ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

 

Tường Tŕnh Buổi "Họp Báo" của Phái Đoàn Nguyễn Trọng Nhân Ở San Francisco

Chúng tôi đến thành phố San Francisco vào lúc khoảng 1:00 . Nắng hanh vàng rất đẹp nhưng vẫn không làm bớt đi cái không khí lành lạnh của nột chiều cuối năm ở thành phố cảng nỗi tiếng nầy.
Cũng giống như các thành phố lớn khác trên nước Mỹ, rất khó khăn mới t́m được một chổ đậu xe. Phải mất gần 30 phút đi bộ th́ phái đoàn chúng tôi mới t́m đến được nơi họp của "phái đoàn Da Cam" trên đường Van Ness.
Từ xa, chúng tôi đă thấy một số khá đông người Việt đứng nước toà nhà cao nầy và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phất phới bay trong nắng chiều.
Hầu hết số người đông đảo đến biểu t́nh chống tuyên truyền chiều nay đến từ San Jose, do hai ông Hồ Văn Khởi và Hoàng Thế Dân - đại diện Cộng Đồng Băc Cali - hướng dẫn.
Nơi "phái đoàn Da Cam" tổ chức buổi họp báo là một pḥng nhỏ có sức chứa tối đa khoảng 70 người. Ngoài 4 người sang từ Việt Nam: Ông Nguyễn Trọng Nhân, người thông dịch, ông Hải, bà Nhựt - "nạn nhân chất độc Da Cam -  c̣n có vài người Mỹ địa phương trong hội Veterans For Peace, vài sinh viên Mỹ - Mễ được chiêu dụ, vài tên c̣ mồi lom khom đi tới đi lui, số c̣n lại là toàn là người Việt, chiếm hơn 3/4 số người trong pḥng họp - đến từ khắp nơi để chống đối việc có mặt của "phái đoàn Da Cam" và cũng để phản đối việc tuyên truyền bịp bượm của Cộng Sản Hà Nội.
Bên phía đoàn thể, ngoài phái đoàn cộng đồng Bắc Cali do ông Hồ Văn Khởi hướng dẫn, c̣n có  phái đoàn của Giáo Sư Trần Cảnh Xuân , Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết - Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang trong Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam đến từ  Orange County, và phái đoàn Trung Ương cũng như hai phái đoàn của các cơ sở thuộc Khu Bộ Nam - Bắc California của Đại Việt Quốc Dân Đảng.
Giới truyền thông hiện hiện chỉ thấy một kư gỉa của một tờ báo lá cải trong vùng; phía người Việt chúng tôi thấy có bà Diễm Hương của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, ông Cường - phóng viên của tờ Saigon-Usa News.

Phiên họp được bắt đầu vào khoảng 2:20 chiều. Ông Ngô Thanh Nhàn, con bà Ngô Bá Thành, lúm khúm đứng lên tự giới thiệu là điều hợp viên và giới thiệu qua thành phần phái đoàn đến từ Việt Nam. Trong khi nói, thỉnh thoảng ông Nhàn liếc nh́n ông Vũ Đức Vượng, đang ngồi im lặng trên một chiếc ghế cao, bên phải của pḥng họp, để hội ư hay nhận chỉ thị bằng tín hiệu.

Có thể đánh hơi được bầu không khí hơi căng thẳng, và  nh́n thấy "phe ta" chỉ có vài người hiện hiện, nên ông Nhàn chận họng trước " đây là cuộc hội thảo trong ḥa b́nh (peaceful meeting), đề tài thảo luận và những câu hỏi không được đi ra ngoài chuyện chất độc Da Cam".


"Phái Đoàn Da Cam". H́nh của SaiGonUSANews.

Chương tŕnh bắt đầu bằng cách chiếu lại những cuốn phim tài liệu, như cảnh máy bay Mỹ, máy bay "Ngụy" dội bom bừa băi vào làng mạc ở vung nông thôn; từ ng đoàn máy bay rải chất độc Da Cam xuống những cánh rừng bạt ngàn. Sau đó là cảnh những "nạn nhân da Cam", ǵa - trẻ - con nít đều có. Những đứa trẻ dị dạng, tật nguyền và rất nhiều bào thai đựng trong những b́nh thủy tinh. Tất cả những bệnh nhân  trong phim tài liệu nầy đều được gọi là "nạn nhân của chất độc Da Cam".

"Nạn nhân chất độc Da Cam" đầu tiên kể trước cử tọa về cuộc quảng đời đau khổ, bất hạnh của ḿnh kể từ lúc "tiếp xúc" với chất dioxine, là bà Nhựt, khoảng 65 tuổi.
Với một lối kể mạch lạc, lời kể rất văn vẻ, trau chuốt so với cái cung cách quê mùa, chất phát của bà. Ai cũng thấy rằng bà đă học thuộc ḷng một bài viết sẳn và bây giờ chỉ có việc nói lại thôi. Bà cho cử tọa biết rằng bà "dính líu" đến độc tố dioxine vào khoảng năm 1962 ở Củ Chi, Tây Ninh. Bị ngứa và những triệu chứng khác thường nên bà về Sài Gon lo chửa tri.. Bất hạnh thay, bà lại bị chế độ miền Nam bắt bỏ tù , giam vào chuồng cọp 6 năm 9 tháng ở Côn Đảo. Sau đó nhờ một người Mỹ "yêu chuộng ḥa b́nh" can thiệp nên bà cùng với 332 phụ nữ khác cùng cảnh ngộ đă được thả ra.
Bà tiếp tục cho biết là sau khi ra tù, bà lập gia đ́nh, và " từ năm 1966 đến năm 1972, tôi bị sẩy thai 3 lần. Chất độc gia cam đă cướp đi khả năng sinh con của tôi. Một trong những bào thai đựng trong b́nh mà qúi vị thấy trong phim là con của tôi".

Người kể kế tiếp là "nạn nhân" Hồ Sĩ Hải, khoảng 60 tuổi. Thoáng trông, ai cũng cảm tưởng ông Hải là công an hay là một cán bộ được huấn luyện thuần thục, không có nét nào giống "một nông dân ở thái B́nh" cả .
Với khuôn mặt trông rất b́nh thản, không lộ một chút xúc động nào, ông kể lại nỗi bất hạnh của gia đ́nh sau khi "tiếp xúc với chất độc Da Cam" một cách rất trơn tru, bài bản. Ông Hải cho biết rằng năm 1966 ông là tài xế trong một đơn vị vận tải đưa lính, súng đạn vào miền Nam trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Đơn vị vận tải của ông được lịnh ngủ vào ban ngày, di chuyển vào ban đêm. Nơi ông đóng quân lần đầu tiên là một khu rừng không có lá cây. Có những lúc đang ăn cơm th́ thấy từng đoàn máy bay rải chất độc Da Cam trên đầu "và rơi lộp bộp xuống đồ ăn".
Hậu qủa của chất độc Da Cam gây ra cho gia đ́nh ông, là " 3 đứa con tôi, một đứa th́ câm, mất trí; đứa thư hai th́ bị điếc, ung thư xương; đứa thứ 3 th́ bị điên ngay từ lúc mới sinh ra".  C̣n vợ ông, một đồng ngũ trong chiến trường xưa, hiện "đang bị bịnh ung thư, có thể chết trong tuần tới hay tháng tới".

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nhân, nguyên bộ trưởng y tế, tổng kết buổi hội thảo trước khi trả lời những câu hỏi của cử tọa. Ông cho biết rằng chất độc Da Cam do quân đội Mỹ thả trong thời chiến tranh là vi phạm vào hiệp ước quốc tế đă được kư vào năm 1925. Khoảng 4 triệu rưỡi người Việt Nam là nạn nhân của chất độc nầy; nước Việt Nam hiện nay là một nước nghèo nhất trên thế giới v́ do hậu qủa của " gần 30 năm chiến đấu chống quân Mỹ xâm lược và tay sai". Ông gay gắt lên án chính phủ Mỹ đă phi phạm hiệp định Paris v́ không bồi thường  hơn 3 tỉ đô như đă hứa, rồi anh thiết tha kêu gọi " di hại của chất độc Da Cam qúa lớn, nằm ngoài khả năng giải quyết của chúng tôi. Tôi mong các bạn giúp đở trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ để mang lại sự công bằng cho mấy triệu nạn nhân. Được như vậy th́ chúng ta ai cũng là người thắng cuộc...".

Phần họp báo được dành cho khoảng 30 phút. Hầu hết những người đưa ra câu hỏi là toàn "phe ta", những tên Mỹ c̣ mồi trong hội Veterans For Peace, chỉ có 2 "người ngoài" là được đặt câu hỏi:

1. Bà Diễm Hưong, phóng viên của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Sau khi nói những lời chia xẻ về những điều bất hạnh với bà Nhựt và ông Hải, thăm hỏi về đời sống gia đ́nh, bà Diễm Hương hỏi là đất nước đang trong t́nh trạng "nghèo nhất thế giới" như vậy, ngân khoảng viện trợ cho mỗi "nạn nhân Da Cam" chỉ có 30 xu (theo lời ông Nguyễn Trọng Nhân), th́ tại sao nhà nước lại bỏ ra cả triệu đô la để tổ chức tŕnh diễn "Duyên Dáng Việt Nam" ở Úc, sao không dành số tiền nầy cho "nạn nhân Da Cam"?

Có tiếng của dân c̣ mồi ngồi phía trước phản đối rằng câu hỏi của bà Diễm Hương không nằm trong đề tài thảo luận. Ông Nguyễn Trọng Nhân trả lời rằng Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam không phải là hội của chính phủ, và ông không phải là nhân viên chính phủ nên không biết việc nhà nước sử dụng tiền ra sao.

 

 
Bà Diễm Hương- phóng viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đang đặc câu hỏi
H́nh của SaiGonUSANews.

2. Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ Tịch Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam, đưa ra câu hỏi :
Quái thai, dị dạng, bị ung thư th́ ở đâu cũng có. Vậy ở Việt Nam, có một chứng minh khoa học nào để kết luận tất cả những nạn nhân được chiếu trong phim vừa rồi là do hậu qủa của chất độc Da Cam, có tài liệu nghiên cứu khoa học nào không? Và làm sao Ông Hải, bà Nhựt biết được bịnh của họ là do chất dioxin trong Orange agent gây ra?

Ông Nguyễn Trọng Nhân trả lời rằng chưa có tài liệu chính thức, và có lẽ v́ Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang bỏ nước đi qúa lâu nên không nắm vững t́nh h́nh ở Việt Nam. Ông Nhân cho biết rằng ở Việt Nam, năm 1983, có thành lập một cơ quan chuyên nghiên cứu về vấn đề nầy, và có 2 cuộc hội thảo "có tầm vóc quốc tế ", một ở Hà Nội và một ở  Sài G̣n.

Kỹ Sư Quang sau đó có tặng ông Nguyễn Trọng Nhân một tập tài liệu của HKH&KTVN, trong đó có những bài viết phản bác lại lập luận của Hội Nghiên Cứu Chất Độc Gia Cam Việt Nam.


 

H́nh chụp cảnh Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang - Phó Chủ Tịch HKH & KTVN - đang chất vấn Nguyễn Trọng Nhân.
 H́nh của Đặc phái viên ĐVQDĐ

Cuộc "họp báo" đến đây chấm dứt. Có điều người ta thấy thời lượng cho buổi "họp báo" qúa ít mà người trả lời th́ cứ ṿng vo tam quốc, những câu trả lời dài lê thê không liên quan ǵ đến câu hỏi cả.

Thêm nữa, h́nh như thông dịch viên và người trong phái đoàn đă học thuộc bài trước rấy kỹ. Có khi Bác Sĩ Nguyễn Trọng Nhân, của Bà Nhựt, ông Hải trả lời một đàng nhưng được dịch sang một nẽo khác. Chẳng hạn như có lúc hăng máu lên, ông Nguyễn Trọng Nhân nói " chúng tôi hiện nay là một nước nghèo nhất thế giới v́ phải chiến đấu gần 30 năm chống lại sự xâm lăng của Mỹ và bọn tay sai", th́ thông dịch viên chỉ dịch ra " chúng tôi nghèo v́ chiến tranh gần 30 năm".

Khi phái đoàn của Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam vừa ra tới cửa th́ ông Nguyễn Trọng Nhân chạy theo kéo tay Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, nói " chúng tôi nhận ra sự hiện diện của Tiến sĩ ngay từ đầu. Tiến sĩ là người nỗi tiếng, vậy xin chụp chung tấm h́nh để lưu niệm. Hy vọng chúng ta có thể hợp tác nghiên cứu trong tương lai". Lâm vào t́nh thế tiến thối lưỡng nan, cực chẳng đả TS Mai Thanh Truyết phải mĩm cười bắt tay và tuyên bố " tôi sẽ hợp tác với qúi vị trên phương diện khoa học về vấn đề Da Cam nầy nhưng kết qủa những nghiên cứu của chúng tôi lâu nay khác xa với những kết qủa nghiên cứu của qúi vị".

 

 

H́nh Nguyễn Trọng Nhân quàng vai chụp chung với TS Mai Thanh Truyết. H́nh của SaiGonUSANews.

Có rất nhiều câu hỏi mà người tham dự muốn đặt ra, nhưng v́ không có thời giờ và "ngoài đề tài", như: tại sao bà Nhựt, một người nông dân chất phát, bị bịnh nặng quê ở Củ Chi, lại bị chính phủ VNCH bắt nhốt trong "chuồng cọp" ở Côn Đảo đến gần 7 năm? Bà bị bỏ tù từ năm 1962, 6 năm 9 tháng sau may nhờ một "người Mỹ yêu chuộng ḥa b́nh" can thiệp nên mới được thả ra cùng với 332 phụ nữ bị nhốt giống như bà. Như vậy bà được thả ra vào khoảng năm 1969. Sao bà lại cho biết rằng lần sẩy thai đầu tiên vào năm 1966? Không lẽ bà Nhựt mang thai trong lúc bị nhốt trong "chuồng cọp" ở Côn Đảo sao? Lần cuối cùng bà bị sẩy thai là năm 1972, vậy ở miền Nam, trước năm 1975, ai có trách nhiệm giữ lại thai nhi đó để bây giờ "một trong bào thai mà qúi vị thấy trong phim vừa rồi là con của tôi".

Ở nơi ông Hải cũng vậy. Đơn vị vận tải của ông ngày ngủ, đêm đi. Làm sao có chuyện "máy bay Mỹ từng đàn rải chất độc Da Cam xuống như mưa trong bữa ăn"? Mỹ đâu có rải chất Orange Agent vào ban đêm?
Ban ngày sao đơn vị của ông không chịu ngủ, chịu trốn cho kỹ mà lại rủ nhau mang cơm ra ăn giữa trời để hứng "chất độc Da Cam rớt xuống bửa ăn như mưa"?
Sao ông Nguyễn Trọng Nhân lại lên án chính phủ Mỹ phi phạm Hiệp Định Paris v́ không bỏ ra 3 tỉ để bồi thường chiến tranh?  Phía nào đă vi phạm hay xé bỏ hiệp định trước?
C̣n nhiều, c̣n rất nhiều câu hỏi nhưng ai nấy đều ấm ức trong ḷng và tự t́m lấy câu trả lời cho chính ḿnh.

Trời bắt đầu tối. Gío lạnh từ vịnh thổi vào từng cơn. Những đứa con tha hương của Mẹ Việt Nam đến từ nhiều nơi bắt tay nói với nhau nói những lời từ biệt. Và hẹn sẽ gặp lại nhau trong lần đấu tranh tới.

Đặc Phái Viên của Đại Việt Quốc Dân Đảng tường tŕnh.

 

Cuộc Họp Báo Cuối Cùng của Phái Đoàn Nguyễn Trọng Nhân

Vào ngày thứ bảy 10/12/2005, tại trụ sở Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ ở San Francisco đă diễn ra một cuộc họp báo sau cùng trong 13 cuộc họp báo tại các thành phố lớn HK của phái đoàn Hội NNCDC/D VN do BS Nguyễn Trọng Nhân cầm đầu.

Chúng tôi đến trước trụ sở Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh HK lúc 1:45 phút. Phía bên dưới trụ sở đă có sẳn một số đồng hương với cờ vàng và biểu ngữ, kết quả của một tuần lễ kêu gọi của Hội KH&KT VN và Đảng Đại Việt vùng Bắc và Nam Cali. Khi chúng tôi vào pḥng họp ở lầu 2, những cuộc đối thoại tương đối căng thẳng trước pḥng họp giữa nhân viên của ban tổ chức và các đại diện truyền thông của người Việt hải ngoại. Lúc đầu chúng tôi không được vào mặc dù đă thấy thấp thoáng ở bên trong có nhiều khách rồi. Và lệnh cấm chụp h́nh cũng được Ban Tổ chức nêu ra. Sau một lúc dằn co, người phụ trách tiếp tân đă vào hội ư với bên trong. Sau đó măi đến 2:20 chúng tôi mới được ghi tên và vào pḥng họp.

Trong pḥng họp báo đă có đủ người của phái đoàn đến từ VN, các thành viên của ban tổ chức, và khoảng 10 cựu chiến binh HK. Cũng cần nên nhắc lại là cuộc họp báo do hai tổ chức có tên Veterans For Peace và Viet Nam Agent Orange Relief & Responsibility Campagn bảo trợ.

Cuộc họp báo bắt đầu vào khoảng 2:25. Phía phái đoàn VN gồm có: BS Nguyễn Trọng Nhân, hai nạn nhân chất da cam là bà Đặng thị Hồng Nhựt và Hồ Sỹ Hải, cùng một thông dịch viên người VN. Phía cựu chiến binh Hoa Kỳ chiếm khoảng 10 người. Và ban tổ chức gồm GS Ngô Thanh Nhàn điều hợp cùng với Vũ Đức Vượng và vài ngưiời sinh viên trẻ. Phía cộng đồng VN gồm Hội KH&KT VN, đại diện các đoàn thể trong đó có mặt của cộng đồng San Jose, San Francisco, và đại diện của Đại Viêt khu bộ Bắc và Nam Cali. Ngoài ra c̣n có nhiều phóng viện báo chí đến từ Nam Bắc Cali và đại diện của Đài Tiếng Nói HK. Tổng số vào khoảng 50 người.

Có lẽ v́ thấy phía cộng đồng hải ngoại chiếm đa số, do đó GS NTN có giọng điệu tương đối ḥa dịu trong khi giới thuệu phái đoàn NTN đến từ VN và tuyên bố “Đây là một cuộc hội luận trong ḥa b́nh và đề tài thảo luận và những câu hỏi không được đi ra ngoài chuyện chất độc da cam”. Từ đó không khí trong pḥng tương đối ḥa dịu và các phóng viên bắt đầu đi chụp h́nh ṿng quanh pḥng họp trong ṿng trật tự.

Mở đầu buổi họp báo là phần chiếu một đoạn phim các trẻ em bị khuyết tật, dị h́nh, dị dạng ở VN mà Hà Nội cho là do nhiễm độc chất dioxin trong thuốc diệt cỏ da cam gây ra, trong thời gian chiến tranh Việt Mỹ qua chiến dịch khai quang Ranch Hand từ năm 1962 đến 1971. Chiến dịch nầy đă phun xịt theo ước tính là 170 đến 180 Kg Dioxin nguyên chất trải dài trên một diện tích độ 35 ngàn Km2 từ phía Nam vỹ tuyến 17 đến tận mũi Cà Mau.

Sau đó, Bà Hồng Nhựt với tư cách là một nông dân cư ngụ tại vùng Tây Ninh và Củ Chi chỉ bị một lần mưa da cam năm 1966...và đến năm 1996 th́ bà được biết là bị tiếp nhiễm da cam. C̣n ông Hải, một bộ đội vận tải đang đóng ở đường ṃn HCM, cũng đă bị một lần phun xịt trong khi dùng cơm...và cả gia đ́nh sau đó có cả vợ và con đều bị nhiễm độc. Cả ông Hải và bà Nhựt đều trông có vẻ mạnh khỏe không thấy có chỉ dấu nào bị tiếp nhiễm lâu năm hết và cũng không thấy một dấu vết nào của các bịnh tật do dioxin gây ra trên hai nạn nhân nầy.

Tiếp theo sau đó, BS NTN tường tŕnh lại từ đầu chiến dịch Ranch Hand, nêu ra những nghiên cứu phối hợp của Ủy ban 10/80 VN và công ty Hatfield ở Canada, những khám phá của BS Schecter, và của TS Stellman. Những khám phá nầy đă được Hội KH&KT VN phân tích và phản bác tường tận.

Cuộc trao đổi chỉ diễn ra trong ṿng 30 phút. Trong phần nầy, những người được hỏi đầu tiên là các cựu chiến binh HK, và dĩ nhiên câu hỏi chỉ là những móm ư để BS NTN có dịp giải thích thêm về ảnh hưởng độc hại của chất da cam. Một thí dụ điển h́nh là ông nói với 80 mg Dioxin nguyên chất để trong nguồn nước có thể làm hàng triệu người xử dụng nguồn nước nầy bị chết tức khắc! Tuy nhiên, cuối cùng rồi, Hội KH&KT cũng đă có câu hỏi tiếp theo sau câu hỏi của cô Diễm Hương đại diện đài VOA.

Câu hỏi dành cho BS NTN rằng:”Ông đă nói VN c̣n nghèo chỉ có thể chi ra trung b́nh 30 xu Mỹ cho mỗi nạn nhân Da cam ở VN, tại sao lại có thể tiêu tốn hàng triệu Mỹ kim để làm chương tŕnh Duyên Dáng VN mà không mang lại lợi ích cụ thể nào cho VN cả?” Ông NTN thối thoát trả lời và cho biết là không c̣n là thành viên của chính phủ cho nên không biết vấn đề nầy.

KS Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch ngoại vụ của Hội đă chất vấn BS NTN như sau:” Hội NNCDC/D VN đă cho tŕnh chiếu những nạn nhân dị h́nh dị dạng và kết luận là do ảnh hưởng của thuốc diệc cỏ da cam. Như vậy VN có những nghiên cứu nào đưa đến kết luận trên hay không?” BS NTN trả lời:”Có lẽ v́ xa quê hương lâu năm cho nên ông không có những thông tin về những nghiên cứu nầy, chúng tôi qua Ủy ban 10/80 đă có những nghiên cứu về vấn đề nầy từ năm 1983 và 1993:. Sau đó, ông NTN tuyên bố kết thúc buổi họp. KS NMQuang nhân cơ hội nầy bước lên tặng Ông Nhân quyển sách trắng “Nhận định về vụ kiện chất độc da cam/dioxin VN” do Hội KH&KT VN và nói thẳng với ông là:”Đây là những nhận định cùng nghiên cứu về vấn đề da cam của chúng tôi, và nếu BS thấy không cần thiết th́ không cần mang về VN nghiên cứu”. Sau đó KS Quang có chụp h́nh lưu niệm trong buổi trao tài liệu.

Thưa anh. Có thể nói đây là một dự tính của ông NTN. Số là khi tôi đang trên đượng bước ra khỏi pḥng họp, ông Nhân có vói gọi tôi lại và nói rằng:”TS MTT, chúng tôi đă nhận diện TS từ giờ phút đầu tiên, xin TS cho chúng tôi một bức h́nh lưu niệm”. Ngay khi tôi chưa trả lời Ông Nhân đă bước tới quàng vai tôi và sau đó, tất cả báo chí Mỹ Việt đều bấm h́nh lia lịa. Ông Nhân c̣n nói thêm:”Chúng tôi xin mời TS tham gia vào công cuộc nghiên cứu da cam nầy với VN”. Tôi trả lời:”Chúng tôi sẳn sàng tham gia vào công cuộc nghiên cứu trên với điều kiện là cuộc nghiên cứu phải lấy tính cách khách quan khoa học làm căn bản. Chúng tôi hoàn toàn bác bơ những kết luận chủ quan đầy cảm tính và có tính cách chính trị hơn là khoa học”. Ông không trả lời và mời chúng tôi vào pḥng ăn. Chúng tôi từ chối và bỏ ra khỏi pḥng họp.

Trước khi trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi xin tường tŕnh những diễn tiến ngay sau chuyến đi nầy. Trên báo Nhân Dân đă có những bài nhận định về chuyến đi thành công tốt đẹp của phái đoàn và người Mỹ đă thông cảm nỗi đau da cam. Đă có 37 cuộc tiếp xúc của phái đoàn trên 10 tiểu bang HK và ước tính ở mỗi tiểu bang có từ 40 đến 70 ngàn người biết được hoạt động của đoàn. Có một người Mỹ ôm mặt khóc nức nở và xin VN tha thứ v.v.... Vào ngày 13/12, đài BBC đă loan một tin ngắn là”TS MTT thuộc Hội KH&KT VN hải ngoại đă bằng ḷng hợp tác với VN trong công cuộc nghiên cứu chung về vấn đề da cam”.

Sau buổi gặp gở với các phái đoàn người Việt hải ngoại tại SF, chúng tôi đă lên tiếng trên 6 đài phát thanh trên khắp HK và cô Diễm Hương cũng đă phỏng vấn chúng tôi trên VOA. Cùng thời gian trên, hầy hết các báo Bắc và Nam Cali đều có tường thuật nội dung cuộc họp báo nầy cũng như trên mạng lưới toàn cầu.

Bây giời xin trả lời câu hỏi của anh. Chuyến đi của phái đoàn NTN của Hội NNCDC/D VN vừa rồi cho thấy thêm một lần nữa VN luôn cố vận động sự đồng thuận của các bè bạn người ngoại quốc qua những cựu chiến binh phản chiến. Trong 13 buổi họp báo, buổi họp cuối cùng ờ SF quy tụ đông đảo người Việt hải ngoại nhất, ước độ 50 người. C̣n ngoài ra, ở các nơi khác cử tọa hầu như là người ngoại quốc mà cựu chiến binh HK chiếm đa số. Phái đoàn NTN không thể đánh động lương tâm người Việt hải ngoại qua những h́nh ảnh dị h́nh dị dạng của trẻ em VN được gán cho là nạn nhân của chất độc da cam. Phái đoàn NTN không đưa ra những luận cứ khoa học để chứng minh và thuyết phục cộng đồng hải ngoại, một cộng đồng đă có nhận thức sáng suốt và có đủ tŕnh độ để thẩm định vấn đề nầy.


Chúng tôi, thay mặt Hội KH&KT VN hải ngoại một lần nữa, nói lên một cách xác tín là vụ kiện của Hội NNCĐC/D VN kiện 37 công ty hóa chất HK trên ṭa kháng án khu vực 2 sẽ khó có kết quả thuận lợi về phía VN.

Mai Thanh Truyết

VAST 17/12/2005

 

 

 

Xin vui ḷng liên lạc với  butvang@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 08/10/06