xuyên ôn luyện. Muốn triển khai Quy Nạp Lực, đầu tiên ta phải thẳng thắn nh́n vào khối lượng các tổ chức chính trị ở hải ngoại.

 

Một tổ chức chính trị vững vàng, ổn định là tổ chức đó phải được ḷng dân chúng Việt Nam tại nước đó cổ vơ, ủng hộ và tha thiết với những công việc làm của tổ chức đó. Có tha thiết cùng tổ chức, th́ mới t́m đủ mọi phương cách để có thể giúp tổ chức đó tiến lên. C̣n nếu không, th́ sẽ không thể tiến lên được. Do đó, một tổ chức chính trị của những người tranh đấu v́ dân tộc Việt Nam, th́ trước tiên phải v́ quyền sống của dân mà có, v́ nhu cầu của dân mà thành, và v́ hạnh phúc của dân mà tạo nên. 

 

Có nhiều cách kết đoàn các tổ chức chính trị lại với nhau. Nhưng ở đây chỉ nêu ra hai cách thức chính yếu, đó là Kết đoàn dọc và Kết đoàn ngang.

 

Kết Đoàn Dọc

 

Kết đoàn dọc là từ trên xuống dưới. Thí dụ như Ban chấp hành trung ương của Liên minh Dân Chủ Việt Nam ở Mỹ, các chi nhánh ở các châu như Mỹ châu, Âu châu, Úc châu, Á châu, và khắp các nước như Pháp, Ḥa Lan, Đức, Bỉ, Ư, Đan Mạch, Mỹ, Canada, Úc, v.v... Các thành viên của LMDCVN đă được cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy bồi đắp về lư thuyết khi c̣n sống, cho nên lư thuyết đó như là chất keo gắn liền tư tưởng của các thành viên lại với nhau. Và các tổ chức, đảng phái khác cũng vậy. Họ cũng có lư thuyết, đường hướng và lập trường riêng. Mỗi khi có một chuyện ǵ, họ lập tức huy động lực lượng của tổ chức để làm cái ǵ đó. Đây là ưu điểm của tổ chức.

 

Ở Kết đoàn dọc, các đoàn thể đảng phái, mặt trận, liên minh, v.v.. thấy th́ rất dễ đoàn kết, nhưng thật ra rất khó, v́ tổ chức nào cũng muốn làm cái ǵ đó, nên họ trông chừng lẫn nhau. Nếu có đoàn kết các tổ chức lại, th́ cũng không được trọn vẹn cho công việc chung. Khi có một chuyện ǵ xảy ra, có thể do cái nh́n sai lệch của các tổ chức, hoặc có thể do t́nh báo cộng sản hải ngoại lợi dụng giựt dây, th́ đó là dịp để người Việt Nam ở hải ngoại chụp mũ, biểu t́nh, chửi rủa lẫn nhau, v.v.. Do đó, Kết đoàn dọc thất bại từ nhiều năm qua.  

 

Kết Đoàn Ngang

 

Kết đoàn ngang là trước hết tại mỗi nước các đoàn thể kết hợp lại, rồi từ dưới lên trên theo từng vùng hoặc châu, và tiếp theo là kết hợp những vùng hoặc châu đó lại thành một lực lượng chung. Thí dụ như ở Ḥa Lan năm 1982-1990 đă xuất hiện Ủy ban Thống Nhất Hành Động. Ủy ban Thống Nhất Hành Động là tổ chức chính trị của quảng đại quần chúng, v́ được hầu hết dân chúng mến mộ, nhiệt t́nh ủng hộ, tất cả đều được đối xử cùng nhau hài ḥa cho mục tiêu chính yếu là chống lại Đảng cộng sản Việt Nam, và xây dựng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Ủy ban Thống Nhất Hành Động đă cùng với Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Ḥa Lan song song và hỗ tương làm việc, và đă giúp cho cộng đồng rất nhiều cho sự đoàn kết khối người Việt tại đây.

 

Cách này được xây dựng trên sự chân thật từ gốc là v́ dân, do dân, và tranh đấu cho sự hạnh phúc của dân. Kết hợp quần chúng từ dưới lên trên vững vàng, kiến hiệu, và mọi người cùng đối xử với nhau hài ḥa, tương nhượng và kính trọng nhau.

 

Kết đoàn ngang có kiến hiệu trong những công tác gần, nhưng lại quá chậm trong các hoạt động xa, rộng lớn hơn. Muốn đạt đến mục đích nhanh hơn th́ phải có Kết đoàn dọc bổ sung. Nếu thiếu mất cái này th́ cái kia sẽ hư việc và cũng sẽ thất bại.

                                       

 

Các đảng phái, mặt trận, liên minh, v.v.. cũng phải kính trọng và tương nhượng lẫn nhau mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn và có tính chất trọng đại. Lúc đó sẽ thành lập một Cố Vấn Đoàn để cùng các tổ chức giải quyết và cởi mở những ǵ c̣n khúc mắc trong ḷng chưa được nói ra. Cố vấn đoàn này phải thật sự trung thực và vô cùng khách quan khi lắng nghe và giải quyết những thắc mắc cùng các tổ chức. Cố vấn đoàn là gạch nối giữa các tổ chức lại với nhau. Và đây cũng chính là “Diên Hồng Tâm” của tổ chức.

 

Lúc trước, sở dĩ  Ủy ban Thống Nhất Hành Động thành công được là nhờ có Nhóm Diên Hồng làm cố vấn, tham mưu trong những công tác, tạo nên uy tín lớn cho Ủy ban trong việc chống lại chế độ chuyên chính cộng sản. Do đó, cả hai - Kết đoàn dọc và Kết đoàn ngang - phải hỗ tương, giúp đỡ cho nhau, và song song kiến tạo cho được một thành phần lănh đạo vững vàng, nhạy bén và trẻ trung hầu có thể đương đầu cùng lực lượng cộng sản sau này.

 

Muốn đất nước hoàn toàn là của nhân dân Việt Nam, người Việt Nam nên nhớ: “Khi muốn đương đầu cùng cộng sản, trước hết phải có Dung Nạp Lực. Muốn có Dung Nạp Lực, điều tiên quyết là phải có Hợp Đoàn. Hợp Đoàn là chủ yếu và ṇng cốt trong cuộc tranh đấu”.

 

Không có Hợp Đoàn, ta như mất đi thế đứng. Có Hợp Đoàn, th́ cơ hội thủ thắng có nhiều thuận lợi hơn: chiếm lợi thế nhiều hơn trên b́nh diện tranh thủ nhân tâm, làm cho dân chúng Việt Nam ngoài và trong nước tin tưởng nhiều hơn, cảm t́nh của quốc tế đối với ta sẽ có nhiều kiến hiệu hơn, và niềm tin nhất định thắng sẽ trở lại với bất cứ người Việt Nam nào. 

 

 

Ghi chú (Noten):

 

1.       Prof. dr. U. Rosenthal, Politieke Stelsels, Inleiding: Een politicologische blik buiten de grenzen, pag. 14-29, Samson Alphen a/d Rijn 1982.

2.       Prof. dr. H. Daalder, Werkboek Staatkunde, Staat en Democratie, pag. 5-19, Vakgroepen politieke wetenschappen en staatsrechtelijke vakken, Leiden 1986.

3.       Drs. Ngo Van Tuan, De Strategie van het Junghopisme, Leiden 1992.  

Xem tiếp

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06