ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON




 

Phỏng vấn Phú Quang: Viết ca khúc không phải dễ! 

Đỗ Việt Anh ghi 


Nghe nói anh viết nhạc từ năm 18 tuổi? 

Tôi sáng tác từ năm 17 tuổi, viết nhạc không lời. Lúc đó thâm tâm tôi coi thường ca khúc. Tôi viết nhạc cho các dàn nhạc giao hưởng. Tôi chỉ viết chơi vài bài loại ca khúc, nhưng sau này khi vào Sài G̣n, từ cái láu lỉnh tôi mới nhận ra rằng nếu không viết ca khúc th́ người ta không gọi ḿnh là nhạc sĩ. Thành ra tôi viết ca khúc chơi, rồi dần dần th́ thấy nó cũng hay. Nhưng quả thực khi viết ca khúc chưa bao giờ tôi có được cảm giác khoả thân ở trong đó được. Tôi thấy chỉ có viết nhạc không lời ḿnh mới có thể đắm ch́m tất cả con người ḿnh trong đó. C̣n ca khúc chỉ là những khoảnh khắc, nên trong tập sách nhạc này tôi có nói một điều, lúc đầu người ta tưởng ḿnh nói chơi, đó là trong phần lời tựa.

Anh được mô tả là một nhạc sĩ khó tính, khó tính với ca sĩ, thực ra là thế nào? 

Mỗi người có một quan niệm, tôi th́ quan niệm thế này: Có những ông nhạc sĩ, thi sĩ, nếu có ai hỏi bài hát, bài thơ này thế nào, th́ ông ta bảo để từ từ ông ấy về tôi lại, ông ấy quên rồi, phải đọc lại mới biết ra sao. Riêng tôi, những ǵ tôi viết ra th́ tôi phải nhớ, giống như có ai hỏi đây có phải là con anh không, chẳng lẽ nói để tôi xôi lại đă, hoặc hỏi nó bao nhiêu tuổi th́ ḿnh lại chờ hỏi nó xôi đă. Đúng ra trên đời này cũng có những người mẹ, người bố không biết rơ con ḿnh thật. Nhưng tôi quan niệm rằng nếu là tác phẩm ḿnh đẻ ra th́ giống như đứa con ḿnh, ḿnh phải thuộc ḷng chứ. Tác phẩm tôi đẻ ra từ năm 17 tuổi đến bây giờ tôi cũng c̣n nhớ được tương đối. Dĩ nhiên nhạc không lời nó phức tạp hơn th́ lâu như vậy khó ḷng nhớ hết nổi, nhưng một ca khúc th́ ḿnh phải nhớ chắc chắn như thế nào chứ, anh chỉ cần 5 phút là chép lại được ngay. Thêm nữa, tôi có nguyên tắc này là công việc của ḿnh là sáng tạo, tác phẩm ḿnh đẻ ra đă được nắn nót như thế, th́ không v́ lư do ǵ các cô ca sĩ có thể sửa nó đi được. Một bài nhạc Việt Nam th́ không thể là một bài hát nước ngoài, lại có hú hiếc ǵ đó. Không thể một bài nhạc ḿnh lại có thêm phần feeling giống như Celine Dion th́ nghe nó ngớ ngẩn. Người ta tưởng đó là sáng tạo, nhưng thực ra đó là điều rất buồn bă. Ngay cả cô ca sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh hát một bài của ông Dương Thụ chẳng hạn, cô ấy lấy luôn một câu feeling của ai đó mà ghép vào. Đă gọi là feeling th́ tự anh phải hát ra, nhưng đây lại bắt chước một câu goị là ngẫu hứng của người ta, ghép vào bài nhạc Việt Nam, rồi rất tự hào đó là sáng tạo.. Tôi quan niệm đó là điều ngớ ngẩn, rồi tôi sẽ viết một bài báo động về quan niệm thẩm mỹ của người ḿnh: Đó là sự đánh tráo giá trị và sự dung tục hoá nghệ thuật. trên các phương diện truyền thông, trên báo chí, truyền h́nh. Hiện nay người ta đang làm nghệ thuật rẻ rúng đi, người ta không dám chê những giá trị đích thực, nhưng người ta cứ lôi những giá trị giả ra mà khen ngợi măi th́ có nghĩa rằng giá trị đích thực lâu dần thành đồ giả. Đó là đánh tráo giá trị. Tôi dùng h́nh ảnh thế này để diễn đạt: Thời kỳ đất nước khó khăn, ở Sài G̣n có người chế ra cà phê bắp để thay cà phê thật không kiếm đâu ra. Đến một ngày nào đó, người ta đă quá quen với cà phê bắp, nếu có ai mang cà phê thật ra th́ người ta sẽ bảo đó là cà phê giả v́ "cà phê tôi uống từ xưa đến giờ đâu có làm mất ngủ, đâu có làm tim đập nhanh,.." Vậy th́ t́nh h́nh tuyên truyền hiện nay rất nguy hiểm tới quan niệm thẩm mỹ của người ḿnh.

Năm anh 17 tuổi đă bắt đầu sáng tác nhạc không lời, thế anh học nhạc từ bao giờ? 

Tôi học nhạc từ năm 7 tuổi, ở nhạc viện Hà Nội, ngày xưa gọi là trường âm nhạc Việt Nam. Tôi học nhạc từ bé, những nếu hỏi v́ lư do ǵ đi học nhạc, nói ra nghe buồn cười lắm. Hồi đó đất nước c̣n khó khăn lắm, nhưng tất cả học sinh nghệ thuật hưởng một chế độ đặc biệt về đường, sữa, thịt cá, rồi lại bồi dưỡng rất cao. Ong anh của tôi nhất định đẩy tôi vào trường nghệ thuật cho sướng thân. Nhưng khi thi thử vào trường múa th́ cái chân ḿnh cong queo, người ḿnh không cân đối, không được nhận. Mà tôi th́ ghét múa, nên khi bị trượt th́ lại mừng. Sau đó thi vào trường nhạc th́ suất sắc, được nhận ngay. Nghĩa là nếu có vào trường nhạc cũng v́ là chỗ có cái cho tôi ăn, thế thôi. Cũng may đó là cái nghề ḿnh cũng thích. Thực ra th́ nó cũng có trong máu ḿnh, ông già tôi ngày xưa dân ăn chơi dữ lắm, đi hát cô đầu, đánh trống, chơi đàn nguyệt này kia rất hay, nên cũng có ảnh hưởng đến tôi.

Có anh bạn nhận xét nhạc anh có hơi "Tây". Như thế trong sáng tác của anh những bài mang hơi hướng dân ca, quan họ, th́ do đâu mà có như vậy?

Anh đă nghe bài "Chiều Phủ Tây Hồ" chưa, hoặc những bài như "Đêm Ả Đào"? ... nhiều bài mang hơi dân ca lắm. Nhưng tận thẳm sâu trong ư nghĩ về âm nhạc của tôi th́ có hơi khác. Tại sao tôi có thể làm những bài đặc dân ca? Bởi v́ đó là cách làm nhạc rất dễ. Nói thật ra, theo tôi, những người cứ nhái nhái dân ca, tôi gọi đó là ăn cắp của các cụ. Thực ra, những đoạn trong bài "Chiều Phủ Tây Hồ", "Đêm Ả Đào", có những đoạn hát như thế này (...) th́ nó cũng giống như khi ta hát "Hồng Hồng, Tuyết Tuyết, nhớ ngày nào c̣n chưa biết cái chi chi,..." Nói cho đúng đó là lấy của các cụ. Tôi làm những bài dân ca v́ để mọi người hiểu rằng nếu muốn tôi cũng có thể làm những bài mang chất dân ca được. Nhưng tôi quan niệm không nên như thế. Thí dụ anh lấy bài ru con Nam Bộ: "Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ,..." Anh có hát thành "Gió mùa thu ớ ơ ơ, mẹ ru con ngủ ứ ư ư,..." th́ vẫn c̣n hay anh ạ. Mặc dù anh đă làm hỏng rồi nhưng vẫn c̣n hay. Có phải của các cụ vốn đă hay rồi không. Bây giờ lấy làm của ḿnh, gọi là mang hồn dân tộc! Nhưng tôi muốn chứng minh một điều ngược lại: Tính dân tộc càng cao bao nhiêu th́ tính quốc tế càng thấp bấy nhiêu. Tại sao nhạc Mỹ phổ biến khắp thế giới, bởi v́ nó đâu có mang nặng tính dân tộc nào đâu. Cái nhạc Nga th́ anh nghe biết là nhạc Nga ngay, nên biên giới nó bị đóng lại. Cao cấp hơn nữa là nhạc Ư, nhưng cũng không phát triển được v́ màu sắc nó rơ ràng quá. Cho nên không phải nhạc tôi mang tính Tây. Tôi chỉ muốn nó (phổ quát hơn). Khi tôi sang Paris biểu diễn, một bà phóng viên Paris Match viết thế này: "Tôi không biết ông ta nói cái ǵ nhưng tôi có thể hiểu được tất cả những điều ông ta muốn nói." Như thế anh thấy làm những bài như "Chiều Phủ Tây Hồ", mà nhiều người cho là khá thành công, th́ rất dễ. Nói ra với anh th́ lộ bí mật, nhưng nói thực làm những bài đó rất dễ. Như đă nói với anh, trong mấy bài đó tôi nhái âm hưởng ả đào, "Hồng Hồng Tuyết Tuyết,..," nhưng người ta rất thích. Bởi v́ trong (sự thưởng thức) âm nhạc có một yếu tố này nữa: Là người ta phải quen với "đường rănh" của nó. Lần đầu nghe th́ phải thấy bài này nghe được, nhưng muốn thuộc nó, muốn rung động với nó, phải đến lần X. Thí dụ anh bảo rất thích bài "Im Lặng Đêm Hà Nội" của tôi, th́ lần đầu tiên anh phải cảm thấy bài này "cũng được", rồi lâu dần anh mới thất hay và rất thích. Những bài hát mang tính dân ca được người ta thích là như vậy. Người ta đă nghe điệu nhạc này ở đâu đó rồi, nên rất dễ cảm thông. Nhạc của tôi có một cái nhược điểm là không một bài hát nào của tôi được chấp nhận rộng răi trước 5 năm sau khi sáng tác, sớm lắm cũng phải 10 năm. Thí dụ bây giờ người ta cứ nói rằng "một sáng tác mới rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phú Quang là bài "Không Phải Bởi Mùa Thu." Thực ra không thể gọi là mới được, v́ tôi sáng tác bài đó từ năm 1976, tức là 26 năm rồi. Nhưng bây giờ người ta mới hát v́ bây giờ mới quen với cái kiểu cách bài đó. Ḿnh mới nghiệm ra rằng số của ḿnh như vậy.

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06