ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

     HOME

 Nguoi Viet

CSVN hy vọng vào WTO năm 2005

Giới chức Mỹ, WB nói c̣n trở ngại   

HÀ NỘI 18-6 (TH).- Phía CSVN th́ đặt nhiều hy vọng nhưng giới chức Mỹ và viên chức Ngân Hàng Thế Giới (WB) th́ nghĩ khác về khả năng Hà Nội có thể chui vào được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2005 như tham vọng được đề ra.

Phía CSVN th́ tự ca ngợi những đề nghị mới nhất đang đưa ra tu6àn này ở Geneva, Thụy Sĩ, trong ṿng đàm phán thứ 8 mà coi như “đột phá” tức nhượng bộ nhiều nhất từ trước đến nay nhằm được chấp nhận làm hội viên WTO.

“Mọi chuyện tùy thuộc vào các đối tác nhưng chúng tôi ḥan ṭan phấn khởi với các tin tức nhận được từ Geneva.” Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN nói như vậy bên lề cuộc họp giữa kỳ của các nhà tài trợ duyệt xét t́nh h́nh cải cách kinh tế tài chính, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ngày 17-6-2004 tổ chức ở thành phố Vinh. “Chúng tôi quyết tâm gia nhập vào WTO năm 2005”.

Đại diện WTO nghe đại diện CSVN tŕnh bày các điểm đề nghị mới, trong đó, nhiều lọai thuế quan được cắt giảm cũng như chấm dứt trợ cấp cho các nông phảm xuất cảng, theo bản tóm tắt về các cuộc thương thuyết mà WTO phổ biến.

CSVN rất sốt ruột về thời điểm 2005 v́ vào năm này, hàng dệt may xuất cảng ở Việt Nam vẫn bị giới hạn số lượng trong khi các đối tác nằm trong WTO băi bỏ rào cản hạn ngạch với các hội viên. Nhiều nhà nhập cảng Mỹ đă không dấu diếm chuyện sẽ nhảy từ Việt nam sang các nước khác, đặc biệt là Trung Cộng, khi họ không thể mua số lượng họ muốn bởi rào cản hạn ngạch.

Hàng dệt may Việt Nam xuất cảng chiếm trị giá nhiều thứ nh́ sau dầu thô, và đứng hàng thứ 25 hàng dệt may nhập cảng vào Mỹ hồi năm 2002 nhưng vọt lên hàng thứ 5 hồi năm ngóai một cách nhanh chóng nhờ sự hiệu lực của bản thương ước song phương Mỹ-CSVN. Tuy nhiên, từ đầu năm đến hết tháng 4-2004, hàng dệt may xuất cảng sang Mỹ giảm mất 8%, một phần bị hạn ngạch, một phần khác, các cuộc kiểm tra của quan thuế Mỹ thấy nhiều lọai này hàng mang nhăn hiệu Việt Nam nhưng lại có xuất xứ từ nước khác, đặc biệt Trung Cộng. Hậu quả là Bộ Thương Mại Mỹ trừng phạt thêm 4.5% lượng hàng dệt may nhập cảng từ Việt Nam, theo quyết định hồi tháng trước.

“Có nhiều âu lo ở Việt Nam về cái giá phải trả nếu họ không được gia nhập WTO vào năm 2005”. Fred Burke, một thành viên của tổ hợp tư vấn pháp luật Baker & McKenzie, có văn pḥng ở Sài G̣n, nói như vậy trong một cuộc họp ở Hà Nội. “Có rất nhiều việc làm trong kỹ nghệ may mặc bị đe dọa.”

Vũ Khoan th́ có vẻ tin vào mới đề nghị mới đưa ra trên bàn họp Geneva mà đương sự gọi là “đột phá” khi nói ở Vinh: “Chúng tôi không những nhận được các lời tuyên bố (ủng hộ) mà c̣n là các hành động cụ thể từ các đối tác thương mại giúp chúng tôi gia nhập WTO. Chúng tôi thấy nhiều biến chuyển và tiến bộ về phía các đối tác Liên Âu cũng như phía Mỹ, chứng tỏ họ hỗ trợ.”

Tuy nhiên, khác với những lời hồ hởi và tràn trề hy vọng của Khoan, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Raymond Burghardt, nói tại Câu Lạc Bộ Báo Chí ở Hoa Thịnh Đốn tuần này rằng “Chúng tôi không biết thời điểm 2005 có là mục tiêu tuyệt đối hay không” (để CSVN được chấp thuận vào WTO).

Có rất ít tiến bộ trong các cuộc thương thuyết những lần gần đây. Như mọi người biết, một viên chức cao cấp WTO hồi năm ngóai nói rằng nếu muốn chui vào được tổ chức này, chế độ Hà Nội phải “lột xác”. Mới đây, một viên chức cao cấp WB nói rằng CSVN c̣n rào cản thương mại rất cao ở nhiều lănh vực chiến lược như xe hơi, xi măng, hóa chất, phân bón, sắt thép, đường, bên cạnh các rào cản kinh doanh các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông mà CSVN nắm chặt qua các công ty quốc doanh.

Luật lệ CSVN bị các nước coi là không tương ứng với luật lệ quốc tế nhưng chỉ thấy chế độ Hà Nội sửa đổi phần nào đối với các lọai luật về thương mại, kinh doanh. C̣n lại, không hề thấy CSVN nới một chút nào về các kiềm chế chính trị, xă hội.(TN)

 

Một ngư dân Việt Nam sống sót 14 ngày nhờ nước tiểu và thịt rùa

QUẢNG NGĂI 18-6 (TH).- Bị ḍng hải lưu kéo đi khi ngồi câu mực trên chiếc thuyền thúng nhỏ bé, một ngư dân tỉnh Quảng Ngăi đă được cứu thóat sau 14 ngày đêm trôi dạt trên biển và sống nhờ nước tiểu của chính ḿnh và thịt con rùa.

Báo Tuổi Trẻ ngày 17-6-2004 cho hay như vậy khi kể câu chuyện ngư dân Bùi đức Phục, 33 tuổi, quê quán xă B́nh Chánh huyện B́nh Sơn tỉnh Quảng Ngăi sống sót trở về.

Theo nguồn tin này, đến ngày bị trôi dạt thứ 4, Phục may mắn bắt được một con rùa biển, xé ăn sống và uống bằng nước tiểu của ḿnh.

“Đến ngày thứ 8 th́ trời mưa nên anh có nước ngọt để uống và cầm cự đến ngày thứ 14 th́ bất tỉnh, ṭan thân bị da lột” v́ phơi nắng nhiều ngày. Tờ báo trên viết tiếp “Lúc này chiếc tàu câu mực của ngư dân tên Sương (ở thành phố Đà Nẵng) phát hiện cứu anh đưa về Đà Nẵng và anh trở về nhà vào ngày 5-6-2004. Hiện sức khỏe anh đă b́nh phục.”

Khi được cứu vớt th́ chiếc thúng câu của anh đă cách nơi bị ḍng nứơc biển đẩy đi khỏang 100 cây số.(TN)

 

CSVN cấm các lănh tụ tôn giáo can thiệp vào việc bắt giữ MS Quang

SÀI G̉N 18-6 (TH).- Đe nẹt trước để tránh sự chống đối lan rộng ra ṭan hệ thống các giáo hội Tin Lành ở Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN ở Sài G̣n mấy ngày vừa qua đă cảnh các các lănh đạo tôn giáo không được can thiệp vào việc bắt giữ Mục sư Nguyễn hồng Quang.

“Bản tin T́nh Báo” của tạp chí Viễn Đông Kinh Tế (FEER) viết như vậy vào tuần này về các diễn tiến chung quanh việc CSVN bắt giữ MS Nguyễn hồng Quang và trước đó 4 truyền đạo của hội thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam.

MS Nguyễn hồng Quang, 45 tuổi, bị Công An Sài G̣n bắt giữ ở quận 2 Sài G̣n ngày 8-6-2004 với lư do “chống người thi hành công vụ” rồi sau đó lục sóat nhà mang đi nhiều bao bố tài liệu cá nhân và máy điện tóan của ông và các hội viên Hội thánh Tin Lành Mennonite.

Trước khi bắt MS Quang, CSVN đă bắt giữ một số truyền đạo của hội thánh này mà các tin tức phổ biến trên Internet nói họ đă bị đánh đập tàn nhẫn khi ở trong tay Công An. MS Quang đă dùng các hiểu biết pháp luật để can thiệp trả tự do cho những người này v́ thấy họ không làm đều ǵ sai trái mà vẫn bị bắt, nay lại đến phiên chính cá nhân ông.

Trước khi bị bắt mấy ngày, MS Quang cho phổ biến trên Internet một lọat hai bản tin. Một bản tin nói về các vụ bắt giữ và tra tấn trái phép các truyền đạo Giáo Hội Tin Lành Mennonite ở Sài G̣n, Đồng Nai và một bản tin khác nói về những vụ đàn áp đạo Tin Lành ở Tây Nguyên. Có thể các lời tố cáo mạnh mẽ nằm trong các bản tin này đă thúc đẩy chế độ Hà Nội thẳng tay đ6ói với ông.

Việc bắt giữ MS Quang lần này cho thấy có nhiều điểm tương tự như đă từng xảy đến cho LM Nguyễn văn Lư hồi năm 2001. Hồi đó, LM Lư gửi các bản điều trần đến Quốc Hội và Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo ở Hoa Kỳ tố cáo  chế độ CSVN đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống, không bao lâu th́ bị bắt rồi bị kết án tù. Bây giờ, MS Quang không có gửi bản điều trần nào ra nước ng̣ai th́ phải có một lư cớ khác để bắt người.

Đây cũng không phải lần đầu tiên MS Nguyễn hồng Quang bị rắc rối với chế độ Hà Nội. Ông đă bị mưu sát hụt ít nhất hai lần cộng với các lần đánh đập đến sưng mặt, què chân chỉ v́ ông can đảm đứng ra bênh vực cho từ nông dân thấp cổ bé miệng đến các nạn nhân khác của chế độ CSVN, như ba người cháu LM Lư bị vu cáo tội gián điệp.

Theo báo FEER, dựa vào tin tức từ một nhân vật Bắc Mỹ tích cực tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, và với các giáo hội Tin Lành ở miền Nam Việt Nam, th́ Văn pḥng đặc tar1ch Tôn giáo Vụ của thành phố Sài G̣n, ngày 11-6-2004 vừa qua, đă cho gọi mục sư Thái phước Trương, tổng thư kư của hệ phái Giáo Hội Phúc Âm Miền Nam, đến để cảnh cáo rằng giáo hội này cũng như các giáo hội khác không được can thiệp ǵ vào việc bắt giữ MS Quang.

Báo Feer nói viên chức trên với ông Trương rằng MS Quang bị bắt v́ khích động người khác “chống lại người thi hành công vụ” tức Công An. Đến ngày hôm sau, các nhà thờ thuộc Giáo Hội Phúc Âm khác cũng nhận được các lời cảnh cáo tương tự.

Giáo Hội Tin Lành Phúc Âm là một trong hầu hết các hệ phái Tin Lành tại Việt Nam không gia nhập vào tổ chức tôn giáo Tin Lành quốc doanh do CSVN lập ra.

Ngay sau khi MS Quang bị bắt, báo Công An ở Sài G̣n đặt điều nói xấu ông đă bị bà Quang, mục sư hội trưởng và các tín hữu Tin Lành Mennonite vạch ra cho thấy tṛ ngậm máu phun người của Công An. Báo chí ở trong tay Công An, súng đạm quyền hành ở trong tay Công An CSVN trong khi MS Quang và các truyền đạo, tín đồ trong giáo hội của ông chỉ có đức tin vào Thiên Chúa, sự can đảm để chống lại bạo lực.(TN)

 

Tổ chức quốc tế khảo cứu về ung thư nói phóc-môn gây ra ung thư ở người

NEW YORK 17-6 (TH).- Hai muơi sáu khoa học gia của 10 nước trên thế giới trong mộg cuộc họp gần đây đi đến kết luận là chất phóc môn (formaldehyde) thường được người Việt Nam biết đến như hóa chất dùng để ướp xác chết cho sinh viên y khoa thực tập mổ xẻ, là một hóa chất gây ra bệnh ung thư cho người.

Tin tức về cuộc họp nói trên được phổ biến qua website của Cơ Quan Quốc Tế Khảo Cứu về Ung Thư IARC (International Agency for Reseach on Cancer), một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) trong ngày 15-6-2004 vừa qua.

“Căn cứ trên những cuộc khảo cứu trước đây tuy qua số lượng các cuộc nghiên cứu ít hơn, đă kết luận rằng chất phóc-môn có thể gây ra bệnh ung thư cho con người. Nhưng những tin tức từ các cuộc nghiên cứu mới đây về những người tiếp xúc với chất phóc-môn làm tăng thêm trọng lượng cho các bằng chứng.”

Bản thông cáo báo chí của IARC viết như vậy và nói rằng hiện đă có đủ các bằng chứng để xác định là phóc-môn là nguyên nhân gây ra ung thư mũi, họng ở con người, một chứng bệnh khá hiếm xảy ra ở các nước tiên tiến. Họ cũng thấy các dấu hiệu mạnh mẽ nhưng không đầy đẻ để nói là chất phóc-môn gây ra bệnh ung thư máu.

Bác sĩ Peter Boyle, giám đốc khảo cứu của IARC cho hay một cách dè dặt như thế.

Tại các nước tiền tiến, chất phóc-môn, ng̣ai việc ướp xác cho sinh viên y khoa thực tập, người ta c̣n sử dụng nó trong kỹ nghệ làm ván ép, làm các lọai keo dán, sơn.  Ng̣ai ra nó cũng được sử dụng rộng răi trong các kỹ nghệ nhuộm vải, chất nhựa dẻo, sợi thủy tinh v.v...Tại Việt Nam, phóc-môn đă được dùng để ướp và giữ cho nhiều lọai thực phẩm cho tươi lâu và trông đẹp mắt như bánh phở, bún, ḿ sợi.

Cáh đây vài năm, các tiệm phở ở Hà Nội, Sài G̣n đă vắng tanh nhiều ngày v́ tin tức x́ ra nói rằng các nhà làm bánh phở đă trộn phóc-môn vào bột để giữ chó bánh phở tươi lâu. Cuộc điều tra ra nhiều chi ngành thực phẩm khác cho thấy các nhà làm ḿ sợi, bún, miến, bánh cuốn trên nhiều tỉnh thành cũng dùng một cách rộng răi hóa chất phóc-môn để “bảo quản” món hàng của họ chống lại thiu thối, khô cháy bẩn mắt.

Cho tới những ngày gần đây, dù bị cấm đóan, người ta vẫn c̣n thấy có một số nơi vẫn “không chừa” việc dùng chất phóc-môn “chế biến” các lọai đồ ăn.

Giữa năm ngóai, một số báo chí trong nước nói rằng hàng tấn tim, gan, ḷng lợn và gà chở lậu từ Trung Cộng về bán ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đă được ướp bằng phóc-môn để chống hư thối.

Ng̣ai Việt Nam, người ta không biết có dân nào khác trên thế giới ăn các lọai thực phẩm được tẩm ướp phóc-môn hay không.

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06