ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON


NGƯỜI VN PHẢI TỰ
GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN ĐẤT NƯỚC
Việt Khanh (VNN, 31/1/05)
 

Trong những ngày qua dư luận trong ngoài nước rất xôn xao về biến cố lực lượng biên pḥng Trung Quốc bắn chết 9 ngư phủ VN, bắt giam trên 80 ngư dân VN khác cùng tâu bè của họ đem giam trên đảo Hải Nam. Trong khi các giới chức VN khẳng định những ngư dân VN gặp nạn là những người lương thiện đang đánh cá trong trong khu vực đánh cá chung cách đường phân định vịnh Bắc Bộ đến 10 hải lư th́ bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ngày 23 tháng 1/05 lại lên tiếng binh vực, cho rằng cảnh sát hải quân Trung Quốc chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ ngư dân của họ đang bị ngư phủ VN cướp bóc trong vùng lănh hải Trung Quốc. Tại sao lại có những phát biểu mâu thuẫn giữa đại diện hai nước như trên? Thế nào là khu vực đánh cá chung? Vịnh Bắc Bộ có tầm quan trọng như thế nào, và có ảnh hưởng kinh tế ǵ đối với ngư dân trong vùng duyên hải Trung Phần?

Theo tài liệu phụ bản bài 1 của Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng về hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác nghề đánh cá giữa VN - Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ (http://www.cpv.org.vn/anpham/tutuong/032001/13-kyhiepdinh.htm ,) vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi VN và Trung Quốc có diện tích là 123.700km2. Vịnh có chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km2 (176 hải lư) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km2 (119 hải lư.) Phần Vịnh phía VN có khoảng 1300 ḥn đảo, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ cách đất liền VN khoảng 110 km2 (59 hải lư) và cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 15 hải lư. Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh lẫn quốc pḥng cho cả VN và Trung Quốc. Vịnh cũng là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí và hải sản, và là nguồn ngư trường quan trọng cho người dân sinh sống trong vùng duyên hải Trung Phần. Theo nội dung hiệp định vùng đánh cá chung th́ vùng hợp tác đánh cá có bề rộng là 30,5 hải lư từ mỗi phía kể từ đường phân định và có tổng diện tích là 33,5000 km2, chiếm vào khoảng 27,9% diện tích vịnh Bắc Việt và đảm bảo cách bờ của mỗi nước là 30 hải lư. Tài liệu nói trên cũng cho biết 'phía Trung Quốc đă kiên tŕ đề nghị lập vùng đánh cá chung cùng với việc phân định Vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh là nếu không thỏa thuận được việc này th́ khó có thể giải quyết được vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.'

Nội dung trên đă cho thấy những ǵ? Việc kư kết hiệp định đúng trên nguyên tắc phải dựa được trên tinh thần tương quan quyền lợi giữa hai giữa hai quốc giạ Tuy nhiên qua dữ kiện 'Phía Trung Quốc đă kiên tŕ đề nghị lập Vùng Đánh Cá Chung cùng với việc phân định Vịnh Bắc Bộ,' Trung Quốc đồng thời'nhấn mạnh là nếu không thỏa thuận được việc này th khó có thể giải quyết được vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000' đă cho thấy Trung Quốc rất khẳng định trong tham vọng của ho.. Nhà nước CSVN trong khi đó th́ lại tỏ thái độ rất nhân nhươ.ng.

Ngay sau sự lên tiếng báo động của đảng viên Đỗ Việt Sơn, những sự chống đối thông qua các hiệp định bất lợi cho VN đă liên tiếp xẩy ra trong suốt hai năm qua bởi các nhà đấu tranh dân chủ VN và người dân VN trong ngoài nước. Trong nước sau khi lên tiếng, một số các nhà đấu tranh VN đă bị bắt bớ tù đầy như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh, Trần Khuê, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Quế Dương, vân vân. Tại hải ngoại nhiều cuộc biểu t́nh do người Việt tổ chức đă được thực hiện trên toàn thế giới, tố cáo tham vọng đe dọa lănh thổ VN của Trung Quốc, thái độ nhu nhược của lănh đạo Hà Nội, cũng như kêu gọi Quốc Hội VN không nên phê chuẩn thông qua hai hiệp định nói trên. Một Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ VN cũng đă được khẩn cấp thành lập tại hải ngoại do các đảng phái, hội đoàn, nhân sĩ VN cùng đứng ra thực hiện. Những sự việc nói trên tuy nhiên chỉ có tác dụng tŕ hoăn việc phê chuẩn thông qua hai hiệp định liên quan đến lănh hải VN trong một thời gian ngắn hai năm (từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 6 năm 2004.) Dưới áp lực và những hứa hẹn quyền lợi của Trung Quốc, lănh đạo VN VN cuối cùng vào tháng 6/2004 đă nhắm mắt kư thông qua hai hiệp định về biển bất kể hậu quả lâu dài cho dân

tộc. Sau khi đạt được mục tiêu, Trung Quốc đă công khai xem khu vực đánh cá chung thuộc hải phâ.nVN là lănh hải của họ do đó mới xẩy ra sự việc lực lượng biên pḥng Trung Quốc tự do rượt đuổi, nổ súng bắn chết những ngư dân VN đang đánh cá trong khu vực đánh cá chung nàỵ

Cho đến nay Trung Quốc vẫn khẳng định lập trường bảo vệ lănh hải và ngư dân của họ trong khu vực hợp tác đánh cá chung. Lănh đạo VN ngoài sự việc xác định cảnh sát hải quân Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế khi rượt đuổi và bắn chết ngư dân VN đang đánh cá trong vùng đánh cá chung, đă không thể hiện một thái độ cụ thể ǵ bảo vệ quyền lợi ngư dân VN. Cũng theo nguồn tin của VietNamNet, từ sau tháng 6/04 Bộ Đội Biên Pḥng Đà Nẵng đă phát hiện 1017 lượt tầu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển VN, uy hiếp ngư dân làm ăn trên biển. Trong đó có 89 vụ tông thuyền, làm chết và mất tích 23 người, bị thương 6 người, ch́m và hư hỏng trên 10 phương tiện, 12 thúng câu, mất cắp trên 13,000 lưới các loạị Có trên 80 ngư dân VN đă bị Trung Quốc bắt giam tại Hải Khẩu tỉnh Hải Nam từ nhiều tháng naỵ Nhà nước VN cho măi đến ngày 21 tháng 1/2005 mới gởi đại diện của lănh sự quán VN sang viếng thăm họ lần đầụ VN ngoài ra đă bắt giam những người V́ệt Nam biểu t́nh phản đối hành vi tàn bạo của Trung Quốc.

Từ những sự kiện trên, vấn đề nay đă rơ ràng. Lănh đạo CS Hà Nội không thể bảo vệ quyền lợi dân tộc VN. Người VN chính họ phải tự qiải quyết lấy bài toán đất nước.
 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06