ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

Văn Bút Quốc Tế cấp báo

Cuộc trấn áp các nhà dân chủ đối kháng tiếp diễn tại Trung cộng

 

Trong Thông cáo phổ biến chiều ngày 4.1.2005, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực nhà văn bị cầm tù yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh đ́nh chỉ cuộc trấn áp các nhà trí thức dân chủ đối kháng. Nạn nhân mới nhứt là hai nhà văn Lư Bạch Quang và Dương Thiên Duy.

Ông Lư Bạch Quang, 36 tuổi, tiến sĩ triết học, chính trị học và luật học, bị bắt ngày 14.12.2004 tại Phúc An, tỉnh Phúc Kiến. Ngày 21.12.2004, công an lục soát nhà ông ở Bắc Kinh, tịch thu máy điện toán và tài liệu. Dường như sự bắt giữ ông có dính dáng đến những hoạt động hỗ trợ mà ông dành cho nông dân trong cuộc tranh chấp về quyền sở hữu đất đai giữa thành phần xă hội "chân lấm tay bùn, thấp cổ bé miệng" và chính quyền trung ương. Ông Lư Bạch Quang đă giúp nông dân thảo kiến nghị đ̣i thị trưởng bị tố cáo tham nhũng phải từ chức. Đầu năm 2004, ông cho đăng trên tập san tranh ảnh Nền Văn Minh Hiện Đại một bài ông viết để hậu thuẫn yêu sách của nông dân. Đến tháng 10, một bài báo ông phổ biến trên Internet cho biết ông bị hăm dọa: nếu trở lại Phúc An th́ công an sẽ bắt ông. Trường hợp Lư Bạch Quang làm nhớ đến Nguyễn Khắc Toàn. Ra đời tại Hà Nội một năm sau khi thành phố trở thành tiền đồn của Quốc tế Cộng sản, nhà báo dân chủ đối kháng đă bị phạt 12 năm tù cuối tháng 12 năm 2002 chỉ v́ có can đảm công khai bênh vực những người nông dân bị áp bức và bị cướp ruộng đất nhiều lần biểu t́nh tại Hà Nội trong hai năm 2000 - 2001.

Ông Dương Thiên Duy, 43 tuổi, bị bắt ngày 24.12.2004 tại Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, khoảng 100 cây số phía nam Thượng Hải. Đến ngày 31.12.2004, công an mới công bố trát bắt cáo buộc ông Dương Thiên Duy "xúi giục phá hoại quyền lực nhà nước". Công an tiết lộ rằng ông đă bị đưa về nhốt tại Nam Kinh, 200 cây số phía bắc Hàng Châu. Trong hai năm 1999 - 2000, ông Dương Thiên Duy từng bị giam về tội danh "phản cách mạng". Hết hạn tù, ông bị tước quyền công dân thêm bốn năm nữa. Trong thời gian này ông bị bắt giữ hai lần v́ vi phạm những điều kiện do pháp lệnh áp đặt. Lần câu lưu mới nhứt, từ 27 tháng 5 đến 11 tháng 6 năm nay, nhà văn hội viên Trung tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập bị ghép tội đă viết những bài báo tưởng niệm 15 năm phong trào sinh viên tranh đấu cho dân chủ bị vùi dập dưới xích sắt chiến xa Hồng quân tại quảng trường Thiên An Môn.

Những tháng gần đây, các nhà văn, trí thức bất đồng chính kiến và dân chủ đối kháng lần lượt bị bắt giữ và sách nhiễu. Theo "một nhà trí thức tên tuổi", họ đang bị kiềm hăm trong một bầu khí hắc ám tạo nên bởi sự tái lập một chính thể độc tài chuyên chế. Báo chí được lệnh không viết điều ǵ để dân chúng biết hay nhớ đến nhiều nhà trí thức nổi tiếng nữa.

Qua Thông cáo nói trên, Văn Bút Quốc Tế bày tỏ mối quan ngại đối với sự giam cầm hai ông Lư Bạch Quang và Dương Thiên Duy. Các nạn nhân dường như đă bị trừng phạt v́ hành sử quyền tự do phát biểu của ḿnh. Hơn nữa, sự gia tăng chủ trương bất bao dung những chính kiến bất đồng đưa đến hậu quả là sự tăng cường bắt giữ và sách nhiễu những nhà cầm bút mà chế độ thù ghét. Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Bắc Kinh đ́nh chỉ cuộc trấn áp các nhà trí thức bất đồng chính kiến và các nhà dân chủ đối kháng, tôn trọng quyền tự do phát biểu được bảo đảm bởi Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước Trung cộng đă kư kết.

Cũng cần ghi thêm: hôm nay, trong phúc tŕnh năm 2004 về quyền tự do báo chí trên thế giới, Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Miến Điện và bốn chế độ cộng sản Bắc Kinh, B́nh Nhưỡng, Hà Nội và Vạn Tượng là năm Nhà nước phạm tội đàn áp báo chí tàn tệ nhứt vùng Đông Á. Bản phúc tŕnh cho phép chúng ta nhận định rằng Hồ Cẩm Đào vẫn làm khuôn mẫu cho Nông Đức Mạnh trong chính sách thông tin và ngôn luận. Trung cộng tiếp tục là nhà tù lớn nhứt đối với giới truyền thông. Mới nh́n, chúng ta có cảm tưởng vào mùa xuân đứng trước cảnh "trăm hoa đua nở" (nói theo kiểu thứ trưởng tư pháp Việt cộng Hà Hùng Cường tại một phiên họp của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève năm 2002: Hiện có hơn 600 nhựt báo và tạp chí phát hành...). Nhưng Phóng Viên Không Biên Giới đă ghi đậm nét thực tại đen tối: Đảng cộng sản cầm quyền hằng nhắc nhở các nhà báo bản xứ rằng họ không được tự do viết hay nói những ǵ họ muốn. C̣n đối với giới truyền thông ngoại quốc hiện diện tại Hoa lục (cũng như tại Việt Nam), họ bị kiểm soát rất chặt chẽ.

 (Viết theo tin của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại).

 

Genève ngày 5 tháng 1 năm 2005                                Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06