ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

 

Tổng Thống Bush Phản Công Ngoại Giao

Huỳnh Cao


Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Bush trọng tâm chính là gặp gỡ các lănh đạo Liên Hiệp Âu Châu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 22-02 tại Brussels. Nhiều người nói mục đích chuyến đi là để hàn gắn rạn nứt giữa Mỹ và Âu Châu trên vấn đề Iraq, song cũng có người nh́n bằng cách khác, nói chuyến đi của ông Bush là để "phản công ngoại giao". Bất đồng giữa hai thế lực xuyên Đại Tây Dương nảy sinh ngay từ đầu năm 2003, tức gần 3 tháng trước khi Mỹ chuẩn bị tấn công Iraq. Nhưng, chỉ trích Mỹ công khai và gay gắt từ một số nước, mạnh mẽ nhất là Pháp và Đức bùng lên khi đoàn chiến xa của Mỹ rầm rộ vượt biên giới Iraq. Bom đạn nổ trên chiến trường Iraq, nhưng mặt trận ngoại giao và truyền thông không kém phần quyết liệt. Dưới ảnh hưởng của Pháp và Đức nhiều vụ biểu t́nh chống Mỹ tiến hành chiến tranh tại Iraq đă diễn ra ở nhiều nơi nhưng khởi đầu tại Paris, Bá Linh hay ngay tại Brussels được xem là rầm rộ nhất. Cuộc chiến Iraq gây tổn thất nặng nề trong t́nh đồng minh giữa Âu Châu và Mỹ kể từ sau khi chấm dứt đệ nhị thế chiến. Ngay trong nội bộ Âu Châu cũng đă xảy ra bất đồng rạn nứt sâu sắc. Anh, Ư, Tây Ban Nha, hay Ba Lan ủng hộ Mỹ gửi quân tới Iraq. Pháp kể như là đầu sỏ vận động, Đức, Nga và Trung Quốc liên kết thành "trục chống Mỹ". Paris không ngần ngại nhu cầu gia nhập Liên Hiệp Âu Châu để đe dọa một số nước đông Âu ủng hộ Mỹ. Pháp tung hỏa mù trên dư luận, tŕnh bày như là một nước yêu chuộng ḥa b́nh, chống chiến tranh. Nhưng, trong năm 2004, một tờ báo Pháp đă khui ra bí mật điều kiện mặc cả của Tổng thống Jacques Chirac trong kế hoạch đưa 15.000 quân cùng với Mỹ và Anh đánh Iraq. Nhưng Paris không được thỏa măn điều kiện, v́ thế kể từ sau đó Pháp là nước chống Mỹ hăng nhất về cuộc chiến Iraq. Pháp đă tập trung mọi khả năng chính trị, ngoại giao để gán cho Mỹ "chủ trương đơn phương" trên các vấn đề quốc tế. Paris cho rằng Mỹ đă thay đổi chính sách ngoại giao kể từ khi tổng thống Bush lên nắm quyền, với chính sách hiếu chiến "đánh phủ đầu". Nhiều nhà b́nh luận nhận định chủ trương đánh phủ đầu của Mỹ không có ǵ chứng minh xuất phát từ chính sách đơn phương. Trong khi máu binh sĩ Mỹ và đồng minh đổ ra hàng ngày trên chiến trường, nhất là vào thời điểm các nhóm nổi dậy gia tăng các hoạt động nổ bom tự sát, các quả đạn ngoại giao của Pháp cũng đồng loạt dội vào chính phủ Mỹ không thương tiếc. Bất đồng quyền lợi được lănh đạo Pháp tô điểm lớp phấn son đạo đức, yêu chuộng ḥa b́nh để củng cố lập luận của ḿnh.

Chuyến công du Âu Châu của tổng thống Bush nếu không phải là lúc tung ra đ̣n phản công ngoại giao sau gần hai năm chịu đựng, th́ lần vượt Đại Tây Dương này của ông Bush trong thế mạnh. Hành trang chuyến đi của ông Bush mang theo là những thắng lợi chính trị mang tính thuyết phục. Trước tiên là cuộc bầu cử thành công rực rỡ tại A Phú Hăn, một chính phủ chính danh thay thế chế độ điên khùng Taliban bao che khủng bố. Kế đến là cuộc bầu cử quốc hội Iraq thành công ngoạn mục, dân chúng can trường tay không và lá phiếu, bất chấp bom đạn và đe dọa của các nhóm khủng bố. Hành trang thứ 3 tạo thế thượng phong cho tổng thống Bush chính là chiến thắng vẻ vang của ông trong cuộc bầu cử trước một đối thủ phản chiến dối hạt dư luận bằng ḷng yêu nước. Với những lợi khí đó, ông Bush bước vào pḥng họp với các lănh đạo Âu Châu và NATO trong tư thế tự tin của người thuyết phục đồng minh ủng hộ lập trường của ḿnh về viễn ảnh dân chủ và ḥa b́nh tại Cận Đông. Ngôn ngữ của ông tuy chừng mực rơ ràng, tôn trọng cử tọa nhưng cương quyết, chứ không phải là những lời hạ ḿnh, nh́n nhận lỗi lầm xin đồng minh tiếp cứu. Thắng lợi ngoại giao không thể chối căi đến với ông Bush, khi các lănh đạo NATO cam kết mạnh mẽ tham gia tích cực hơn vào công tác giúp huấn luyện lực lượng an ninh Iraq. Về phía Âu Châu đă lấy quyết định sẽ mở văn pḥng đại diện tại Iraq để phối hợp huấn luyện cho hơn 700 thẩm phán và công tố viên, trang bị bước đầu cho một nền dân chủ pháp trị Iraq. Đây sẽ là văn pḥng đại diện đầu tiên của Âu Châu tại Baghdad kể từ khi chấm dứt chế độ Saddam Hussein. Điều này khiến người ta tự hỏi đ̣n phản công ngoại giao mạnh của ông Bush đă tạo thành quả, hay gió tại Iraq đă đổi chiều ? Nếu tùy vào cái nh́n của mỗi người th́ có thể cả hai lư do điều đúng. Hơn thế nữa, ông Bush nói sẽ hợp tác, nhưng thật ra là trao cho Anh Pháp Đức trách nhiệm làm thế nào cho Iran hủy bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân với phần thưởng, chứ không nói đền bù. Và nhờ vào trọng lượng của Mỹ, Pháp lên tiếng mạnh mẽ đ̣i Syria rút quân ngay tức khắc khỏi Libanon chấm dứt chính sách bảo hộ chính trị. Áp lực chính trị này đă khiến cục diện tại Libanon thay đổi, chính phủ Beirut nói sẵn sàng từ chức, và Syria đề cập tới việc rút quân.

Tổng thống Jacques Chirac được tổng thống Bush mời ăn tối tại tư dinh đại sứ Mỹ ở Brussels, sau đó tuyên bố, "thế giới chứng kiến Âu-Mỹ đoàn kết hơn bao giờ hết". Thắng lợi ngoại giao của ông Bush c̣n ảnh hưởng lên kế hoạch của ông Chirac và Schroder, từng hứa với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến viếng thăm Âu Châu vào năm ngoái, vận động "có thưởng" băi bỏ cấm vận cho Trung Quốc. Giờ đây ông Chirac dè dặt, không c̣n cương quyết như mới hôm nào, khi nói Âu Châu "cần băi bỏ cấm vận" cho Trung Quốc v́ nó đă lỗi thời. C̣n ông Schroder nông nổi hơn khi khẳng định: "Việc dỡ bỏ cấm vận Trung Quốc sẽ diễn ra". Tổng thống Bush trả lời nhă nhặn nhưng không kém phần cương quyết : "Mỹ quan tâm sâu sắc đối với việc tháo bỏ cấm vận cho Trung Quốc". Theo ông, tháo bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc "sẽ làm thay đổi cán cân quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, đây là điều chúng ta nên cân nhắc". Ông Bush bồi thêm, hơn nữa quốc hội Mỹ sẽ phản đối quyết định của Âu Châu. Cùng lúc đó Hoa Kỳ được hậu thuẫn của Nhật Bản, tỏ ra nhạy cảm trước vấn đề, đă lên tiếng trước phản đối tháo bỏ cấm vận Trung Quốc, v́ có thể tạo ra nguyên do bất ổn trong vùng. Tổng thống Bush đạt thêm một thắng lợi nữa khiến tổng thống Chirac và thủ tướng Schroder không c̣n tỏ ra quyết đoán nữa khi nói, "Âu Châu sẽ tham khảo trước với Mỹ trước khi lấy quyết định thảo bỏ cấm vận Trung Quốc". Người ta thấy rơ đây là cơ hội tốt để ông Chirac và Schroder bắt chặt tay ông Bush làm ḥa, v́ khách tới nhà. Điều này cũng cần thiết cho lănh đạo Pháp và Đức giải tỏa áp lực nội bộ đè lên hai ông từ lâu, các tập đoàn Pháp mất thị phần ở Iraq; c̣n Đức mức thất nghiệp đă lên tới con số kỷ lục trên 5 triệu người.

Dù sao mối bất đồng giữa Âu Mỹ c̣n nhiều rất khó lấp đầy, như hiệp định Kyoto, ṭa án quốc tế, cấm vận vũ khí Trung Quốc, vấn đề hồi giáo, quyền lợi cấp vùng và quốc tế, v.v. Tuy nhiên, dư luận khen ngợi chuyến đi Âu Châu của tổng thống Bush và bà Condoleezza Rice là khôn ngoan. Một mặt để hâm nóng quan hệ lạnh nhạt với các đồng minh truyền thống từ hơn hai năm nay; mặt khác làm ḥa với Âu Châu có lợi cho Mỹ hơn trong thế chiến lược dân chủ hóa từ từ Trung Đông. Âu Châu sẽ đóng góp nhiều hơn vào lộ đồ ḥa b́nh Do Thái-Palestine, góp phần tích cực vào công cuộc chống khủng bố thế giới. Sau Đức tổng thống Bush sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Slovakia. Trong bài diễn văn đọc tại Brussels, ông Bush đă cảnh báo Nga với các đồng minh truyền thống: "Chúng ta cần nhắc nhở Nga rằng, Liên Minh của chúng ta ủng hộ tự do báo chí, chia sẻ quyền lực và tôn trọng luật pháp. Mỹ sẽ đưa vấn đề cải cách dân chủ vào cuộc hội đàm sắp tới với Nga". Tuyên bố như thế rơ ràng ông Bush đang ở thế mạnh phản công ngoại giao. Người ta đánh giá chuyến đi Âu Châu của ông Bush đạt được nhiều hơn những ǵ ông muốn.

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06