ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Tiểu sử lănh tụ, lịch sử đảng CSVN là “bí mật nhà nước” độ “tuyệt mật”

 

HÀ NỘI 27-8 (NV).- Đám chóp bu đảng CSVN là những kẻ “cù không cười” nên vừa đưa ra quyết định coi “tin, tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử đảng CSVN, thân thế sự nghiệp các vị lănh đạo chưa công bố hoặc không công bố đều thuộc danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật của nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật”.

Bản tin báo điện tử VNNet trong ngày Thứ Sáu 27-8-2004 loan cái tin quái đản này. Không những thế, ngay cả “chủ nghĩa xă hội và con đường đi lên chủ nghĩa xă hội mà Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự thật lưu giữ, quản lư theo chức năng, chưa công bố hoặc không công bố” cũng được xếp vào hàng bí mật quốc gia hàng “tuyệt mật”.

Đă gọi là “Sự Thật” th́ có ǵ cần phải dấu diếm bưng bít đến độ coi như “tối mật” hay “tuyệt mật”? Hiển nhiên, đảng CSVN đưa ra “Quyết định số 156/2004/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước” về các tin tức, tài liệu kể trên không ng̣ai mục đích chặn lại các tin tức, tài liệu đấu đá nội bộ cung đ́nh chế độ Hà Nội. Một số trong những tài liệu thuộc lọai “tai hại” hạng nặng này phải kể đến thư của tướng Nguyễn nam Khánh, tướng Vơ nguyên Giáp, thư của Mai chí Thọ cùng nhiều bức thư khác gửi đám chóp bu Bộ Chính trị CSVN đ̣i giải quyết nhiều vụ đấu đá, chụp mũ lẫn nhau như vụ Tổng Cục 2, vụ Sáu Sứ v.v...

Các bức thư này không những gửi trực tiếp đến bộ chính Trị CSVN mà c̣n được phổ biến qua Internet cho người trên thế giới được biết hậu trường cung đ́nh XHCN như thế nào.

Cũng v́ muốn bưng bít sự thật mà quốc hội Hà Nội kỳ họp vừa qua đưa ra một số sửa đổi cho Luật Xuất Bản đă có từ năm 1993 nhưng họat động xuất bản “vừa bảo đảm thông thóang, lại phải chặt chẽ” mà tựu trung, các nhà xuất bản đều thuộc “nhà nước”. Tư nhân không được phép thành lập nhà xuất bản.

Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia –Sự thật cũng như tờ nhật báo Nhân Dân, đài Truyền H́nh, Truyền Thanh đều trực thuộc Bộ chính Trị, Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương và đều do một đảng viên cao cấp nằm trong Trung Ương Đảng cầm đầu. Nếu không v́ nhu cầu bưng bít hay vo tṛn bóp méo, năm ngóai, chế độ Hà nội xin phép sử gia Duiker để phiên dịch cuốn tiểu sử Hồ chí Minh in ở Mỹ đă đề nghị bỏ bớt phần nói Hồ đă có vợ con ở Trung quốc trước khi về Việt Nam. Tác giả Duiker từ chối đề nghị nên đến nay không thấy nói ǵ đến chuyện phiên dịch nữa.

Chuyện Hồ có vợ con ở Trung Quốc hay đă ăn ở với Nguyễn thị Minh Khai (vợ của Lê hồng Phong, đồng chí của Hồ thời gian mấy người này ở Nga) c̣n nằm trong các tài liệu ở thư khố Nga và Trung Cộng đă được giải mật được nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Nhưng đến nay, chế độ Hà Nội vẫn cứ nói Hồ chính Minh “v́ nứơc quên ḿnh” và độc thân cho đến chết.

Tác giả (kư giả, nhà văn) Vũ thư Hiên, nạn nhân của vụ án “xét lại, chống đảng”, trong cuốn hồi kư chính trị “Đêm giữa ban ngày” đă thuật lại cái chết thảm khốc của một phụ nữ sắc tộc tên Nông thị Xuân. Cô Xuân được đưa về Hà Nội hầu hạ chăn gối cho HCM, có bầu, đẻ con. Cô đ̣i Hồ tuyên bố công khai chuyện vợ chồng nhưng, có lẽ v́ vậy, cô đă bị trùm Công An mật vụ hồi đó là Trần quốc Ḥan siết cổ chết (sau khi đă hiếp dâm gỡ gạc) rồi ngụy tạo tai nạn xe hơi nhưng có biên bản của bác sĩ bệnh viện nói khác. Ng̣ai cô Xuân, chị của cô v́ được đưa về Hà Nội chăm lo cho con cô Xuân cũng biết hết nội vụ, nên cũng bị giết theo (giết rồi ném xác xuống sông để phi tang, diệt khẩu). Cũng nhờ cô này gửi thư cho ư trung nhân kể hết mọi chuyện v́ hiểu rằng ḿnh khó tránh khỏi cái chết, trước khi bị giết, nên câu chuyện mới được kể lại.

Ng̣ai “tin, tài liệu” liên quan đến đám lănh tụ Hà Nội bị coi là “tuyệt mật” ngay như “chủ nghĩa xă hội và con đường đi lên chủ nghĩa xă hội” cũng được liệt vào lọai này?

Đảng CSVN có đẻ ra chủ nghĩa XHCN không? “Con đường đi lên XHCN” có do đảng CSVN vạch ra, sáng tạo ra không? Hẳn là không. Sách vở Cộng Sản thế giới khai thác, ca tụng, vẽ vời và đảng viên CS ở các nước Nga và Đông Âu khi chưa sụp đổ đă bị học tập ngày đêm suốt mấy chục năm cái XHCN và “con đường đi lên XHCN” cũng không hề thấy chúng nói được coi là “tuyệt mật”. Đă coi là tuyệt mật th́ đem nhồi nhét vào đầu tất cả mọi đảng viên thế nào được? Hay bản quyết định của chế độ Hà Nội chỉ muốn nói tới cái thứ chủ nghĩa XHCN và “con đường đi lên XHCN” được chóp bu đảng CSVN vo tṛn bóp méo giải thích lại, chưa đưa ra công bố? Kẻ nào liều mạng x́ ra trước có thể bị án tử h́nh?

Vẫn theo VNNet “cũng theo quyết định này, danh mục bí mật nhà nước độ “tối mật” gồm: những văn kiện của Đảng và các tài liệu xây dựng văn kiện mà Nhà Xuất Bản lưu giữ, in ấn hoặc được giao nghiên cứu chưa công bố, những tài liệu có nội dung về t́nh h́nh chính trị, kinh tế, an ninh, quốc pḥng, đối ngọai quan trọng của Đảng, Nhà Nứơc do nhà xuất bản thu thập để biên tập nhưng chưa công bố hoặc không công bố, những ư kiến chỉ đạo của Đảng và Nhà nứơc về các hoạt động của Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật chưa công bố hoặc không công bố.”

Phó tiến sĩ NGuyễn xuân Tụ (nhà văn Hà Sĩ Phu) viết một số tài liệu chính trị như “Chia tay ư thức hệ”, “Giắt tay nhau đi trên những nẻo đường trí tuệ...” phân tích các sai trái, lỗi thời của chủ nghĩ Mác-Lênin nên ông đă bị chế độ Hà Nội khủng bố, trù dập suốt nhiều năm qua.

 WB cấp $5 triệu USD tín dụng giúp Việt Nam đối phó cúm gà  

HÀ NỘI 27-8 (TH).- Ngân Hàng Thế Giới (WB) trong ngày Thứ Sáu 27-8-2004 loan báo cấp khỏan tín dụng khẩn cáp $5 triệu USD cho Việt Nam đối phó với dịch cúm gà mà từ đầu năm đến nay đă làm chết ít nhất 19 người cùng với hơn 44 triệu gia cầm các lọai.

Trong bản thông cáo chung của Văn pḥng WB ở Hà Nội với Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương CSVN, dự án nhằm giúp Việt Nam tăng cuờng khả năng đề pḥng và xác định bện hdịch, tăng cường khả năng cho ngành thú y và giáo dục dân chúng về nguy cơ bệnh dịch.

Trong buổi lễ kư kết tín dụng, Lê đức Thúy, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương CSVN nh́n nhận rằng ngành thú y của CSVN không có khả năng đối phó với dịch cúm gia cầm trên b́nh diện rộng lớn cả nứơc.

Klaus Rohland, giám đốc WB Việt Nam đưa ra thống kê cho thấy dịch cúm gà trong những tháng đầu năm nay đă gây thiệt hại đến 1,800 tỉ đồng (tương đương lối $120 triệu USD) hay 0.3% tổng sản lượng quốc gia. Trong khi đó, dự án sẽ chỉ tốn có $6.2 triệu đô la nên có thể nh́n thấy trước là chỉ chi một số tiền nhỏ nhưng có hệ quả rất lớn.

“Chúng tôi tin rằng dự án này được h́nh thành đúng lúc và hỗ trợ hữu hiệu cho Việt nam đối phó với các đợt tái phát của dịch cúm gà.” Ông nói.

Tổng số dự án đầu tư $6.2 triệu USD th́ WB cung cấp $5 triệu USD tín dụng, Cơ Quan Lương Nông Quốc Tế (FAO) tài trợ $0.55  triệu USD và phần c̣n lại $0.65 do Hà Nội đóng góp.

Sau khi CSVN loan báo dịch cúm gà đă hết hồi cuối tháng Ba 2004, có ít nhất 11 tỉnh trên cả nước nh́n nhận có dịch gia cầm quay trở lại với hơn 60,000 gia cầm các lọai đă chết hoặc bị tiêu hủy. Cũng có ít nhất 3 người và có thể nhiều người hơn nữa đă được xác định là chết v́ virus H5.

Theo các con số thống kê mà WB có được, khỏang 12 triệu gia đ́nh nông dân nuôi gà vịt trong nhà, hoặc nhiều hoặc ít để ăn cũng như để bán, nên rất khó kiểm sóat. Những gia đ́nh này nuôi đến 70% gà vịt trên cả nứơc và chỉ có 30% là nuôi theo tính cách công nghiệp chuyên canh.

Giới chuyên viên quốc tế nhiều lần khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội rằng không nên tuyên bố hết dịch quá sớm v́ siêu vi trùng H5N1 c̣n lẩn quẩn trong không khí từ nhiều tháng đến nhiều năm. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội th́ coi 21 ngày là thời gian tối đa “ủ bệnh”. Nên quá 3 tuần lễ mà không thấy dấu hiệu tái phát th́ coi như đă hết dịch.

 

Dự án xưởng lọc dầu Dung Quất lại không biết bao giờ ...ḥan tất

HÀ NỘI 27-8 (TH).- “Theo tính toán của Petro Vietnam, nếu tháng 10-2004 nhà thầu bắt tay xây dựng nhà máy lọc dầu th́ 34 tháng sau, tức vào năm 2007, dự án sẽ ḥan tất...” Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam ngày 26-8-2004 nói như vậy để cho thấy dự án xây cất xưởng lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam đặt tại Dung Quất, Quảng Ngăi, ỳ ạch măi không biết bao giờ mới nh́n thấy giọt dầu sản xuất đầu tiên ở trong nước.

Tiến tŕnh xây cất xưởng lọc dầu, ngóai xưởng lọc là chính đă phải sửa đổi nhiều lần, c̣n nhiều dự án phụ cũng v́ thế phải thay đổi theo. “chi phí sẽ phát sinh thêm hàng trăm trịệu USD, chưa kể đến việc chủ đầu tư phải mất thêm rất nhiều thời gian để t́m đối tác, chọn nhà thầu...Vậy là nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp tục lỗi hẹn...” TBKTVN viết.

Từ khi chính thức “ban hành quyết định” ngày 10-7-1997 để xây xưởng lọc dầu Dung Quất, người ta đă loan báo bắt đầu sản xuất dầu từ năm 2001, rồi 2003, 2004 , 2005, 2006 và bây giờ là 2007 nhưng cũng không có ǵ bảo đảm.

Đầu tiên, một công ty Mỹ rồi một công ty Pháp bỏ chạy v́ họ thấy dự án này không có giá trị kinh tế (vừa xa nơi tiêu thụ (Sài G̣n và các khu vực phụ cận) vừa xa nơi khai thác dầu thô (ng̣ai khơi phía Nam). Nga đưa hăng quốc doanh (Zarubezhneft) nhảy vào năm 1992 (liên doanh vốn 50/50) nhưng đến cuối 2002 bị Hà Nội t́m cách hất cẳng, lấy cớ Nga chỉ t́m cách ngáng cẳng để bán công nghệ lạc hậu và chỉ sản xuất thứ dầu “không c̣n phù hợp với thị trường Việt Nam”.

Giữa năm 2003, “đấu thầu chọn đối tác thực hiện dự án được tổ chức với kết quả là...2 quan chức cao cấp của Petro Vietnam bị cách chức v́ tráo thầu”. TBKTVN viết.

Nguyễn xuân Nhậm, tổng giám đốc, Đinh văn Ngà, phó tổng giám đốc bị mất chức nhưng không thấy bị truy tố dù “tráo thầu”. Sau đó, Nguyễn quang Thường, một phó TGĐ khác của Petro VN lại bị bắt cùng với 9 tay khác v́ các vụ tham nhũng khác lên hàng chục triệu đô la.

Điều lạ lùng ở đây là nhà thầu Pháp Technip-Coflexip trúng thầu trong vụ “tráo thầu” lại vẫn được tiếp tục thương thuyết để xây dựng xưởng lọc dầu. Báo chí quốc tế từng tiết lộ rằng nàh thầu Pháp đă phải chấp thuận “bôi trơn” cho vụ thầu này tới $25 triệu đô la. Đám chóp bu trong Đảng và Nhà Nước CSVN tranh ăn số tiền hối lộ khổng lồ này nên dư luận mới được thấy hàng lọat bài viết tố cáo tham nhưng kinh ḥang trong hệ thống quốc doanh dầu khí. Có 40 người trong nứơc bị điều tra về các vụ tham nhũng gây thiệt hại ngân sách quốc gia trong ngành dầu khí th́ 30 người là quan chức của Petro Vietnam và các công ty phụ thuộc do chính họ đẻ ra để ...chi tiền vào túi của họ.

Dự án Dung Quất khởi sự khỏang $1.2 tỉ đô la, năm ngóai loan tin tăng lên thành $1.5 tỉ đô la và nay không biết sẽ là bao nhiêu nữa. Chỉ thấy tờ TBKTVN nói “chi phí sẽ phát sinh thêm hàng trăm triệu USD”.

Theo tờ báo này, khu kỹ nghệ Dung Quất có “nhiều nhà dầu tư đă về khảo sát thực địa và lập dự án, chờ sự ra đời của nhà máy lọc dầu nhưng thấy lâu quá, nên đă rút.” Bởi vậy, từ một khu kỹ nghệ chú trọng đến hóa dầu, hóa chất, sinh hóa, nay th́ “qua gần 7 năm quá kỳ vọng vào dự án nhà máy lọc dầu, nhận thấy sự chậm trễ gây tác động không tốt, này, Ban Quản Lư Khu Công Nghiệp Dung Quất đă chuyển hướng kêu gọi đầu tư, không quá chú trọng đến các dự án hóa dầu nữa, mà kêu gọi các dự án káhc thuộc các ngành nghề may mặc, dệt, giày da, du lịch...”

 

Hà Nội: Chưa sẵn sàng bay đến Trường Sa

 

HÀ NỘI 27-8 (TH).- Nhà cầm quyền Hà Nội trong ngày Thứ Sáu 27-8-2004 nói hiện không có chương tŕnh khởi sự tổ chức chuyến bay thương mại đến Trường Sa, quần đảo đang có sự tranh chấp chủ quyền với 5 nước trong khu vực, như một hành động làm giảm căng thẳng với Bắc Kinh.

Ngày hôm qua, Bắc Kinh giận giữ nói rằng kế họach của CSVN là vi phạm chủ quyền lănh thổ của Trung Cộng. Đồng thời, đ̣i Hà Nội giải thích rơ rệt.

Hôm thứ Ba, Nguyễn tiến Sâm, thứ trưởng Bộ Giao Thông CSVN cho hay hăng hàng khộng quốc doanh VASCO đang mua hay thuê thêm máy bay cỡ nhỏ để bay tới Trường Sa khi nào việc sửa chữa lại phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn ḥan tất. Phi đạo này do Công Binh VNCH thiết lập trước năm 1975 dài 600 mét.

“Trong những ngày trước mặt, Việt Nam chưa có chương tŕnh tổ chức bay tới Trường Sa”. Phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ Ngọai Giao CSVN nói trong một bản tuyên bố phổ biến đến hăng thông tấn Reuters như thế hôm Thứ Sáu.

Hàng 100 đảo nhỏ và băi đá ngầm của chuỗi quần đảo Trường Sa lối 250 hải lư phía đông tỉnh Khánh Ḥa đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực gồm Phi Luạt Tân, Trung Cộng, Mă Lai, Đài Loan và Brunei. Các nước tranh chấp đă kư với Trung Cộng một bản hiệp định về sự ứng xử trên biển đông hồi tháng 11-2002 nhằm tránh đụng độ quân sự, nhưng cũng chỉ đề cập một cách tổng quát, không xác định rơ rệt bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Ḥang Sa như ư Hà Nội muốn.

Cả Trung Cộng, CSVN, Phi luật Tân đều có quân đội đóng trên một số đảo trên đó họ xây cất cơ sở pḥng thủ. Đây là chuỗi đảo nhỏ và băi đá ngầm không có nứơc ngọt nhưng người ta tin có tiềm năng dầu khí lớn lao duới ḷng biển.

Giữa tháng sáu 2004, nhà cầm quyền Trung cộng đă cho triệu đại sứ cSVN ở Bắc Kinh đến để phản đối mạnh mẽ chuyến tàu chở hơn du khách từ Sài G̣n đến Trường Sa.

 

Cả một làng Thượng thèm khát tự do vượt biên bất chấp mọi nguy hiểm

 

BAN LUNG 26-8 (TH).- Ksor Huaih, một trong hàng trăm người Thượng Việt Nam, trốn khỏi khu vực Tây nguyên chỉ có mỗi bộ quần áo trên người và một ít lương khô khi vượt biên sang đất Cam Bốt xin tị nạn.

Bất chấp bệnh tật, đói khát, mưa lầy lội và bóng dáng Công An CSVN săn lùng, Huaih cùng tất cả 24 người trong của một ngôi làng vượt biên t́m tự do cũng như chạy trốn nghèo khó. Họ biết là có thể chết, có thể bị bắt và tù tội nhưng vẫn nhất quyết trốn đi hồi đầu tháng này.

“Chúng tôi đi bộ trong rừng suốt 4 ngày mới tới được biên giới. Chúng tôi đi liên tục không dám ngừng lại để nghỉ hay ngủ. Đường đi th́ trơn trượt và mưa không dứt.” Huaih kể lại hành tŕnh vượt biên t́m tự do như thế cho phóng viên hăng thông tấn AFP nghe. Câu chuyện được thuật lại trong trại tạm cư ở Ban Lung, tỉnh Ratanakiri, do Cao Ủy Tị Nạn LHQ quản trị.

“Chúng tôi nhóng tai nghe ngóng suốt thời gian chạy trốn, sợ cả khi nghe tiếng chân thú rừng sột sọat. Mồm tôi run lập cập và luôn luôn cầu khấn là đừng gặp Công An CSVN.” Người đàn ông Thượng 42 tuổi nói như thế qua lời phiên dịch. “Chúng tôi sợ hăi vô cùng. Nếu bị bắt lại, tôi có thể chết.”

Một phụ nữ khác so sánh cụôc sống của chị ở Việt nam như “đời sống trong địa ngục”. Sau cuộc biểu t́nh đ̣i tự do tôn giáo và đất canh tác hồi tháng Hai 2001, hơn 1,000 người Thượng ở Tây nguyên vượt biên sang Cam Bốt. Gần hết số người này đă được sang Mỹ định cư tị nạn, một số ít sang Âu châu.

V́ nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục chính sách đàn áp tôn giáo và chỉ cấp phát một số ruộng đất không đáng kể cho hàng ngàn gia đ́nh đă bị nhà nứơc tịch thu mất đất canh tác truyền thống, các nàgy 10 và 11-4-2004, hơn 30,000 người Thượng đă biểu t́nh ở nhiều địa điểm khác nhau ở ba tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông. Một số người biểu t́nh bị bắn hay đánh chết. Một số bị đưa ra ṭa lănh các bản án nặng nề. Người Thượng sợ hăi trả thù vẫn t́m cách vuợt biên sang Cam Bốt.

Từ đó đến nay, ít nhất có 256 người Thượng được UNHCR đưa từ các vùng rừng núi đông bắc Cam Bốt tiếp giáp với Tây nguyên Việt Nam về Phnom Penh làm thủ tục định cư tị nạn ở một nước thứ ba.

Nhà cầm quyền Hà Nội đổ tội cho Tổ Chức Người Thượng ở Hoa Kỳ giật dây các cuộc biểu t́nh ở Tây Nguyên để đ̣i thành lập một nước Dega tự trị. Tổ chức Người Thượng thường xuyên phổ biến các bản tin nêu lên các vụ đàn áp tôn giáo, bắt giữ, đánh người, hoặc đưa đi mất tích các người Thượng bị t́nh nghi là cầm đầu các hành động chống đối chế độ Hà Nội.

Cam Bốt lâu nay bị UNHCR và dư luận thế giới chỉ trích là vi phạm hiệp định quốc tế về định cư tị nạn khi không chịu giúp đỡ người Thượng sau khi họ đă trốn sang được nứơc này. Khieu Sopheak, phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Cam Bốt nh́n nhận đây là vấn đề gây nhiều tranh căi và làm Hà Nội tức giận.

“Chúng tôi mong ḍng người Thượng tị nạn chấm dứt sớm và chúng tôi cũng muốn giữ mối thân thiện với Việt Nam.” Sopheak nói với AFP như thế nhưng nói thêm rằng Cam Bốt vẫn tiếp tục cho phép UNHCR lập thủ tục định cư tị nạn cho người Thượng.

Huaih nói rằng ông không hề tham dự cuộc biểu t́nh hồi tháng Tư vừa qua, nhưng nói rằng nhà nước CSVN đă lấy đất canh tác của ông. Ông bị mất phương tiện sinh sống.

“CSVN đàn áp và dồn nén tôi quá mức. Họ lất đất của tôi để trồng cà phê và mít. Lại c̣n cấm tôi theo đạo Tin Lành.”

Chị Rolan Min, 32 tuổi, đi tị nạn cùng với nhóm người của Huaih, nói rằng chị không c̣n chịu đựng nổi ḥan cảnh sống bị áp bức quá độ ở đó nữa.

“Nhà cầm quyền lấy hết đất của tôi, bắt tôi đóng thuế quá cao và cấm chúng tôi cầu nguyện. Chúng tôi không chịu đựng nổi nữa. Sống như vậy cũng như sống trogn địa ngục.” Chị nói. “Tôi là người theo đạo Tin Lành. Chúng tôi muốn ḥa b́nh. Nhưng không có thanh b́nh trong buôn làng của chúng tôi nên chúng tôi đành phải ra đi.”

Cũng giống như Huaih, chị và các người khác băng rừng, bị gai đâm rách người. “Tôi bị chảy máu nhưng lúc đó không cảm thấy đau v́ sự sợ hăi đă lấn át hết cái đau.” Chị nói.

Cuối tuần vừa qua, Rolan Min, Ksor Huaih và những người khác được UNHCR chở bằng đừong hàng không về Phnom Penh để làm thủ tục định cư tị nạn.

“Tôi không cần biết tôi có được đi Hoa Kỳ định cư hay không. Điều cần nhất là tôi có thể trốn được cái xứ tàn ác đó. Chúng tôi chịu đựng quá đủ rồi.”

 

Úc: Thành phố Parramatta hủy bỏ treo cờ CSVN v́ người Việt áp lực

 

SYDNEY 26-8.- “Trước áp lực mạnh mẽ của cộng đồng Việt Nam , Hội đồng thành phố Parramatta cho công bố một bản thông cáo báo chí (press release) nói rằng họ hủy bỏ chương tŕnh lăm le treo cờ Việt Cộng vào ngay 28-8-2004”.

Bản tin của Trung Tâm Văn Bút Úc Châu cho hay như vậy và nói tiến rằng, tuy nhiên họ vẫn tổ chức tiếp tân và đón phái đoàn CSVN cũng như “duy tŕ mối liên hệ kết nghĩa chị em với thành phố Vũng Tàu. Hai thành phố này kết nghĩa chị em từ năm 1993.”

TTVBVN-Úc châu: Bà Thị trưởng Julia Finn cho biết trong những ngay qua bà nhận được nhiều lời than phiền của " những người lớn tuổi " không muốn nh́n thấy lá cờ Việt Cộng v́ nó làm cho họ bị nhức đầu, khủng hoảng tinh thần. Tuy nhiên Hội đồng thành phố Parramatta vẫn duy tŕ buổi tiếp tân và chương tŕnh kết nghĩa với thành phố Vũng Tàu.

Phía Cộng đồng người Việt tự do th́ Ban chấp hành và các hội đoàn đă mở 1 phiên họp khẩn cấp vào tối ngày thứ ba 24-8-2004 để lấy quyết định sau cùng. Tất cả những tham dự viên quyết định tiếp tục tiến hành cuộc biểu t́nh ôn hoà, bất bạo động vào 9 giờ 30 ngay thứ bảy 28-8-2004 như đă thông báo trước đây.

Ông Phan Đông Bích chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tiểu bang New South Wales kêu gọi đồng hương mang theo thức ăn và nước uống, tuyệt đối tẩy chay, không mua thức ăn, nước uống, không mua bất cứ cái ǵ tại Parramatta trong khi biểu t́nh ( v́ như thế là nối giáo cho giặc). Mọi người mang theo cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Úc.

Đặc biệt là phụ huynh nên dẫn theo " giới trẻ" để cho bà Thị trưởng thấy là giới trẻ cũng phản đối Hội đồng thành phố Parramatta.

Email của ba thị trưởng là jfinn@parracity.nsw.gov.au

Email của phó thị trưởng Maureen Walsh là mwalsh@parracity.nsw.com.au

Fax: ( 02) 9806 5917

Phone ( 02) 9806 5349---( 02) 9806 5000

Ông Phan Đông Bích đă hỏi bà Julia Finn rằng bà là phụ nữ bà có biết hàng ngàn phụ nữ Việt Nam bị bán sang Kampuchia làm nô lệ t́nh dục, hàng ngàn phụ nữ Việt Nam bị bán qua Trung Quốc, Đài Loan làm con ở và nô lệ t́nh dục dưới h́nh thức hôn nhân. Bà Finn trả lời bà hoàn toàn không biết ǵ về nhưng vấn đề này.

 

Hà Nội thắt lưng bụôc bụng: cấm các cơ quan in lịch, mua xe

 

HÀ NỘI 26-8 (TH).- Thỉnh thỏang, người ta lại thấy nhà cầm quyền trung ương hà Nội đưa ra chỉ thị bụôc các bộ ngành, các cơ quan nhà nước không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước vào những việc chẳng dính dáng ǵ đến công vụ. Chẳng hạn, in lịch, quà tặng xếp lớn của cơ quan hay ngành hoặc biếu xén các cơ quan hay ngành khác, mua sắm xe hơi vượt tiêu chuẩn.

Bao năm qua, hành động này vẫn tiếp diễn dù thỉnh thỏang thấy báo chí đưa ra những lời dọa nạt từ trung ương, điều này cho thấy cấm vẫn cứ cấm c̣n xài bậy vẫn cứ xài bậy. Đây là t́nh trạng “trên bảo dưới không nghe” quen thuộc trong chế độ CSVN. Tháng trước, khi xăng nhập cảng ngày một đắt hơn theo giá dầu thế giới, người ta thấy Hà Nội ra chỉ thị cho các nơi phải giới hạn tối đa việc xài xăng dầu. Kết quả ra sao, không thấy thống kê nào công bố cho thấy đă tiết kiệm được bao nhiêu phần trăm.

Mới nhất, trong nàgy Thứ Năm 26-8-04, báo chí trong nứơc đăng tải lệnh từ Hà Nội nói các cơ quan không được tự ư in lịch cũng như mua hoa, mua quà biếu xén lẫn nhau bằng ngân sách nhà nước.

“Tổ chức các buổi lễ rất lộn xộn và không theo một qui tắc nào.” Trần chiến Thắng, thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin CSVN than phiền như thế trên báo Quân Đội Nhân Dân hồi tuần trước. “Tiền ngân sách không được dùng để mua quà và chỉ được dùng để mua quà trong những trường hợp tối cần thiết với sự chấp thuận của cấp thẩm quyền liên quan.”

NG̣ai chuyện cắt giảm xa hoa lăng phí, nhà cầm quyền trung ương cSVN muốn gửi lời nhắn chung ra cho tất cả hệ thống quyền lực từ trên xuống dưới của chế độ là đừng có lộng hành. Giới phân tích t́nh h́nh thời sự quốc tế nhận xét.

“Theo tôi, trong khung cảnh lớn hơn, họ muốn siết lại các khỏan chi tiêu ngọai lệ.” John Shrimpton, giám đốc Dragon Capital, nhà đầu tư chứng khóan ngọai quốc lớn nhất ở Việt Nam, nói thế. “Đó là chiến dịch chống tham nhũng cũng như buộc các cơ quan các ngành của chế độ phải sử dụng tiền bạc của nhà nước một cách thận trọng.”

Lương tiền th́ ít, báo Sài G̣n Giảo Phóng trước đây từng đưa ra lời thú nhận của đám quan chức nhà nước rằng đời sống của họ ḥan ṭan trông nhờ vào “bổng”. Đồng lương của họ có khi không đủ để ăn sáng th́ vào đảng và nắm chức nọ chức kia làm ǵ? Vào Đảng CSVN để chết đói cả nhà?

Lương tiền th́ tới tháng 10 hay tháng 11 này mới hy vọng tăng được chút ít. Trong khi đó, lương chưa tăng nhưng giá thực phẩm đă tăng đến 16.5% sau khi có dịch cúm gà. Chỉ số tiêu thụ gia tăng 9.9% trong 12 tháng tính đến tháng 8 năm nay.

Nhà cầm quyền Hà Nội sau nhiều đắn đo đă quyết định tăng giá xăng dầu 17.2% hồi tháng Sáu vừa qua. Đến nay, đám kỹ nghệ nhập cảng xăng dầu quốc doanh vẫn lỗ nặng v́ giá nhiên liệu trê nthế giới cứ tiếp tục tăng thêm chứ không có ngừng lại.

Nhằm tiết kiệm, Hùynh thị Nhân, thứ trưởng Tài Chính CSVN khuyến cáo các cơ quan các ngành cũng như đám quốc doanh là phải trả lại số xe cộ họ đă mua “vượt tiêu chuẩn”. Người ta biết giá một chiếc xe hơi ở Việt Nam rất đắt, ít nhất đắt gấp hai giá xe ở Mỹ.

Ở tầm mức nhỏ hơn, trong công văn gửi các nơi, Hùynh thị nhân viết rằng: “Yêu cầu bắt nguồn từ những năm gần đây, việc in và mua lịch của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các hội, đ̣an thể đă trở nên phổ biến, gây ra sự lăng phí lớn.”

Hành động tiết kiệm như vừa nói chẳng có bao nhiêu ảnh hưởng tớ ngân sách CSVN, theo sự nậhn xét của Ping Chew, giám đốc văn pḥng của tổ chức lượng giá quốc tế Standard & Poor.

“Tiền tiết kiệm được cũng chỉ ít ỏi.” Ông ta nói. “Có chăng là tác dụng chính trị. Họ muốn cố gắng tạo một cơ chế cầm quyền hiệu năng hơn, gạn lọc dần và đối phó với tham nhũng.”

Giới đầu tư ngọai quốc, trong kỳ họp mặt gần đây nhất với nhà cầm quyền Hà nội, tư bản Singapore đă nêu ra tệ nạn tham nhũng trầm trọng là một trong những trở ngại chính cho sự đầu tư ở Việt Nam.

Vậy cấm in lịch, cấm mua xe “vuợt tiêu chuẩn” có làm sạch được guồng máy công quyền ở Việt Nam hay không? Năm nào, người ta không nghe đám chóp bu của đảng và nhà nước CSVN hô ḥ diệt tham nhũng? Thỉnh thỏang, khi nội bộ tranh ăn quá căng mới ḷi ra các vụ án gây thất tháot cho ngân sách triệu lớn triệu nhỏ đô la mà vụ án đang diễn ra trong ngành dầu khí quốc doanh chỉ là một thí dụ điển h́nh.

 

Việt Nam Airlines thảo luận mua 15 máy bay Boeing

 

HÀ NỘI 26-08 (TH).- Hăng Hàng Không Quốc Doanh Vietnam Airlines đang thương thuyết để mua khoảng từ 10 đến 15 chiếc máy bay thương mại Boeing kiểu 7E7 với tổng tṛ giá chừng 1.8 tỉ USD, báo chí địa phương cho hay như thế trong ngày Thứ Năm 26 Tháng Tám 2004.

Báo Anh ngữ Saigon Times tường thuật lời của Christopher Flint - giám đốc tiếp thị̣ khu vực Á Châu Thái B́́nh Dương của Boeing, nói rằng mỗi chiếc máy bay Boeing 7E7 trị giá chừng 120 triệu USD.

Báo trên cho hay các máy bay kiểu mới mà Vietnam Airlines dự trù mua là để thay thế cho 10 chiếc Boeing 767 hiện đang có. Nếu thỏa thuận đạt được, các chiếc máy bay mới sẽ được chuyển giao vào năm 2009.

Trong cuộc họp báo ngày Thứ Tư ở Hà Nội, Flint cho hay một số cuộc thương thuyết thương mại đă diễn ra gần đây với phía đại diện Cộng Sản Việt Nam nhưng không tiết lộ chi tiết.

"Chúng tôi có cùng kư chung một bản ghi nhớ về việc xúc tiến việc mua một số máy bay 7E7." Ông nói. Phía Cộng Sản Việt Nam cũng không thấy xác nhận tin này một cách chính thức.

Trong hội ngḥ diễn ra ở Hà Nội do Boeing bảo trợ hôm Thứ Ba, viên chức cao cấp của Boeing nói rằng Việt Nam có thể tham dự một phần vào việc sản xuất một số cơ phận máy bay trong vài năm tới. Tuy nhiên họ nói Cộng Sản Việt Nam cần phải thay đổi luật lệ và chính sách đầu tư th́ tư bản ngoại quốc mới dám bỏ tiền vào.

Vietnam Airlines loan báo hồi Tháng Giêng vừa qua là sẽ tăng số lượng máy bay lên gấp đôi vào năm 2010 để tự xác đ̣nh vị trí như một hăng hàng không quan trọng trong khu vực. Một năm trước đây, Boeing cho hay dự trù bán cho Việt Nam ít nhất 10 chiếc máy bay trong ṿng 6 năm tới.

Tháng Năm vừa qua, Vietnam Airlines đă kư giấy mua trên nguyên tắc 10 chiếc Airbus – giao khoảng các năm 2006 đến 2010, để gia tăng khả năng phát triển khả năng chuyên chở hành khách.

 

Trung Cộng chống chương tŕnh bay đến Trường Sa của CSVN

 

BẮC KINH 26-08 (TH).- Nhà cầm quyền Bắc Kinh nói rằng chương tŕnh mở các chuyến bay thương mại đến quần đảo Trường Sa - nơi đang có tranh chấp của 6 nước ở khu vực, là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền laơnh thổ của Trung Cộng.

Tin từ Bắc Kinh do Đài Phát Thanh Úc Châu ABC loan trong ngày Thứ Năm 26 Tháng Tám 2004 như thế. Đồng thời nói rằng Bắc Kinh rất quan tâm về sự kiện này và muốn nhà cầm quyền Hà Nội giải thích rơ ràng.

Thứ Ba vừa qua, Nguyeăn Tiến Sâm - Thứ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Cộng Sản Việt Nam, nói rằng chương tŕnh bay đến đảo Trường Sa Lớn sẽ được tiến hành một ngày gần đây khi sự sửa chữa phi đạo có sẵn (do Công Binh Việt Nam Cộng Ḥa thiết lập trước 1975) hoàn tất.

Bắc Kinh nói rằng diễn tiến mới này chứng tỏ sự vi phạm chủ quyền lănh thổ của Trung Cộng và như vậy là bất hợp pháp.

Rất nhiều lần, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều cho phát ngôn viên ngoại giao tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa là một phần lănh thổ không thể tranh căi. Năm 1974, Trung Cộng đưa một lực lượng hải quân hùng hậu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó do quân đội Việt Nam Cộng Ḥa trấn đóng. Sau 1975, Trung Cộng đưa tàu chiến tới chiếm đóng một số đảo trong quần đảo Trường Sa và đă xảy ra ít nhất hai trận đánh nhau với quân Cộng Sản Việt Nam ở khu vực này.

Nhiều lần, cả Hà Nội cũng như Bắc Kinh khi đụng chạm tới vấn đề biên giới và chủ quyền các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều nói sẽ kềm chế không dùng tới quân sự để giải quyết.

Ngoài quần đảo Hoàng Sa chỉ là sự tranh chấp riêng giữa Việt Nam và Trung Cộng, quần đảo Trường Sa c̣n có sự tranh giành chủ quyền của Phi Luật Tân, Mă Lai, Đài Loan, Brunei, Trung Cộng và Việt Nam.

Cộng Sản Việt Nam, Trung Cộng và Phi Luật Tân đều có quân đóng trên một số đảo của Trường Sa. Người ta tin rằng nằm sâu trong ḷng biển khu vực này là tiềm năng dầu khí lớn lao, ngoài tiềm năng hải sản phong phú.

 

Cụ Lê quang Liêm được “giải chế?”

 

SÀI G̉N 25-8 (TH).- Cụ Lê quang Liêm, Hội trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo Việt Nam, được nhà cầm quyền CSVN “giải chế” trước thời hạn 7 tháng, một viên chức thành phố Sài G̣n nói như thế với một số hăng thông tấn ngọai quốc trong ngày Thứ Tư 25-8-2004.

Cụ Lê quang Liêm, 84 tuổi, bị quản chế một năm từ tháng Ba 2002 nhưng lại bị tiếp 2 năm quản chế nữa từ tháng Ba 2003 v́ các đ̣i hỏi tự do tôn giáo và tố cáo trước dư luận thế giới các hành động đàn áp GHPGHH của nhà cầm quyền CSVN.

Theo một viên chức thành phố dấu tên, Lê thanh Hải, chủ tịch UBND thành phố Sài G̣n kư lệnh “giải chế” cho cụ Liêm hôm 17-8-2004. Nhưng trên thực tế, cụ nằm bệnh viện từ một tuần lễ qua trong sự canh gác nghiêm nhặt của công an. Nguồn tin của đài phát thanh RFA nói rằng cụ Liêm và gia đ́nh không hề được biết về tin này.

Thật ra, suốt nhiều năm qua, dù cụ Lê quang Liêm không bị lệnh quản chế chính thức, quanh nhà cụ ở Phú Nhuận lúc nào cũng có một nhóm Công An canh chừng chung quanh. Bọn người này thỉnh thỏang vẫn vào nhà lục sóat, tra vấn. Những khi cụ đi ra khỏi nhà, thường là bị ngăn cản.

Những năm trước, cụ từng bị đánh thương tích đầy người khi đi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt miền Tây, hoặc ngay ở Sài G̣n khi đi đâu mà Công An phải t́m kiếm để bắt về nhà.

Theo bản tin AFP, Tạ Sơn, Trưởng ban Nội Chính thành phố Sài G̣n nói rằng nhà cầm quyền CSVN ngừng quản chế đối với cụ Liêm v́ thấy “tỏ dấu hiệu có tiến bộ, và hứa từ bỏ lập trường chống nhà cầm quyền CSVN”.

Cụ từng công bố nhiều lá thư nói cụ sẵn sàng tuẫn đạo nếu bị CSVN ép đến cùng đường. Nhiều chức sắc của GHPGHH Trung Ương của cụ Liêm đă bị quản chế, bỏ tù và một số người đă tự thiêu để phản đối sự đàn áp tôn giáo của chế độ Hà Nội.

Sau khi lập ra một Ban trị Sự “quốc doanh” gồm các cán bộ CSVN nhiều tuổi đảng để nắm lấy thánh địa Ḥa Hảo, chế  độ Hà nội gia tăng đàn áp đối với Ban trị Sự Trung Ương của cụ Liêm.

Phái đ̣an Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của chính phủ Mỹ hơn năm trước đây đến Sài G̣n muốn gặp trực tiếp cụ để phỏng vấn nhưng bị nhà cầm quyền địa phương ngăn chận.

 

WHO: đừng nói hết cúm gà vội vă: Cần gia tăng ngân khỏan khảo cứu

 

HÀ NỘI 25-8 (TH).- Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo thêm lần nữa rằng không nên tuyên bố hết dịch cúm gia cầm quá sớm, mà nên giữ thái độ thận trọng hơn. Đồng thời họ cũng than phiền rằng ngân khỏan dùng để khảo cứu t́m hiểu dịch bệnh này quá ít.

“Một khung thời gian dài rất cần cho việc xác định bệnh dịch đă hết chưa ở một nước. Dù trogn nước đă hết nhưng cần phải kiểm sóat các khu vực biên giới với các nước khác có thể họ c̣n bệnh dịch, chưa kể đến ḷai chim di cư từ vùng này sang vùng khác.” Peter Horby, chuyên viên dịch tễ của WHO ở Hà Nội nói như thế.

Horby lên tiếng nhân danh tóan chuyên viên WHO 3 người mới được cử tới Việt Nam giúp nước này đối phó với dịch cúm gia cầm đang tái hiện ở một số khu vực trong nước. Ng̣ai 3 người chết hồi đầu tháng này ở Hà Tây và Hậu Giang, tỉnh Thái Nguyên thông báo một trong mấy bệnh nhân chết nhanh chóng v́ chứng sưng phổi cấp tính được xét nghiệm nhiễm cúm A. MUốn biết rơ hơn có phải do virus cúm gà H5N1 đă làm họ chết hay không, cần phải có các cuộc kiểm nghiệm trong pḥng thí nghiệm với các kỹ thuật tối tân hơn.

Lời khuyến cáo của Horby đưa ra một ngày sau khi viên chức WHO ở Geneva, Thụy Sĩ, nói rằng dịch cúm gà ở Á Châu diễn ra quá nhanh trên một diện quá rộng nên rất khó đối phó.

Ngày 30-3-2004, Lê huy Ngọ (khi chưa mất chức bộ trưởng Nông nghiệp và Xây Dựng Nông Thôn) đại diện chế độ Hà Nội tuyên bố cả nước đă “dập” được dịch cúm gia cầm. Đại diện WHO và FAO lúc đó đă chỉ trích là tuyên bố quá vội vă v́ siêu vi trùng cúm gà c̣n quang quẩn trong không gian ở việt Nam từ nhiều tháng đến nhiều năm. Sau lời tuyên bố của Ngọ, cúm gà vẫn tiếp tục làm chết gà vịt và chết người nhưng chế độ hà Nội bưng bít và chỉ đưa ra một số tin tức rất giới hạn.

Trong khi đó, Hans Troedsson, giám đốc văn pḥng WHO ở Việt Nam nói rằng ngân khỏan dùng để khảo cứu về bệnh dịch cúm gà rất ít so với nhu cầu để có thể hiểu biết hơn về chứng này.

“NGân khỏan rất thiếu”. Troedsson nói trong cuộc họp báo về t́nh h́nh cúm gà ở Việt Nam.

Theo ông, các quốc gia tiền tiến nên hiểu sự quan trọng của vấn đề khảo cứu.

Chuyên viên quốc tế đang lo sợ vấn đề t́m thấy virus H5N1 ở lợn bên Trung quốc có thể là buớc khởi đầu để siêu vi trùng này biến dạng sang các h́nh thái khác nguy hiểm hơn. Từ đó, chúng biến dạng tiếp tục để lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.

 

Việt Nam: 1,758 phụ nữ, trẻ em bị bán chỉ có 870 được cứu thóat năm 2003

 

HÀ NỘI 25-8 (TH).- Không có con số chính xác nhưng báo chí trogn nước dựa vào tin tức của CôngAn nói rằng trong năm 2003, có khỏang 1,758 phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ng̣ai cho các ổ mại dâm hoặc cho các người có tiền, chỉ có 870 người trốn thóat về nước.

Phần lớn những người này bị bán sang Trung Cộng, Cam Bốt, Hongkong, Singapore và Đài Loan.

Mua bán phụ nữ chính thức nhưng được ngụy trang dưới h́nh thức môi giới hôn nhân cho đàn ông Đài Loan và Singapore. Tuy không được khuyến khích nhưng cũng không bị ngăn cản nên hàng nggàn phụ nữ đă bị bán sang Đài Loan mỗi năm. Tỉnh Cần Thơ gần đây nói rằng một phần sáu trên tổng số hơn 60,000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là người địa phương.

Nguyên nhân của các vụ lấy chồng Đài Loan hoặc trẻ em phụ nữ bị bán cho các động măi dâm thường do ḥan cảnh nghèo khổ của đời sống gia đ́nh thôn quê.

Trong ngày Thứ Tư 25-8-2004, 150 trẻ em Việt Nam từ các địa phương được đưa về Hà Nội dự bốn ngày họp do Quĩ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) bảo trợ với sự hợp tác của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO), Tổ Chức Cứu Trẻ EM (Save Children) ở Anh quốc. Dịp này, chuyên viên quốc tế được nghe chuyện, được nghe ư kiến và từ đó họ xem có thể làm được ǵ để ngăn chặn tệ nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ vẫn đang diễn ra từ bất hợp pháp, lén lút đến công khai ngụy trang duới h́nh thức lấy chồng ngọai quốc. Đây là vấn nạn xă hội lớn đang diễn ra ở Việt nam nhưng đă không được chế độ Hà Nội dành ngân khỏan và nhân sự để đối phó nghiêm túc.

Một tổ chức bán đấu giá hàng hóa (E-bay) ở Đài Loan mấy tháng trước đây c̣n quảng cáo bán đấu giá 2 phụ nữ việt Nam cho ai trả giá cao nhất mà họ quảng cáo là gái trinh.

“Buôn bán trẻ em và lao động trẻ em vẫn là vấn đề trầm trọng ở Đông Nam Á.” Bản tuyên bố của các nhà tổ chức cuộc họp ở Hà nội về chống buôn người viết như thế. “Ở việt Nam, trẻ em hiếm khi đựơc hỏi ư kiến cũng như hiếm khi nào người ta cho chúng nói về chuyện này.”

R6át nhiều cô gái vị thành niên ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được dụ dỗ sang Cam Bốt bề ng̣ai nói là đi làm các lọai việc nhiều tiền nhưng không biết là bị lừa đưa sang đó để làm gái mại dâm. Nhiều cô bé chưa tới 10 tuổi đă bị bán cho các động măi dâm ở ngọai ô Phnom Penh.

 

Thêm 4 xếp lớn ngành dầu khí CSVN bị bắt giam về tội tham nhũng

 

HÀ NỘI 25-8 (TH).- “Chiều 25/8/2004 cơ quan An Ninh Điều Tra và Cản hsát Kinh Tế Bộ công An đă thực hiện lệnh bắt giữ và khám xét nơi cư trú đối với 4 nhân vật cộm cán liên quan đến vụ án công tŕnh Kho Cảng Khí Hóa Lỏng Thị Vải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.

Báo điện tử VNNet loan tin ngày 25-8-2004 như thế và nói tên của 4 “đại gia” này là Nguyễn trọng Nhưng, giám đốc Công Ty Thiết Kế và Xây Dựng Dầu Khí (PVECC), Đặng đ́nh Bính, giám đốc Xí Nghiệp Sửa Chữa Các Xí Nghiệp Dầu Khí (một đơn vị trực thuộc PVECC), Bỳ văn Tứ, nguyên phó trưởng ban quản lư dự án dầu khí của PetroVietnam, và Đặng hữu Quư, giám đốc Công Ty Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Dầu Khí (PVICC).

Theo nguồn tin này, NHưng bị bắt ở Hà nội, Bính và Tứ bị bắt ở Vũng Tàu c̣n Quư bị bắt ở Sài G̣n. Từ đầu năm đến nay, ng̣ai 4 người vừa nói, 6 quan chức cao cấp khác trong ngành dầu khí CSVN đă bị bắt về tội tham nhũng mà báo chí nói số tiền họ chia chác lên nhiều triệu đô la. Trong đó có Nguyễn quang Thường, phó tổng giám đốc PetroVietnam và Dương quốc Hà, phó tổng giám đốc liên doanh dầu khí Vietso Petro.

V́ đám quan chức trong ngành dấu khí móc ngoặc với nhau để tham nhũng, báo Thanh niên ngày 28-6-2004 nói rằng “không t́m đâu ra cán bộ “sạch” để thay thế cho chức vụ phó tổng giám đốc PetroVietnam của Thường.

Trogn năm 2003, Việt Nam xuất cảng tất cả số lượng dầu thô khai thác đuợc, thu về số ngạoi tệ khỏang $3.2 tỉ đô la. Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất tưởng đă bắt đầu sản xuất dầu rồi, nhưng đủ mọi thứ rắc rối kéo dài từ nhà thầu bỏ cuộc, thay đổi “phương án” sản xuất, hục hặc giữa CSVN với Nga trong liên doanh. Nay CSVN đứng ra thực hiện dự án Dung Quất một ḿnh nhưng đến nay vẫn chưa kư được với nhà thầu Pháp Technip-Coflexip thỏa hiệp xây dựng xưởng lọc.

Báo chí quốc tế năm ngóai tiết lộ rằng hai phe trong Đảng và Nhà Nứơc CSVN tranh nhau ăn số tiền hối lộ $25 triệu đô la để cho mở thầu gian dối nên đă đẻ ra một lọat những bài báo tố cáo “tiêu cực” trong hệ thống công ty dầu khí quốc doanh của chế độ.

Trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử VNExpress ngày 9-6-2004, Phạm quang Dự, tổng giám đốc PetroVietnam nói chống chế rằng: “V́ c̣n lo công việc, bảo đảm sản lượng, bao đảm doanh số nên “chưa” tập trung nhiều vào thanh tra.”

Báo chí trong nước đưa ra một danh sách khỏang 40 người, trong đó có 30 tay là quan chức cao cấp ngành dầu khí Việt Nam bị điều tra v́ liên quan đến các vụ tham nhũng.

Thêm 5 người Thượng vượt biên tị nạn được đưa vào trại tạm trú ở Cam Bốt

 PHNOM PENH 23-8 (TH).- Có thêm 5 người Thượng vượt biên sang Cam Bốt tị nạn từ khu vực Tây nguyên Việt Nam được Cao Ủy Tị Nạn LHQ t́m được và đưa vào tạm trú trong trại tạm cư ở đông bắc Cam Bốt, theo bản tin Miên ngữ của Đài Phát Thanh Á Châu Tự do ngày 23-8-2004.

Theo nguồn tin này, 5 người nói trên đă lẩn trốn trong rừng thuộc tỉnh Ratanakiri nhiều ngày trước khi được t́m thấy. Họ được đưa từ khu rừng rậm Bokeo tiếp giáp với biên giới Việt Nam Cam Bốt về tạm trú ở Ban Lung.

Các người Thượng tị nạn nói họ đă trốn trong rừng 18 ngày trước khi được cứu thóat. Theo nguồn tin trên, trong ngày Thứ Hai 23-8-04, UNHCR dự tính chuyển 30 người Thượng đang được tập trung trong tỉnh Ratanakiri về Phnom Penh làm thủ tục thẩm vấn và định cư tị nạn. Hơn 250 người Thượng đă được đưa từ đông bắc Cam Bốt về Phnom Penh từ sau các ngày họ biểu t́nh đ̣i tự do tôn giáo và đất canh tác ở 3 tỉnh Tây nguyên Việt Nam hồi Lễ Phục Sinh 10-4-2004 vừa qua.

Trong khi đó, theo bản tin của hăng thông tấn AFP, 14 người Thượng đă rời Phnom Penh sang định cư tại Hoa Kỳ hôm chủ nhật. Như vậy, đă có 36 người Thượng được đưa sang định cư ở Mỹ từ sau vụ biểu t́nh hồi lễ Phục Sinh. nHững người c̣n đang tạm trú ở Nam Vang chờ cứu xét để đi tị nạn.

Ngày 11 và 12-8-2004, CSVN mở phiên ṭa ở Ban mê Thuột kết tội 9 người Thượng từ 5 năm đến 12 năm tù, lấy cớ họ đă “phá họai chính sách đ̣an kết dân tộc và sự nghiệp phát triển kinh tế ở Tây nguyên, cản trở đời sống b́nh yên của đồng bào trên địa bàn...”

Theo các tin tức từ Việt Nam, khu vực Tây Nguyên vẫn bị CSVN kiểm sóat chặt chẽ nhằm ngăn ngừa các cuộc biểu t́nh chống đối khác. Các nút chặn xét giấy tờ và các người khả nghi được thiết lập trên các ngả đường đi về các buôn làng của người Thượng. Hiện cán bộ, bộ đội CSVN vẫn đóng trong các buôn làng người Thượng để canh chừng.

 

ADB cho CSVN vay $776 triệu USD phát triển hạ tầng, y tế giáo dục

 

HÀ NỘI 23-8 (TH).- Ngân Hàng Phát Triển Á châu (ADB) cho hay trong ngày Thứ Sáu vừa qua rằng họ dự tính cho CSVN vay $776 triệu USD trong hai năm tới để thực hiện một số dự án phát triển ở miền Trung Việt Nam.

“Tương lai phát triển ngắn hạn và trung hạn của Việt Nam rất khả quan.” Bradford Phillips, giám đốc ADB tại Việt Nam nói. “Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân chúng có đầu óc làm ăn cần cù lại nằm giữa hai khu vực thị trường lớn là Trung Cộng và Đông Nam Á, Việt Nam có triển vọng rất lớn để tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.”

Năm 2002, Việt Nam tăng trưởng 6.4%. Năm 2003 tăng trưởng tới 7.1%. Năm nay, nhà cầm quyền Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng 7.5 đến 8% nhưng các đợt dịch cúm gà từ đầu năm đến nay gây trở ngại khá nhiều.

Bản tin của ADB nói rằng ngân khỏan tín dụng dự trù nói trên dựa vào số tài trợ thường niên lối $178 triệu USD từ Quĩ Phát Triển Á Châu nhằm giúp đỡ cho các nước nghèo nhất trong khu vực, bên cạnh ngân khỏan $210 triệu USD từ các chương tŕnh tín dụng b́nh thường. Ng̣ai ra, có $79 triệu USD là yểm trợ cho các dự án tiểu vùng. Phần tín dụng c̣n lại sẽ được cấp phát hay không tùy thuộc vào khả năng cung cấp tín dụng của ADB cũng như khả năng thực hiện các dự án của nước nhận viện trợ.

Chiến lược phát triển quốc gia do ADB phát động từ năm 2002 nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo qua các chương tŕnh kích thích phát triển kinh tế và gia tăng việc làm qua sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đa dạng hóa nông nghiệp và quản trị tốt các dự án.

Khu vực miền Trung Việt Nam được ADB lựa chọn để chú ư yểm trợ v́ vùng này có tỉ lệ nghèo đói cao nhất nước.

Trong số 10 dự án mà ADB dự tính yểm trợ cho hai năm tới ở Việt Nam, có 4 dự án cho miền Trung nhằm cải thiện hệ thống giao thông, nguồn nước sạch, yểm trợ cho cả hai khu vực nông thôn và thành thị.

Hai dự án phát triển năng lượng. Một dự án yểm trợ phát triển kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một dự án yểm trợ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp.

Ng̣ai ra ADB c̣n viện trợ không ḥan lại mỗi năm $5 triệu USD yểm trợ kỹ thuật nhằm tăng cuờng khả năng phân tích, quản trị và phát triển các dự án.

Từ khi tái lập chương tŕnh viện trợ từ 1993 đến nay, ADB đă cung cấp tín dụng cho Việt Nam qua 44 dự án với ngân khỏan tổng cộng $2.6 tỉ USD bên cạnh 148 dự án viện trợ không ḥan lại với số tiền $$101.21 triệu USD.

Tuần trước, Ngân Hàng Thế Giới (WB) đă chấp thuận cho Hà Nội vay $157.8 triệu USD để cải tiến hệ thống thủy lợi ở Việt Nam.

 

Nhà tù ở Sài G̣n “nuôi” tới 22 Việt kiều Úc

 

CHIANG MAI 23-8 (TH).- Nhà tù thành phố Sài G̣n đă vượt qua thủ đô Bangkok của Thái lan thành nơi giam giữ nhiều kiều dân Úc phạm tội nhất, hơn bất cứ nơi nào khác ở Á Châu, theo tờ báo The Australian cho hay trong ngày Thứ Hai 23-8-2004.

Khi bắt giữ cô Trần thị hồng Loan ngày thứ ba tuần trước ở phi trường Tân Sơn Nhất v́ đă dấu trong một b́nh keo xịt tóc 440 gam heroin để đưa về Sydney, số Úc kiều đang bị giam giữ ở Sài G̣n đă lên thành tổng số 22 người. Họ đều bị cáo buộc tội vận chuyển ma túy.

Việc bắt giữ cô Hồng Loan đă thúc đẩy Tổng Giám Đốc cảnh sát liên bang Úc, Mick Keelty, đưa ra lời cảnh cáo đối với những người có ư định buôn lậu ma túy mang về nước.

Keelty nói với báo The Australian bên lề cuộc họp của cảnh sát trưởng các nước Đông Nam Á ở chức ở Chiang Mai (mà ông được mời tới với tư cách quan sát viên) rằng mối quan hệ gia tăng giữa cảnh sát Úc và Công An CSVN đă trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến các vụ bắt giữ.

Ông này nói rằng các kiều dân Úc khi ra nứơc ng̣ai đă tưởng lầm rằng họ sẽ có ít cơ hội bị khám phá. “Đó là sự lầm lẫn tai hại cho họ.” Ông nói.

“Chúng tôi huấn luyện cho cảnh sát các nước Đông Nam Á khả năng chuyên môn mà cảnh sát ở Úc đối phó với ma túy. Rất dễ cho cản hsát ở các nứơc đó nhận ra những kẻ nào thuộc thành phần lợi dụng t́nh dục trẻ em hay buôn bán ma túy.” Ông cho hay tiếp.

Ông Keelty tin rằng sự thành công rất lớn của các vụ bắt giữ ma túy ở nứơc Úc đă đưa đến kết quả là nứơc Úc là nước tây phương duy nhất thiếu thốn heroin, thúc đẩy các tổ hợp buôn bán vận chuyển ma túy sử dụng các phương pháp họ áp dụng hồi thập niên 1980 là nhờ các người vận chuyển số lượng nhỏ trên các hành tŕnh du lịch.

Nhiều kẻ vận chuyển ma túy có dấu hiệu liên hệ đến các tổ chức buôn bán ma túy ở Úc. Cũng có dấu hiệu cho thấy các băng đảng vận chuyển ma túy đă sử dụng Việt Nam như lộ tŕnh mới để vận chuyển ma túy vào Úc v́ sự gia tăng bắt giữ của Thái Lan suốt 18 tháng qua.

 

Thâm thủng mậu dịch của Mỹ với CSVN lên hơn $2 tỉ USD 6 tháng đầu 2004  

WASHINGTON 23-8 (TH).- Con số thống kê của Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (ITC) của Bộ Thương Mại Mỹ cho thấy cán cân mậu dịch giữa Mỹ với CSVN thâm thủng tới hơn $2 tỉ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004.

 Dữ kiện phổ biến trên website của ITC cho thấy t́nh trạng này xảy ra v́ mức xuất cảng của Hoa Kỳ sang Việt nam trong thời kỳ này giảm chỉ bằng một nửa so với cùng thời gian này của năm ngóai, trong khi lượng hàng hóa nhập cảng lại gia tăng.

Kể từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng Sáu 2004, Mỹ nhập cảng từ Việt Nam $2,386.7 tỉ USD (tăng 6.44% so với cùng thời gian này của 6 tháng đầu 2003) trong khi xuất cảng được có $338.5 triệu USD hàng hóa và dịch vụ (giảm tới 49.53%). Thâm thủng mậu dịch cho cả thời gian này đầu năm nay là $2,048.2 tỉ USD. Thời kỳ này của năm ngóai thâm thủng là $1,571.6 tỉ USD.

Theo bản tin của VNExpess “sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam là do không có nhiều hợp đồng mua bán máy bay và phụ tùng được kư kết trong thời kỳ này. Sáu tháng đầu năm ngóai, phía Mỹ đă bán cho Việt Nam lượng máy bay và phụ tùng trị giá $355.7 triệu USD. Trong khi đó, giá trị này của nửa đầu năm nay chỉ đạt $4.6 triệu USD.” Bởi vậy, nguồn tin này nói “sự tăng đột biến của một số ngành hàng xuất khẩu khác cũng không thể cải thiện cán cân thanh tóan của Mỹ với Việt Nam.”

Nguồn tin này nêu ra một số lọai hàng xuất cảng của Mỹ vào Việt Nam tăng đột biến như bông, các nguyêm liệu phụ dệt may, sữa, trúng, mật ong thiên nhiên...

Dù sao, nguồn tin này dựa vào các con số từ phía Việt Nam nói rằng “song song với đà giảm sút của xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam cũng tiếp tục chậm lại...Trong đó 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ là dệt may và thủy sản đă kết thúc thời kỳ luôn tăng trưởng mạnh do những rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ hàng nội địa của nứơc chủ nhà.”

Theo đó, hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉ đạt $1.16 tỉ USD trong thời gian này trong khi các nhóm thủy sản chỉ đạt hơn $300 triệu USD.

Dù mức tăng trưởng xuất cảng vào Mỹ hơi chậm lại nhưng một số mặt hàng như đồ gỗ và đá quí lại tăng mạnh cả về lượng cũng như về trị giá kim ngạch. Hiện Mỹ đang t́m cách giới hạn đồ gỗ từ Trung Cộng vào nứơc họ nên một số nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển hướng t́m nguồn hàng rẻ tiền từ một số nước khác trong đó có Việt Nam.

 

Việt Nam: 44 người buôn ma túy bị truy tố

 

HÀ NỘI 23-8 (TH).- Đường dây ma túy Sơn La-Hà Nội với 18 người và 26 người khác của đường dây ma túy ở tỉnh Hà Tây vừa bị truy tố mà một số can phạm khó tránh khỏi án tử h́nh theo qui định của luệt lệ h́nh sự CSVN.

Theo tờ Tuổi Trẻ ngày 23-8-2004, có “18 bị can bị khởi tố về các hành vi mua bán, tàng trữ vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. Các nghi can của đường dây này khai họ đă làm ăn từ 2002 khi đem heroin từ Lào vào Mộc Châu (Sơn La) sau đó chuyển đi tiêu thụ ở Hà Nội, Yên Bái, Hà Tây v.v...

NHóm người này mua mỗi bánh heroin ở Lào với giá $3,500 USD, đem về nứơc bán lại lời $200 đô la. Ng̣ai hơn 30 bánh mua đi bán lại, nhóm này c̣n “nhiều lần cung cấp cho các “chân rết” ở khu vực Mộc Châu khỏang 15 bánh.

Trong khi đó, Công An Hà Tây cũng khởi tố hồi cuối tuần qua một tổ chức khác gồm 26 người “buôn bán qui mô lớn, liên quan đến nh́êu địa phương”. Tang vật bị tịch thu gồm “2 bánh heroin và 150 viên hồng phiến, một bộ bàn dập heroin, hơn 400 triệu đồng và nhiều giấy tờ liên quan khác.” Trong tổ chức này có 5 cặp vợ chồng và một số người là anh em họ hàng trong nhà.

Luật lệ h́nh sự CSVN nói buôn bán, tàng trữ hay vận chuyển một lượng heroin từ 600 gam hoặc 10 kí lô thuốc phiện trở lên là có thể bị án tử h́nh.

Ngày 18-6-2004, có 5 người trong đó có một Việt kiều Mỹ tên John Nguyễn bị lên án tử h́nh ở Sài G̣n v́ vận chuyển 39.45 kí lô keroin, 50 kí lô cần sa và 6000 viên thúôc lắc Ecstacy từ Cam Bốt vào Việt Nam và sau đó chuyển sang bán ở Nhật và Phần Lan.  

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06