ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Từ Đông Âu đến Việt Nam

Những đớn đau của tiến tŕnh chuyển hóa dân chủ.

 

Hải Triều

Tôi viết bài này trong một hoàn cảnh vô cùng tế nhị và phức tạp của t́nh h́nh đất nước, khi vết cắt trên những phần biển và đất của quê hương dâng cho Tầu c̣n đang đau nhức, và tà quyền Hà Nội muốn mọi người quên đi “bàn tay vấy máu tổ tiên” của họ. Tôi viết bài này khi những nhân tố dân tộc thuộc Phong Trào đấu tranh cho Dân Chủ trong nước từ tả tới hữu, từ nhóm CLBDC của TS Nguyễn Thanh Giang đến PTTNDT của GS Nguyễn Đ́nh Huy bị truy bức, tù đày. Tôi viết bài này khi cộng sản Hà Nội cạn tàu ráo máng tướng Trần Độ từ lúc công an thành Hồ chận bắt ông giữa đường và cưỡng bức bằng vũ lực để tước đoạt tập bản thảo “Rồng Rắn”, đẩy ông uất ức phải vào nhà thương, và sau cùng dồn cả cái chết của ông và gia đ́nh vào chân tường trong tang lễ. (Và có thể v́ đó mà cái chết của ông đến sớm hơn theo ư đảng! Cũng như phải chôn  sớm hơn theo ư đảng!?)

Và sau hết, tôi viết bài này sau nhiều vụ tranh biện về cái chết, về cái công và tội của tướng Trần Độ với những lời gần như lăng nhục, nhân danh dĩ văng thù hận và cuộc chiến Việt Nam của một số nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị ở hải ngoại sau lời kêu gọi chia buồn và thắp cho ông Trần Độ một nén hương...

Tôi viết bài này không để tranh biện công và tội của những người từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, mà chỉ xin mạo muội đóng góp một chút ǵ trong muôn vạn ngỏ ngách tối tăm dẫn lối ra cho dân tộc Việt Nam từ kinh nghiệm của quá tŕnh chuyển hóa dân chủ ở các quốc gia cộng sản cũ Đông Âu.

Đối với người viết, “phương tŕnh” để giải thể hay giật sập chế độ cộng sản, để giải bài toán oan nghiệt, bế tắc của dân tộc, quan trọng hơn, bức thiết hơn, “mất ăn mất ngủ” hơn, “tháng đợi năm trông “ hơn bất cứ thứ quan điểm và lập trường nào được gào to ở hải ngoại mà sau đó vẫn lại là một lối ṃn dẫn đến bế tắc, ṃn hao, tuyệt vọng.

Tôi sẳn sàng học và kính cẩn xin nghe những bài viết tŕnh bày các giải pháp khả thi, thực tế và cao minh của bất cứ vị thức giả nào quan tâm đến mệnh nước, kể cả việc có mặt trong một buổi sinh hoạt công khai để bà con sáng tỏ quan điểm và con đường cứu nước của quư vị...  

Cẩn bút.

Hải Triều

*

Đông Âu, sinh mệnh của dân tộc là nền tản phá vỡ tàn tích cộng sản trên tiến tŕnh dân chủ hóa...

Lịch sử bao dung và công bằng, công và tội phân minh, có cộng, có trừ.  Người dân Đông Âu không c̣n ai kết tội những người cộng sản phản tỉnh, những người đă đẩy đất nước họ rời xa cộng sản và đi đến tự do qua tiến tŕnh dân chủ hóa.

Nh́n về Đông Âu, những ai c̣n quan hoài đến số mệnh của dân tộc Việt Nam không thể không ngậm ngùi, tiếc nuối khi nh́n lại đất nước  ḿnh vào năm 2002. Tại sao Việt Nam không là Đông Âu?  Đông Âu sau thế chiến  thứ 2 bị nhuộm đỏ, bị đè nặng dưới sự thống trị của cộng sản do Liên Sô chỉ đạo. Sức nặng đó đă nghiền nát thân phận Nagy, lănh tụ đảng cộng sản Hung đă thức tỉnh trước xích xiềng nô lệ của Nga, đă trở thành nhân vật lănh đạo nước Hung chống lại cuộc xăm lăng của Moscow vào thủ đô Budapest năm 1956/1957, và ông đă chết dưới vết xích xe tăng Nga, xác ông bị vùi xuống hố hoang trước sự thờ ơ, quay mặt của thế giới tự do. Sau cách mạng Đông Âu thành công, người ta đă t́m được  xác ông, dựng tượng ông tại thủ đô Buchaest, và ông trở thành một trong nhưng anh hùng vĩ đại của dân tộc Hung.

Dubcek, lănh tụ cộng đảng Tiệp, lănh đạo cuộc nổi dậy “Mùa Xuân Tiệp Khắc” 1968 chống Mạc Tư Khoa. Cuộc nổi dậy bị quân Nga tràn ngập và dè bẹp. Dubcek bị quân Nga tống vào tù. Sau này, cuộc cách mạng nhung Tiệp Khắc bắt rễ từ Hiến chương 77 đă đưa người tù nhân lương tâm, kịch tác gia Havel lên vai tṛ lănh đạo nước Tiệp: Chính đảng cộng sản Tiệp đă mở cửa nhà tù làm công việc cách mạng lịch sử đó.

Tại thủ đô Bulgary, tháng 7/1977, Chủ tịch đảng cộng sản Bulgary Georgia Parvanov đă đứng trước hàng vạn đồng bào ḿnh và công bố lời tạ tội quốc dân về những sai lầm của đảng Cộng sản Bulgary trong dĩ văng, và từ đó, Bulgary đă tiến dần vào con đường dân chủ hóa và phục hưng đất nước.

Và điển h́nh nhất là trường hợp Ba Lan. Ba Lan là một trong những quốc gia Đông  Âu thoát khỏi lưới cộng sản thành công trong tiến tŕnh dân chủ hóa  Ba Lan. Khi cơn băo của cuộc cách mạng Đông  Âu thổi nghiêng ngả Ba Lan, đảng Cộng sản Ba Lan dưới cái tên đảng Lao Động Thống Nhất Ba Lan (PZPR)  lâm vào t́nh trạng hoang mang, khủng hoảng và phân hóa trầm trọng. Những nhà lănh đạo của PZPR cuối cùng đă phải đi đến quyết định tự giải thể đảng  vào ngày 30/1/1990, để sau đó, trong t́nh trạng phân hóa cùng cực, các đảng viên đă chia nhau thành lập  có ít nhất tới 7 đảng mới, trong đó hai đảng mạnh và lớn nhất là đảng Dân Chủ Xă Hội Cộng Ḥa Ba Lan ( SDRP) và  Liên Minh Dân Xă Ba Lan ( SUP). Năm 1990, Alesksander Kwasniewski, một cựu đảng viên cộng sản phản tỉnh 36 tuổi, trở thành lănh tụ đảngDân Chủ Xă Hội/SDRP, tập họp những thành phần trẻ và cấp tiến trong đảng, từ bỏ con đường cộng sản để chuyển qua đường lối sinh hoạt theo mô thức dân chủ xă hội như các cánh tả trong xă hội Tây Phương, theo tinh thần dân chủ pháp trị, minh bạch về tài sản của tổ chức và đảng viên. Họ lấy được sự tin cậy của quần chúng và liên kết được với  27 chánh đảng tả khác để h́nh thành một liên minh rộng lớn đủ mạnh để bung ra sinh hoạt công khai trên chính trường. Liên minh được h́nh thành với vai tṛ nồng cốt của SDRP mang tên là Liên Minh Dân Chủ Tả Phái ( SLD).

Năm 1990, người lănh đạo Công Đoàn Đoàn Kết / Solidarnosc  Walesa với sự ủng hộ của toàn dân, của những thành phần tả phái phản tỉnh và giáo hội Thiên Chúa Giáo Ba Lan, đă trở thành vị tổng thống dân cử đầu tiên trong lịch sử Ba Lan, mở ra một trang sử mới cho đất nước này và thổi một luồn  gió mới khắp toàn vùng Đông âu.

Nhưng người thợ điện Walesa có thể là một lănh tụ tranh đấu tuyệt vời trong gian khổ, nhưng chưa hẳn là một tổng thống, một lănh tụ giỏi khi cai trị một đất nước vừa thoát khỏi cộng sản với muôn ngàn khó khăn trong nhiều lănh do chế độ cộng sản để lại, kể cả lănh vực dùng người sai lầm... nên ông đă mất dần niềm tin của quần chúng trong những năm liền sau đó. Chính v́ thế, trong cuộc tổng tuyển cử Ba Lan năm 1995, A. Kwasnewski ứng cử viên của Liên Minh Dân Chủ Tả Phái/SLD đă đánh bại Walesa ở ṿng nh́ với 51% số phiếu bầu toàn quốc. Walesa thua với số phiếu 49%.

Rút kinh nghiệm về nội t́nh Ba Lan và các quốc gia trên thế giới, Liên Minh Dân Chủ Tả Phái/ SLD do A. Kwasniewski mỗi ngày mỗi đưa đất nước nghiêng hẳn về Tây Phương trên tiến tŕnh dân chú hóa đất nước và từ đó đưa dần Ba Lan đi lên. Thành quả này được chứng nghiệm trong cuộc bầu cử năm 2000,  A. Kwasniewski đă thắng cử ngay trong ṿng đầu với tỷ số 56,1% tổng số phiếu bầu, trong lúc Walesa chỉ đạt được 1% . Tiếp theo đó, Công Đoàn Solidarnosc bị thăm bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2001, hậu quả của những bè phái, tranh chấp, chia rẽ, lạm quyền và mờ ám trong vấn đề tiền bạc để dẫn tới việc mất niềm tin của quần chúng.

Ngày nay, cả Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi... đă ở giai đoạn cuối cùng trên con đường dân chủ hóa đất nước trên khắp mặt. Đất nước Ba Lan vươn lên dưới trời tự do và họ đă trở thành thành viên trong khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương/ NATO và Liên Hiệp Âu Châu ( và cả Nga cũng đă ở trong G8 và NATO-Russia Council). Tiến tŕnh dân chủ hóa ở Ba Lan, Tiệp, Hung Gia Lợi... kể từ sau 1990, sau cuộc cách mạng Đông Âu, được thúc đẩy, vận dụng, khai triển... đa phần là do chính những người dân chủ tả phái, những người cộng sản phản tỉnh, bỏ đảng chủ động. Alesksander Kwasnewski là trường hợp điển h́nh.

 

Nỗi oan khiên của con đường tự do và tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam

Tự do là khát vọng ngh́n đời của dân tộc Việt Nam tự ngàn xưa. Tôi hiểu thế hệ ông cha đă hàng hàng lớp lớp hy sinh cho Tổ Quốc chỉ v́ khát vọng muôn đời đó.

Trong những quyển sách tài liệu về lịch sử Việt Nam tôi đọc được, tôi dừng lại rất lâu ở trang 160 của quyển The Vietnam Experience, tập Setting the Stage do Edward Doyle và Samuel Lipsman viết ( được Boston Publishing Company  ở MA ấn hành). Tôi bàng hoàng, đau đớn gần như uất hận khi nh́n tấm h́nh trắng đen in gần 1/2 trang lớn, tấm h́nh thực dân Pháp hành quyết người Việt Nam ở thôn quê,  tám người Pháp chống “ba toong” nh́n xuống 12 thây người Việt Nam bất hạnh, tay bị trói ké phía sau, nằm sấp với những chiếc đầu bị chặt ĺa nằm vương văi gần những chiếc cổ, và tấm h́nh này làm tôi nghĩ đến những cái chết oan nghiệt của đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các đồng chí ở pháp trường Yên Bái năm xưa. Tôi tự hỏi, nước Pháp lấy quyền ǵ xăm chiếm Việt Nam, đô hộ Việt Nam và tàn sát những người yêu nước Việt Nam? Nếu họ có tội đối với luật của kẻ thống trị, tại sao không bỏ tù họ mà chặt đầu họ?!! Nước Pháp chưa một lần lên tiếng hối lỗi trước lịch sử và tạ tội cùng dân tộc Việt Nam. Nước Pháp chịu trách nhiệm khá sâu đậm trong nỗi bất hạnh lịch sử của dân tộc Việt Nam trong quá tŕnh thực dân và thuộc địa.

Và lịch sử cũng đă để lại những vết nhơ trên bàn tay người Pháp khi họ bắt tay với Hồ Chí Minh và đảng CSVN nhằm tiêu diệt những người yêu nước không cộng sản, những đảng phái chống Pháp để c̣n lại chỉ một ḿnh họ đối đầu với cộng sản, mặc cả trên thân phận Việt Nam rách nát và đau thương. 

Thực dân Pháp nghĩ rằng đối đầu với cộng sản dễ giải quyết vấn đề của họ hơn. Trong lúc đó, Hồ Chí Minh và cộng sản, theo chỉ thị của Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế do Liên Sô chỉ đạo, nghĩ rằng dưới chiêu bài “độc lập dân tộc và giải phóng đất nước”, cộng sản độc quyền chống Pháp thuận tiện cho sách lược tuyên truyền của họ hơn là có những thành phần yêu nước chống Pháp và chống cộng sản tồn tại để về sau thành tai họa cho họ.  Các lư do này giải thích được sự kiện là cả Pháp lẫn cộng sản đều muốn tiêu diệt những người quốc gia tranh đấu cho độc lập và tự do của Việt Nam.

Để thực hiện những ư đồ phi dân tôc và bá đạo đó, cả cộng sản lẫn thực dân Pháp đều sử dụng các thế lực Việt gian. Việt gian đă bán đứng Nguyễn Trung Trực. Việt gian đă bán đứng Hoàng Hoa Thám. Việt gian đă bán đứng Phan Bội Châu. Một trong những tên Việt gian nhiều tội nhất trong lịch sử là Hồ Chí Minh, kẻ đă đưa Cụ Phan Bội Châu vào tay mật thám thực dân Pháp. Những bất hạnh của dân tộc, những phản trắc trong lịch sử cứ thế mà kéo lê theo chiều dài lịch sử.  Cả một miền Bắc ch́m ngập trong áp bức, đói khổ, tù đày bao nhiêu năm. Trong chiến tranh Việt Nam, cộng sản đă tàn sát đồng bào trên khắp nước từ vĩ tuyến 17 trở vô, Mậu Thân năm 1968, Đại Lộ Kinh Hoàng Năm 1972, Tân Lập Long Khánh  tháng Tư 1975, những vụ tàn sát  trong những lần nổ ḿnh giết hàng ngàn người trên những chiếc tàu đăng kư ở B́nh Đại, Bến Tre, ở Tiền Giang, ở Vũng Tàu sau khi vơ vét toàn bộ tài sản và vàng bạc của nạn nhân... Rồi cả một miền Nam bị cộng sản trả thù qua những đợt tập trung tù đày hàng trăm ngàn những sĩ quan miền Nam, những vụ cướp đoạt tài sản dưới chiêu bài dánh tư sản... Cả miền Nam bị d́m xuống tầng đói khổ gần miền Bắc trong và sau chiến tranh.

Chính v́ thế, phản trắc và thù hận vẫn vương văi theo ḍng lịch sử đến hôm nay. Những bất hạnh này, Đông Âu không có, nếu có th́ mức độ không nghiêm trọng lắm, và con số nạn nhân không nhiều như Việt Nam. Đó là một trong những lư đo giúp cho cách mạng dân chủ hóa Đông Âu không bị nhiều gai góc. Nhưng oan nghiệt thay, ở Việt Nam, những thứ đó lại là trở lực cho những chuyển động cách mạng.  Kỷ thuật trấn áp của cộng sản đă làm tê liệt sự đề kháng trong mọi tầng lớp quân chúng dưới gông cùm cộng sản, và những thứ đó nó làm cho những người bỏ nước ra đi “kinh cung chi điểu”, lo sợ, nghi ngờ cộng sản, lo sợ nghi ngờ cả những người cộng sản cũ bỏ đảng đang liều thân đấu tranh cho tự do dân chủ sau khi họ tỉnh ngộ.

Trong những năm tháng gần đây, những tiếng nói chống đảng, bất đồng quan điểm trị nước của đảng cộng sản, những tiếng nói đ̣i tự do, dân chủ, nhân quyền... càng ngày càng nhiều, càng vang vọng xa hơn. Những nổ lực đó, những nhân tố đó được thế giới cảm t́nh và hổ trợ, trong lúc không ít dư luận và một số người Việt lưu vong ngờ vực. chụp mũ và đôi lúc lăng nhục. Những người bất đồng chính kiến trong nước, những người cộng sản phản tỉnh và bỏ đảng bị kẹt giữa hai lằn đạn hận thù từ cả hai phía “cực tả và cực hữu.” Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Phạm Quế Dương... nhiều lúc trở thành những nạn nhân một cách oan nghiệt.

Song thực ra, thành phần của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại nh́n ra vấn đề vẫn là con số đông vượt trội. Họ hiểu những người can đảm và yêu nước trên chính là một trong những động lực nồng cốt của cuộc cách mạng dân chủ hóa nếu lịch sử không có con đường nào khác. Bạo lực cách mạng chẳng hạn. Báo chí và các phương tiện truyền thông hải ngoại hổ trợ  những nổ lực đấu tranh dân chủ trong nước, và hải ngoại trở thành một trong những cái lưng dựa chiến lược nồng ấm và t́nh nghĩa nhất đối với những chiến sĩ dân chủ trong nước.

Khi ông Hoàng Minh Chính nói chuyện trên đài Á Châu Tự Do, tố cáo Hà Nội cắt đất của tổ tiên cho Tầu, ông đă kêu gào đồng bào hải ngoại, và ông đă khóc nức nở. Tiếng khóc của ông đă làm tuôn lệ hàng vạn đồng bào Việt Nam sống lưu vong trên đất khách. Tiếng khóc và những giọt nước mắt của ông đă kéo hai bờ đại dương xích lại gần nhau, dĩ vang lỗi lầm, ngộ nhận và hận thù đă tan biến trước nỗi đau của dân tộc, và trước mặt mọi người chỉ c̣n lại một trở lực cần phải đập phá là đảng cộng sản Việt nam, là chế độ thống trị nô lệ phương Bắc.

Cái chết của tướng Trần Độ, một trong những kiện tướng của tiếng nói đ̣i dân chủ, đă làm nổi lên hai hiện tượng vô cùng nghịc lư. Tại Hà Nội, ông Trần Đô bị đảng cộng sản và chế độ truy bức tới chết, truy bức tới mộ huyệt cuối cùng. Tội của ông là tham gia Phong Trào Dân Chủ, là bỏ đảng, là kết tội đảng vào những ngày cuối đời. Nhân cái chết của ông, cả thế giới đều thấy rơ bộ mặt thô bạo, và nói như Nguyễn Thanh Giang, là vô chính trị và vô văn hóa, của nhà cầm quyền Hà Nội và đảng cộng sảnViệt Nam. Cùng trong lúc đó, nhân một lời kêu gọi của những thành phần dân chủ từ trong nước yêu cầu “thắp cho ông Trần Độ” một nén hương, có một số người ở hải ngoại đă viết bài hài tội dĩ văng ông Trần Độ, luôn tiện, họ hài tội luôn những người trong nhóm ông Trần Độ như Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu... bằng những lời lẽ nặng nề không thua ǵ lời lẽ của những người cộng sản chống ông ở Hà Nội. Câu Lạc Bộ/ hay Phong Trào Dân Chủ trong nước thành h́nh ngay trong những ngày tang lễ của ông Trần Độ. Nếu họ là niềm hy vọng mong manh của cuộc đấu tranh trong hang hùm, trước đầu súng... th́ liệu những điều người viết vừa tŕnh bày trên đây có nghịch lư không? Có oan nghiệt phủ phàng không? Tại sao?

Bài toán dân chủ hóa, bài toán cách mạng và bài toán Bắc phương của sinh mệnh dân tộc.

Có một điều vô cùng tất yếu, vô cùng hiển nhiên là khi chế độ cộng sản phản quốc và nô lệ Tầu c̣n tồn tại th́ không có vấn đề xây dựng đất nước, đưa được đất nước đi lên; không có vấn đề tự do, dân chủ, cơm no áo ấm cho toàn dân;.. và dĩ nhiên cũng không có vấn đề đấu tranh thu lại những phần đất của Việt Nam bị Hà Nội cắt dâng cho Tầu và hợp thức hóa bằng những hiệp ước biên giới và lănh hải giữa Bắc Kinh và Hà Nội mới đây. 

Cứu nước và bảo tồn bờ cơi là một ước mơ lớn nhất trong đời của bất cứ ai c̣n nghĩ tới mệnh nước. Ước mơ đó sẽ c̣n măi cho đến ngày tàn đem theo xuống huyệt nếu chế độ cộng sản không bị bứng đi, không bị biến thể qua dân chủ hay bị giật sập bằng cách này hay cách khác. Vậy loại bỏ chế độ cộng sản là điều tiên quyết trong tiến tŕnh cứu nước. Vấn nạn: Làm sao loại bỏ nó? Bằng giải pháp, bằng phương tŕnh nào?

Ch́a khóa để mở toang vấn nạn là “cách mạng”. Cách mạng là một phạm trù liên hệ đến suy tư và hành động thuận lư, thuận chiều trong mỗi cá nhân kết dính với tập thể hàng triệu người. Cách mạng không thể thành công bởi một cá nhân hay một nhóm nhỏ cục bộ. Tại Việt Nam, cuộc cách mạng cứu nước phải được trăi rộng trên toàn khối dân tộc, nối kết trên toàn khối dân tộc, v́ lẽ chỉ có dân tộc mới quy hợp được sức mạnh chính nghĩa đương đầu với hai khối lực oan nghiệt đang bám dính Việt Nam: Chế độ Hà Nội và chế độc bá quyền Hán Cộng Bắc Kinh.

Năm 1966, Chu Ân Lai đă nói “ Việt Nam và Trung Quốc như răng với môi. Môi hở th́ răng lạnh.” Răng và môi đó đă gắn quyện với nhau  kể từ ngày Hồ Chí Minh theo cộng sản, dựa vào Tầu để tiến hành cuộc chiến tranh chống Pháp dưới chiêu bài “Độc lập Dân tộc.” Ngày nay, Bắc phương đă đưa đàn em Hà Nội vào tṛng lệ thuộc để từ đó chi phối Việt Nam, để từ đó, tước đoạt của Việt nam những vùng đất chiến lược lịch sử dọc biên thổ phía Bắc hầu thành đạt dần dần tham vọng đất đai và thống trị lấn dần xuống phía Nam cho mục tiêu chiến lược bá quyền tồn sinh của Hán Cộng phương Bắc. Những mơm  nhọn biên cương ở cực Bắc trên bản đồ Việt Nam đă không c̣n, đă bị gậm ṃn chỉ c̣n lại một ṿng cung lỏm chỏm như trong bản đồ Bắc Kinh vẽ lại mới đây. Nam Quan đă không c̣n. Bản Giốc đă không c̣n. Các yếu điểm chiến lược Hoa Việt nhuộm máu của tiền nhân trong quá tŕnh ngh́n năm giữ nước đă nằm trong tay người Tầu để chỉ cần không tới 24 giờ, nếu muốn chiếm Hà Nội, quân Trung cộng sẽ tràn ngập Hà Nội, Hải Pḥng và đặt đầu cầu tiến quân xuống China Beach ở Đà Nẳng, nơi mà mới đây, Giang Trạch Dân trầm ḿnh tắm biển như thể một thiên triều bá chủ...

Bắc Kinh và Hà Nội cùng nhau ca tụng t́nh hữu nghị Việt Trung, “sông liền sông, núi liền núi”... để ngày nay, sông núi Đại Việt mất dần xuống phía Nam. Bắc Kinh vỗ tay, Hà Nội cúi mặt. Chính v́ nỗi  tủi nhục đớn đau này mà bài toán “cách mạng Việt Nam” phải được đặt ra.

Ngày nay, người Việt Nam phải nhận rơ, công khai, minh bạch đối tượng mà chúng ta phải đối đầu trong cuộc chiến đấu sinh tử cho tự do dân chủ, cho sự toàn vẹn lănh thổ... Đối tượng đó là chế độ Cộng sản Hà Nội và chế độ Hán Cộng Bắc Kinh.  Hai đối tượng này đă dựa lưng nhau trong một thế chiến lược kiên cố, trong lúc chúng ta không nhận ra sức mạnh và tầm vóc thực tế của kẻ thù, đă thế lại c̣n phân hóa, chia rẽ, tấn công nhau, hoặc v́ thiển cận vô ư thức, hoặc v́ làm công cụ cho Bắc Kinh và Hà Nội. Khi không nhận diện được mặt thực, sức thực của kẻ thù th́ không thể đánh được kẻ thù, chưa nói chuyện đánh thắng.

Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức... liệu có cơ may nào chuyển hóa lịch sử vào trong tay ḿnh mà không cần đến tổng hợp cách mạng dân tộc của hàng triệu người? Không làm được điều này th́ cách mạng  chỉ là chuyện chữ nghĩa ḷng ṿng trên giấy cho tới ngày chết. Thực trạng này đă và đang xẩy ra tại hải ngoại.

Kiểm chúng: Có bao nhiêu tổ chức đă ngồi lại được với nhau? Có bao nhiêu cá nhân đă ngồi lại được với nhau? Có bao nhiêu người nhận ra sự cần thiết của những nhân tố dân tộc đấu tranh cho dân chủ trong nước? Có bao nhiêu người nhận được tầm quan trọng của thế lựa lưng nhau giữa những lực lượng hay nhân tố dân tộc bên trong và bên ngoài nước trong nổ lực cứu nước?  Có bao nhiêu người đă đổ bùn lên đầu những nhân tố dân tộc phản tỉnh rời bỏ hàng ngủ cộng sản mà không ngại là ḿnh đă đánh oan những người anh em cần thiết cho tiến tŕnh giải thể chế độ cộng sản?

Bạn có thể căm thù những người cộng sản v́ tội ác của họ, nhưng căm thù những người rời bỏ hàng ngủ cộng sản và can đản đấu tranh cho dân chủ Việt Nam th́ bạn không thể là nhân tố của cách mạng giải phóng đất nước được. Đó cũng là điều cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh cần, và họ đă h́nh thành những nhu cầu và nhân tố chiến lược này tại hải ngoại. Họ dư thừa nhân lực, tài lực và tâm lư hẹp ḥi, thù hận của nhiều người Việt để thực hiện mưu đồ chia rẽ, dùng người quốc gia đánh người quốc gia, dùng người quốc gia đánh người dân chủ trong nước. Nỗi oan nghiệt của cách mạng Việt Nam một phần bắt nguồn từ chỗ này.

Đông Âu và Việt Nam: sinh lộ và tuyệt lộ?

Bạn không thể mong chờ sự tan vỡ tự nhiên của cộng sản Việt Nam bằng những lời cầu nguyện, bằng những ước mơ và nhận định chủ quan, bằng những hành vi phân hóa và phản động về mặt chính trị dân tộc. Cuộc cách mang Đông Âu nó có những yếu tố thuận lợi trong quá tŕnh chuyển hóa dân chủ. Việt Nam hoàn toàn khác, đầy mâu thuẩn và nghịch lư.

Khi cao điểm của cuộc cách mạng Đông Âu diễn ra vào đầu thập niên 1990, Liên Bang Sô Viết tan vở từng mảnh, người Nga chọn con đường sinh cho dân tộc ḿnh, quay về củng cố và tái xây dựng nước Đại Nga và trong tiến tŕnh đó, họ cho các Cộng Ḥa Nga tự trị và độc lập. Họ không áp lực hay can thiệp vào nội t́nh các nước chư hầu cũ ở Đông Âu. Riêng tại các nước Đông Âu, điển h́nh là Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan và Bulgary... những người cộng sản cấp tiến, có kiến thức, có viễn kiến và phản tỉnh nhận ra quyền lợi tối thượng của dân tộc họ là trên hết, họ trở thành nhân tố chủ lực đóng góp cho sự chuyển ḿnh “gần như thần thánh” trên toàn cơi Đông Âu. Ngày nay, toàn khối Đông Âu cũ đă vươn lên trên lộ tŕnh dân chủ hóa, bỏ lại chủ nghĩa xă hội, chủ nghĩa cộng sản, bỏ lại sau lưng bóng dáng Mác/Lê/Stalin trong bụi mù dĩ văng. Nước Nga, từ Gorbachev, Yeltsin đến Putin, cũng đă và đang đi trên cùng một sinh lộ đó.

Vậy th́ hà cớ ǵ Việt Nam, một thời là chư hầu cật ruột của Nga, khi cả Phong Trào Cộng Sản Thế Giới tan vỡ, lại c̣n “mang giép râu đi ngược trên con đường ṃn lệ thuộc hướng về phương Bắc”, tiếp tục d́m đất nước trong độc tài, áp bức và chậm tiến?  Tập đàn tà quyền Hà Nội quả t́nh đă đưa cả nước vào tuyệt lộ đó.  Họ đă đặt quyền lợi của đất nước và phúc lợi của muôn dân dưới đáy vực và nâng sự tồn tại của chủ nghĩa Mác Lê, của đảng cộng sản, của quyền lực thống trị và tư bản đỏ lên trên hết, với sự bao che, cổ vơ và bảo vệ của tập đoàn Hán Cộng bá quyền phương Bắc.

V́ thế, kẻ thù của cách mạng Việt Nam là tập đoàn Việt cộng và Hán Cộng.  Khi những người dân chủ bên trong nước lên tiếng chống hiệp ước cắt đất, bán đất cho Tầu, nghĩa vụ của chúng ta là cùng nhau ủng hộ họ, bảo vệ họ bằng tất cả những ǵ chúng ta có trong tay tại hải ngoại. Vùi dập họ, lăng nhục họ, dù nhân danh bất cứ thứ ǵ, cũng đều là những hành động phi chính trị. Ngày nào, lực lượng dân chủ trong và ngoài nước chưa thành một khối, cách mạng Việt Nam vẫn c̣n bế tắc. Cùng với tà quyền Hà Nội vùi dập những người phản tỉnh yêu nước bên trong Việt Nam chính là tiếp tay cho cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội, cho dù bạn là người quốc gia nhân danh thù hận để hành động. Nhưng làm sao tin tất cả những người ở hải ngoại đang lên tiếng ồn ào không  là những nhân tố của Hà Nội len lỏi vào cộng đồng hải ngoại. FBI đă có quá nhiều hồ sơ về những hạng người này. Và cũng đừng nói đâu xa, vô số người tỵ nạn, di dân đang tiếp tay cho VC về mặt kinh tế và tuyên truyền chính trị v́ những lợi nhuận làm ăn, v́ những hưởng thụ vô ư thức trong những chuyến du lịch Việt Nam. Nó đă đóng góp khá nhiều cho nỗi oan khiên của cách mạng Việt Nam càng ngày càng chồng chất.

*

Đông Âu một thời quằn quại dưới sự áp bức của các chế độ cộng sản sau thế chiến  thứ 2. Nhưng khi những người cộng sản cấp tiến Đông Âu dự phần vào cuộc cách mạng đưa Đông Âu vào sinh lộ chuyển hóa dân chủ, không một nghười dân Hung nào kết tội Nagy, chủ tịch cộng đảng Hung; không một người dân Tiệp nào kết tội Dubcek, chủ tịch cộng đảng Tiệp Khắc; không một người dân Ba Lan nào kết tội  Alesksander Kwasnewski, một yếu nhân của cộng đảng Ba Lan, không một người dân Bulgary nào kết tội Georgia Parvanov, chủ tịch cộng đảng Bulgary...

Tại Việt Nam, t́nh huống đă khá rơ, tại sao có chuyện lôi những người trong Phong trào Dân Chủ chống tà quyền độc tài Hà Nội ra hài tội, những cái tội thuộc về dĩ văng xa xôi không có dính li’u ǵ tới các cuộc vận động cho dân chủ Việt Nam hôm nay, trong khi đảng và nhà nước cộng sản truy bức họ? Có phi lư hay không khi tách tướng Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính ra “ném bùn”, ngờ vực, đồng thời ca tụng Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Minh... trong lúc họ cùng chung một tập hợp đấu tranh cho dân chủ? Có ǵ nghịch lư hay không khi người ta ca tụng cuộc nổi dậy Thái B́nh mà người đứng sau lưng vụ nỗi dậy đó, tướng Trần Độ, bị chế độ truy bức cho đến ngày cuối đời, lại bị một số thành phần ở hải ngoại lăng nhục?

Ngày hôm nay, trong cuộc cách mạng Việt Nam, những nhân tố dân tộc ở hải ngoại và quốc nội phải dựa lưng thành một mối th́ may ra mới đủ lực để làm cho thế nước chuyển đổi. Mối liên hệ này c̣n đang rất mong manh. Nh́n về Đông Âu, “dân chủ hóa Việt Nam” vẫn c̣n đang là một đoạn đường oan nghiệt trước hai khối đá tảng Bắc Kinh và Hà Nội. Làm sao những người cộng sản Việt Nam có cái đầu của những người cộng sản Đông Âu? Làm sao mang được đất nước Việt Nam ra khỏi biên địa nước Tầu để dân tộc ta khỏi phải vị cái cảnh “sông liền sông, núi liền núi” với đế quốc bá quyền của Hán Cộng Bắc Kinh phương Bắc để kẻ thù ta cứ gậm  mất dần từng khúc sông khe núi? Nan đề hay ước mơ?

Và cuối cùng, những người Việt Nam yêu nước xin nhớ cho, kẻ thù của dân tộc ta là những kẻ đang chuốc ruợu hả hê trên đoạn đường Hà Nội, Bắc Kinh, trên những nấm xương tàn của tiền nhân dọc theo ải Bắc chứ không là những người vứt thẻ đảng đang bị tà quyền vây bức ngoài đường phố, trong nhà giam! Liệu có cái dơng dạc nào trầm hùng hơn lời thơ Bùi Minh Quốc trên đoạn đường lên biên giới Lạng Sơn ghi tội tà quyền?!

Nh́n về Đông Âu mà mơ ước, nh́n lại Việt Nam mà tủi nhục! Đậu xe trên đường Gore, Vancouver, Canada nh́n lên vách một tiệm Tầu in h́nh thác Bản Giốc đem treo bán với hàng chữ Tầu quảng cáo thắng cảnh Trung Hoa, tôi đau đớn thấy đất trời phủ một mầu tang...

Hải Triều.

(Đầu thu Canada 5/9/2002)

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06