ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Căn Nhà Âu Châu Lung Lay

Huỳnh Cao


Pháp gây chấn động

29-05 là ngày "động đất chính trị tại Pháp." Đó là đại ư các tít lớn báo chí Pháp ra ngày hôm sau khi loan tin cử tri Pháp bác bỏ bản Hiệp ước Hiến pháp Âu Châu với tỉ lệ 55%. Ba ngày sau tức 1-6 cử tri Ḥa Lan giáng thêm cú nữa khi nói "KHÔNG" với tỉ lệ 62% làm cho căn nhà Âu Châu lay động mạnh. Dư luận lục địa cho rằng "Hiến pháp Âu Châu thực sự bị khai tử." Cú đánh bồi của dân Ḥa Lan làm các lănh đạo chủ trương Âu Châu hợp nhất choáng váng thêm. Báo chí cho rằng cử tri Pháp trừng phạt chính phủ Jean Pierre Raffatin. Chính phủ chỉ lo cho sự vận hành của guồng máy Âu Châu hơn là quan tâm đến đời sống người dân đang thất nghiệp ở ngưỡng trên 10%. Đối với họ, trước khi nghĩ tới viễn ảnh tương lai c̣n xa về một Âu Châu hợp nhất tranh đua với Mỹ châu, khối Đông Á mới h́nh thành và ASEAN, phải giải quyết vấn đề tới chân: đời sống xuống cấp, việc làm bị đe dọa bởi làn sóng nhân công rẽ đến từ Đông Âu, hay các hăng xưỡng ôm vốn chạy ra đầu tư ngoại quốc. Đây là một thông điệp của cử tri Pháp phải làm ông Chirac suy nghĩ. Lá phiếu của cử tri Pháp đă nói lên sự thất bại các chính sách của ông kể từ ngày lên nắm quyền. Trong ṿng chưa đầy 2 tuần, ông Chirac đă 3 lần lên truyền h́nh kêu gọi dân Pháp bỏ phiếu thuận. Thủ tướng Jean Pierre Raffatin bị ép chết thay cho chủ tướng. Phản ứng đầu tiên của Tổng thống Chirac là đưa cánh tay mặt Dominique de Villepin đang giữ ghế bộ trưởng ra thành lập chính phủ mới, với nhiệm vụ ưu tiên là t́m cách làm giảm t́nh trạng thất nghiệp xoa dịu nỗi bất măn trong dân. Tân thủ tướng De Villepin xin có 100 ngày để làm công việc này. Nhưng tân nội các của ông Dominique de Villepin gồm đa số thành viên cũ đă làm cho dân chúng ít hy vọng. Trong khi đó uy tín của ông Chirac xuống mức thấp nhất sau gần 10 năm làm tổng thống chỉ c̣n 27% ủng hộ. Theo nhận định của một học giả, lần đầu tiên sau nửa thế kỷ Pháp không c̣n ư thực hệ chính trị hai phái tả hữu nữa. Thế giới ngày nay là thế giới của những tiến bộ kỹ thuật và những quan niệm mới toàn cầu hóa. Nhưng v́ tiến tŕnh này đi nhanh đến nỗi quần chúng, gồm nhiều giai cấp, cá nhân theo không kịp nên bị bỏ rơi bên lề. Hiện nay giới lănh đạo chính trị và quần chúng có hố sâu cách biệt, xáo trộn về suy nghĩ và tư tưởng. Nước Pháp đang đ̣i hỏi một cuộc cách mạng tư tưởng về "nhân sinh quan." V́ THUẬN hay CH-NG không c̣n thuộc ư thức hệ chính trị nữa mà thuộc nhân sinh quan.

T́m cách be bờ

T́nh cảnh Âu Châu đang bối rối như nước lụt sắp vỡ đê. Các lănh đạo Âu Châu sau cơn choáng váng đă chạy đôn đáo t́m cách cứu văn t́nh h́nh. Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu, Thủ tướng Lục Xâm Bảo, Jean-Claude Juncker đă báo động: "Chúng ta đang rơi vào một vị trí đầy nguy hiểm." Ông Juncker muốn chạy trốn thực trạng khi tuyên bố, sẽ "từ chức" nếu cuộc bỏ phiếu tại nước này vào ngày 10-7 tới thất bại; dù tỉ lệ dân chúng Lục Xâm Bảo ủng hộ hiệp ước hiến pháp Âu Châu chỉ giảm đi đôi chút. Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Jose Manuel Barroso th́ thổi c̣i gây chú ư. Trong cuộc trả lời BBC đêm 1-6, ông Barroso kêu gọi "các anh em hăy t́nh tĩnh" đừng làm rối thêm. Các nước c̣n lại nên tiếp tục bỏ phiếu về hiến pháp Âu Châu. Nội trong tuần này các nhân vật chủ chốt sẽ phải gặp nhau tại Brussels để thảo luận xem phải làm ǵ trong t́nh cảnh này. Các phóng viên mô tả trụ sở Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels sáng ngày 2-6 trông thật ảm đạm. Cầm lái 2 đầu tàu kéo Âu Châu là Thủ tướng Đức Gerhard Schroder và Tổng thống Pháp Jacques Chirac như ngồi trên lửa. Ông Gerhard Schroder phải vội vă bay sang Lục Xâm Bảo trấn an Thủ tướng Juncker và thảo luận các việc cần làm ngay. Về phần ḿnh, mặt mũi đăm chiêu và có phần kinh ngạc, ông Chirac sau khi cho lệnh thay đổi chính phủ, vội bay sang Bá Linh hội đàm cùng thủ tướng Đức Schroder. Nh́n h́nh ảnh báo chí chụp được, cho thấy hai ông ôm nhau "chặt cứng" như muốn truyền sức mạnh cho nhau đối phó với nạn sắp vỡ đê. Lănh đạo cao cấp chính sách Ngoại giao và an ninh Âu Châu Javier Solana hiến kế, yêu cầu 14 nước c̣n lại tiếp tục bỏ phiếu về hiệp ước hiến pháp Âu Châu để biết ư dân. Ngày 2-6 quốc hội Latvia thông qua hiếp pháp Âu Châu với tỉ dố 75 thuận trên 1 chống. Nhưng giọt nước mát nhỏ nhoi này không đủ làm dịu cơn nóng rát cổ Âu Châu. V́ Đan Mạch là mối lo khác của các lănh đạo Âu Châu sau Ḥa Lan, sẽ bỏ phiếu vào cuối tháng 9. Đan Mạch từng làm dậy sóng năm 1992 với cuộc bỏ phiếu bác hiệp ước Maastricht. Nỗi kinh ngạc lớn của hai ông Chirac-Schroder là t́nh thế đă vượt ra ngoài dự tưởng. Phong trào vận động chống hiến pháp Âu Châu đă khởi động cách nay mấy tháng đă đuợc dân chúng ủng hộ nhiệt liệt cho dù không có hậu thuẫn của chính phủ về vật chất lẫn tinh thần, khác hẳn với phong trào vận động bỏ phiếu thuận đă được sự hỗ trợ của Brussels, chính phủ, đảng xă hội và đa số báo chí.

Vai tṛ quyết định của Anh quốc

Ngày 1-7 tới phiên Anh quốc nắm ghế chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu, càng làm cho đầu tàu Pháp-Đức thêm lo ngại. Ngoại trưởng Anh Jack Straw tuyên bố, hiến pháp Âu Châu hai lần bị từ chối "đặt ra những câu hỏi sâu sắc cho chúng ta về tương lai Liên Hiệp Âu Châu. Cần phải suy nghĩ chính chắn trước khi hành động." Một số báo b́nh luận, tuyên bố của Ngoại trưởng Straw có thể hiểu là Thủ tương Blair chưa thể lấy quyết định trưng cầu dân ư hay không. Trong t́nh thế mới này nhiều dân biểu đảng cầm quyền lẫn đối lập cùng đưa ra nhận định "hiến pháp Âu Châu đă chết," nên không c̣n lư do ǵ để mở trưng cầu dân ư nữa. Nhưng đảng Liên hiệp Độc Lập Anh th́ đề nghị vẫn tổ chức trưng cầu dân ư, nhưng để hỏi ư dân Anh xem họ muốn Âu Châu như một "thể chế chính trị" hay chỉ là "một khu vực mậu dịch tự do." Báo Đức tờ Sueddeutsche Zeitung nhận định, quyết định của Thủ tướng Tony Blair có thể căn trở sự ra đời của hiến pháp Âu Châu: "Trưng cầu dân ư tại Anh không chỉ nó quyết định số phận ông Blair mà c̣n là quyết định số phận của Liên Hiệp Âu Châu."

V́ sao phải cần bản Hiến pháp Âu Châu. Ngay từ đầu để thực hiện sáng kiến thành lập Liên Hiệp Âu Châu, nhiều hiệp ước lập qui được ra đời: Hiệp ước Roma 1957, Hiệp ước Maasrichth 1992, Hiệp ước Amsterdam 1997, và Hiệp ước Nice 2001. Các hiệp ước này chỉ để áp dụng cho 6 nước rồi 15 nước. Nhưng khi Liên hiệp kết nạp thêm 10 nước Đông Âu và dự trù kết nạp 2 nước Bungary và Rumania vào năm 2007, các lănh đạo Liên Âu đă phải nghĩ ra việc soạn thảo một Hiệp ước Hiếp pháp Âu Châu để có thể quản lư và điều hành hữu hiệu hơn. Sau 18 tháng làm việc của 105 đại diện 25 nước dưới sự cầm đầu của cựu Tổng thống Pháp Valery Giscard d'Estaing. Văn bản Hiệp ước Hiến pháp Âu Châu được lănh đạo 25 nước kư ngày 29-10-2004 tại Roma. Nó chỉ có hiệu lực áp dụng khi toàn thể 25 nước phê chuẩn, hoặc qua trưng cầu dân ư hay do quốc hội biểu quyết. Những điểm chính của văn kiện này qui định một cơ chế cao nhất là Hội Đồng Âu Châu, vị chủ tịch được bầu ra mỗi 2 năm rưởi. Sẽ bầu ra một Ngoại trưởng cho toàn Âu Châu. Các cuộc bầu cử dựa trên đa số thỏa thuận (theo tỉ lệ 55% các nước thành viên và 65% dân số 'hiện giờ là 450 triệu'). Cơ quan lập pháp gồm 750 dân biểu và Hội đồng bộ trưởng các nước. Dân biểu được bầu lại mỗi 5 năm. Cơ quan lập pháp là Ủy ban Âu Châu gồm 25 Ủy viên, đến năm 2014 sẽ c̣n 18 vị. Hiệp ước hiến pháp Âu Châu khi có hiệu lực, Liên Âu là một Pháp nhân, có quyền kư các văn kiện ngoại giao quốc tế, có quyền nhận những nhiệm vụ quốc tế, và gia nhập một tổ chức như là một thành viên. Điểm mới trong hiệp ước hiến pháp Âu Châu là điều khoản về an ninh và pḥng thủ, tương trợ nhau trước các biến cố thiên tai, khủng bố. Tham vọng của các lănh đạo đầu tàu là muốn biến Liên Âu thành một lực lượng đối trọng với Hoa Kỳ và các nhóm nước khác về quân sự, chính trị kinh tế và phát triển trong tiến tŕnh toàn cầu hóa đang tăng tốc hiện nay. Nhưng biến cố cử tri Pháp Ḥa Lan tạo ra làm đảo lộn mọi kế hoạch của họ. Khủng hoảng này không phải bất chợt đến mà nó âm ỉ từ lâu trong xă hội hai nước đầu tàu Pháp Đức. Địa vị của Tổng thống Jacques Chirac đang bị đe dọa hơn bao giờ hết trước đối thủ trẻ đang lên Nicolas Sarkozy với chủ trương một mô h́nh khác cho nước Pháp, trong cuộc chạy đua vào tranh ghế tổng thống vào năm 2007. C̣n Thủ tướng Đức Gerhard Schroder điểm tín nhiệm trong dân xuống thấp nhất với nạn thất nghiệp trên 5 triệu người. Du luận nói ông Schroder sẽ bị đánh bại không khó khăn trước nữ đối thủ đang lên, Angela Merkel được đảng Xă hội Thiên Chúa giáo đề cử ra tranh ghế thủ tướng trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào tháng 9 tới. Trong chiều hướng bất lợi tại hai nước đầu tàu, Liên Âu t́m một lối thoát ra cơn chấn động hiện nay sẽ là một chặng đường dài đầy khó khăn. Từ nay tới cuối năm sẽ có nhiều thay đổi và xáo trộn tại Âu Châu trước viễn ảnh đầy bất định.

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06