ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON
Chính Lược  
Làm sao hướng dẫn cuộc tranh đấu đến tất thắng ?
Tuệ Nhăn


(4-2003)

Về được trong nước, chẳng những phá thế của đảng cộng sản đang đưa người ra ngoài nước làm công tác văn hóa vận, kiều vận,.. mà ở hải ngoại những người Việt Nam sẽ không c̣n có cơ hội chỉ trích, công kích, chia rẽ ... mà đồng ḷng ngồi lại đoàn kết trước kẻ thù chung. 

Hiện nay có 3 nhận định về mức độ tranh đấu của người Việt Nam, đặc biệt là người Việt Nam bên trong nước: Đó là:   

1. An Thân:
 
Là không làm được việc ǵ ngoài công chúng, hoặc bỏ dở nửa chừng. Họ cho là, v́ t́nh thế quá khó khăn, thời cuộc nh́n lại không c̣n ai, muốn làm ǵ cũng không thể làm được, v́ sinh kế cho gia đ́nh,.... do đó cách an thân là tốt hơn hết. 

Nhưng an thân cũng có nhiều đường. An thân như bậc ẩn sĩ, coi danh lợi như phù vân. An thân v́ chỉ muốn nghĩ đến cho riêng ḿnh và gia đ́nh ḿnh. Nhưng cũng có cách an thân, là không muốn hoạt động cho chính trị, mà chỉ làm việc về xă hội, kinh tế, thương măi, v.v... An thân để chờ cơ hội quật lại thế cờ... 

Như vậy, việc an thân của người Việt Nam bên trong nước ẩn tàng không lộ diện và đa dạng trong cuộc sống hiện tại. 

2. Tất Bại: 

Như hơn 28 năm qua, người Việt Nam đă có rất nhiều tổ chức, đảng phái, hội đoàn, nhóm, cá nhân chống đối, phản kháng lại nhà nước cộng sản Việt Nam. Các tôn giáo cũng đă công khai, đ̣i hỏi hoạt động độc lập về tín ngưỡng. Nhưng tất cả đă bị hoàn toàn thất bại. 

Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay đă và đang nắm thực quyền trong tay. Họ có chủ thuyết, phương pháp, quyền hành, binh lực.... Và t́nh báo của cộng sản đă trải ra khắp nơi, sẵn sàng theo dơi và bắt giam những người, tổ chức nào mà chúng nghi ngờ. Thêm nữa đối với cộng sản, một khi đă nắm được quyền bính trong tay, rất khó có thể nhả ra. Chỉ nhả ra, khi nào cộng sản có đại biến cố, chẳng hạn như ở Liên Xô có Michail Gorbatsjov... 

C̣n các tổ chức, đảng phái, các tôn giáo của người Việt Nam chúng ta, chỉ làm việc theo từng tổ chức riêng, hoặc mạnh ai nấy làm, không có sự đoàn kết, thống nhất được với nhau. Do đó không có những kế hoạch chung để hướng dẫn quần chúng. Lúc trước đă khó, mà bây giờ lại càng khó hơn, v́ ngày nay cộng sản Việt Nam đă quyết giữ tất cả mọi quyền lực để củng cố địa vị. 

V́ không có đoàn kết chung, nên rất dễ bị khuấy phá, khích tướng, gây ra nghi kỵ, chỉ trích, công kích lẫn nhau... và làm mất niềm tin tưởng của những người ngoại quốc và những cơ quan quốc tế, điển h́nh nhất là các hoạt động của những tổ chức người Việt hải ngoại từ những năm qua.  

Ở hải ngoại, một số ít người Việt Nam có chủ trương giữ vững lằn ranh quốc cộng (1). Đó là điều tốt, đặc biệt dành cho những người cao niên, có địa vị trong chính quyền và quân đội trước 30-4-1975. Nhưng, chiêu bài cố giữ lằn ranh quốc cộng đó đă làm cho: 

- Người quốc gia Việt Nam từ thua chí huề, mà không thể dành được phần thắng (2);
- Hiện tại chủ trương lằn ranh quốc cộng chỉ có ở hải ngoại, mà không thể đem về trong nước để sử dụng được; 
- Theo chủ trương đó là c̣n giữ tư tưởng trước 30-4-1975, mà không có những nhận thức và tinh thần nào mới sau 28 năm qua; 
- Làm theo đó là vô h́nh chung đẩy những người Việt Nam chống cộng, nhưng có tư tưởng cấp tiến và ôn ḥa hơn về phía khác; 
- Những người trẻ tuổi, và trung niên &# 7903; hải ngoại đều không muốn biết về lằn ranh quốc cộng đó. Chỉ có một số người có cha mẹ anh chị ngày xưa ở trong chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Ḥa biết mà thôi. C̣n hầu hết đều rất thờ ơ, lạnh nhạt;  
- Từ 1975 đến nay đă hơn 28 năm trôi qua biết bao thay đổi, gian truân khổ ải, người Việt Nam đă tự cảm thấy trưởng thành trong nhận thức, nên họ mong t́m kiếm và cần có những ǵ thiết thực, và sáng kiến hơn cho đất nước Việt Nam.  

Do đó chiêu bài này đă không thể thu hút được giới trung niên và giới trẻ ở hải ngoại, đừng nói chi đến quốc nội. Ngoài ra những lời chế giễu và bôi xấu về chế độ cũ ngày trước của đảng và nhà nước cộng sản, làm cho một số người Việt Nam trong nước đă chán năn, mất tin tưởng,... và cho rằng thất bại trong quá khứ là lẽ đương nhiên. 

Có nhiều tổ chức, đảng phái trong quốc nội lui vào bóng tối để đợi thời cơ đến. Nhưng chớ quên rằng lâu ngày chầy tháng, dần dần những danh tiếng tốt lúc trước cũng vào quên lăng. Các tôn giáo cũng vậy. Khi các nhân vật lănh đạo hiện tại già yếu và qua đời, th́ bóng tối lại phủ kín. Và tiếp nối những hiện hữu có thể trở  thành của nhà nước, nếu c̣n th́ cũng chỉ là h́nh và bóng mà thôi ...      

3. Tất Thắng: 

Là cương quyết kết hợp quần chúng, từ các đảng phái, tổ chức, hội đoàn, đến các lực lượng của các tôn giáo đồng ḷng hợp sức dấy lên một cao trào rộng lớn, xây dựng tự do, dân chủ và nhân quyền thật sự cho Việt Nam. Điểm tối cần thiết và quan trọng nhất là sự kết hợp giữa hải ngoại và quốc nội phải được chắc chắn và hài ḥa cùng nhau. 

Như vậy toàn thể dân tộc Việt gồm có người Việt Nam ở hải ngoại và quốc nội, và cộng với 53 các sắc dân thiểu số có 8,5 triệu người (3), tổng cộng khoảng 78 triệu dân số nhất quyết bao vây đảng cộng sản Việt Nam 2,5 triệu người. Nhưng chủ yếu nhất là dân tộc Việt, hiện nay chiếm hết 87% dân số, sống tập trung trong các vùng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn (4). Đây là lực lượng dân tộc trong “Tổ Quốc Việt Nam” cần nên thức tỉnh và sáng suốt tr&# 432;ớc nạn độc quyền và chuyên chính của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. 

Khi kết hợp được đại đa số các thành phần dân tộc để chống lại thiểu số cộng sản, là người Việt Nam sẽ từ ḥa đến thắng, xóa được mặc cảm thua trận ngày trước, và lằn ranh quốc cộng khi xưa cũng hoàn toàn tan biến. Người Việt Nam quyết tâm tạo nên và lập thành lực lượng toàn thể Dân Tộc Việt Nam chống lại cộng sản độc quyền và chuyên chính. Phải lấy sức của Các Dân Tộc làm trọng tâm, và Dân Tộc Việt làm chủ đạo cho các hành động về sau. 

Bất cứ các nhân sĩ, tổ chức, đảng phái, đoàn thể, hội đoàn,... làm những điều ǵ thuận lợi, và phát triển mọi cơ cấu cho toàn thể dân tộc Việt Nam chống lại cộng sản độc quyền và chuyên chính, th́ tất cả dân chúng ngoài và trong nước thảy đều hoan nghênh. Tổ chức cực đoan, quá khích cũng có thể hợp tác, kết hợp cùng với tổ chức ôn ḥa, tả khuynh mà không có ǵ trở ngại. Người Việt Nam chủ yếu nhất là hướng vào công tác, kế hoạch mà tổ chức đó quyết tâm thực hiện và thi hành. Chứ không nh́n vào điều lệ, nN 97;i quy, hay là các thứ khác của riêng tổ chức đó. 

Cũng như trước 30-4-1975, tất cả dân chúng miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lược của cộng sản miền Bắc, lúc đó đă có biết bao nhiêu tư tưởng, lập trường, quan điểm… tương đồng và xung khắc với nhau. Nhưng với chính sách của ta là chỉ chống lại với kẻ thù cộng sản, mà không chống lại người bên trong hàng ngũ cho dù có sự khác biệt bao nhiêu đi nữa th́ cũng là người quốc gia Việt Nam.  

Kinh nghiệm máu xương và nước mắt của thời gian lúc trước đă cho chúng ta nhớ măi, không bao giờ quên. Đó chính những bài học lớn cho chúng ta trên bước đường sắp tới. Do đó hiện tại có rất nhiều tư tưởng, lập trường, nhận thức và quan điểm của người Việt Nam chống lại cộng sản và xây dựng đất nước, chúng ta cần nên biết Dung Hợp tất cả cho hài ḥa, và đưa vào Tổng Thể phối hợp lại để làm thành mặt trận chung. Và mặt trận chung này gồm có đại khối các dân tộc từ Nam chí Bắc nên phải bao quát và rộng lớn hơn ngày trước nhiều. (Sẽ có bài nói về công tác, kế hoạch và mặt trận chung trong phần Sách Lược tổng hợp)    
                         
Trong bài Chính lược Dung Hợp (Politieke strategie van het Junghopisme) gồm những ǵ ? có viết: “Chính lược dung hợp tất cả các lư luận, nhận thức, tư tưởng của những người, hoặc những tổ chức về công cuộc đấu tranh này. Chính lược cũng được ví như một Tổng Thể, có thể ḥa hợp được mọi sự tương đ 891;ng, xung khắc hay khác biệt vào mặt trận chung và mục đích chung. Càng ít tổ chức tham gia, chính lược càng yếu đi, càng nhiều tổ chức tham gia, chính lược càng mạnh hơn” (5). Do đó khi hướng vào công tác và kế hoạch là chúng ta xác định  mức độ thành tín của những tổ chức Việt Nam với nhau, mà chủ đích là chỉ nhắm vào thành phần cán bộ và đảng viên của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam mà thôi.   

Chúng ta cần nhất nên tránh, khi bên ngoài hải ngoại có một số những tổ chức lời nói rất kêu, rất nổi bật, nhưng việc đâu c̣n đó, xong rồi ai về nhà nấy... Trong khi đó có những tổ chức ở hải ngoại bị đả kích không tiếc lời, nhưng ở quốc nội lại làm cho cộng sản Việt Nam phải điên đầu... Qua những vấn đề đó có một trở ngại lớn, v́ không cùng chung tổ chức, cho nên không thể tiết lộ các công tác, kế hoạch... Có thể có nhiều kế hoạch dự trù ở ngoài tầm nhận định của chúng ta, rồi bị chúng ta k& #7871;t tội là phản bội, thân cộng, tay sai, v.v... Đó là điều quá thiển cận khi nhận định. 

Trong việc đấu tranh mới phải dốc hết toàn lực, lớn làm theo lớn, nhỏ làm theo nhỏ, tất cả đều làm việc. Đừng bao giờ cho rằng chỉ có chủ trương của ta là đúng, c̣n chủ trương của kẻ khác đều sai, và ngược lại cũng vậy. Chúng ta cần nên lắng nghe thật nhiều, để có thể sửa sai, hoặc làm giàu thêm cho lập trường và quan điểm của ta. Muốn nhanh chóng có hiệu quả là các tổ chức nên kết hợp lại để các công tác, kế hoạch của người Việt Nam được hoàn tất dễ dàng hơn. C̣n nếu chưa thể kết hợp được, th́ công việc của ai nấy làm, tránh tuyệt đối chỉ trích và công kích lẫn nhau. Như vậy, nếu tổ chức đó chưa phải là Ta, th́ là Bạn Ta, chúng ta cố tránh tối đa đừng để tổ chức đó rơi vào Khác Ta, tức là kẻ thù của ta (6). 

Cộng sản Việt Nam ngày nay đă và đang đưa người ra hải ngoại. Người Việt Nam ở hải ngoại cũng đưa người về nước. Cả hai phía đều phải đối diện trước thực tế. Những người về trong nước làm cuộc yểm trợ và dấy lên phong trào cho những người Việt Nam quyết tâm xây dựng tự do, dân chủ và nhân quyền. Phải quyền biến trong hành xử, đó là càng ngày sẽ mở rộng, bành trướng ra nhiều hơn, chứ không phải là thu hẹp lại và ít hơn (7). Một cuộc đấu trí gay go giữa ta và cộng sản sẽ ; xảy ra để tranh giành phần thắng trong cục diện mới.   

Người Việt Nam cần nên mạnh dạn và tự tin với sức mạnh của dân tộc và chính nghĩa, cộng thêm với các nước trên thế giới, và các cơ quan quốc tế đồng ư ngầm hỗ trợ cho chúng ta. Trong hiện tại chúng ta đang có những xúc tiến lớn. Phải nhất quyết tiến tới và vươn lên.   

Hiện nay các nước trên thế giới đều lên tiếng về nhân quyền Việt Nam. Chính Liên Hiệp Âu Châu gởi thư cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đă nhiều lần lên tiếng là nhân quyền Việt Nam không được cải thiện, không có chỗ thích hợp cho những nhà chính trị đối lập… (8). Chính phủ Hoa Kỳ cũng giống như Liên Hiệp Âu Châu đang và sẽ có những biện pháp thúc đẩy và gia tăng áp lực để buộc cộng sản Việt Nam phải chấp nhận về nhân quyền. Và c̣n nhiều cơ quan quốc tế khác cũng làm như vậy. 

Do đó trong lúc này người Việt Nam cần phải có những chương tŕnh hành động. Cách tốt nhất là người Việt Nam trong nước nên làm những đợt sóng, liên tục bủa vây vào hệ thống đảng. Khi những đợt sóng được giăng ra, sẽ có cơ hội gặp được nhiều chiến hữu, chí hữu mới. C̣n những việc như: vận động, khuếch trương, kết hợp, ngoại giao, v.v..., những vấn đề này đều nằm trong phần Sách Lược tổng hợp. 

Kết hợp là điều ưu tiên trước nhất mà người Việt Nam phải làm. Có kết hợp các tổ chức lại cho lớn mạnh và rộng răi mới có thể làm cho quốc tế chú ư và lưu tâm đến. Đó cũng chính là lúc nhân quyền Việt Nam, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp… mới có thể rộng mở hơn được. Phải từng bước với kế hoạch đoản kỳ và trường kỳ. Yêu cầu, đ̣i hỏi, đối thoại, trao đổi, và v.v.… là những phương thức sử dụng để xong mục tiêu này đến mục tiêu khác, và cuối c ùng quyết đạt cho được mục đích chung. 

Muốn đạt đến mục đích chung, “Chúng ta cần nên t́m ra lối thoát cho cộng sản. V́ sao? Tại v́ nếu không t́m ra lối thoát cho họ, là chúng ta phải tiếp tục đấu tranh dai dẳng trường kỳ. Con đường thoát ra này là các đảng phái, tổ chức đều b́nh đẳng với nhau và tôn trọng Hiến Pháp một khi đất nước được xây dựng theo thể chế Dân chủ tự do (9) và có nhân quyền thật sự. Nếu đảng cộng sản Việt Nam qua cuộc bầu cử được nhiều phiếu, th́ đương nhiên đảng cộng sản Việt Nam sẽ cầm quyề ;n. Các đảng phái khác sẽ ở trong vai tṛ đối lập. Các tổ chức và mọi người dân Việt Nam đều phải tôn trọng Hiến Pháp và tuân theo những ǵ mà luật pháp Dân chủ tự do ấn định. Không trả thù, không trả oán, không hận thù nhau nữa, mà tất cả đều cùng chung xây dựng lại đất nước đă bị đổ vỡ (10)”. 

Nhưng muốn cho cộng sản Việt Nam tự nhiên chấp nhận rời bỏ con đường độc quyền và chuyên chính là một điều khó khăn. Trừ phi có chính sách của các nước trên thế giới có thể làm cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam từ từ nghe theo. Hiện nay các nước trên thế giới và các cơ quan quốc tế đă và đang thi hành các công tác đầu tư, phát triển và viện trợ... tương đối rất có hiệu quả. Sẽ c̣n tiếp tục, nhưng có các cơ quan và bộ phận kiểm soát gắt gao hơn trước.     

Từ đây đến năm 2006 sẽ có nhiều sự thay đổi lớn trong bộ máy của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. V́:

- Đến năm 2006 sẽ là đại hội đảng lần thứ 10;
- Năm 2005 đến 2006 có thể Việt Nam sẽ được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO); 
- 10 năm kư kết chính thức Hiệp ước Song Phương giữa Liên Hiệp Âu Châu và cộng sản Việt Nam (1996-2006);
- 5 năm kư kết Hiệp ước Thương Mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (2001-2006).

Do đó, đảng cộng sản sẽ có thể đổi tên là đảng xă hội, hoặc đảng lao động để xóa tan đi dị ứng của quốc tế và người Việt Nam ở hải ngoại. V́ trong lúc này cộng sản Việt Nam tập trung hầu hết vào những việc đối ngoại, kinh tế, du lịch, đầu tư, phát triển, v.v... Và đó cũng là mốc thời gian để Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ sẽ phải nh́n lại các biện pháp đă thực thi tại Việt Nam.      

C̣n phía của chúng ta cần nên nhanh chóng thực hiện những điều cần thiết. Phải cho song song tiến tŕnh giữa hai phía quốc tế và phía người Việt Nam. Đảng và nhà nước cộng sản trong những năm vừa qua đă t́m cách ngăn chận diễn biến ḥa b́nh một cách tối đa. Nhưng người Việt Nam ở hải ngoại và quốc nội quyết tâm đạt cho được những điểm yêu cầu. Do đó những phương thức sử dụng cần nên được triệt để áp dụng. 

Xuyên qua 3 nhận định trên, không có thế nào tuyệt đối, nếu không có quyết tâm. Con đường tất thắng trước mặt dù có muôn ngàn khó khăn nhưng vẫn hiên ngang tiến bước. Sau khi trải qua bao cay đắng, kinh nghiệm bằng máu và nước mắt của những thất bại đă qua, và những người trẻ tuổi với ư chí quyết tâm xây dựng Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền, chúng ta hăy cương quyết tiến bước với hành trang chọn lọc: chỉ có tiến chứ không lùi, thành công chứ không thể thất bại.    

Tuệ Nhăn


Xin quư vị  nhớ  xem các bài Chính Lược:

- Làm sao triển khai Thế và Lực cho người Việt Nam ?
- Làm sao sống lại không khí tranh đấu ?
- Làm sao tạo nên Thế  của người Việt Nam ?
- Lực của người Việt Nam ở đâu ?
- Những phương thức xâm nhập quốc nội ?
- Những đề nghị người Việt Nam ?
- 2003:Chúng ta nghĩ và làm ǵ ? 
 

Ghi chú:

1. Người Việt quốc gia và nhu cầu bảo vệ lằn ranh quốc cộng. 12-2002. Lập trường chung của người Việt quốc gia hải ngoại. 6-2003.
2. Tuệ Nhăn , Quốc Nội - Làm sao tạo nên thế và lực cho người Việt Nam ? Alphen a/d Rijn 4-2003.
3. Các dân tộc Việt Nam, tài liệu SOV Giới thiệu Việt Nam, 10-2001. 53 dân tộc khác, tổng cộng hơn 8 triệu người, phân bổ chủ yếu trên các vùng núi trải dài từ Bắc vào Nam. Tài liệu của Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam, 2-2003.
4. Nt.
5. Tuệ Nhăn, Chính lược – Làm sao triển khai Thế và Lực cho ngư ;ời Việt Nam ? Alphen a/d Rijn 4-2003.  
Dân chủ tự do hoàn toàn ngược lại với Dân chủ tập trung. Dân chủ tự do là dân chủ đa đảng, đa nguyên, như các nước Tây Phương. Dân chủ tập trung là dân chủ độc quyền, độc đảng, chuyên chính, thường hay gọi là “chế độ xă hội chủ nghĩa”, tức là chủ nghĩa cộng sản.
6. Tuệ Nhăn, Những đề nghị cho người Việt Nam: Chủ Động. 4-1995, 4-2000.
7. Tuệ Nhăn, Chiết Trung 2-2000. 2003: Chúng ta nghĩ và làm ǵ ? 4-2003.
8. Thư của Liên Hiệp Âu Châu gởi cho Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam ngày 22-1-2003, 1 8-2-2003, 8-5-2003, 15-5-2003, 8-8-2003. 
9. Dân chủ tự do hoàn toàn ngược lại với Dân chủ tập trung. Dân chủ tự do là đa đảng, đa nguyên, theo thể chế đang có (chế độ tổng thống chế, đại nghị, cộng ḥa liên bang,…) của các nước Tây Phương. Dân chủ tập trung là độc đảng, độc quyền, chuyên chính, theo thể chế cộng sản (chế độ xă hội chủ nghĩa.)   
10. Tuệ Nhăn, Chủ Động, Vietnam Revue, Alphen a/d Rijn 4-1995, 4-2000. Vietmarketing, Hiến Chương 2000.  

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06