ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Ḥa Lan và Nhơn Quyền

Ngày Nhơn Quyền với Ngô Văn Tuấn và Vơ Nhân Trí .

Phan Văn Song




Vừa ở Cali về đến Paris, (sau một chuyến đi công tác trên một tháng) ngày 8 /12 , ngày sau 9/12 lại ø phải lên xe đến đón anh Vơ Nhân Trí để cùng nhau phó hội du Ḥa lan. Xe đă được sữa xong, anh Trần v́ bận việc nhà không đi được, chỉ đi với anh Trí thôi. Anh Vơ Nhân Trí, tác giả cuốn sách « Việt Nam cần đổi mớí thật sự » được anh Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn mời qua để giới thiệu cuốn sách và tŕnh bày quan điểm cho cộng đồng Ḥa lan.

Đến nhà anh Nguyễn Văn Đáo vào lúc 18 giờ kịp giờ cơm nước. Anh chị Đáo ở gần Utrech..Utrech - Den Haag (Thủ đô) – Amsterdam nằm gần nhau trong một tam giác, cách nhau khoảng một giờ lái xe. Anh chị Đáo lúc nào tiếp đải chúng tôi cũng niềm nở. Cơm nhà chị Đáo đượm hương vị Nam kỳ chánh hẩu. Ôi món gỏi « sầu đâu » năm ngoái ăn nhớ đời ! Tối hàn huyên, anh Đáo làm quen với anh Trí, nhưng phải đi ngủ sớm, ngày mai sẽ là một ngày làm việc khá nặng !
Ngủ sớm, dậy sớm. Anh Đáo cần phải đi làm sớm, nên chở hai anh em Trí Song đến Alphen / Rijin (Alphen trên sông Rhin) nhà Tuấn. Trời Hoà lan sương mù dầy đặc, hàn thử biểu ở độ âm. Với một người vừa sống trên một tháng dưới trời ấm Cali, vừa bị « jet lag » ngủ một đêm chỉ có ba tiếng đồng hồ, tôi mệt bá thở, thôi đă nai lưng đóng góp th́ đành ráng chịu. Đến nhà anh Tuấn sớm giúp cho chúng tôi làm một số công việc và đặc biệt chia công tác rơ ràng. Kỳ nầy anh Tuấn cho biết là phía Ḥa lan sẽ có rất nhiều nhơn vật quan trọng dến dự. Cả đại diện cảc NGO, có cả đại diện chánh phủ Ḥa lan, Bô Ngoại giao Ḥa lan. Và đặc biệt phải dùng tiếng Anh trong suốt buổi, v́ không t́m ra thông dịch . Đây cũng là một bài học, từ đây những người tranh đấu đi nói chuyện vân động các chánh quyền quốc tế, phảïi biết xữ dụng ngoại ngữ, tiếng nói nơi ḿnh cư ngụ dĩ nhiên phải giơi rồi, mà conø phải thêm Anh Ngữ làm ngoại ngữ thứ hai nữa.
Một giờ, chúng tôi có mặt tại Hội trường ngay tại trung tâm thành phố Den Haag ( tiếng Pháp gọi là La Haye) ; rất ít người Việt nam đến, có lẽ v́ là chiều thứ sáu nên rất nhiều vị bận đi làm nên không đến dự. Vài kuôn mặt quen thuộc, anh Phạm Hoàng và các anh em ở Stuggart (Đức) sang.

Sau phần giới thiệu bằng tiếng Ḥa lan của anh TS Ngô Văn Tuấn, TS Kosier người chủ tọa mở màng bằng Anh ngữ và mời chúng tôi đọc bài tham luận. Chúng tôi dùng bản tiếng Anh đă phát sẳn cho cử tọa. Để khỏi mất th́ gị , tôi tóm tắt phần đầu nói về lĩch sử và định nghĩa của Nhơn quyền và chúng tôi nói đến phần chánh là « Nhơn quyền cũng là quyền của người dân nỗi dậy lật đỗ một nhà cầm quyền, khi nhà cầm quyền không c̣n tôn trọng chủ quyền của nhơn dân nữa ».

TS De Klerk giám đốc cơ quan Phát triển Ḥa lan tiếp theo và vẫn dùng Anh ngữ báo cáo với toàn thể cử tọa là từ nhiều năm nay Ḥa lan vẫn cố gắng theo dỏi và luôn luôn xem xét những vi phạm nhơn quyền tại Việt nam. Tuy nhiên v́ vấn đề ngoại giao, Ḥa lan chỉ nêu ư kiến và nhận xét chứ không có chánh sách chế tài nào cả. Ông ta cũng nhận xét là t́nh trạng tôn trọng nhơn quyền ở Việt nam có những điểm khá hơn những năm xưa.

TS Voorhoeve tiếp theo, nói nhiều đến cái đáng tiếc của hội nghị ASEM 5 vừa qua ở Hà nội, là không chú trọng đến Nhơn quyền. Ông kể tiếp chuyện một thương gia người Ḥa lan gốc Việt đi về Việt nam đầu tư kinh doanh, nay, v́ một trắc trở nào đó mà hiện nay bị tù tội, tán gia bại sản, pháp luật Ḥa lan không can thiệp được v́ luăt thương mại ở Việt nam vẫn c̣n trong t́nh trạng kém phát triển. Ông kể đến chuyện nầy để những người Ḥa lan và đặc biệt người Ḥa lan gốc Việt phải cẩn thận khi đi về du lịch hay làm ăn buôn bán ở Việt nam. Các nước Âu Mỹ chưa kư kết hiệp thương một cách đồng bộ với Việt nam, chỉ có những trao đổi văn kiện song phương mà thôi. Những công dân Ḥa lan gốc Việt không được nhà cầm quyền Việt nam xem như những nhà ngoại quốc, v́ luật việt nam không chấp nhận song tịch; Như vậy luật lệ của Việt nam đều xem người gốc Việt như những Việt kiều tức là người có quốc tịch việt, và khi có quốc tịch việt th́ chỉ có luật Việt nam giải quyết thôi, và luật Ḥa lan không được áp dụng tại Việt nam. Hăy lấy đó là mơt bài học cho những ai mưốn về Việt nam buôn bán.

Anh TS Vơ Nhân Trí nhận mạnh thêm là chúng ta phải từ nay chú trọng đến cơ bản dùng chữ (anh Trí dùng tử semantic) để cắt nghĩa cách dùng từ của Cọng sản. V́ vậy Tây phương vẫn bị lầm lẫn với semantic cọng sản. Khi cọng sản nói dân chủ th́ đáy là một dân chủ hạn chế gọi là dân chủ xă hội chủ nghĩa, như vậy cứ mỗi từ cọng sản xữ dụng , chúng ta phải thêm vào nhóm tỉnh từ « xă hội chủ nghĩa » để hiể u được cái phạm vi áp dụng của từ ấy. Từ nay xin quư vị nếu có liên lạc nói chuyện với người việt nam hăy luôn luôn nhơ thêm nhóm tỉnh từ « xă hội chủ nghĩa » đàng sau. Ông TS Kosier khôi hài thêm rằng như vậy ta phải nói rơ với người « việt nam XHCN chứ »!

Ông Cooper đại diện Bộ Ngoại giao Ḥa lan xác nhận những khó khăn về những hồ sơ mà TS Voorhoeve vừa kể. Ông Cooper cũng lo ngại từ nay sẽ có những khó khăn nhiều hơn, v́ nếu đến ngày hôm nay Việt nam (XHCN) vẫn áp dụng luật Việt nam cho người gốc Việt nhưng vẫn chưa chưa công bố một luật lệ về quốc tịch. Nay Việt nam vừa công bố luật lệ ấy: chẳng những người gốc việt tỵ nạn vẫn « bị » xem như có quốc tịch Việt nam, mà con cài của họ vẫn bị xem như có Việt tịch. Chúng tôi nhấn mạnh đấy là Việt nam xữ dụng luật giống như luật của Nazi Hitler khi Hitler tuyên bố là nước Áo nói ngôn ngữ Đức có máu Đức nên đă xâm chiếm nước Áo (Anchluss) ; Cử tọa Ḥa lan vỗ tay tán đồng.

Chúng tôi cũng đề nghị Bô Ngoại giao Ḥa lan ra thông cáo buộc các người kiều dân Ḥa lan khi đi đến Việt nam hăy đến tŕnh diện ṭa Lănh sự để ghi danh cho nhà nước Ḥa lan biết ḿnh đẵ đến Ḥa lan và sẽ trở về ngày nào. Trong trường hợp bị mát tích nhà nước Ḥa lan sẽ làm thủ tục t́m kiếm. Ông Cooper cho biết « Đấy là bổn phận và nhiệm vụ của các Ṭa lănh sự của tất cả các quốc gia ». Nhưng v́ dân Âu Mỹ quá quư trọng đời tư nên không thể buộc mọi người phải khai báo việc đi lại của họ, tôi nói tiếp lời ông Cooper, nhưng đối với các nước Á dông với những tổ chức hành chánh sơ cỗ, chúng ta phải bảo vệ kiều dân của chúng ta ».

Viết tường thuật đến đây, chúng tôi không ngờ nói tiên tri. Vụ động đất sóng thần vừa xảy ra, bao nhiêu người Pháp và Âu châu mất tích, mà các Lănh sự quán cũng không biết, v́ du khách không trinh diện
.
Từ nay, đồng bào gốc Việt khi đi về ăn Tết ở Việt nam, nên đến các lănh sự quán của nươc quốc tịch ḿnh để ghi danh , báo cho họ biết là kiều bào họ vừa đến Việt nam và xin họ bảo vệ theo dơi, ngày đến ngày đi, nếu có thể nói ḿnh ở đâu có dự kiến đi chơi ở đâu vân ..vân.

Quư vị chỉ tốn một ít th́ giờ mà khi rủi ro gia đ́nh biết ḿnh ở đâu, và những cơ quan chánh quyền nước ḿnh cư ngụ sẽ giúp đỡ cho ḿnh. Tốn bao nhiêu tiền bảo hiểm nhơn mạng, trong lúc đi ghi danh miễn phí.

Không phải ngẩu nhiên, mà khi ḿnh c̣n giấy tỵ nạn, Cao ủy tỵ nạn cấm ḿnh không được đi Việt nam hoặc những nước láng giềng Việt nam.
Đây là một lời nhắn với đồng bào tỵ nạn. Về thăm nhà ăn Tết nhưng cũng nên thận trọng một chút. Đi vượt biển không chết mà về thăm nhà mát tích uổng lắm !
Đi ghi danh ở Lănh sự quán của quốc tịch ḿnh chứng minh ḿnh là Mỹ kiều, Pháp kiều Úc kiều chứ không phải Việt kiều.

Nhiều câu hỏi được đặt ra, về t́nh trạng Nhơn quyền ngày hôm nay, Giáo sư Nguyễn Đ́nh Huy, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, hai người tù chánh trị lâu nhứt kẻ 29 năm, người 18 năm trong Nam, ông Trần Khuê, ông Phạm Quế Dương những người ly khai với Đảng Cọng sản, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh những người không đồng chánh kiến, ở miền Bắc. Các Tu Sĩ Phật Giáo, linh mục Nguyễn Văn Lư, Mục sư Nguyễn Hồng Quang.. những người lănh đạo tinh thần đều được nhắc đến… Nhà cầm quyền Việt nam vi phạm Nhơn quyền hằng ngày, trên toàn bộ lănh thổ. Các nhà quan sát cảm thấy Việt nam có những tiến triển, đó chỉ là bề mặt, bộ máy công an tinh vi hơn, bộ luật tinh vi hơn gài các tội phạm vào những tội h́nh sự để dễ đàn áp. Nhơn danh chống khủng bố, nhơn danh chống hổn loạn, họ đàn áp cấm hội họp, cấm làm lễ cúng kiến mà không xin phép. Luật lệ tinh vi hơn, kềm kẹp hơn đàn áp hơn biến Việt nam là một nhà tù khổng lồ trật tự. Nói đến Big Brother của 1984 th́ cử tọa Ḥa lan thông cảm.

5 giờ vừa điểm, thấm thóat mà trên ba giờ đồng hồ đă trôi qua. Công tác xong, những người bạn Ḥa lan lúc nào cũng nhiều thiện chí, nhưng tánh t́nh hiền ḥa đạo dức, vốn gốc Tin lành lúc nào cũng nghĩ đến cái Thiện trong con người. Trao đổi, nói chuyện giúp đở cho Việt nam, dần dần sẽ cải hóa được tâm hoan của những nhà cầm quyền viẹt nam ngày nay.
Lạy Chúa, con cũng mong vậy.

Hôm nay mới viết được bài tường thuật nay, mong các bạn hữu thông cảm, đi về bận bịu thê noa, thêm công tác nhà thờ, bệnh hoạn ( gió mưa là bệnh của trời, sổ mủi nhức đầu là bệnh của những chàng 60) Mong các bạn thong mà thông cảm cho


1/3/2005

Phan Văn Song cẩn bút



 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06