ÐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Ðồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

Bình Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Việt-Nam: Cải tổ kinh tế và cải tổ chính trị

 

 

Cuộc phỏng vấn GS Nguyễn Quốc Khải của Đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (VOA), 11:00 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 08.08.2004 do Võ Ái thực hiện

 

(1) Với cương vị là một chuyên gia kinh tế từng làm việc nhiều năm cho Ngân Hàng Thế Giới và theo dõi sát những diễn tiến về kinh tế và chính trị Việt-Nam, xin giáo sư vui lòng cho đài chúng tôi được biết một cách khái quát về tính hình kinh tế Việt-Nam hiện nay.

 

Sau ba năm trì trệ (1998-2000), kinh tế Việt-Nam phát triển khả quan trong những ba năm vừa qua (2001-2003) với độ tăng trưởng lần lượt là 6%, 5.8% và 6%, cao hơn tất cả các nước ngoại trừ Trung Quốc. Sự tăng trưởng này nhờ vào những biện pháp cải tố kinh tế mới được thực hiện sau cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu: (1) Luật Doanh Nghiệp được ban hành vào cuối năm 1999 và bắt đầu có hiệu lực kể từ đầu năm 2000 (2) Hiệp Định Thương Mại Mỹ-Việt (BTA) được ký kết vào giữa năm 2000 và bắt đầu có hiệu quả vào cuối năm 2001; (3) Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế 2001-2005 với trọng tâm cải tổ doanh nghiệp nhà nước, kể cả các ngân hàng thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Két quả là khu vực kỹ nghệ và dịch vụ phát triển mạnh, sức tiêu thụ trong nước gia tăng, môi trường đầu tư được cải thiện, xuất cảng bành trướng nhanh nhất là qua thị trường Hoa-Kỳ.

 

Mức tăng trưởng cao so các nước vì kinh tế Việt-Nam bắt đầu ở một mức quá thấp.  Nếu so sánh về lợi tức đầu người Việt-Nam vẫn là một nước nghèo nhất trong khối APEC với lợi tức trung bình đầu người là 450 Mỹ kim vào năm 2003. Mãi lực quân bình đầu người của Việt-Nam là US$2,300 trong năm 2002, so với các con số của Trung Quốc là US$4,700, Thái Lan US$7,000, Mã Lai US$8,800, Đại Hàn US$19,600, và Tân Gia Ba US$25,200. 

 

(2) Phần lớn các nhà quan sát đều cho rằng những thành quả kinh tế mà Việt-Nam đạt được phát xuất từ chính sách Đổi Mới mà chính phủ ở Hà-Nội cho thực hiện từ năm 1986. Xin giáo sư cho biết nhận xét của ông về chính sách này và những thay đổi trong xã hội Việt-Nam từ đó đến nay.

 

Kể từ khi chương trình “Đổi Mới” bắt đầu vào năm 1986, Việt-Nam có một vài thay đổi đáng kể về phương diện kinh tế. Khu vực tư doanh mở rộng và sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhà nước không còn chiếm độc quyền làm kinh tế cho cả nước. Khu vực quốc doanh ngày càng bị thâu hẹp. Đặc biệt Thương Ước Việt-Mỹ và việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), với những điều khoản buộc giải tỏa nền kinh tế chỉ huy sẽ phân tán quyền lực hiện nay tập trung hết trong tay nhà nước. Ngoại thương được bành trướng mạnh mẽ. Khu vực đầu tư của nước ngoài mở rộng. Kinh tế Việt-Nam ngày càng liên hệ trực tiếp đến kinh tế toàn cầu nhiều hơn. Trái với một xã hội khép kín như Bắc Hàn và Cuba, và so với 14 năm trước, xã hội Việt-Nam cởi mở hơn.  Dù nhà nước kiểm soát chặt chẽ Internet và các phương tiện truyền thông khác, đặc biệt nhờ vào kỹ thuật viễn thông tân tiến ngày nay và kỹ nghệ du lich phát triển, tin tức ở trong nước được tường thuật đầy đủ hàng ngày và một phần tin tức bên ngoài lọt vào trong nước.

 

(3) Thưa giáo sư, theo khái niệm của những học thuyết chính trị được nhiều người chấp nhận thì sự phát triển kinh tế chắc chắn sẽ mang lại những tiến triển về mặt chính trị. Ông nghĩ sao về khái niệm này, và điều này có ứng dụng được cho tình hình Việt-Nam hiện nay hay không ?

 

Những thay đổi trên đây sẽ tạo ra một môi trường thích hợp cho nền dân chủ được phát triển.  Nhà nước sẽ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn để mở rộng hơn sự cải tổ ngoài phạm vi kinh tế. Tuy nhiên nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng cải tố kinh tế không đương nhiên đưa tới cải tổ chính trị.  Trung Quốc là một thí dụ. Quốc gia này bắt đầu cải tổ kinh tế từ năm 1978, trước Việt-Nam 8 năm. Cũng như tại Việt-Nam, nhân dân Trung Quốc vẫn sống dưới một chế độ độc đảng, không có tự do báo chí và tự do tôn giáo. Nhân quyền và dân quyền vẫn chưa được tôn trọng.

 

Nhà nước Việt-Nam một mặt mở cửa kinh tế, một mặt vẫn xiết chặt về chính trị. Nhà nước tiếp tục duy trì kiểm soát về đất đai. Dân chỉ có quyền được xử dụng đất. Quyền tư hữu đất đai không được công nhận. Hệ thống tư pháp hoàn toàn nằm trong tay Đảng CSVN. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong hệ thống tư pháp với các tòa án đều nằm trong tay các đảng viên Cộng Sản. Ở tại Việt-Nam cũng như Trung Quốc, chế độ tư bản không dựa vào quyền tư hữu, hay pháp luật mà dựa vào sự quen biết với các giới chức chính quyền.  Đây là một chế độ tư bản phe đảng (crony Capitalism). Phần lớn lợi nhuận rơi vào tay các viên chức nhà nước.

 

Những tổ chức phi chính phủ tạo dựng nền móng cho chế độ dân chủ. Tại Việt-Nam những tổ chức phi chính phủ đều phải được đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Đảng viên hay cán bộ thường nắm những chức vụ then chốt trong ban quản trị. Nhà nước cấm đoán những giáo hội độc lập, những nghiệp đoàn tự do hoặc những tổ chức thật sự tự trị có thể cạnh tranh với nhà nước. Những hội đoàn này hoặc phải sát nhập vào với các tổ chức của nhà nước hoặc bị đàn áp.

 

Sau 1975, Hiến Pháp được sửa đổi tất cả ba lần. Lần sửa thứ nhất vào năm 1980 nhắm nêu cao mục tiêu của Đảng và nhà nước là củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở miến Bắc, xã hội hóa miền Nam, và tăng cường khả năng quốc phòng để chống lại Trung Quốc. Lần sửa thứ hai vào năm 1992 chính thức hóa nền kinh tế với nhiều hộ sản xuất. Ngoài hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, còn có gia đình và xí nghiệp đầu tư ngoại quốc.  Lần sữa chót vào năm 2001 thông qua chế độ kinh tế thị trường. Tuy nhiên cơ chế và cương lĩnh chính trị của Đảng CSVN vẫn không suy chuyển.

Vào tháng 7 năm vừa qua Chính Phủ Việt-Nam đã ban hành quy chế  thực hiện dân chủ ở xã (nghị định số 79/2003/NDD-CP). Theo đó, nhân dân ở xã được trực tiếp bàn và quyết định 5 loại công việc từ vệ sinh môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng đến soạn thảo hương ước. Quy chế Dân Chủ Xã xem ra giống như Quy Chế Dân Chủ Cơ Sở của Trung Quốc đã áp dụng từ năm 1988. Việc thi hành Quy chế Dân Chủ Xã cũng chỉ để củng cố quyền lực của Đảng CSVN như ở Trung Quốc.


(4) Theo giáo sư, tiến trình này có thể được rút ngắn bằng cách nào ?

 

Tiến trình dân chủ hoá ở mỗi quốc gia thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh đặc thù của mỗi nước đặc biệt về các phương diện chính trị, văn hóa, kinh tế, va giáo dục. Nhưng trong mọi trường hợp cả 4 yếu tố sau đây đều cần thiết: (1) mức sống được cải thiện; (2) áp lực chính trị từ trong nội bộ; (3) áp lực quốc tế; và (4) thời gian.  Để thu ngắn tiến trình này phải có áp lực từ bên trong lẫn bên ngoài. Những người dân chủ phải chủ động.  Ở Nga Sô có Mikhail Gorbachev. Ở Tây Ban Nha có Juan Carlos. Ở Tiệp Khắc có Vaclav Havel.  Ở Nam Phi có Nelson Mandela và Desmond Tutu. Ở Phi Luật Tân có Corazon Aquino. Có những trường hợp phong trào dân chủ không do một người mà do một đoàn thể như African National Congress tại Nam Phi và Solidarity tại Ba Lan.  Áp lực quốc tế đã giúp Nam Phi và Ba Lan dành độc lập và xây dựng chế độ dân chủ. Đài Loan, Phi Luật Tân, Đại Hàn có dân chủ nhờ áp lực và trợ giúp của Hoa-Kỳ.  Đức và Nhật Bản từ bỏ chế độ độc tài phát xít không phải vì kinh tế tư bản mà vì sắp đặt và hỗ trợ của đồng minh sau Thế Chiến thứ II.

Việt-Nam có nhiều chiến sĩ dân chủ, nhưng chưa xuất hiện một Mikhail Gorbachev. Như vậy Việt-Nam sẽ cần một thời gian dài hơn để đi tới dân chủ. Việt-Nam đã có một số phong trào dân chủ nổi lên nhưng bị nhà nước kềm chế. Việt-Nam hơn ai hết cần hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế mà cộng đồng người Việt ở hải ngoại sẽ có thể đóng một vai trò rất lớn.

 

(5) Giáo sư có nghĩ rằng không thay đổi chính trị sẽ đưa tới bế tắc hay không ?

 

Chế độ độc tài là nguyên nhân gây ra tham nhũng, bất công xã hội, phân phồi tài nguyên quốc gia thiếu hiệu quả và làm cho đất nước tụt hậu so với các quốc gia khác. Sự tiếp tục kiềm chế chính trị sẽ làm cho sự phát triển kinh tế chậm lại như đã xẩy ra từ 1997-1999. Tới một lúc sẽ gây ra khó khăn trầm trọng như đã xẩy ra vào năm 1999-2000. Trong trường hợp đó, một là nhà nước phải thực hiện cải tổ về kinh tế nhiều hơn nếu còn có giải pháp, hai là phải cải tổ chính trị, ba là không làm gì cả, kinh tế sẽ bị trì trệ lâu và xã hội sẽ bị xáo trộn.

 

Xin vui lòng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06