ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

GS Mỹ khuyến cáo CSVN dẹp các xí nghiệp quốc doanh
làm ăn lỗ lă

 

 

SÀI G̉N 22-11 (TH).- “Thà muộn c̣n hơn không, giải pháp tốt nhất cho Việt Nam là nên đóng cửa các ngành công nghiệp không hiệu quả.”

Joseph E. Stiglitz, tiến sĩ kinh tế đọat giải Nobel kinh tế năm 2001, khuyến cáo như vậy khi ông gặp đám viên chức CSVN ở Sài g̣n hồi cuối tuần qua. Đây không phải là lần đầu tiên một chuyên viên kinh tế quốc tế lên tiếng về hệ thống quốc doanh CSVN thua lỗ triền miên và là gánh nặng cho ṭan dân phải đóng thuế nuôi chúng.

“Nếu duy tŕ chúng (hệ thống quốc doanh) mà phải chấp nhận gánh nặng bảo hộ th́ quả là lăng phí.” Ông Stiglitz nói như thế và được tờ Người Lao Động tường thuật về cuộc tiếp xúc của ông với đám viên chức CSVN ở Sài G̣n ngày 21-11-2004.

Mấy năm qua, Ngân Hàng Thế Giới, NGân Hàng phát Triển Á Châu, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế đều hối thúc CSVN dẹp bỏ hệ thống xí nghiệp quốc doanh, nhưng chế độ Hà Nội vẫn ỳ ạch trong các chương tŕnh “cổ phần hóa”.

Hăng thông tấn chính thức cSVN ngày 19-10-2004 nói rằng suốt 13 năm qua kể từ khi bắt đầu chương tŕnh cải cách hệ thống quốc doanh theo sự đ̣i hỏi của các định chế tài chính quốc tế như điều kiện để nhận viện trợ, CSVN mới chỉ cố phần hóa được 1,750 xí nghiệp trong tổng số hơn 6,000 xí nghiệp cần giải quyết. Nhiều lần, báo chí trong nước thuật lại cho thấy phần lớn các quan giám đốc các xí nghiệp đă cố t́nh chây lỳ để tránh cải cách, cồ phần hóa v́ sợ mất địa vị và nguồn lợi kinh tế. Bản tin tờ thanh niên ngày 28-10-04 dựa vào tin tức của “Ủy Ban Chỉ Đạo, Sắp Xếp Cổ Phần Hóa” viết như thế.

Mới đây, ngày 28-10-04, Phan văn Khải, thủ tưống CSVN, ra một nghị định dọa rằng xí nghiệp nàh nước nào “thua lỗ 3 năm liền sẽ bị giải thể”. Nhưng cho tới nay, hầu hết các nhà máy đường, chẳng hạn, thua lỗ triền miên nhưng vẫn sống nhăn răng hàng chục năm qua và đến ngày nay.

Ngày 28-2-2003, Hà ngọc Sơn, Phó Tổng Kiểm Tóan Nhà nước phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng “t́nh trạng lăi giả, lỗ thật” vẫn rất phổ biến trong hệ thống các công ty quốxc doanh CSVN.

Hăng tin điện tử VNNet ngày 6-11-2002 từng viết theo lời một ông giám đốc quốc doanh: “Đa số doanh nghiệp không mặn mà với cổ phần hóa. Lănh đạo doanh nghiệp sợ mất quyền lời, mất chỗ dựa vào nàh nước, sợ phải công khai tài chính, công nhân th́ sợ mất việc làm.”

Bản tin VNNet ngày 21-9-2004 viết rằng: “Nợ quán hạn (từ đám xí nghiệp quốc doanh) đang tăng cao là t́nh trạng chung của rất nhiều ngân hàng hiện nay. Nợ xấu trong 4 tháng đầu năm nay của các ngân hàng thương mại nhà nước đă tăng 8.1%. Đến cuối tháng 5/2004 nọ xấu chiếm gần 4.7% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh dớ, số nợ xấu trên 23,000 tỉ đồng từ giai đọan trước 31-11-2000 đến nay vẫn chưa giải quyết xong.”

 

Việt Nam, Thái, Indonesia có số người chết v́ giao thông
nhiều nhất khu vực

 

MANILA 22-11 (TH).- Đường xá ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan nguy hiểm chết người nhất trong số các nước ở Đông Nam Á Châu. Theo một bản khảo cứu của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) phổ biến trong ngày Thứ Hai 22-11-2004 th́ khu vực này sẽ có đến khỏang 385,000 người có thể chết v́ tai nạn giao thông và thiệt hại kinh tế lên đến $88 tỉ USD trong ṿng 5 năm tới.

Theo ADB khảo cứu, khu vực Á Châu-Thái B́nh Dương chiếm đến 44% số người chết trên thế giới hàng năm v́ tai nạn xe cộ cho dù chỉ chiếm có 14% lượng xe cộ toàn cầu. Bản phúc tŕnh vừa kể sẽ được đem ra thảo luận trong một phiên họp của các bộ trưởng giao thông trong khi vực ở Cam Bốt tuần này.

Theo các con số thống kê ghi nhận, hơn 75,000 người chết trong các tai nạn giao thông liên quan đến xe gắn máyhồi năm 2003, bị thương đến 4.7 triệu người chỉ riêng ở các nước Đông Nam Á. Tính ra, thiệt hại kinh tế từ các tai nạn này lên đến $15 tỉ USD, tức 2.2% của tổng sản lượng của cả khu vực.

“Các con số thống kê chính thức rất thấp so với các con số thực tế về số người chết hay bị thương v́ tai nạn xe cộ trong khu vực.” Bản phúc tŕnh của ADB viết. “Những thiệt hại to lớn như vậy có thể giảm thiểu được nếu người ta đưa ra các kế họach và hành động để cổ vơ an ṭan đường lộ.”

ADB cho hay cơ quan này giúp cho 10 nước hội viên ASEAN sọan thảo kế họach 5 năm nhằm đối phó tai nạn giao thông dựa trên sự thành công của các nước trên thế giới. Hy vọng rằng nếu thi hành được sẽ giúp khu vực giảm được 42,000 nhân mạng và $10.6 tỉ USD trong ṿng 5 năm tới, theo ADB. Cơ quan này c̣n cho hay rằng các bản báo cáo chính thức của Cảnh sát Phi Lụat Tân và Indonesia  khác xa các con số do ADB sưu tầm được.

Theo phúc tŕnh của DAB, Singapore có tỉ lệ tai nạn thấp nhất khu vực, với với sự thiệt hại chỉ có 0.5% của tổng sản lượng quốc gia, trong khi Cam Bốt thiệt hại nặng nhất với 3.21%.

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06