ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

 

 

Tuyên ngôn nhân quyền 1948, tiêu chuẩn của văn minh những năm 2000

 

Hai tháng vừa qua, t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam bỗng trở nên sôi động. Ngọai trưởng Mỹ Codoleezza Rice, ngày 09-11-2005 đă họp báo công bố nội dung bản báo cáo hàng năm của bộ ngoại giao đệ tŕnh Quốc hội Mỹ về t́nh trạng tự do tôn giáo trên thế giới trong năm qua. Dịp này người ta được biết là Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục bị duy tŕ trong danh sách CPC tức là những nước đáng quan tâm đặc biệt v́ đă vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Tại Việt Nam, đă xảy ra những hành vi đàn áp thô bạo đối với một số nhân vật thuộc hàng giáo phẩm cấp cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đặc biệt cụ Hoàng Minh Chính, khuôn mặt hàng đầu bất đồng chính kiến với chế độ, cùng với thân nhân trong gia đ́nh, đă bị công khai lăng nhục và hành hung tại thành phố Saigon rồi sau đó tại Hà Nội. Cảm tưởng chung là dường như ở Việt Nam t́nh h́nh đang biến chuyển theo chiều hướng không c̣n luật pháp nữa. Hai nhà báo nói của Đài Á Châu Tự Do, Nguyễn Khanh và Lê Dân đă trao đổi với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền ở Paris về các mặt pháp lư và chính trị của t́nh h́nh nhân quyền này trong một cuộc pḥng vấn đă được phát đi trong chương tŕnh phát thanh những ngày 10 và 11-12-2005. Dưới đây là phần ghi âm cuộc phỏng vấn, những đoạn giới thiệu của xướng ngôn viên đă được lược bỏ. Tựa đề và các tiểu tựa đề là của Luật sư Hiệp. Ư kiến của Luật sư Hỉệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

 

Nhân quyền và dân chủ

R.F.A.: Đầu tháng trước, nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice đă công bố quyết định là duy tŕ chế độ xă hội chủ nghĩa Hà Nội trong danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền mà tiếng Anh thường gọi tắt là CPC. Luật sư đánh giá như thế nào mối quan tâm đó đối với t́nh h́nh tôn giáo cũng như chính trị ở Việt Nam?

 

T.T.H.: Chúng ta đều biết rằng thủ tục mà bộ ngoại giao Mỹ đá áp dụng để ghi tên Việt Nam xă hội chủ nghĩa vào sổ đen CPC xuất phát từ đạo luật năm 1998 của Quốc hội Mỹ về Tự do tôn giáo. Theo luật này th́ bộ ngoăi giao Mỹ có trách nhiệm phải hàng năm theo dơi t́nh h́nh tự do tôn giáo tại gần 200 nước trên thế giới để báo cáo với Quốc hội. Tôi xin lưu ư dư luận của chúng ta về ba điểm. Thứ nhất, Mỹ đă theo dơi một cách rất nghiêm túc t́nh h́nh tự do tôn giáo trên thế giới. Những người Mỹ có trách nhiệm theo dơi đă t́m hiểu sâu rộng mọi sự kiện liên hệ để tránh những kết luận hồ đồ. Riêng đối với Việt Nam, phía Mỹ đă có một đại sứ đặc cử để cùng với nhà cầm quyền Việt Nam thương lượng về những khả thế cải thiện hiện trạng tự do tôn giáo bị đàn áp tại nước này. Thứ nh́, khi Mỹ thi hành đạo luật 1998 về tự do tôn giáo để buộc chấm dứt đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam không phải là Mỹ đă có một hành vi can thiệp trái phép vào nội bộ Việt Nam mà là áp dụng các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền, trong đó phải kể hai Công ước quốc tế 1966 về nhân quyền mà CHXHCNVN đă tham gia nhưng chưa thưc thi đúng mức. Mỹ không đ̣i hỏi Hà Nội phải thi hành Luật 1998 của Mỹ nhưng Mỹ có quyền định ra những chế tài để áp dụng trong quan hệ ngoại giao của ḿnh với Việt Nam nếu thấy có lư do xác đáng nh́n dưới góc cạnh Luật 1998 vè Tự do tôn giáo. Thứ ba, như chính bà Rice đă tuyên bố nhân cuộc họp báo ngày 09-11-2005 vừa qua, tự do tôn giáo là một “nhân quyền phổ quát” (Universal Human right). Như vậy mối quan tâm của Mỹ vế tự do tôn giáo cũng là mối quan tâm về nhân quyền và sổ đen CPC không phải chi liên quan tới riêng tự do tôn giáo tnôi, mà c̣n tới cả nhân quyền nữa.

 

R.F.A.: Bà Rice có nói rằng năm 2005,VN đă thực hiện được nhiều điều đáng kể, đă có được nhiều cải thiện đáng kể về tự do tôn giáo và nhân quyền. Và nếu sự cải thiện này tiếp diễn th́ Hoa Kỳ sẽ có thể rút tên CHXHCNVN ra khỏi danh sách CPC. Theo Luật sư th́ liệu chuyện nhân quyền ở Việt Nam có thể được chuyển từ địa hạt pháp lư sang chính trị ngoại giao không ạ?

 

T.T.H.: Theo tôi, thật ra trên b́nh diện quan hệ ngoại giao quốc tế, nhân quyền bao giờ cũng có mặt chính trị của nó. Tuy luật quốc tế về nhân quyền đă được tách ra khỏi luật quốc tế liên quốc gia cổ điển, trong đó mỗi quốc gia vẫn giữ chủ quyền tuyệt đối, nhưng việc áp dụng luật quốc tế về nhân quyền vẫn không thể tránh hẳn những thỏa hiệp về chính trị. Rất nhiều năm rồi, ta đă thấy Mỹ luôn luôn theo đuổi chính sách khuyến khích chính quyền xă hội chủ nghĩa Hà Nội sớm từ bỏ đường lối đàn áp nhân quyền để dân chủ hóa chế độ. Nhưng người Việt Nam không thể chờ đợi phía Mỹ xóa bỏ dùm độc tài để thiết lập dân chủ cho ḿnh được. Chính v́ ngoại giao cho nên phía Mỹ đă có những mật ước với Việt Nam về việc cải thiện nhân quyền, theo những tiêu chuẩn của Mỹ mà ngưới Việt Nam không biết rơ là những tiêu chuẩn nào. Nhưng chúng ta có thể tin vào những giá trị nhân quyền, dân chủ của nước Mỹ mà dư luận Mỹ sẽ bảo vệ triệt để. Dù sao mối quan tâm của Mỹ tuy có mẫu số chung với mối quan tâm của người Việt Nam nhưng v́ nhiều lư do người Việt Nam phải có mức độ quan tâm cao hơn quan tâm của Mỹ. 

 

R.F.A.: Luật sư có thể cho chúng tôi biết những lư do đó là những lư do nào không ạ?

 

T.T.H.: Trước hết, mối quan tâm chính của Mỹ là tự do tôn giáo. Nhưng đối với người Việt Nam th́ mối quan tâm chính phải là nhân quyền nghĩa là phải làm sao đ̣i lại mọi quyền tự do, kể cả tự do tôn giáo cho mỗi người dân, cho cả toàn dân. Việc hoàn trả này là sự tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Cho đến nay, Đảng cộng sản không để cho dân hành sử quyền tự quyết lựa chọn chế độ thích hợp là dân chủ tự do mà chỉ dùng đủ mọi thủ doạn tàn bạo để áp đặt chế độ độc tải đảng trị cộng sản dù có tên gọi hiền lành là xă hội chủ nghĩa. Vậy người Mỹ không thể đ̣i mà phải chính người dân Việt Nam phải đ̣i Đảng cộng sản trả lại quyền tự quyết này. Sau nữa, nhân quyền là bước đi tất yếu dẫn tới dân chủ. Không thể có dân chủ nếu nhân quyền không được tôn trọng. Nhưng tôn trọng chỉ là một thái độ tiêu cực. Phải ngăn ngừa được mọi vi phạm nhân quyền thi sự tôn trọng mới trở thành một thái độ tích cực.

 

R.F.A.: Xin cảm ơn Luật sư và xin hẹn gặp lại Lũat sư trong chương tŕnh phát thanh tối nay.

 

Mối quan tâm của Việt Nam về nhân quyền

R.F.A.: Trong cuộc trao đổi buổi sáng, Luật sư có nêu lên hai điều. Một, Hoa Kỳ đă tỏ bày mối quan tâm của ḿnh đối với t́nh trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Và phần người Việt Nam chẳng những cũng phải quan tâm như người Mỹ mà c̣n phải tới một mức độ mà Luật sư gọi là cao hơn nữa. Điều thứ nh́ mà Luật sư đă nói đến là phải kết hợp nhân quyền với dân chủ. Nếu có thể được xin luật sư khai triển quan điểm này thông qua thực tế nhân quyền hiện nay ở Việt Nam.

 

T.T.H.: Theo tôi, người Việt Nam không thể điềm nhiên khoanh tay ngồi nh́n người Mỹ quan tâm đến tự do tôn giáo ở Việt Nam.  Chúng ta phải có mối quan tâm riêng của ḿnh chẳng những đối với quyền tự do tôn giáo mà c̣n phải bao quát cả địa hạt nhân quyền, dân quyền nữa.  Chúng ta phải kết hợp nhân quyền với dân chủ. Nếu nhân quyền không được tôn trọng mà cứ bị vi phạm một cách có hệ thống và thường trực th́ làm sao có được dân chủ? Và nói dân chủ không là ǵ khác hơn nói tôn trọng nhân quyền v́ dân chủ chính là một bảo đảm để nhân quyền không bị cưỡng đoạt như ở Việt Nam hiện nay. Bước ngoặt trong chính sách đàn áp nhân quyền của Hà Nội là sự ra đời của Sách Trắng về nhân quyền dể Hà Nội dùng ngôn từ ngụy biện, huyễn hoặc dư luận trên thế giới, làm cho cuộc tranh luận về nhân quyền ở Việt Nam trở nên phức tạp đến mức trắng đen có thể lẫn lộn. V́ vậy cuộc tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam nay phải đặt trọng tâm vào mặt vi phạm thay v́ cứ tiếp tục tranh căi về triết lư hay quy phạm pháp lư nhân quyền. Cần nhấn mạnh rằng về mặt vi phạm th́ Hà Nội không thể tinh vi được mà cứ phải để lộ ra bộ mặt hết sức thô bạo. Như ta đă thấy qua những ǵ mới xảy ra gần đây trong vụ đàn áp các giáo phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và vụ cụ Hoàng Minh Chính và thân nhân bị hành hung và lăng nhục ở Saigon rồi Hà Nội.

 

R.F.A.: Luật sư có thể nói cụ thể hơn một tí nữa được không ạ?

 

T.T.H.: Việt Nam là một con bệnh nhân quyền kinh niên, mỗi khi cơn bệnh này bộc phát người ta lại có dịp chẩn đoán chính xác v́ sao con bệnh lại đau. Như trong vụ GHPGVNTN, Hà Nội đă ra pháp lệnh vô hiệu hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà Hiến pháp công nhận. Hà Nội cũng dùng Thủ tướng  để tùy cơ ứng biến mềm dẻo áp dụng chính sách đàn áp một cách tinh vi để có thể có quyền tự do tôn giáo dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản. Nhưng khi hàng giáo phẩm của GHPGVNTN chống lại sự khống chế này th́ Hà Nội không c̣n cách nào để “tinh vi” được nữa, đành phải ra mặt đàn áp thô bạo. Việc phái đoàn của GHPGVNTN do Ḥa thượng Quảng Độ hướng dẫn để sang chùa Giác Hoa dự lễ giỗ Tổ Nguyên Thiều là một h́nh thức hành sử quyền sinh hoạt tôn giáo tập thể b́nh thường mà không một nước văn minh nào thấy phải ngăn cấm, trừ phi có gây xáo trộn trật tự công cộng. Nhưng đây không phải là trường hợp của phái đoàn của Ḥa Thượng Quảng Độ. Công an của chính quyền Hà Nội đă thẳng tay ngăn cấm, không ngần ngại xâm phạm một nhân quyền cơ bản khác là tự do đi lại của người dân. Hành vi xâm phạm quả tang này đă đánh đổ tất cả kiến trúc ngụy biện của Sàch Trắng về nhân quyền và cho thấy ở Việt Nam hiện nay quả thật không hề có tự do tôn giáo. 

 

R.F.A.: Thế  Luật sư nhận định như thế nào về vụ Hoàng Minh Chính?

 

T.T.H.: C̣n tệ hại hơn nữa cho chính quyền Hà Nội. Dư luận quốc tế cho rằng  Hà Nội đă đứng trong bóng tôi để giật dây những kẻ bạo hành trong vụ Hoàng Minh Chính. Cách đối xử tàn tệ như vậy với đối lập chính trị đă làm sụp đổ huyền thoại pháp quyền của chế độ Hà Nội và bóc trần ra trước ánh sáng bản chất pháp luật tùy tiện một chiều của độc tài đảng trị ở Việt Nam. Vụ Hoàng Minh Chính là một loại thuốc hiện h́nh làm hiện rơ h́nh ảnh trung thực của một chế độ không có pháp luật theo đúng nghĩa văn minh của danh từ, chỉ có loại luật giống như luật rừng.

 

R.F.A.: Luật sư nhận định thế nào về đơn khiếu kiện mà cụ Hoàng Minh Chính đă gửi cho Nhà nước?

 

T.T.H.: Theo tôi, văn thư cuối tháng 11 vừa rồi của cụ Hoàng Minh Chính được cụ gọi tên lả “Đơn tường tŕnh khẩn cấp”, có một giá trị ưu tiên chính trị. Cụ Hoàng Minh Chính đă biểu lộ sự phẫn nộ của ḿnh, với một thái độ quân tử không biết sợ hăi, trước hành vi phi pháp do một số viên chức của chính quyền bố trí để hăm dọa, hành hung và lăng nhục cụ và thân nhân ở miền Nam rồi ở miền Bắc. Ở các nước pháp trị văn minh biết tôn trọng dư luận, văn thư chính trị này đương nhiên sẽ khởi động quyền công tố để chính thức một cuộc điều tra được mở ra nhằm phát hiện sự thật. Nhưng ở dưới chế độ gọi là pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, loại văn thư ấy không khởi động được quyền công tố, nên nó không  đương nhiên biến thành đơn khiếu kiện theo nghĩa pháp lư. Nhiều luồng dư luận ở trong cũng như ở ngoải nước đề nghị cụ Chính nên trao hồ sơ nội vụ cho luật sư để hợp thức hóa thủ tục khiếu kiện. Tôi tán thành sáng kiến này và xin được nhấn mạnh  ở mấy điểm. Thứ nhất, phải dùng con kênh vi phạm để đi vào việc bảo vệ nhân quyền, không cho chính quyền xă hội chủ nghĩa khả thế mượn cớ có thiếu sót về mặt h́nh thức để lẩn tránh nghĩa vụ phải xét xử các đơn khiếu kiện theo công lư những cái gọi là vi phạm nhân quyền. Thứ hai, cho tới nay bộ máy cầm quyền Hà Nội chỉ t́m đủ cách áp dụng một chiều Bộ luật h́nh sự để bảo vệ và củng cố chế độ đôc tài đảng trị. Đă đến lúc phải động viên tiềm lực luật sư tiến bộ trực diện đấu tranh cho công lư bảo vệ nhân quyền chống lại cường quyền cai trị với học thuyết, án lệ một chiều và những án văn tiền chế. Dưới góc độ này, vụ việc Hoàng Minh Chính có thể đưa tới sự trừng trị những tội phạm đă được dự liệu trong chính bộ luật h́nh sự hiện hành của chế độ như tội phá hoại chính sách đoàn kết, tội cố ư gây thương tích, tội làm nhục người khác, tội hăm dọa giết, tội vu khống, tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng v.v...Toàn là những tội danh của bộ luật H́nh sự hiện hành ở Việt Nam. Phải dồn chính quyền đảng trị vào thế phải hiện nguyên h́nh qua các án lệ chấp đơn khiếu kiện của công dân. Thứ ba, phải theo cho thật đầy đủ thủ tục khiếu kiện của luật quốc nội th́ mới tạo được điều kiện cho các cơ quan tài phán của luật quốc tế can thiệp bảo vệ nhân quyền cho ngưởi dân Việt Nam. Không có ǵ bảo đảm chắc chắn rằng cuộc đối đầu trực diện pháp lư này sẽ thành công nhưng đó là bước đi không thể tránh được. 

 

R.F.A.: Phải chăng đó là mối quan tâm của của người Việt Nam về nhân quyền mà Luật sư muốn nêu ra trước dư luận?

 

T.T.H.: Đó là một trong nhiều khía cạnh của mối quan tâm này. Điều tôi muốn nói là người Việt Nam đừng nên bằng ḷng với mối quan tâm của nước Mỹ mà cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để t́m thêm những cách cải thiện nhân quyền, dân quyền mà nước Mỹ không chú trọng hay đúng hơn không có điều kiện thuận lợi để thực hiện dùm cho chúng ta. Có quan tâm như vậy th́ mới thấy cần phải tập trung mọi nỗ lực vào việc ngăn chặn vi phạm nhân quyền thay v́ chỉ bàn luận về lư thuyết. Một khía cạnh khác nữa là phải giúp cho người dân lâu năm phải sống trong môi trường bưng bít xă hội chủ nghĩa ư thức được tường tận về các nhân quyền và dân quyền mà luật quốc tế đă công nhận cho họ được có. Ngày Nhân quyền quốc tế chính là dịp thuận lợi để làm công việc này,

 

R.F.A.: Xin cảm ơn Luật sư rất nhiều và xin hẹn gặp lại Luật sư trong chương tŕnh phát thanh sáng mai.

 

Tuyên ngôn nhân quyền 1948, tiếng gọi của thời đại

R.F.A.: Năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 57 ngày công bố bản Tuyên ngôn thế gíới nhân quyền 10-12-1948. Có ǵ mới để nói về văn kiện lịch sử này hay không?

 

T.T.H.: Bản Tuyên ngôn thế giới nhân quyền 1948 có thể ví như một thứ rượu quư, càng để lâu năm càng thấy ngon. Riêng tôi, mỗi lần có dịp đọc lại nó, tôi thường có những suy nghĩ mong khám phá thêm được những điều mới lạ mà thời gian đă mang lại. Nếu nh́n lại tuổi đời 57 năm của văn kiện lịch sử này, qua ánh sáng của t́nh h́nh diễn biến của nhân quyền trên b́nh diện quốc tế cũng như ở Việt Nam, th́ tôi muốn giới thiệu nó với thính giả của quư Đài bằng ba h́nh ảnh. Trước hết, nó là một phần của thông điệp ḥa b́nh của những nước chiến thắng độc tài phát xít, quốc xă và quân phiệt trong cuộc đệ nhị thế chiến giữa thế kỷ trước. Tiếp theo, trong nửa phần cuối của thế kỷ này và trong khuôn khổ của cuộc chiến tranh lạnh, nó dần dần đột xuất thành tiếng nói của thời đại dân chủ tự do chống độc tài toàn trị cộng sản. Sau hết, từ thập niên 1990, khi hệ thống độc tài toàn trị cộng sản sụp đổ, nó trở thành tiếng gọi của thời đại chuyển hóa mọi h́nh thức toàn trị c̣n sót lại thành dân chủ tự do trên quy mô toàn cầu. Và nếu đúng như ông Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đă nói, văn hóa của nhân loại hiện nay là văn hóa nhân quyền th́ không có ǵ quá đáng khi người ta coi Tuyên ngôn 1948 là tiêu chuẩn của văn minh những năm 2000.

 

R.F.A.: Luật sư có thể nhắc lại sơ qua quá tŕnh soạn thảo và biểu quyết thông qua của bản Tuyên ngôn 1948...?

 

T.T.H.: Những năm đầu thập niên 40, khi cảm thấy thế thắng đang chuyển về phía ḿnh, mấy nước tham chiến thuộc phe Đồng Minh là Anh, Mỹ, Nga đă có dự định đặt nền móng cho một thế giới hậu chiến ḥa b́nh có tổ chức, để từ nay về sau, nhân loại sẽ không c̣n phải gánh chịu tai họa chiến tranh nữa. Hiến chương của Liên Hiệp Quốc đă được thai nghén trong những điều kiện lịch sử này. Và một trong những mối quan tâm hàng đầu của Hiến chương này là sự tôn trọng phẩm giá của con người và từ đó sự cần thiết phải bảo vệ và phát huy nhân quyền. Do đó đă nảy sinh ra nhu cầu có một bản tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Vấn đề được đặt ra vào thời điểm đó là Tuyên ngôn này sẽ có một chỗ đứng như thế nào trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và h́nh thức sau cùng của nó sẽ ra sao. Cộng đồng quốc tế hậu chiến non trẻ đă mất hơn ba năm, từ đầu 1945 đến cuối 1948 để khai sinh ra văn kiện lịch sử  này mà hàng năm, vào ngày 10-12 nhân lơại long trọng nhớ lại việc công bố. Năm nay, thêm một lần nữa, lần thứ 57, thế giới lại kỷ niệm ngày công bố bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948.

 

R.F.A.: Luật sư có thể cho biết những ai đă soạn thảo ra bản Tuyên ngôn này và nó dă được thông qua trong những điều kiện nào?

 

T.T.H.: Sau nhiều trao đổi không chính thức bên lề Liên Hiệp Quốc về nhiều mặt của văn bản này, kể từ gần giữa năm 1946, một cơ cấu đặc cử đă được chính thức thành lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc để h́nh thành dự thảo Tuyên ngôn. Qua nhiều cuộc nhóm họp để làm việc khi th́ ở Nữu ước, khi th́ ở Paris, cơ cấu đặc cử này đă thảo luận ráo riết để đối chiếu rộng răi nhiều quan điểm triết học, chính tri, văn hóa phương đông lẫn phương tây và cho đến đêm khuya ngày 10-12-1948 th́ công tŕnh của nó đă được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua. Quy tụ 9 thành viên thuộc nhiều quốc tịch, Mỹ, Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ, Liban v.v...với nhiều dị biệt văn hóa, Ủy hội này với sự đóng góp độc đáo và xuất sắc của nhiều nhân vật xuất chúng như bà quả phụ Eleanor Roơsevelt, phu nhân của cố Tổng thống Mỹ FD Roosevelt, giáo sư đại học luật khoa người Pháp René Cassin, Tiến sĩ về giáo dục người Trung Hoa P.C. Chang, được đào tạo tại Mỹ nhưng được kính nể như một chuyên gia về Khổng học, giáo sư Triết học người Liban Charles H. Malik v.v...đă chịu tiếp thu nhiều ư kiến của nhiều tổ chức phi chính phủ để dung ḥa và tổng hợp thành một văn bản mọi người đều sẵn sàng chấp nhận. Nhờ vậy mà trong phiên họp khoáng đại lần thứ 183 ngày 10-12-1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp tại điện Chaillot ở Paris, 48 trong 50 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (có 2 thành viên vắng mặt) đă  bỏ phiếu thuận, không có phiếu chống và 8 phiếu trắng để cho ra đời một bản Tuyên ngôn nhân quyền đánh dấu thời đại dân chủ toàn cầu của nhân loại.

 

 R.F.A.: Xin Luật sư tóm lược nội dung của bản Tuyên ngôn 1948.

 

T.T.H.: Ngoài Lời mở đầu, Tuyên ngôn 1948 có tất cả 3o điều. Hai điều 1 và 2 là nền tảng tự do, b́nh đẳng và bác ái của văn bản này. Trên nền tảng ấy, 9 diều từ điều 3 đến điều 11 nói về quyền và tự do nhân thân, 6 điều kế tiếp từ điều 12 đến điều 17 quy định về quyền của cá nhân trong quan hệ của đời sống xă hội, 4 điều từ điều 18 đến điều 21 dự liệu các quyền tự do tinh thần, các quyền dân sự và chinh tri, 6 điều từ điều 22 đến điếu 27 liên quan đến các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa, và sau cùng 3 điều chót c̣n lại được dùng để nêu lên tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc và ấn định nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng.

 

R.F.A.: Tuyên ngôn 1948 có phải là luật quốc tế không?

 

T.T.H.: Tuyên ngôn 1948 chỉ là một Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Nó không phải là luật quốc tế. Cho nên về sau mới phải có thêm hai Công ước quốc tế 1966 về nhân quyền để nhân loại có luật quốc tế về nhân quyền.

 

R.F.A.: Xin cảm ơn Luật sư Hiêp

 

Tuyên ngôn 1948: từ lư tưởng tới thực hành

R.F.A.: Trên nửa thế kỷ, người ta đă nói rất nhiều điều tốt về bản Tuyên ngôn 1948. Nhưng trên thực tế khoảng thời gian 57 năm qua vẫn chưa mang lại được cho nhân loại đầy đủ những nhân quyền đă được văn bản này tuyên xưng. Như ở Việt Nam chẳng hạn, nhân quyền đang c̣n là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Luật sư nhận định như thế nào về khoảng cách rất lớn giữa nhân quyền lư tưởng và nhân quyền  thực tế? Lỗi tại văn bản hay ở người áp dụng văn bản?

 

T.T.H.: Nếu có nói nhiều điều tốt về bản Tuyên ngôn 1948 th́ cũng không nên sợ là quá đáng. Trái lại nên sợ rằng nói chưa đủ. V́ khi tuổi thọ của nó càng tăng, người ta càng khám phá thấy nó có những đức tính tốt mới, củng cố cho giá trị cũ của nó. Đó là nó phản ánh được trung thực nguyện vọng của con người ghê sộ chiến tranh nên chỉ muốn được sống ḥa b́nh, tự do trong nhân phẩm. Cho nên tôi có nói rằng Tuyên ngôn 1948 là tiếng nói của thời đại tức là khoảng thời gian sau cuộc đệ nhị thê chiến giữa thế kỷ trước. Năm 1948 th́ ít người nắm bắt được điều này nhưng vào những năm 2000 th́ phải thấy rơ là Tuyên ngôn 1948 đă dọn đường tiến cho thời đại và hiện nay nó c̣n đang kêu gọi bộ phận chậm tiến của nhân loại rảo bước để bắt kịp thời đại. Tuy vậy tự trong bản thân nó cũng mang nhiêu điều yếu kém. V́ nó chỉ có sức mạnh của tư tưởng và ngôn ngữ, không có uy lực của pháp luật, không có cơ chế vận hành tốt để hướng dẫn, điều hợp mà quản trị hành động. Bởi vậy khoảng cách lớn giữa nhân quyền lư tưởng và nhân quyền thực tế là điều không thể tránh khỏi.

 

R.F.A.: Vậy làm sao để thu ngắn khoảng cách này?

 

T.T.H.: Ngày nhân quyền quốc tế chính là cơ hội người ta suy nghĩ để t́m cách ưu tiên giải quyết nhu cầu này. Thay v́ bỏ công tuyên dương giá trị tinh thần của Tuyên ngôn 1948, hăy biến nó thành một cơ chế bảo vệ hữu hiệu và phát huy tích cực nhân quyền. Nhưng cần ghi nhớ rằng điều này không có nghĩa là phải sửa đổi nội dung Tuyên ngôn 1948 mà là vẫn tiếp tục đặt nó vào trong toàn bộ những văn bản quốc tế chi phối nhân quyền, như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hai Công ước quốc tế 1966  cùng với hai Hiệp Định Thư về nhân quyền và huy động cáv tác nhân hữu quan cải thiện mạnh mẽ nhân quyền trên b́nh diện thực tế. V́ vậy, sự thực hiệu của bản Tuyên ngôn 1948 c̣n tùy thuộc vào sự áp dụng của Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như của hai Công ước quốc tế 1966 về nhân quyền.

 

 R.F.A.: Theo Luật sư, Nhà nước CHXHCNVN có thể làm ǵ để cả thiện t́nh trạng nhân quyền đáng quan tâm hiện nay ở Việt Nam? 

 

T.T.H.: Hiện thời phải nói rằng ở Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN có toàn quyền quyết định về nhân quyền. Trên hết là Đảng cộng sản cầm quyền vẫn tiếp tục theo đuổi đường lối đảng trị Mác Lê-nin đ́nh hoăn nhân quyền cho đế khi đi hết giai đoạn quá độ, tức là vô hạn định trong hiện t́nh. Thực thi đường lối đó là chính sách cai trị của chính quyền trung ương với nhiều h́nh thức áp dụng mềm dẻo và ít nhiều nhượng bộ ngoại vi, nhưng khi về tới địa phương th́ vẫn là sự đàn áp không dè dặt nếu cần. Sự can thiệp của nước Mỹ chỉ có tác dụng làm giảm bớt cường độ của chủ trương đàn áp có hệ thống và quy mô lớn kể trên. Nếu không có yếu tố mới nào khác th́ dù CHXHCNVN vẫn bị ghi vào sổ đen CPC, nhân quyền của người dân cũng không hy vọng ǵ được cải thiện. Đáng lo ngại hơn là chính v́ sổ đen này mà sự đàn áp lại gia tăng đối với những người đứng ra công khai ôn ḥa đ̣i nhân quyền, dân chủ như trường hợp chư tăng của GHPGVNTN, cụ Hoàng Minh Chính v.v...Bởi vậy, điều tối thiểu là nhà cầm quyền Hà Nội phải thay đổi đường lối phi nhân quyền cố hữu của họ. Về điểm này theo tôi, chúng ta không nên có ảo tưởng về thiện chí tự động đổi mới của chế độ.

 

R.F.A.: Phải chăng không thể không đi tới câu kết luận là sự bế tắc?

 

T.T.H.: Nếu không cần vội vàng kết luận th́ chúng ta vẫn c̣n có thể khảo sát tiềm lực đ̣i nhân quyền ở phía dân chúng. Đối với bộ phận dân chúng ở trong nước th́ sự đàn áp dù khốc liệt đến mấy cũng chỉ có được khả năng nhất thời ḱm hăm mà thôi. Đây c̣n là một ẩn số. Nhưng đối với bộ phân dân chúng ở ngoài nước th́ có những chỉ dấu cho thấy rằng thái độ phi nhân quyền của Nhà cầm quyền ở trong nước đang nâng cao ư thức, ư chí người Việt ở nước ngoài tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước. Đồng thời nó cũng thúc đẩy bộ phận này hoàn thiên các cơ cấu tổ chức, chỉnh đốn hàng ngũ để ào ạt nhập trận. Tôi gọi đó là mối quan tâm mới của người Việt Nam về nhân quyền, khác với mối quan tâm của nước Mỹ chỉ hạn chế trong phạm vi tự do tôn giáo thôi.   

 

R.F.A.: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp

 

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06