ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

 

MỘT LẦN TRIỂN LĂM

THÁNG TƯ - 31 NĂM SAU

Giao Chỉ - San Jose 2006

 

      Cuối tháng 4-2006 vừa qua, chúng tôi có tổ chức triển lăm các di vật của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Ḥa tại Orange County.

      Xin báo cáo để quư thân hữu rơ đầu đuôi.

      Các bạn chắc vẫn thường có dịp thấy các bà cụ Việt Nam nói đi nói lại về những đứa cháu. Đôi khi cụ bà cao niên mắt già rực sáng khi thấy có người lịch sự, tỏ vẻ quan tâm đến câu chuyện nên đă lấy trong xách tay ra những tấm h́nh cháu ngoại. “Cháu gái tôi mới có ba tuổi mà múa hát hay hơn Như Quỳnh. C̣n thằng bé 5 tuổi th́ vẽ giỏi nhất trường, hơn cả họa sĩ Picasso.” Nếu bất chợt có người vui tính muốn gặp lũ cháu xuất sắc của cụ th́ thôi rồi, cụ sẽ gọi điện thoại tối ngày để mời đến chơi.

      Đối với chúng tôi, cái Bảo Tàng Viện với hàng ngàn món hàng đang sưu tầm chính là h́nh ảnh những đứa cháu ngoại của một bà cụ Việt Nam. Biết bao nhiêu bài báo đă viết ra để khoe khoang một công tŕnh tiền phong của cả cộng đồng. Có lũ cháu xinh đẹp mà không giới thiệu th́ đâu có xứng đáng là ông bà. Viện Bảo Tàng hay như thế mà không bày ra th́ sáng tác làm ǵ.

      Nhân dịp phát hành cuốn Video về 30 năm di tản, trung tâm Asia đă có dịp cho chúng tôi nói đôi lời quảng cáo. Xin cảm ơn Trúc Hồ và Nam Lộc. Rồi đến hàng ngàn lá thư thông tin được gửi đi bốn phương.

      Tháng 3-năm 2004 đă đem xuống Westminster triển lăm giới hạn một lần vào dịp 50 năm họp khóa ngậm ngùi của các bạn Cương Quyết Đà Lạt.

      Tháng 4-2005 đă đem một số di vật lên thủ đô Hoa Thịnh Đốn để dành cho kỳ gặp gỡ các chiến hữu Tổng Tham Mưu của Trại Trần Hưng Đạo sau 30 năm tan hàng mất nước.

      Và lần này triển lăm quy mô tại Orange County trong ba ngày của kỷ niệm đau thương 30 tháng 4 lần thứ 31.

      Việc triển lăm cũng bắt đầu bằng một chút duyên số. Gặp ai và bất cứ lúc nào, ông già Giao Chỉ cũng khoe tác phẩm như là đứa cháu ngoại của bà già Việt Nam.

      Vào dịp có các kư giả Việt Nam, các nhân vật cộng đồng từ phương xa về San Jose là chúng tôi mời đến xem triển lăm tại IRCC trên đường Park. Có người thờ ơ thoái thác, có người tỏ ư lưu tâm nhưng thật ra cũng chỉ xă giao chứ không thật tâm. Đôi khi có người thật sự muốn đến thăm th́ chúng tôi rất hoan hỷ chào đón. Vội chạy về mở cửa, dọn dẹp, mở đèn và mở máy cho bài giảng thao thao bất tuyệt. Cũng chẳng khác ǵ một bà ngoại lẩm cẩm khoe đứa cháu ngoại thương yêu.

      Cho đến một lần anh Lư Kiến Trúc chủ biên tờ Văn Hóa và anh Phạm Phú Thiện Giao kư giả của Người Việt ghé đến chỗ chúng tôi. Mối duyên văn nghệ bắt đầu. Trở về miền Nam, anh Thiện Giao đề nghị lên ban quản trị Người Việt. Việc bảo trợ cho kỳ triển lăm được thảo luận. Địa điểm tương đối thuận tiện. Phương tiện quảng bá rộng răi và quan trọng hơn nữa là có đủ tài chánh để làm lộ phí lên đường.

      Hơn ba tuần lễ chuẩn bị các phương tiện triển lăm bổ túc. Tất cả nhờ sự tháo vác sắp đặt của ông Lê Quang Mỹ, vốn là một hạ sĩ quan Công Binh, ngày nay đóng vai thượng sĩ đại đội của đơn vị IRCC. Trong toán công tác của tổng hành dinh có đủ cả các cựu chiến binh Hải Lục Không Quân và Cảnh Sát.

      Chúng tôi thuê một xe Van vĩ đại nhất của hăng Budget dài như Vạn Lư Trường Thành, chạy dầu cặn mỗi lần đổ đầy b́nh tốn hơn $100 Mỹ kim. Tất cả các tấm tranh vĩ đại đều đă được cắt ra thành tấm nhỏ để bỏ lọt vào xe nhưng khi đem ra dựng lên th́ kín cả bức tường. Các tượng chiến binh nam nữ của Việt Nam Cộng Ḥa được quấn lại bằng Plastic. Các di vật quư giá cho vào thùng.

      Đoàn xe và nhân viên công tác lên đường sáng sớm thứ Năm ngày 27 tháng 4-2006. Anh chị Phạm Phú Nam vừa là nhân viên giao tế, vừa phụ trách tiếp tân, lái xe. Nhà thơ Đông Anh - Nguyễn Đ́nh Tạo với đôi lon trung tá lănh 9 năm cải tạo, bây giờ vừa đóng vai cố vấn vừa phụ tá khuân vác.

      Sinh viên Hà Phi mới tốt nghiệp đại học trong lúc chờ đi làm tạm thời lănh công tác tài xế xe tải. Một anh thợ điện lành nghề đi theo làm công tác. Anh An vốn là tay đàn của New Land Production lănh nhiệm vụ quay phim chụp h́nh.

      Chúng tôi đến Quận Cam vào lúc 4 giờ chiều. Hành trang riêng đă bỏ xuống 4 pḥng ngủ tại Ramada nhờ chị Ngô Quang Thiều liên lạc với ông quản lư Phạm Bắc để có giá đặc biệt dưới h́nh thức bảo trợ.

      Khi đến ṭa soạn Người Việt th́ buổi họp về bầu cử của ông Lê Khắc Lư vừa xong. Đại tá Lư vốn là bạn cùng khóa với chúng tôi nhưng anh học Thủ Đức và chúng tôi học Đà Lạt. Cùng vào trường và ra trường một lần nhưng kỷ niệm thụ huấn quân trường khác nhau và cuộc sống cũng là cảnh cộng đồng Cali Bắc Nam đôi ngả.

      Sau khi nhận bàn giao vùng hành quân với Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II là chúng tôi xuống hàng. Lao công chiến trường luôn luôn tuyển mộ tại chỗ. V́ phần lớn công tác về đêm và cấp tốc nên trả giá rất rộng răi. Các bạn Mễ hết sức vui mừng khi được trả đến trên $20 một giờ. Ông Đỗ Quư Toàn phán rằng, San Jose chơi như vậy là phá giá, sau này anh em ở đây khó làm việc. Nền bang giao Việt ố Mễ có thể căng thẳng.

      Thôi th́ cứ được việc là hơn. Chúng tôi thuê thêm một số bàn tại chỗ. Rất may là ngay cạnh ṭa soạn có chỗ cho thuê đồ cưới sẵn các loại bàn rất thích hợp.

      Trong khi công tác xuống hàng th́ đă có nhiều phóng viên báo chí và truyền h́nh đến quay phim để làm tin.

      Phải nói ngay là sinh hoạt truyền thông của Nam Cali rất chuyên nghiệp và khởi sắc. Rất nhiều đài TV cần làm tin cho dịp 30 tháng 4 nên công việc của chúng tôi đă được quảng bá rộng răi.

      Làm việc đến khuya th́ sắp xếp tạm xong. Chiến trường chuẩn bị rất bề thế. Phen này ra mắt đồng bào Nam Cali chắc sẽ rất ngạc nhiên.

      Sáng hôm sau, báo Người Việt đă có tin và h́nh phổ biến khắp nơi. H́nh trang nhất, ông Nguyễn Đ́nh Tạo khiêng bức tượng xung phong đă được bà con nhận ra vội đến t́m người cũ mà từ lâu chưa gặp.

      Vào lúc 12 giờ trưa th́ các thân hữu và chiến hữu bắt đầu t́m đến. Nhiều anh em tưởng đến chỉ để gặp nhau theo kiểu tha hương ngộ cố tri, nhưng đă bị tiếng sét ái t́nh của Viện Bảo Tàng thu hút cầm chân cả buổi chiều.

      Cuộc họp báo lúc 2 giờ chiều đă được coi là giờ cao điểm của ngày thứ Sáu.

      Suốt 3 ngày đă có cả ngàn người đến dự khán, nhưng chúng tôi rất quản ngại để không muốn nói rằng thành công rực rỡ. Đó không phải là ngôn ngữ của bảo tàng.

      Thăm Viện Bảo Tàng là một công việc đi ngược lại dĩ văng. Có thể một ḿnh hay từng nhóm nhỏ. Không phải là đi biểu t́nh.

      Giữa gian pḥng trống vắng. Có âm thanh của quá khứ, có ánh sáng của kỷ niệm xưa, giúp cho khách viếng thăm thả hồn về chân trời cũ.

      Ở đây chưa phải viện bảo tàng mà chỉ đơn thuần là một kỳ triển lăm, dù rằng đă lấy được nhiều nước mắt và đă được sự hưởng ứng của rất nhiều giới chức trong số các quan khách.

      Ông bà Đỗ Tiến Đức từ Los Angeles đă đến không phải một lần mà nhiều lần. Ông đến với Viện Bảo Tàng qua t́nh văn hữu nhưng cũng là để t́m lại chính ông với b́a tác phẩm Má Hồng đă sáng tác trong thời kỳ làm phó quận miền Trung.

      H́nh ảnh của xă hội ch́m đắm giữa chiến tranh, t́nh yêu, tuổi trẻ làm thành câu chuyện được giải thưởng văn chương Việt Nam Cộng Ḥa nhưng sau 75 lại được cộng sản phong cho tước hiệu “văn hóa đồi trụy” và bày trong Viện Bảo Tàng Tội Ác Mỹ Ngụy.

      Bên cạnh cuốn Má Hồng, Bảo Tàng của VNCH có đưa ra tấm giấy ra trại của tù lao cải Đỗ Tiến Đức với tội: Làm tay sai Mỹ ngụy.

      Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cũng đến hai lần trong hai ngày. Có thể lần đầu ông đến v́ xă giao, nhưng khi thấy h́nh ảnh quá xúc động, ông đă về chở bà xă đến xem một lần cho biết.

      Giáo sư Lê Xuân Khoa tuy đă có dịp đến với Bảo Tàng Viện ở San Jose những vẫn ghé lại và dự tính sẽ đưa các h́nh ảnh này vào tác phẩm mới của ông viết về 30 năm di dân tỵ nạn tại Hoa Kỳ.     

      Ông bà giáo sư Phạm Cao Dương vẫn là những người khách quư đầy ân t́nh của IRCC từ Bắc xuống Nam Cali. Và c̣n rất nhiều các bạn khác cũng như nhiều độc giả thân hữu xa gần mà ban tổ chức không thể nhớ hết được. Anh em hỏi thăm và nhắc lại chuyện gần xa. Chúng tôi thật sự không đủ sức biết nhớ mặt mọi người. Đành phải nói rằng, ḿnh như là dân bán chợ trời. Mỗi ngày nh́n thấy bao nhiêu khuôn mặt của khách hàng. Làm sao nhớ hết. “Anh đi qua đời em, anh không nhớ th́ thôi, chứ làm sao em biết được. Em đành phải gọi tất cả là anh Hai.”

      Và chúng tôi đă gặp lại biết bao nhiêu các anh Hai rất già. Tóc bạc bây giờ là chuyện nhỏ. Thân h́nh khác xưa cũng là chuyện thường. Biết bao nhiêu chiến sĩ hùng anh nay đă lưng c̣ng, gối mỏi. Xe lăn, chống gậy đến với nhau vào lúc hoàng hôn của cuộc đời.

      Nhằm mục đích “Đem quá khứ huy hoàng, gửi tương lai vĩnh cửu.” Chúng tôi dựng lại h́nh ảnh các anh Hai một thời oanh liệt. Các nữ quân nhân và các chiến sĩ tiền tuyến trẻ đẹp oai hùng. Chúng tôi muốn giới thiệu cho thế hệ tương lai cả một thời xưa của ông cha với những tác phẩm xuất sắc nhất.

      Chương tŕnh tiếp tân chính thức lúc 11 giờ trưa thứ Bảy 29 tháng 4-2006, ban tổ chức đă có dịp giới thiệu và cảm ơn các đại diện bảo trợ từ báo Người Việt, Xe Đ̣ Hoàng, đến Việt Satelite.

      Nhân dịp này, một chiến hữu là Trung tá Lê Xuân Định ngồi xe lăn đă nói đôi lời khích lệ. Cựu trung tướng Nguyễn Bảo Trị cũng bày tỏ lời khen ngợi riêng với ban tổ chức. Tài tử Kiều Chinh cho biết rất xúc động khi đến thăm Viện Bảo Tàng trong kỳ triển lăm tại đây. Cô vừa hoàn thành nhiệm vụ trưởng phái đoàn của Việt Nam thăm lại đảo Guam để nhận các di sản của kỳ tỵ nạn 1975 đem về cho cộng đồng Việt tại Houston, Texas. Những nỗ lực của người Việt khắc nơi sẽ hỗ tương cho nhau để hoàn tất công tác đem qua khứ đến tương lai.

      Sáng Chủ Nhật, anh Nam Lộc vừa công tác xa về đă đến thăm trao tặng các DVD với lời hứa hẹn sẽ tham dự việc yểm trợ bảo tàng. Người nghệ sĩ đă từng viết những lời ca năo nùng Vĩnh Biệt Sài G̣n và muốn Dành Một Mộ Phần Bên Ngàn Chiến Sĩ Của Tôi. Anh luôn luôn hết ḷng với QLVNCH hiện đang nỗ lực trong công tác văn nghệ cảm ơn thương phế binh.

      Anh hỏi chúng tôi trong ba ngày triển lăm đă có những điều ǵ đáng ghi nhớ?

      Bây giờ phải chọn lựa trả lời làm sao? Câu chuyện bà mẹ nh́n h́nh ảnh người lính mà nhớ đến con trai bà tử trận. Nhớ đến con gái vượt biên mất tích. Bà nói với tôi qua nước mắt: Các ông bày ra h́nh ảnh hai bên tường. Con trai tôi ở bên VNCH, con trai tôi chết một bên tường. Bên kia là thuyền nhân vượt biển. Các ông ghi con số gần một triệu người ra đi. Không có con gái tôi trong số đó. Có gái tôi mới 17 tuổi. Mẹ bảo đừng đi. Con tôi nói là tương lai hay là chết. Bây giờ nó chết ở bên bức tường bên phải.

      Một cuộc triển lăm có đứa con chết hai bên tường.

      Trong khi đó, Trung tá Đào Hữu Tiếu viết mấy hàng chữ xin bảo tàng ghi tên con trai tôi đă chết trên đường vượt biên.

      Vâng. Chúng tôi sẽ t́m cách dựng nên một h́nh ảnh đáy biển Đông. Dưới đó sẽ có các di vật của thuyền nhân. Các tượng thánh giá, chuỗi tràng hạt, khánh vàng, chuông đồng, mơ, những trang kinh, những h́nh ảnh và rất nhiều tên của nạn nhân khắc trên Plastic, hay gỗ đá.

      Một chiến binh vốn đă từng là huấn luyện viên cho Biệt Kích Nhảy Bắc tại Long Thành đă trao tặng cả một cuốn h́nh ảnh từ thập niên 63. H́nh ảnh ông Diệm gặp Biệt kích Hải, h́nh các nơi huấn luyện mật chuẩn bị Nhảy Bắc.

      Một chiến hữu khác tặng cho bảo vật là bộ quần áo xọc vốn là hàng viện trợ của Trung Cộng cho Việt cộng để phát cho tù binh Mỹ. Sau này c̣n lại phát cho một số tù cải tạo Việt Nam.

      Có anh bạn Không quân chia xẻ công việc sưu tầm các phi cơ của Không lực. Có anh bạn Hải quân báo cáo đă sản xuất biết bao nhiêu là chiến hạm bằng gỗ để chật cả nhà xe. Có bạn tặng h́nh đau thương ở các trại tỵ nạn, có anh tặng h́nh màu làm thiệp Giáng Sinh từ Ban That đến Panat Nikhom.

      Có những h́nh ảnh cụ già cúi ḿnh xuống đất đọc tờ báo Chính Luận của Sài G̣n ngày 29 tháng 4-1975. Và cũng có các phóng viên tài tử như Bảo Lê và Lan Hiệp ghi hết cả các h́nh ảnh của cuộc triển lăm gửi tặng ban tổ chức nói lên rất nhiều ân t́nh.

      Sau cùng, xin báo cáo quư vị có hai câu chuyện sẽ được ghi lại thành kư sự đặc biệt.

      Thứ nhất là câu chuyện về người pháo thủ VNCH trở thành thương binh vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.

      Có một vị Trung tá Pháo binh đă đến với chúng tôi suốt ba ngày triển lăm. Ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52 Pháo binh của Sư đoàn 5 Bộ binh. Người đă từng một đời pháo thủ, chỉ huy pháo đội bắn đi biết bao nhiêu ngàn trái đạn. Để đến khi vào An Lộc với cấp bậc thiếu tá th́ phải ngồi đợi hàng ngàn trái phá trả đũa trên đầu suốt ba tháng. Đến khi ông Thiệu bay vào An Lộc tuyên bố danh hiệu B́nh Long Anh Dũng để cho mỗi người lên một cấp.

      Ông Thiếu tá Pháo binh khóa 13 Vơ Bị từ giă B́nh Long đeo lon trung tá đă làm việc dưới 5 đời tư lệnh Sư đoàn 5 cho đến sáng 30 tháng 4-1975 lúc 6 giờ sáng có dịp bốc máy báo tin cho tướng Lê Nguyên Vỹ. Tŕnh thẩm quyền là tôi vừa lănh một trái B40 coi như tiêu tùng chân trái. Đó là lần điện đàm cuối cùng của Trung tá Pháo binh Hoàng Trung Liên gửi tư lệnh Lê Nguyên Vỹ.

      Trưa ngày 30 tháng 4-1975, tướng Vỹ tự vẫn tại căn cứ Lai Khê và ông Liêm trở thành người thương binh vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.

      Câu chuyện này sẽ được viết lại một lần sau.

      Câu chuyện thứ hai về một gia đ́nh đi t́m phi công VNCH bị rớt tại Bến Súc.

      Sau chiến tranh, Hoa Kỳ dành tất cả mọi nỗ lực để t́m xác phi công trên chiến trường Việt Nam. Việt Nam Cộng Ḥa không c̣n quân đội, không c̣n chính phủ nên không có tổ chức nào để đi t́m những cái mà bài ca danh tiếng của KQVN đă nói rằng “Ra đi không ai t́m xác rơi...” Nhưng đă có một cô em gái năm 2005 đă trở về Bến Súc t́m xác người anh phi công. Đă thuê người truy t́m nơi máy bay rớt. Đă đào sâu 7 thước dưới ḷng đất để thấy di hài ông anh Pilot một thời. C̣n cả di vật và áo bay.

      Câu chuyện này cũng sẽ được viết lại, sẽ được dựng lại h́nh ảnh cũ với những di vật huyền diệu đầy ân t́nh của một phụ nữ đi t́m xác rơi.

      Sau cùng, để tri ân các đồng hương đă tham dự kỳ triển lăm 3 ngày vừa qua tại Orange County, ban tổ chức có liệt kê một danh sách các vị ân nhân giúp đỡ.

      Xem qua danh sách này, quư vị sẽ thấy rơ tiếng nói của Bảo Tàng cất lên đă có biết bao nhiêu người hưởng ứng.

      Lời kêu gọi sau cùng là xin quư vị hăy liên lạc với chúng tôi.

 

CHÂN THÀNH CẢM TẠ

 

      Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Ḥa đă nhận được các di vật và hồ sơ của các ân nhân trao tặng vào dịp triển lăm 30 tháng 4-2006 tại Quận Cam, California.

      1.   Phan Văn Cứ (Trung Úy Truyền Tin):

            -     Giấy chứng thương để xin Chiến Thương Bội Tinh (1969).

            -     Phiếu huấn luyện Sĩ Quan Truyền Tin (1973).

            -     Chứng nhận lớp Sĩ Quan Truyền Tin Chi Khu (1969).

            -     Giấy chứng nhận lớp Sĩ Quan Căn Bản Truyền Tin (1973).

      2.   Trần Chương Lương (Trung Úy):

            -     Giấy ra trại (1980).

      3.   Đào Trọng Vũ (Đại Úy Không Quân):

            -     Một tập sưu tầm tem Việt Nam Cộng Ḥa rất quư giá.

            -     Một tập sưu tầm tiền của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam rất hiếm.

      4.   Bùi Trọng Huỳnh (Đại Tá Truyền Tin).

            -     Đặc san Truyền Tin Ất Dậu (2005) và Bính Tuất (2006).

            -     Giấy chứng nhận bảo toàn cho cấp chỉ huy (1970).

            -     Tài liệu về tù cải tạo và thuyền nhân.

            -     Lon đại tá, thẻ bài, thắt lưng và sợi giây nịt ống quần.

      5.   Trần Lê Chương:

            -     Tặng khăn hiến máu cho Ngân Hàng Máu Quân Đội (1968).

      6.   Nguyễn Đức Toàn:

            -     Tặng một số lương khô của Quân Đội Hoa Kỳ dành cho VNCH.

      7.   Đỗ Thông Minh (Tokyo):

            -     Tặng các tác phẩm mới xuất bản.

      8.   Nguyễn Ngọc Trầm (Đại Úy ố Huấn Luyện Viên Biệt Kích):

            -     Tặng toàn bộ tập ảnh về hoạt động huấn luyện biệt kích và gián điệp tại Nam Việt Nam.

      9.   Đại tá từ Paris đến:

            -     Các huy hiệu của Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương.

      10. Sĩ quan Khám Báo Biệt Động Quân về từ Hạ Lào:

            -     Bộ quần áo tù “lao động cải tạo” màu xọc dành cho tù binh Mỹ được phát tại trại tù Thanh Hóa.

      11. Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Vơ Bị:

            -     Huy hiệu thêu Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam.

      12. Một Cựu Quân Nhân:

            -     Huy chương h́nh bụi trúc dành cho quân đội Mỹ phục vụ tại Việt Nam

      13. Một thanh niên con của chiến hữu VNCH:

            -     H́nh 5 vị đại tá VNCH.

14.  Đỗ Tiến Đức:

            -     Tác phẩm “Má Hồng,” giải thưởng văn chương VNCH được cộng sản coi là sản phẩm đồi trụy trong Viện Bảo Tàng Tội Ác Mỹ Ngụy.

            -     Giấy ra trại ghi: Tay sai Mỹ ngụy.

      15. Hồ Đắc Huân: Một phần bản thảo cuốn sách đầy đủ nhất viết về các tướng lănh Việt Nam Cộng Ḥa.

      16. Nhật báo Người Việt:

            -     Các tác phẩm về ông Đỗ Ngọc Yến + và tuyển tập 30 năm tỵ nạn.

            -     Đặc biệt bảo trợ cho toàn thể cuộc triển lăm gồm địa điểm, quảng bá và chi phí chuyển vận.

      17. Trần Đông Phong: Tác phẩm 10 Ngày Cuối Cùng Của Việt.

      18. Lư Kiến Trúc: Tác phẩm nhiếp ảnh về vụ biểu dương vĩ đại của cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam qua vụ Trần Trường.

      19. Nguyễn Hoàng Linh: Giám đốc hăng Xe Đ̣ Hoàng tài trợ cho chi phí chuyển vận.

      20. Trần Hải: Giám đốc Việt Satelite tài trợ một phần chi phí triển lăm.

      21. Phạm Bắc: Quản trị viên khách sạn Ramada tài trợ một phần chi phí cư trú.

      22. Anh chị Hội 110 Nam Cali: Các anh Lại Thọ và chị Ngô Quang Thiều cùng các chị khác đă giúp cho việc tiếp tân thứ Sáu và thứ Bảy hết sức chu đáo.

      23. Các anh chị Lan và Hiệp cùng với cô Kim Oanh đă giúp đỡ cho việc tiếp tân.

      24. Và rất nhiều quư vị khác yểm trợ giúp đỡ nhưng chúng tôi chưa ghi lại kịp.

Giao Chỉ - San Jose 2006

 

Xin liên lạc với chúng tôi tại địa chỉ IRCC, Inc. 420 Park Ave., San Jose, CA 95110.

Tel.: (408) 971-7878. Fax: (408) 971-7882. Email:  amy@irccsj.com

Web-site: www.vietskyline.com or www.irccsj.com

 

 

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06