ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON
Điện Thư 31 của Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam
 

Tháng 11 năm 2004

LTS.- Chúng tôi vừa nhận được bức Điện Thư Số 31 của Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam, trong đó có một phầnnhật kư Rồng Rắncủa tướng Trần Độ và một số tài liệu xuất phát từ trong nước. Chúng tôi để nguyên văn các từ ngữ có thể c̣n xa lạ với độc giả hải ngọai. Những từ ngữ hay cú pháp của tài liệu có thể sẽ không làm hài ḷng qúi vị, nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng nguyện văn Điện Thư 31:

 

Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân Chủ xin trân trọng kính chuyển đến các Diễn Đàn Điện Tử, Cơ Quan Ngôn Luận và Độc Giả trong và ngoài nước các tin tức, sự kiện và bài vở liên quan đến t́nh h́nh dân chủ Việt Nam. Như đă minh định qua bản thông cáo và thư ngỏ của Câu Lạc Bộ Dân Chủ trước đây, sự đàn áp thô bạo của cơ chế độc tài sẽ không làm chùn bước và bịt miệng được các tiếng nói tranh đấu dũng cảm cho nền dân chủ Việt Nam. Mọi liên lạc xin gửi về : caulacbodanchuvietnam@yahoo.com

Tin Ghi Nhận:

• Mới đây, ông Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước Việt Nam, đề nghị một cuộc gặp mặt với thượng tướng Nguyễn Nam Khánh để giải quyết về vụ án siêu nghiêm trọng T4. Phiá ông Khánh dă từ chối một cuộc tiếp xúc như vậy. Ông Khánh khẳng định lập trường là Đảng cộng sản phải sớm đưa vụ T4 ra trước pháp luật.

Ban biên tập: Cuộc hành tŕnh đến với tự do là một cuộc hành tŕnh đầy khó khăn, gian khổ. Nhiều khi phải trả giá bằng máu và nước mắt. Có những con người, dường như, được sinh ra là để kiếm t́m tự do. Tự do cho ḿnh, và tự do cho mọi người. Họ luôn đi tiên phong bất chấp mọi sự trừng phạt của giới cầm quyền. Không một thế lực nào có thể cản bước họ.
Một trong những người như vậy là cố Trung tướng Trần Độ, một nhà dân chủ hàng đ
ầu Việt Nam, đă quen thuộc với tất cả chúng ta.
Cuộc đời ông giống như một bản giao hưởng lớn. Vừa đậm chất anh hùng ca, vừa phảng phất nét bi ai. Đó cũng là một cuộc "vật lộn" không ngừng, thoát ra ngoài sự trói buộc của ư thức hệ hạn hẹp, thoát ra ngoài sự sợ sệt và những lợi ích cá nhân, để chiến thắng, vươn tới chân-thiện-mỹ của cuộc đời.
Là một Đảng viên cộng sản, nhưng mọi ư nghĩ của ông đă không xuất phát từ "lập trường giai cấp", "lập trường Đảng" mà xuất phát từ hiện thực xă hội, nơi có tiếng rên rỉ, kêu than của nhân dân đau khổ.
Tập "Nhật kư rồng rắn" mà chúng tôi giới thiệu sau đây, gần như là sự đúc rút của ông sau nhiều năm quan sát, nghiền ngẫm từ thực trạng đất nước.
Xuyên suốt tác phẩm là một tấc ḷng v́ nước, v́ dân, và một niềm khát khao mong mỏi cho một Việt Nam dân chủ-phồn vinh.
Dù tập "Nhật kư rồng rắn" không phải là tác phẩm cuối cùng của ông, nhưng nó thâu tóm hầu như toàn bộ những trăn trở của ông về các vấn đề của đất nước.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quư độc giả tác phẩm này.
Để tiện cho độc giả trong việc theo dơi, chúng tôi sẽ chia tác phẩm này làm 3 phần, đăng tải trong 3 số liên tiếp. Xin trân trọng giới thiệu với quư độc giả phần 3.

Nhật kư Rồng Rắn
Trần Độ

Để tặng các bậc lăo thành và các cựu chiến binh hai cuộc kháng chiến, cùng các nhà trí thức và tất cả những ai quan tâm đến tiền đồ đất nước.

PHẦN BA

I. Thực Trạng Về Đường Lối Hiện Nay

Hiện nay, sau 15 năm đổi mới, quả thực đất nước có nhiều thành tựu, tiến bộ, nhưng tại sao ḷng người vẫn chưa yên ? Hàng ngày rất nhiều lễ hội, rất nhiều cờ hoa, rất nhiều mít tinh, rất nhiều khẩu hiệu, rất nhiều băng cờ, biển báo, rất nhiều diễu hành, rất nhiều ca nhạc v. v… và v.v…

Cứ chỉ trông vào đó th́ có thể tưởng rằng nước ta lúc nào cũng đang tưng bừng phấn khởi. Thế nhưng đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai mà gợi chuyện thời sự th́ đều có thể được nghe các điều dằn vặt, các điều trăn trở, các điều phàn nàn. Có những người trong các cuộc hội nghị vẫn hăng hái “hoan hô thắng lợi”, “hoan hô Đảng sáng suốt và tài t́nh", nhưng khi gặp trao đổi riêng th́ vẫn thở vắn than dài … Người nghĩ đến những vấn đề chung th́ phàn nàn nhiều nhất về hai vấn đề:

  1. Sao đất nước ḿnh nghèo nàn và chậm chạp thế. Cái nhục nghèo khổ và lạc hậu kéo dài đến bao giờ ??? Bây giờ đă thắng lợi vẻ vang 26 năm rồi …
  2. Sao mà xă hội này nhiễu nhương quá thể, người dân không được tự do. Nơi nơi tham nhũng, cấp cấp tham nhũng, ngành ngành tham nhũng. To tham nhũng to, nhỏ tham nhũng nhỏ. Người dân đóng góp nhiều thứ, nhiều lần quá, trong khi lương thực không đủ ăn. Mất dân chủ mọi lúc mọi nơi, mất tự do hơn cả khi c̣n chế độ thực dân.

T́nh h́nh có thật thế không ? Tôi không phải nói dài, cứ gặp bất cứ vị lăo thành nào hoặc một người dân lao động b́nh thường nào mà khơi chuyện ra th́ đều được nghe đầy đủ, phong phú, sinh động không bút mực nào tả xiết. Gặp bất cứ một trung niên hoặc thanh niên nào đang làm ăn khấm khá, phong lưu (không nói đến những đại gia đầy quyền lực) th́ đều gặp những lời kêu ca vô tận, kêu ca công an, thuế vụ, các cơ quan nhà nước v.v…

Một sự kêu ca nữa thường nghe là sự kêu ca về đạo đức xuống cấp, tệ nạn xă hội không giảm mà ngày càng tăng, sự quan liêu bất lực của cơ quan nhà nước đến phát sợ. Nhiều việc oan khuất ngất trời và kéo dài vô tận. Vậy th́ xă hội tươi đẹp ở đâu ?? Xă hội dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư bản là ở chỗ nào ??

Ta đă tốn bao công sức để mà xây đắp mộng tưởng về một chế độ tươi đẹp, một xă hội tuyệt vời, ta lại tốn công tô vẽ cho nó. Khi gặp đôi điều trục trặc, ta thường an ủi nhau rằng đó là cục bộ, là hiện tượng, c̣n về toàn thể và bản chất, chế độ ta vẫn tuyệt vời. Nhưng càng ngày các hiện tượng tiêu cực, tệ hại trong xă hội càng nặng thêm, rộng răi thêm, kéo dài thêm, đậm đặc thêm. V́ thế, cái câu an ủi cho là "cục bộ", cho là "hiện tượng" … không thiêng nữa.

Càng ngày cái hiện tượng càng bộc lộ rơ bản chất. Bản chất chế độ ta, xă hội ta là không đẹp, mà chủ yếu là không dân chủ.

Như vậy th́ hiển nhiên là đường lối xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chưa ổn, chưa thích hợp. Đường lối (tôi nhấn mạnh là "xây dựng và phát triển đất nước", chứ không phải đường lối làm một cuộc cách mạng nào và đánh đổ cái ǵ nữa cả).

Đường lối xây dựng và phát triển hiện nay có nhiều mâu thuẫn và nhiều điều duy ư chí chủ quan, không làm cho đất nước phát triển nhanh mạnh được. Đất nước không thể phát triển nhanh được bằng các cuộc đón chào, chào mừng, bằng thi đua, bằng băng cờ, bằng các cuộc vận động … Đất nước chỉ có thể phát triển nhanh bằng kỹ thuật và năng suất, và trước hết là bằng dân chủ. Xă hội ta hiện nay đầy tham nhũng, đầy tệ nạn, sự phát triển cứ chập chờn. Đường lối th́ cứ nửa vời đầy mâu thuẫn. Mỗi một tệ nạn đều có nguyên nhân trực tiếp của nó, t́m ra nguyên nhân trực tiếp nhưng không thể giảm bớt được tệ nạn (chưa nói đến xoá bỏ).

bulletChống tham nhũng th́ tham nhũng ngày càng tăng.
bulletChống quan liêu th́ quan liêu ngày càng nặng.
bulletGiảm biên chế th́ giảm một lại tăng ba v.v…

Đó là v́ ta không chịu phân tích đến nguồn gốc của vấn đề. Nguồn gốc đó là đường lối. Đường lối đă sản sinh ra một hệ thống chính trị cồng kềnh, chồng chéo, quan liêu, "nhà nước hoá" tất cả các tổ chức xă hội. Đó là một hệ thống chính trị phản dân chủ và nặng nề, bất lực. Mỗi người dân khi gặp khó khăn và oan khuất khi t́m đến bộ máy th́ chỉ gặp phải sự đưa đẩy và chờ đợi. Người dân không c̣n biết kêu vào đâu! Đó là hệ quả tất yếu của một t́nh trạng đường lối nửa vời, bắt buộc phải tự thích nghi với biến động thế giới, trong nước, nhưng lại sợ sự thích nghi tổn hại đến vai tṛ lănh đạo và những danh cùng lợi.

Khi đọc Dự thảo báo cáo chính trị cho Đại hội IX, tôi có nhận thấy nhiều mâu thuẫn và nhiều điều đầy duy ư chí chủ quan, tôi có viết một số ư kiến nhưng rồi không gửi, v́ tôi biết có gửi cũng không ai chú ư, thành ra vô ích. Nay tôi trích một vài đoạn ghi vào đây như sau:1. Bản dự thảo có một cái tên rất hay, nhất là vế mở đầu "phát huy sức mạnh toàn dân tộc …". Đó là một tư tưởng cực kỳ hay, và đúng ư Hồ Chí Minh.

Nhưng nếu nói tiếp theo là để "đẩy nhanh phát triển đất nước" th́ ngắn gọn và nâng cao tư tưởng… sức mạnh dân tộc hơn.2. Nhưng đọc tiếp bản dự thảo, th́ thấy bản dự thảo có hai điều không tốt. Đó là nó đầy mâu thuẫn và hết sức duy ư chí.

Cái mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa phát huy sức mạnh toàn dân tộc với định hướng xă hội chủ nghĩa. V́ định hướng xă hội chủ nghĩa là định hướng vào công hữu, định hướng vào quyền lợi và vai tṛ của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước chuyên chính chỉ lo lănh đạo đấu tranh giai cấp. Vai tṛ của toàn dân tộc ở đâu ???

3. Mâu thuẫn nói trên thể hiện rơ ràng nhất ở đoạn nói về đấu tranh giai cấp: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xă hội chủ nghĩa, khắc phục t́nh trạng nước nghèo …. xây dựng nước ta thành …". Buồn cười thật, nội dung của đấu tranh giai cấp là thực hiện, khắc phục, xây dựng, … Dự thảo không chỉ ra được đấu tranh giai cấp giữa cái ǵ và cái ǵ …

Hơn thế, tiếp theo, dự thảo lại khẳng định mạnh mẽ:

"Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của đại đoàn kết toàn dân … kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xă hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xă hội".

Thế mà lại cứ nhấn mạnh định hướng xă hội chủ nghĩa với kinh tế quốc doanh là chủ đạo, th́ chẳng phải là triệt tiêu cái "động lực chủ yếu" đi không ???

Có đoạn khác, có câu “Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xă hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp ..."

Nhưng trước đó, lại nói: do c̣n nhiều h́nh thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế … nên "tất yếu c̣n mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp"

Thật là mâu thuẫn và gượng ép …4. Dự thảo có rất nhiều điểm duy ư chí rất nặng. Có đoạn viết:

"Con đường công nghiệp hoá của nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước đă đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt …”

Trong khi ấy, thực tế là về tăng trưởng kinh tế (GDP đầu người hàng năm), ta đă trải qua 15 năm (1986- 2000) mới tăng được 1,5 lần. Trong khi đó, các nước họ chỉ cần thời gian để tăng gấp đôi GDP như sau:

bulletIndonesia 2-3 năm.
bulletHàn Quốc 28 tháng.
bulletĐài Loan 19 tháng.

Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, th́ sau 15 năm, lực lượng lao động nông nghiệp chỉ giảm được 4% (từ 74% rút xuống 70%), trong khi đó Hàn Quốc giảm được 50%. Thế mà ta muốn “nhảy vọt” nhanh hơn các nước đă đi trước. Chuyện ngược đời !!! Có lẽ chỉ nên nêu "cố gắng đỡ chậm hơn".

Ta đỡ chậm hơn các nước không xă hội chủ nghĩa cũng đă là may cho dân tộc, cho đất nước lắm rồi.

Ai lại phát huy sức mạnh toàn dân tộc để cả nước đấu tranh mà tụt hậu ngày càng xa, cứ "định hướng” để ngày càng đi chậm, th́ chẳng uổng công cho sức mạnh dân tộc lắm sao!

Ví dụ nữa về cái duy ư chí là:

- Nêu lên "Thực hiện công bằng trong phân phối, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp" mà lại không có một chiến lược chống tham nhũng cho rơ rệt, chỉ nêu lên chống tham nhũng như là sửa chữa một khuyết điểm “mụn ghẻ”, th́ vẫn là dung túng tham nhũng, dung túng làm giàu bất hợp pháp.

- Nêu lên "Khắc phục dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn…", "hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới …". Thế mà báo cáo chính trị, về đường lối, chính sách, lại chỉ loanh quanh với "bằng nhiều biện pháp, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng ngành nghề" th́ lấy đâu ra hàng triệu việc làm ?

- Đáng lẽ phải khẳng định một chiến lược xác định vị trí doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích sao cho xuất hiện hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi doanh nghiệp thu hút vài chục lao động, th́ việc ǵ Bộ Lao động - thương binh - xă hội phải chạy vạy t́m công việc. Đáng lẽ phải tôn trọng kinh tế tư nhân, thu hẹp hợp lư kinh tế quốc doanh kém hiệu quả, th́ lại cứ sợ tư bản xuất hiện. Một nền kinh tế muốn phát triển, không có các nhà doanh nghiệp, các ông chủ và các người quản lư giỏi, mà chỉ có người đi t́m chỗ làm thuê th́ t́m chỗ làm thuê ở đâu ??

Vấn đề này nằm trong đường lối và chiến lược chứ không phải chỉ là những khuyết điểm, thiếu sót mặt nọ mặt kia.

Cái đường lối và chiến lược “định hướng” và “chủ động” rất tai hại. Càng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, mà không sửa đường lối và chiến lược, càng đẩy đất nước vào chỗ tŕ trệ, chậm chạp.

Đảng đă phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm rất oanh liệt, nay v́ sai lầm đường lối mà không phát triển đất nước th́ cái "chệch hướng" (nếu có) chính là cái chệch hướng rất nguy hại này, nó làm tổn hao và phung phí sức mạnh toàn dân tộc.

Lại một ví dụ duy ư chí nữa:

Trong báo cáo có chỗ nêu:

"Văn nghệ sĩ … phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, có tác dụng …"

Ai mà chẳng muốn thế, các văn nghệ sỹ lại càng muốn thế, và nhiều đại hội cũng đă từng phấn đấu rồi đấy. Nhưng làm sao có được các tác phẩm đó trong khi chính sách tự do báo chí và xuất bản bị bóp nghẹt.

Rơ ràng, chỉ có tự do th́ các mặt xă hội mới phát triển. Đại hội VI đă mở ra đường lối tự do, đưa lại cho nông dân quyền được tự do làm ăn, người buôn được quyền tự do buôn bán, mở cửa cho xuất nhập khẩu, đầu tư … th́ xă hội mới đổi, mới có bộ mặt phồn vinh. T́nh h́nh đến đây rồi đóng lại, chựng lại. Các thứ tự do, từ tự do kinh doanh đến tự do sáng tác đều bị xét nét, ngăn cấm, th́ làm sao mà "phấn đấu có nhiều” được.

Báo cáo chính trị lẽ ra phải có đường lối mới, chính sách mới, tư tưởng mới … th́ lại cứ khư khư những khẩu hiệu cũ, rồi nêu lên những nguyện vọng để phấn đấu, tăng cường và nâng cao, đẩy mạnh, th́ đại hội chỉ “thắng lợi rực rỡ” trong hội trường mà thôi.

II- Hăy T́m Một Lối Ra:

- Thực ra trong những người có ư kiến khác về đường lối, không có ai chống chủ nghĩa xă hội cả. Ai cũng có ḷng muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân, th́ việc ǵ phải chống chủ nghĩa xă hội. Có ư kiến khác nhau chỉ là do nhận thức và hiểu biết về chủ nghĩa xă hội khác nhau.Tôi thấy:

- Có một cách hiểu chủ nghĩa xă hội thô thiển và nóng vội: chỉ cần xoá tư hữu và thực hiện công hữu th́ có chủ nghĩa xă hội. Cách hiểu đó ngược lại tinh thần chủ nghĩa Mác. Mác thấy rằng sức sản xuất xă hội cần phát triển ở mức cao, cao đến độ không xă hội hoá không được, cao đến mức của cải thừa mứa, cần tổ chức sự phân công cho công bằng hợp lư. Lúc ấy, cần thực hiện những nguyên tắc của chủ nghĩa xă hội và lúc ấy mới có chủ nghĩa xă hội, c̣n nếu cứ gượng ép có chủ nghĩa xă hội trước khi đủ điều kiện th́ chỉ có một chủ nghĩa xă hội nghèo nàn bất công.

- Có một cách hiểu chủ nghĩa xă hội khác, một cách hiểu b́nh tĩnh hơn, khoa học hơn. Đó là đến được với chủ nghĩa xă hội c̣n là một con đường xa tít tắp, lâu lắm. Trung Quốc nói thời kỳ quá độ dài đến hàng 100 năm. Cách nói đó cũng không đúng; quá độ là từ cái ǵ "quá độ" sang cái ǵ chứ ? Mác nói đó là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xă hội. Thế mà ở ta đă có chút chủ nghĩa tư bản nào đâu. Ta chỉ có từ nghèo khổ lạc hậu phát triển lên giầu có và văn minh chứ không có quá độ nào cả. Mà nếu có quá độ th́ phải có cái quá độ này:

Phải: quá độ từ tiền tư bản chủ nghĩa lên thẳng hậu tư bản chủ nghĩa, từ tiền công nghiệp lên thẳng hậu công nghiệp, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa (đúng hơn là không qua chính quyền tư bản chủ nghĩa). T́nh thế thời đại hiện nay buộc ta phải bước quá độ (hay là bước như vậy).

Đại hội IV nêu khẩu hiệu xây dựng chủ nghĩa xă hội trên cả nước. Đó là khẩu hiệu bốc đồng, duy ư chí, là kết quả của sự bốc đồng của Lê Duẩn, quá say sưa về thắng lợi độc lập thống nhất, ngược lại với di chúc của Bác.

Nếu sau 1975, ta tập trung nỗ lực vào sự hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết các yêu cầu của các tầng lớp nhân dân, tạo sự yên b́nh và b́nh thường hoá cuộc sống như việc giảm thuế, chăm lo cho thương binh liệt sỹ và gia đ́nh v.v… để bù lại 30 năm gian khổ hy sinh của dân, rồi từ đó đặt kế hoạch từng bước phát triển đất nước. Th́ như thế tốt hơn nhiều, và thiết thực hơn nhiều. Sau những năm 90, mô h́nh chủ nghĩa xă hội Xô Viết đă thất bại (rơ là thất bại chứ không phải thoái trào hay tiến trào ǵ cả), chủ nghĩa xă hội phải tự điều chỉnh. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản cũng đang tự điều chỉnh, và ngày càng tiến đến hậu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không thể đế quốc, phát xít hơn như Mác hoặc Lê nin, dự đoán, mà tự nó muốn cứu nó th́ nó buộc phải dân chủ hơn. Thực ra, chưa ai h́nh dung được sau chủ nghĩa tư bản th́ xă hội loài người là thế nào, và chủ nghĩa xă hội cần điều chỉnh như thế nào ? Nhiều học giả thế giới, trong đó có những nhà dự đoán thiên tài, đều thấy rằng, phải chờ có đủ yếu tố mới vẽ được ra cái xă hội tương lai đó, và mới đặt tên được. T́nh h́nh thời đại đă và đang biến động lớn như thế, xă hội Việt Nam cũng biến động lớn. Việt Nam từ một xă hội thuộc địa tiểu nông lạc hậu dưới hai tầng thống trị của thực dân, phong kiến đă trở thành một xă hội của một đất nước được thống nhất, độc lập và tự do. Từ một dân tộc hầu như mù chữ đă trở một dân tộc đầy trường học, có hàng trăm trường đại học, có hàng vạn giáo sư tiến sỹ, cử nhân, hàng triệu tú tài, hàng năm đều có gần 100% trẻ em 7 tuổi đến trường.

Những biến động thế giới trong nước như vậy mà không có sự phân tích nghiêm túc, cứ cố hô những khẩu hiệu từ cách đây ít ra 50 năm rồi, ḥ hét kiên tŕ, kiên định. Đó là một sự tŕ trệ khủng khiếp, đă không đúng với duy vật biện chứng của Mác-Lênin mà lại c̣n tự hào là giữ vững quan điểm lập trường. Đó là một thứ tư duy tŕ trệ lạc hậu cổ lỗ rất kém thông minh. Nói cho sang trọng: đó là một sự ngu trung (nghĩa là trung thành một cách ngu xuẩn).Bây giờ phải làm ǵ ?

Sự thật không có ǵ khó khăn, và không có ǵ đảo lộn cả. Các vị lănh đạo đă nói được nhiều điều tốt đẹp. Những điều tốt đẹp đó cũng là nói theo dân mà thôi. Dân căm ghét tham nhũng th́ lănh đạo cũng phải ḥ hét "kiên quyết chống tham nhũng". Dân thấy t́nh h́nh đang bê bết, lănh đạo phải nói tự phê b́nh, và các văn kiện đều phải nói về sự yếu kém nhiều hơn. Dân yêu cầu dân chủ và kêu ca t́nh trạng thiếu dân chủ th́ lănh đạo cũng phải thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu chiến lược.

Nhưng nói thêm chữ thêm nghĩa vào chỗ này chỗ khác th́ tốt đấy, nhưng hầu như chưa có ư nghĩa ǵ. V́ ta vốn đă có một thói tệ trầm trọng là nói một đàng, làm một nẻo. Cứ căn cứ vào chủ nghĩa th́ ta có bao nhiêu là tốt đẹp. Ví như để trả lời điều nhận xét là ta kém dân chủ, th́ một nhà lănh đạo (hoặc một người phát ngôn thay mặt lănh đạo) nói trên diễn đàn rằng nước tôi có đầy đủ dân chủ, chứng cứ là các quyền dân chủ ghi đầy đủ ở Hiến pháp và các bộ luật, có cả một văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sỏ. Và thế là các vị lănh đạo đă "yên chí lớn" về nền dân chủ của nước nhà. Trong khi đó, những người trí thức và người dân thường, từng ngày từng giờ cứ phải tiếp sức với sự bưng bít thông tin, cứ phải đối phó với công an, thuế vụ, và dân pḥng, Vậy th́ họ chỉ thấy những lời nói tốt đẹp kia là vô nghĩa.

Quả thật là đất nước ta, xă hội ta đang ở t́nh trạng không yên. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, và bất cứ ai cũng có thể nghe thấy những lời phàn nàn về tham nhũng, về đạo đức, về tệ nạn và về mất dân chủ.

Xét cho cùng th́ cũng là do thiếu dân chủ.

Nhân dân (và nhất là giới lăo thành và giới trí thức) có rất nhiều ư kiến hay. Nhưng v́ không có dân chủ, nên không thu hút được những ư kiến hay, bổ ích, thiết thực đó. V́ vậy, phải giải quyết từ vấn đề đường lối. Đại hội IX đă qua rồi và không giải quyết vấn đề đường lối. Vậy th́ Ban Chấp hành Trung Ương phải bắt tay vào chuẩn bị vấn đề đường lối (có thể cho Đại hội sau).

Đường lối sắp tới, theo ư tôi phải là đường lối dân chủ hoá

Dân chủ hoá không phải là một số công tác, một số quyết định luật lệ. Dân chủ hoá phải là vấn đề đường lối, vấn đề chiến lược, vấn đề chính trị xă hội. Ta biết có những nhà trí thức quan trọng đă vẽ ra một bức tranh xă hội tươi đẹp cho nước ta ngay trước mắt, không cần phải định hướng, cũng không cần xă hội chủ nghĩa.

Bức tranh xă hội đó là: Một xă hội có 4 yếu tố thiết yếu và quan trọng sau:

  1. Thực hiện một xă hội công dân, tức là một xă hội mà trong đó mỗi người dân thực sự làm chủ thân phận, cuộc sống của ḿnh, có một sự độc lập tương đối trong làm ăn và sinh sống. Nó khác hẳn hiện trạng xă hội ta ngày nay, một xă hội mà trong đó mỗi người dân chỉ là một người tuân phục. Xă hội ta bây giờ chỉ có thần dân, không có công dân.
  2. Một nhà nước pháp quyền. Đó là một nhà nước có kỷ cương tinh nhuệ, không phải là một nhà nước cồng kềnh và bất lực như hiện nay. nhà nước đó phải thực sự là công bộc của nhân dân, phục vụ từng người dân, chứ không phải là một nhà nước chỉ biết cai trị dân, sai bảo dân, và t́m cách đục khoét của dân.
  3. Một nền kinh tế thị trường. Đó là một nền kinh tế hoàn chỉnh chứ không cần định hướng ǵ hết. Nền kinh tế đó có đủ các yếu tố của thị trường và được vận hành theo quy luật vận động của nó. Nền kinh tế này sẽ kích thích phát triển xă hội nhanh chóng tức là thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sức sản xuất. Rồi mỗi khi có một bước phát triển khách quan của nó th́ lại có chính sách thích hợp cho nó phát triển, khắc phục mọi yếu tố ḱm hăm. V́ vậy càng không nên "định hướng".
  4. Là một nền dân chủ thật sự. Nền dân chủ này bao gồm cả xă hội công dân và nhà nước pháp quyền. Nhưng một điều nữa là bảo đảm tất cả mọi quyền công dân đă ghi trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế. Chủ yếu nhất là thực hiện ngay (thực hiện chứ không phải ban bố) quyền tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử, và quyền tự do lập hội.

***

Như vậy, rơ ràng là Dân chủ là vấn đề bao trùm lên mọi mặt của xă hội, về chính trị, về kinh tế và văn hoá, tất cả đều quy vào vấn đề dân chủ.

Dân kêu ca hàng ngày, kêu ca ở mọi nơi mọi chốn về sự thiếu dân chủ, kém dân chủ. C̣n lănh đạo th́ trên diễn đàn cũng như trên văn kiện đă công khai thừa nhận kém dân chủ cả ở trong Đảng và ở ngoài xă hội. Đại hội IX đă ghi thêm vào, khẩu hiệu chiến lược: "… Xă hội công bằng, dân chủ, văn minh". Một xă hội như thế quả thật cần có 4 yếu tố như trên đă nói (bốn bánh xe của một cỗ xe), đúng là không đủ 4 yếu tố đó (4 bánh xe) th́ xă hội không vận hành được. Vậy th́ vấn đề dân chủ là vấn đề chiến lược, vấn đề đường lối, chứ không phải là vấn đề một số công tác cụ thể như kiểm tra, như lấy ư kiến, như bầu cử có đa số, thiểu số v.v… Muốn thúc đẩy sự phát triển đất nước, phải xây dựng được một nền dân chủ, nói cách khác, phải có một chiến lược, một đường lối dân chủ hoá. Đường lối dân chủ hoá hiện nay, cần phải có, gồm:

1. Một mặt, phải đặt ra nghiên cứu, cải cách lại toàn bộ hệ thống chính trị hiện có, xoá bỏ chế độ Đảng độc tôn lănh đạo. Phải thực hiện đa nguyên, đa đảng. Các bộ máy khác phải được xác định đúng vị trí, chức năng, theo hướng sau:

bulletQuốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất, có chức năng lập pháp.
bulletChính phủ phải là cơ quan quyền lực đầy đủ để thực hiện hành pháp.
bulletĐảng có thể là tổ chức chính trị quan trọng nhất, là người đề xuất và kiến nghị những vấn đề đường lối, chính sách để Quốc hội và Chính phủ quyết định. Nhưng nghị quyết của Đảng không có giá trị chấp hành ở chính quyền hay toàn dân. Toàn dân không phải học nghị quyết của Đảng mà chỉ chấp hành những quyết định của chính quyền, tuân theo luật pháp của nhà nước.
bulletCác đoàn thể xă hội trong Mặt trận Tổ quốc và ngoài Mặt trận Tổ quốc thực hiện đúng những quy chế về tổ chức xă hội, có hoặc không có trợ cấp của nhà nước, không được biến thành một bộ máy hành chính và can dự vào các việc hành pháp. Như thế mới thực hiện được tinh giảm biên chế, giảm được tệ nạn quan liêu, và như thế Đảng cộng sản không mất đi lịch sử và vai tṛ của ḿnh, trái lại sẽ có uy tín nhiều hơn và được yêu mến hơn.

Bộ máy nhà nước phải thực hiện đúng khẩu hiệu đă nêu, và đó cũng là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nhà nước phải thực sự là đầy tớ của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, và v́ dân.

Muốn thế phải có quy chế thể hiện đúng tinh thần đó. Ví dụ:

Cần quy định:
- Mỗi khi một người dân đến hỏi ở cơ quan nhà nước, và yêu cầu Cơ quan nhà nước giải quyết việc ǵ th́ cơ quan nhà nước đó phải giải quyết từ A đến Z và có thời hạn. Nếu việc đó phải nhiều cơ quan và cấp Bộ giải quyết, th́ chính cơ quan mà người dân t́m đến phải là đầu mối đứng ra liên hệ với cơ quan khác để giải quyết, và phải giải quyết cho rơ ràng, có xác định “được” hay “không được”. Cấm triệt để thói “kính chuyển” đánh bùn sang ao, chỉ chỏ, rồi mặc cho dân chạy vạy vô tận và tốn kém. Chấm dứt t́nh trạng người dân cứ phải chờ đợi và chạy vạy. Cơ quan nhà nước có hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, phải dùng hệ thống thông tin liên lạc đó phục vụ cho nhân dân,, chứ không được ngồi chỉ tay năm ngón.

Lại ví dụ:

- Người dân yêu cầu giải quyết công việc, cơ quan nhà nước định cho ḿnh thời hạn và báo cho người dân biết. Thời hạn đó phải là tối thiểu, ví dụ 2 ngày, hay 3 ngày. Ngoài thời gian đó mà người dân phải chờ thêm th́ cơ quan phải có kinh phí trả cho người dân phải chờ đợi: mỗi ngày phải có tiền ăn và tiền trọ cho người dân. Như thế dân mới yên tâm, nhà nước mới đúng là nhà nước v́ dân, của dân v.v…v.v…

Việc cải cách hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước (thay v́ cái gọi là cải cách bộ máy hành chính) là một việc lớn và lâu dài, cần có nghị quyết của Đảng, có nhiều đề thi, nhiều hội thảo, thực hiện từng bước, không thể làm ngay và làm đơn giản được.

2. Mặt khác có những việc cần làm ngay và có thể làm được ngay:

Đó là mấy việc như sau:

A. Sửa đổi ngay Luật báo chí và xuất bản, bảo đảm thực sự cho tự do ngôn luận như điều 69 của Hiến pháp.
Nghĩa là quy định rơ: ra báo không phải xin phép, chỉ cần đăng kư, tư nhân có thể ra báo, xuất bản cũng thế.

B. Sửa đổi các Luật bầu cử, băi bỏ thể chế “hiệp thương”, bảo đảm mọi người đủ điều kiện tự do ứng cử, tự do vận động và tự do lựa chọn trong bầu cử, như điều 54 của Hiến pháp.

C. Nếu có đặt ra sửa Hiến pháp, th́ sửa theo tinh thần Dân chủ hoá. Việc bỏ điều 4 có thể trưng cầu dân ư, nhưng cần bỏ hết những cái đuôi “theo luật định” và “theo quy định của pháp luật” ở một số điều, v́ khi ra luật th́ luật thường lại ngược với tinh thần của Hiến pháp, rơ nhất là điều 69 về tự do báo chí, quyền thông tin và lập hội.

D. Đối với kinh tế th́ nên quan niệm lại vai tṛ kinh tế tư nhân. Tư nhân được tự do kinh doanh và được khuyến khích phát triển th́ sự phát triển của đất nước mới nhanh được; mới có điều kiện giải quyết công ăn việc làm, và có điều kiện tốt cho việc xây dựng nông thôn mới (công nghiệp hoá, đô thị hoá).
Không nên sợ tư bản phát triển, mà cần khuyến khích sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân, trong đó có những doanh nhân thông minh và giỏi giang, có như thế th́ đất nước mới phát triển nhanh. Việc này cũng chỉ là thực hiện tinh thần "các thành phần kinh tế đều b́nh đẳng" một cách rơ hơn và công bằng hơn mà thôi. Mặt này Chính phủ đă làm nhiều việc tích cực, cần chính thức thúc đẩy thêm mà thôi. Cần chấn chỉnh công tác văn hoá và tư tưởng. Hiện nay, văn hoá và tư tưởng bộc lộ rơ tính chất chuyên chính độc Đảng, bóp nghẹt và hăm doạ mọi tiếng nói một cách vừa tinh vi vừa trắng trợn.

E. Toàn bộ công tác văn hoá được tiến hành và biểu hiện như là một sự tuyên truyền cổ động khổng lồ, tốn kém công sức và tiền của. Hiện nay toàn bộ hệ thống bộ máy văn hoá của nhà nước, các báo chí, nhà xuất bản, các đoàn nghệ thuật đều chỉ là công cụ của Đảng, chỉ được huy động rầm rộ để đón chào, kỷ niệm và chào mừng. Nghệ thuật đích thực rất khó sống, trừ sự hoạt động của một số ít văn nghệ sỹ có ḷng tự trọng và phần nào độc lập. Các nhà lănh đạo nên tổ chức gặp gỡ ngay những lăo thành cách mạng và trí thức có ư kiến khác về đường lối, về chủ nghĩa xă hội. Gặp gỡ một cách b́nh tĩnh và trung thực, công khai, có báo chí tham gia. Nghe một lần rồi nghe nhiều lần nữa, nghe một nhóm rồi nghe nhiều nhóm nữa. Chắc chắn lănh đạo sẽ nghe được nhiều ư kiến bổ ích. Chấm dứt hiện tượng mấy chữ “mở rộng dân chủ” chỉ dừng lại ở nói, mà không thấy làm, chỉ nghe được những lời nói theo, những lời ca ngợi. Việc này sẽ có một tác động thật lớn, làm phấn khởi toàn xă hội. Tôi tin chắc như thế.

F. Phải giảm bớt các lễ hội, các lễ kỷ niệm, các cuộc thi và các cuộc đón chào (theo báo Đại Đoàn Kết: trong 6 tháng đầu năm 1998, ngân sách chi kinh phí cho các cuộc đón huân chương là 500 tỉ đồng). Như vậy th́ các cuộc kỷ niệm, mít tinh và chào mừng c̣n tốn kém đến đâu nữa? Trong khi ai cũng thấy nước ta c̣n nghèo. Sự lăng phí của các cơ quan nhà nước ai cũng trông thấy: các trụ sở tỉnh, huyện, xă, các xe hơi xịn, mà chỉ riêng tiền sửa xe hơi con trong một năm cũng mất 1.500 (một ngh́n năm trăm) tỉ đồng. Trong khi tiền đầu tư th́ c̣n thiếu vv…

G. Phải thay đổi tư duy. Hăy từ bỏ lối tư duy chỉ biết ca tụng, khen ngợi, biểu dương, tâng bốc. Hăy khuyến khích lối tư duy khách quan phê phán, luôn xét đoán và phê phán những điều kém cỏi.

H. Phải giao cho Viện ngôn ngữ giám sát và uốn nắn ngôn ngữ của báo chí, v́ báo chí hiện nay có tác dụng phát triển ngôn ngữ, nhưng cũng làm hỏng tiếng Việt nhiều lắm. Có thể có một chuyên đề lớn về t́nh trạng này.

Xin tạm thời nêu mấy việc rất thiết thực như trên, cần sớm làm. Chỉ cần thực hiện mấy việc đó (hoặc chỉ 2 việc A và D) th́ có thể xă hội đă có ngay bộ mặt mới và không khí mới. Đó là bộ mặt và không khí dân chủ hoá.

Vấn đề vai tṛ của Đảng cộng sản:

Lịch sử đă ghi nhận, và trong ḷng người dân cũng đă ghi nhận rằng Đảng cộng sản đă từng có một lịch sử oanh liệt và vẻ vang. Đảng cộng sản đă góp phần quan trọng (chỉ góp phần thôi, chứ không phải là tất cả và duy nhất) vào thắng lợi lớn lao của đất nước.

Điều đó hơn 25 năm nay đă được nói đi nói lại đầy đủ và quá đầy đủ, thừa mứa nữa. Nay phải nói cái khác đi, nói măi thắng lợi và vẻ vang, người nghe và người đọc bắt đầu chán rồi đấy.

Bây giờ phải thấy dân chủ là vấn đề thể chế, vấn đề chế độ. Đảng cộng sản đă tạo ra một chế độ không dân chủ. Đó là chế độ độc đảng (độc tài) và toàn trị, chính đảng đă thấy rơ điều này và toàn dân cũng biết điều này. Tôi đă biết rơ là "Hội đồng lư luận” của Đảng đă đặt ra nghiên cứu một “đề tài khoa học" là "Một đảng lănh đạo có dân chủ được không". Riêng tên đề tài đă chứng tỏ t́nh trạng một đảng nắm quyền là có "vấn đề" về dân chủ. Tôi biết rơ là Hội đồng lư luận đặt ra việc “nghiên cứu khoa học" này chỉ ḥng để "chứng minh một điều không thể chứng minh được”, đó là "một đảng lănh đạo cũng có thể có dân chủ !"

Tôi không biết kết quả nghiên cứu có ra được "công tŕnh" nào không, nhưng tôi được đọc qua bản “báo cáo đề dẫn” để thảo luận, th́ tôi đă thấy rơ sự lúng túng và tắc tị. Rơ ràng là không thể chứng minh được. Rơ ràng là một đảng không thể dân chủ, mà chỉ có thể phản dân chủ.

Trong đề dẫn có một đoạn nói về:
6 trở ngại và nguy cơ đối với dân chủ của chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền. Chú ư là trở ngại và nguy cơ.

Đó là:

  1. Đảng sẽ chủ quan, duy ư chí và quan liêu trong xác định chủ trương, đường lối.
  2. Đảng dễ áp đặt ư chí của ḿnh với nhà nước và xă hội, sắp đặt người của Đảng vào các cơ quan nhà nước, và đoàn thể xă hội, tự đặt ḿnh lên trên nhà nước và pháp luật, bao biện làm thay công việc của nhà nước, mà không chịu trách nhiệm pháp lư về những quyết định của ḿnh.
  3. Hệ thống các đoàn thể xă hội có thiên hướng về hoạt động phục vụ đường lối của Đảng hơn là làm tṛn trách nhiệm đại biểu cho nguyện vọng lợi ích của đoàn viên, hội viên mà ḿnh đại diện. (Tôi ghi chú thêm: các đoàn thể xă hội đă biến thành công cụ tay sai của Đảng. TĐ)
  4. Các đảng viên có chức có quyền dễ sa vào đặc quyền đặc lợi, tham nhũng cửa quyền, gây phiền hà cho dân. (Tôi ghi thêm: tệ nạn sùng bái cá nhân được nhấn mạnh và khuyến khích. TĐ).
  5. Người dân rất khó kiểm tra giám sát được các cơ quan quyền lực (gồm toàn người của Đảng). (Tôi ghi thêm: Không phải là khó, mà là không kiểm tra được, không giám sát được, v́ chế độ của Đảng là bịt mồm tất cả mọi tiếng nói. TĐ)
  6. Dân chủ xă hội bị vi phạm quá mức th́ sẽ đổ vỡ tất cả (từ chính quyền đến Đảng). (Tôi xin nói thêm: Đúng ra không phải là 6 điều trở ngại và nguy cơ, mà đây là thực trạng xă hội mà chế độ độc Đảng đă gây ra và đang gây ra).

Tôi rất khen bản đề dẫn đă nhận ra được sự thật, và dám nói lên những sự thật này. Tôi chắc là các cơ quan lănh đạo cấp cao đă được báo cáo, cũng hiểu biết không kém cái sự thật này. Tôi không biết trái tim các vị có c̣n biết rung động, và đầu óc các vị có thể xét đoán được không ?

***

Thế rồi tháng 11 năm 1999, có một cuộc sơ kết cái đề tài này. Trong bản sơ kết, một "nhà lư luận" nêu ra điều kiện để một đảng duy nhất nắm chính quyền mà vẫn dân chủ được.

  1. Phải là một Đảng cách mạng chân chính. (Tôi b́nh thêm: một Đảng đầy rẫy quan liêu, tham nhũng, phải vận động để chỉnh đốn mà không có kết quả, hoặc kết quả ít, có phải là Đảng chân chính không ? TĐ)
  2. Phải đủ trí tuệ, năng lực, bản lĩnh, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, và của cả dân tộc. (Tôi b́nh thêm: một Đảng hơn 2 triệu đảng viên, rồi một Ban chấp hành 150 người, rồi một Bộ chính trị và Ban bí thư 20 người. Có một lần, một vị lăo thành đặt câu hỏi: Đảng, hơn 2 triệu người, có là nơi tập trung được trí tuệ của 80 triệu dân được không ? Hơn 150 người hiện nay có phải đă là tập trung trí tuệ của toàn Đảng không? Hơn 20 người có phải là tập trung trí tuệ của 150 người không ?
    Người đặt câu hỏi ra là đă đặt ngay được câu trả lời: chữ KHÔNG to tướng. Đó là sự thật. TĐ)
  3. Coi trọng đề cao và phát huy vai tṛ của mặt trận dân tộc, các đoàn thể nhân dân.
  4. Phải có một tiền đề dân trí cao. Nước ta có nhược điểm là không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, dân chưa biết, chưa trải qua, chưa cần dân chủ. (Tôi b́nh thêm: như vậy, người sơ kết thừa nhận xă hội có chế độ tư bản chủ nghĩa có dân chủ hơn. Thế nào là dân chủ, thế nào là không dân chủ ?. TĐ)
  5. Đảng phải có phương thức tổ chức và phương thức lănh đạo đúng đắn. (Tôi b́nh thêm: hiện nay chưa đúng đắn phải không ? Vậy có cần đổi mới không ? TĐ)

Vậy chỉ cần căn cứ vào mấy điểm đó của đề dẫn và sơ kết th́ đă thấy rơ: không thể chứng minh được rằng "một đảng độc quyền lănh đạo cũng có thể dân chủ !" Thực trạng đă chứng minh một cách rơ rệt là một Đảng mà lại độc tôn và toàn trị th́ chỉ có thể phản dân chủ.

Đảng cộng sản muốn xứng đáng với lịch sử và nhân dân, phải đổi mới triệt để.
Con đường đổi mới chỉ có thể là con đường dân chủ hoá.

Và Đảng phải tự cải cách triệt để, nếu không nguy cơ không thể lường được. Không nên cứ tập trung cố gắng vào việc đề cao và củng cố vai tṛ lănh đạo độc tôn của Đảng, mà phải thực hiện khẩu hiệu "Đảng không có lợi ích nào ngoài lợi ích của nhân dân, tức là sự phát triển nhanh và đất nước trở nên giầu mạnh, dân chủ"

Phải hành động theo khẩu hiệu đó mà chấm dứt tệ nạn nói một đàng, làm một nẻo.

***

Ư kiến của tôi về đại hội IX của Đảng, và lư giải đâu là sức cản, cũng như khi nói về t́nh h́nh đất nước, nói về Đảng, th́ thường là bất tận ngôn …

Nhưng tôi muốn kết thúc đoạn nhật kư này ở đây. Tôi chỉ biểu thị mong ước của tôi là các nhà lănh đạo nên có sự đối thoại trực tiếp (đối thoại thực sự, chứ không phải là gặp qua loa lấy tiếng) với các bậc lăo thành và các nhà trí thức có ư kiến khác. Đó là những người về tuổi tác, từng trải, kinh nghiệm và học vấn đều hơn rất nhiều so với phần đông những người có trách nhiệm ở bộ máy lănh đạo và quản lư xă hội hiện nay. Tôi cũng cho rằng, cần phải truất bỏ ngay những thủ đoạn của các cơ quan Công an như:

bulletQuản chế khi không đủ lư lẽ và chứng cớ để kết tội (Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh)
bulletBắt giam người vô tội vạ (Nguyễn Thanh Giang trước đây). Đón bắt dọc đường như bắt cóc (gần đây: Vũ Cao Quận- Hải Pḥng)
bulletCho công an, những chú nhỏ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại đến nhà hạch sách, đ̣i gọi các cụ nhiều lần (Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính).
bulletKhám nhà lấy tài liệu, cả khi vắng mặt (Vũ Cao Quận), và giữa đêm hôm (Lê Hồng Hà).
bulletTheo dơi, nghe trộm điện thoại, phá rối điện thoại, ngăn chặn điện thoại một cách tuỳ tiện, xâm phạm quyền thông tin và thư tín. (Hoàng Minh Chính, Trần Độ)
v. v…v. v…

Những hành vi đó không chỉ mất dân chủ, phi luật pháp, xâm phạm quyền tự do công dân, mà c̣n là những hành vi man rợ, vô văn hoá, bất lịch sự, rất đáng lên án và phỉ nhổ.

Tôi biết rất rơ là những ư kiến của tôi chưa thể đầy đủ, và chưa thể hoàn toàn chính xác. Tôi rất mong có dịp được gặp gỡ với những người có khả năng xét đoán để trao đổi ư kiến, và tôi sẽ được tranh luận, bổ sung, đào sâu hơn.

Việc này bộ phận lănh đạo chủ chốt đứng ra chủ tŕ th́ tốt nhất.

C̣n nếu chúng tôi có gặp nhau năm bẩy người th́ lập tức lại có sự ḍ xét, theo dơi, và rồi lại x́ xào cho là chúng tôi bàn chuyện chống đối. C̣n nếu chúng tôi có định hướng cho rơ ràng theo Hiến pháp th́ lại phải xin phép "theo luật định" và xin phép th́ chắc chắn không được cho phép.

Rơ ràng là dân chủ hoá là yêu cầu cấp bách quá rồi.

Không thể để đất nước quá ngột ngạt như thế này.

Tôi nói đây là nói với tất cả mọi người, nhưng cũng muốn được coi như là nói riêng với các nhà lănh đạo chủ chốt.

Tôi kết thúc tập nhật kư này ở đây.

Ngày 30 tháng 4 và ngày 7 tháng 5 năm 2001
TRẦN ĐỘ

 

B́nh luận về
Phần III, bản báo cáo tại hội nghị Đảng uỷ quân sự trung ương Bộ Quốc Pḥng, ngày 24/8/2004.
(Các Thế Lực Thù Địch Tăng Cường Sử Dụng Bọn Cấp Tiến Phản Động Trong Và Ngoài Nước Đánh Phá Đảng Và Quân Đội, Tập Trung Vào Chống Phá Đại Hội 10)

Buổi sáng hôm ấy, tôi vừa mới mở mắt th́ anh bạn hàng xóm đă gơ cửa. Trên tay anh là tập tài liệu photocopy cuộn tṛn: "Đọc đi! Hay lắm đấy!”. Anh cười hóm hỉnh, nháy mắt với tôi.

Báo cáo tại hội nghị Đảng uỷ quân sự trung ương, Bộ Quốc Pḥng ? Chắc có chuyện thú vị đây ? Nếu không, ông hàng xóm của tôi đă chẳng dựng tôi dậy bảo tôi đọc. Tôi “phập” vào đọc liền.

Oái oăm thay, ở ngay ḍng đầu tiên, tôi đă "khựng" lại ngay tức khắc.

Tài liệu viết:

"Các Thế Lực Thù Địch Tăng Cường Sử Dụng Bọn Cấp Tiến Phản Động Trong Và Ngoài Nước Đánh Phá Đảng Và Quân Đội, Tập Trung Vào Chống Phá Đại Hội 10"

Lạ thật, từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ được nghe thấy cụm từ “bọn cấp tiến phản động”. Mở đại từ điển tiếng Việt tra cứu cũng không t́m đâu thấy cụm từ này. Bèn "phôn" một cú đến một tiến sỹ ngôn ngữ học "Alô, cho ḿnh hỏi: "bọn cấp tiến phản động" nghĩa là cái bọn ǵ vậy ?". Anh bạn hiểu ngay thắc mắc của tôi, anh c̣n đọc trước cả tôi cái bản báo cáo nọ. Anh cười khà khà "Cái này phải có tŕnh độ bác học mới hiểu được, tớ mới tiến sỹ thôi. Chịu !”. Đến ông tiến sỹ ngôn ngữ mà c̣n không hiểu nổi, liệu các vị lănh đạo đảng và nhà nước dự hội nghị hôm đó có hiểu được không ?

Xưa nay, người ta chỉ nghe thấy Đảng nói “những người cấp tiến”, “bọn phản động”. “Cấp tiến” là tốt, “phản động” là xấu. Như mặt trời với bóng đêm. C̣n cụm từ hỗn hợp mới tinh "bọn cấp tiến phản động" th́ trên thế gian này chỉ có mấy "nhà bác học" ở Tổng cục 2 mới có thể "phát minh" ra mà thôi.

Nhưng thôi, cứ tạm bỏ qua cụm từ ngộ nghĩnh, hoặc ngớ ngẩn, này để đọc hết cái báo cáo nọ xem sao ?

Phần nội dung, tài liệu mở đầu: "Ngày 22/2/2004, tại 62 Ngô Quyền – Hà Nội đă diễn ra cuộc gặp mặt qua một số nhân vật cấp tiến Hà Nội gồm Hoàng Minh Chính, Hồng Hà, Thanh Giang, Hoàng Tiến … Cuộc gặp triển khai một số công việc sử dụng từ nay đến Đại hội Đảng X". Tôi rất bất ngờ. Một thông tin bịa đặt hoàn toàn !

Thấy tôi sửng sốt, anh bạn hàng xóm bảo : "Ối dào, có ǵ mà cậu phải ‘lăn tăn’, đến như đại tướngVơ Nguyên Giáp, chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, v.v… mà Tổng cục 2 c̣n dựng chuyện là có quan hệ với CIA. Cho nên chuyện này chỉ là ‘con muỗi’ với tụi Tổng cục 2 !". Nhưng bịa đặt như vậy nhằm mục đích ǵ ? Ta hăy đọc tiếp : "Mục tiêu cần đạt được là phải làm cho Đảng Cộng sản rối loạn, t́nh h́nh xă hội khủng hoảng nhiều mặt, nhiều nơi mà Đảng không giải quyết được, buộc Ban lănh đạo phải phân hoá, đi đến tan ră hoặc tự tuyên bố giải tán". Chà, nếu đúng thật như vậy th́ đảng hoảng quá đi chứ. Đảng không sợ ǵ bằng sự tan ră của chính ḿnh. Tổng cục 2 hiển nhiên đă nắm được “gót chân Asin” của đảng, từ trước đến giờ họ mặc sức bịa đặt nhiều chuyện ghê gớm để hù doạ đảng.

Nếu quả thật cái ngày 22/2/2004 ấy mà có chuyện mấy vị dân chủ "âm mưu" như vậy th́ phải khởi tố từ lâu rồi mới đúng. Đó là âm mưu lật đổ đảng cơ mà ! Hơn nữa, một khi Tổng cục 2 viết thành báo cáo th́ hẳn là phải có chứng cớ rồi. Sao vẫn chưa thấy khởi tố ǵ ?. Rơ ràng, chơi tṛ này, Tổng cục 2 đă không tính toán kỹ. Đảng, mà nói đúng hơn là Bộ chính trị-nhân danh đảng, vốn là kẻ “hét ra lửa”, giật dây “chỉ đạo” từ Quốc hội cho đến mọi đoàn thể xă hội. Vậy mà nay, Tổng cục 2 dám có ư định biến Bộ chính trị thành con rối để ḿnh giật dây bằng những thông tin bịa đặt dối trá. Dám “đùa" với hùm. To gan thật !

Một nét rất nổi bật trong tài liệu này là tính chất quy chụp thiếu tính logic, vu vạ, vu cáo bừa băi của Tổng cục 2.1) Tài liệu viết về mục tiêu của những người dân chủ:

"Bước 1: Làm xói ṃn và mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lănh đạo của Đảng. Từ đó tạo sự đối lập giữa Đảng và Nhân dân.
Bước 2: Làm suy yếu hệ thống lănh đạo của ta bằng cách đẩy mâu thuẫn nội bộ trong Bộ chính trị, Ban bí thư, BCH TW.”
(phần 1.b Mục tiêu).

Rất nhiều lư do khiến quần chúng mất niềm tin ở đảng. Đảng bảo chống tham nhũng mà không thấy đảng chống tham nhũng, chỉ thấy đảng “chống những người muốn chống tham nhũng” mà thôi (*).Tham nhũng vẫn ngày càng phát triển. Các quan chức của đảng vẫn ngày đêm ra sức đục khoét tiền của dân, mồ hôi nước mắt của dân. Hàng trăm ngàn người oan ức mỗi năm. Biết bao gia đ́nh bị chính quyền lầy mất đất đai của tổ tiên để lại, phải trôi dạt nơi đầu đường xó chợ … Nhưng khi 8 vị trưởng văn pḥng luật sư ở Hà Nội tự nguyện đứng ra thành lập "nhóm v́ công lư" với mục đích giúp dân t́m công lư, th́ đảng bắt phải giải tán tức th́. Đảng làm những việc như thế, dân biết đặt niềm tin vào đâu ?

Bao nhiêu vấn đề bức xúc của đất nước hàng chục năm nay mà đảng không sửa chữa được, không những thế, “những người con ưu tú” của đảng c̣n phá phách khiến cho cái đất nước này ngày một thêm tan nát.Thử hỏi làm sao cứ bắt dân phải tin đảng đây ?

Mâu thuẫn nội bộ của lănh đạo cao cấp th́ vốn là truyền thống của đảng. Vụ án “xét lại chống đảng” hăm hại những người trí thức trong đảng; vụ Năm Châu-Sáu Sứ gây bè cánh, đi vận động, tuyên truyền nói xấu nhau; vụ T4 vu cáo nhiều vị lănh đạo cao cấp của đảng là có quan hệ với CIA; vụ ông Lê Đức Anh hạ bệ ông Lê Khả Phiêu, v.v… Vẫn c̣n đâu đây như những con gió xám thổi vào ḷng dân nỗi ngán ngẩm bất tận. Việc điều hành đất nước th́ yếu kém, không đưa ra được giải pháp nào khả quan. Nhưng việc tranh chấp quyền lực, thanh trừng nhau, th́ lại rất giỏi, có bao nhiêu mưu mẹo đều được áp dụng triệt để.

Khi mất niềm tin của nhân dân th́ đảng cần xem lại ḿnh mới phải. Vậy mà Tổng cục 2 lại vu vạ cho "lực lượng cấp tiến" gây ra. Phải chăng Tổng cục 2 âm mưu "mượn tay" Bộ chính trị trừng phạt lực lượng cấp tiến? Hay chí ít muốn Bộ chính trị nh́n lực lượng cấp tiến dưới con mắt thù địch ?

2) Về “quan hệ” giữa Đại sứ quán Mỹ và lực lượng cấp tiến, Tổng cục 2 viết:

"Đặc biệt, chúng gia tăng móc nối với ĐSQ Mỹ tại Hà Nội" (phần1.c thủ đoạn gần đây …)
mục tiêu chống phá Đảng, quân đội được lực lượng này thực hiện xuyên suốt và nhất quán từ trước tới nay với sự chỉ đạo hỗ trợ của t́nh báo nước ngoài" (phần 4)
"sự gia tăng móc nối liên hệ giữa Nguyễn Thanh Giang và ĐSQ Mỹ" (phần 4.3)
"Mỹ sử dụng lực lượng dân chủ cấp tiến như một con bài để truyền bá tư tưởng "dân chủ" "đa nguyên" và xă hội Việt Nam từng bước "chuyển hoá giác ngộ" để lôi kéo các tầng lớp nhân dân đi theo cái gọi là "phong trào dân chủ" ở Việt Nam" (phần 4.3)

Cần phải nhắc nhở Tổng cục 2 rằng: Những nhà dân chủ ở Việt Nam đường đường là những công dân của đất nước Việt Nam anh hùng, ư thức rơ ràng về vị thế đấu tranh của ḿnh, không việc ǵ phải "móc nối với Đại sứ quán Mỹ" như Tổng cục 2 bịa đặt. Tổng cục 2 báo cáo rằng: “Nhiều dấu hiệu cho thấy các hoạt động của các nhân vật cấp tiến thời gian qua đă nhận được sự chỉ đạo của CIA hoặc ĐSQ Mỹ" (phần 4.3), là một lời vu khống vi phạm pháp luật trắng trợn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các nhà đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.

Một vài nhân vật làm trong Đại sứ quán (không chỉ ĐSQ Mỹ), cũng như các nhà báo nước ngoài t́m đến nhà thăm các vị dân chủ với một tấm ḷng quư mến, cảm thông. Chắc hẳn là họ không thể ngờ được rằng, những cuộc viếng thăm ấy đă bị các "nhà t́nh báo" Tổng cục 2 xuyên tạc, và có những kết luận kiểu như : "Mỹ sử dụng lực lượng dân chủ cấp tiến như một con bài để truyền bá tư tưởng "dân chủ" "đa nguyên" …". (phần 4.3).

Tính thiếu logic một cách ngờ nghệch hơn nữa, c̣n thể hiện trong kết luận sau đây: "Hoạt động móc nối giữa các nhân vật dân chủ cấp tiến trong nước được thực hiện với mật độ dầy hơn, thông qua các chuyến đi của một loạt các nhân vật chủ chốt: Hà Sỹ Phu ra Hà Nội (12/2003), Nguyễn Thanh Giang vào miền Nam (3/4/2004), Bùi Minh Quốc ra Hà Nội (4/5/2004), Thanh Giang xuống Hải Pḥng (5/2/2004), Mạnh Sơn vào miền Nam (6/2004) …" (phần 4.3). Thật không thể nào tưởng tượng nổi. Vợ chồng ông Hà Sỹ Phu ra Hà Nội khám, chữa bệnh cũng bị quy là "hoạt động móc nối". Đến nỗi, vợ chồng ông đi đâu cũng có mấy kẻ lén lút theo sau ŕnh rập. Ông Nguyễn Thanh Giang về Hải Pḥng dự một đám cưới, đi du lịch xuyên Việt cũng bị quy là "hoạt động móc nối”. Trong chuyến đi chơi cùng một số cựu chiến binh Hà Nội vào miền Trung, ông có vào viếng nghĩa trang, đang bâng khuâng giữa những hàng mộ, ông chợt thấy một kẻ lạ mặt đang lén quay phim ḿnh. Đi đâu, ông cũng thấy kẻ lạ mặt đó vác máy theo sau. Chắc hẳn “nhà t́nh báo" của Tổng cục 2 này đang cố gắng chứng minh ông Giang đang có “hoạt động móc nối” với … linh hồn !?

Về khả năng ngôn ngữ của các “nhà t́nh báo" của Tổng cục 2:

1) Tổng cục 2 viết : "Thời gian qua, sự móc nối, liên hệ phối hợp hoạt động chống phá của cấp tiến mà miền Bắc - Trung – Nam …" và "bắt đầu có sự phối hợp giữa cấp tiến, cơ hội chính trị với phản động tôn giáo" (phần 1.c, đoạn gạch chân là do tác giả bài viết này thực hiện).
"cấp tiến", "cơ hội chính trị", "phản động tôn giáo" là tính từ và "cụm tính từ", Tổng cục 2 không hiểu, nên đă dùng như những danh từ và "cụm danh từ" !2) Tổng cục 2 viết : "lợi dụng các vụ án tham nhũng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng làm tư liệu để tuyên truyền." (phần 1.e). Chính các phương tiện thông tin đại chúng của đảng đă tuyên truyền. Sao lại nói là "lợi dụng" được ?

3) Tổng cục 2 viết: "Nhận định của t́nh báo và tài phiệt Mỹ: giới truyền thông, t́nh ái và tài phiệt Mỹ, phương Tây đă có đủ các tài liệu nội bộ và thư góp ư, kiến nghị … gửi BCHTƯ trong thời gian qua, và chúng đang đặc biệt quan tâm nghe ngóng, thu thập thông tin, tài liệu và phản ứng của dư luận về vấn đề này" (phần 3.3).

Gỉa như giới tài phiệt Mỹ "đặc biệt quan tâm nghe ngóng, thu thập" những "tài liệu nội bộ và thư góp ư, kiến nghị … gửi BCHTƯ trong thời gian qua ..." đă là khó nghe rồi. C̣n "giới t́nh ái" Mỹ th́ thật t́nh tôi không tài nào hiểu nổi họ quan tâm mấy "thư góp ư, kiến nghị, …" ở Việt Nam làm ǵ ? Có lẽ là Tổng cục 2 đă vu khống theo quán tính !?4) Tổng cục 2 viết: "trước hết là chúng nhằm vào quân đội, công an và các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ nắm địch là an ninh, t́nh báo nhằm bịt tai, bịt mắt của Đảng, gây mất ḷng tin vào Đảng, vào quân đội, công an" (phần 3.3). Có lẽ, Tổng cục 2 nên thay từ "chúng" bằng từ "chúng tôi" th́ hợp lư hơn. Những thông tin t́nh báo bịa đặt (điển h́nh là vụ T4) có phải là "bịt tai, bịt mắt của đảng, gây mất ḷng tin vào đảng" hay không ? Những nhà lănh đạo đảng mờ mắt bởi quyền lực, tham nhũng; ù tai bởi những lời nịnh bợ. Mờ mắt, ù tai th́ làm sao lănh đạo đất nước được. Vậy nên, những người dân chủ phê b́nh, để đảng mở to mắt nh́n thực trạng đói nghèo, tụt hậu của đất nước, căng tai ra mà nghe nỗi khổ cực của nhân dân lao động, chẳng phải là nên làm sao ?5) Tổng cục 2 viết : "Nh́n lại toàn bộ quá tŕnh chống phá của lực lượng cấp tiến, phản động nhằm vào Đảng, quân đội trong thời gian qua có thể thấy: mục tiêu chống phá Đảng, quân đội được lực lượng này thực hiện xuyên suốt và nhất quán từ trước tới nay với sự chỉ đạo hỗ trợ của t́nh báo nước ngoài" (phần 4). "Hỗ trợ" nghĩa là trợ giúp lẫn nhau. Theo báo cáo này th́ "lực lượng cấp tiến, phản động" và t́nh báo nước ngoài là chỉ đạo lẫn nhau ? Thật không thể hiểu nổi.6) Tổng cục 2 viết: "Tiếp tục “đấu tranh” bảo vệ, thanh minh đ̣i thả tự do cho các phần từ cơ hội chính trị bị giam giữ và thổi phồng kết quả đấu tranh – mà tự cho là thành công như vụ Phạm Quế Dương, Trần Khuê." (phần 4.2). Lại một lần nữa, Tổng cục 2 dùng từ sai chỗ rồi. Trong đảng cộng sản hiện nay có không kể siết những kẻ cơ hội, luồn cúi, mất chất. Họ sẵn sàng làm những điều nhục nhă để lên chức lên quyền. Đó mới là "các phần tử cơ hội chính trị" thực sự.7) Tổng cục 2 viết : "Trong những hoạt động chống phá có trọng điểm này, bọn cấp tiến đă nhận được sự yểm trợ, phối hợp của lực lượng phản động người Việt Nam ở nước ngoài và một số thế lực nước ngoài, trong đó có các phương tiện thông tin đại chúng như ERFA, BBC, RFI …" (phần 3.2). Người đọc hẳn sẽ ph́ cười khi đài RFA được các "nhà t́nh báo" của Tổng cục 2 gọi là ERFA. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cứ "lộn tùng bậy" cả lên.

Về năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bản báo cáo này, vẫn c̣n nhiều điểm cần phải "b́nh luận". Nhưng có một câu trong bản báo cáo mà nếu không khen sẽ là một sai sót của tôi. Trong phần 1.c, Tổng cục 2 nhận xét: "Chuyển từ "đấu tranh công khai" sang hoạt động “ngầm" nhằm bảo toàn lực lượng chờ đợi thời cơ, trong khi đẩy mạnh viết bài, tuyên truyền mở rộng đối tượng cảm hoá, giác ngộ tư tưởng "dân chủ, đa nguyên" nhằm chuyển hoá và lôi kéo các lực lượng khác tham gia "phong trào"." (đoạn gạch chân do tác giả bài viết này thực hiện). Đáng khen cho Tổng cục 2 là đă dùng từ rất chính xác. Nói "cảm hoá, giác ngộ tư tưởng dân chủ đa nguyên" là hay nhất rồi. Không thể nói hay hơn được.

Nhận xét cuối cùng:Xuyên suốt bản báo cáo, ta bắt gặp nhan nhản các từ, cụm từ như: Bọn cấp tiến, tôn giáo phản động, y, chúng, hung hăng, bọn đầu sỏ, móc nối, điên cuồng chống phá, chúng xuyên tạc, bóp méo, nham hiểm hơn, địch, các phần tử nguy hiểm, một số tên nhất định,v.v…

Người ta có cảm tưởng báo cáo này không phải là báo cáo tại Bộ quốc pḥng. Nó mang hơi hướng, phong cách của các băng đảng Mafia, với ngôn từ của các nhóm “lục lâm thảo khấu". Một báo cáo như vậy mà lại được tŕnh bày tại hội nghị Đảng uỷ quân sự trung ương, th́ không hiểu là Tổng cục 2 đă coi thường các vị lănh đạo đảng, Nhà nước, cũng như các tướng lĩnh có mặt ở hội nghị đến mức nào ?

Điều quan trọng hơn nữa là : Một tổ chức yếu kém về chuyên môn, lại ngang nhiên lộng quyền, dối trá đảng, như Tổng cục 2. Vậy mà đảng vẫn tin dùng. Thử hỏi, dân sẽ nghĩ ǵ về đảng và quân đội đây ?

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2004.
Tuệ Minh.

(*): Hưởng ứng theo lời hô hào của đảng về việc chống tham nhũng, nhà nghiên cứu Trần Khuê và đại tá Phạm Quế Dương đă viết đơn xin thành lập hội chống tham nhũng. Nhưng hai ông đă bị đảng bắt giam phi pháp.(C̉N TIẾP)


 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06