ĐT. 714-995-5113, 714-423-0577                      
          THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học
B́nh Luận
Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự
Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe
Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

PHÓNG SỰ
Con lai thế hệ mới

Lê Vũ Tuấn


Suốt một thời gian dài dư luận xă hội rộ lên về làn sóng "lấy chồng Đài Loan (ĐL)" của gái quê vùng sông nước. Chuyện đó đă xưa rồi. Kế đến là sự xung đột, mâu thuẫn trong những cuộc gá duyên Việt - Đài éo le và đầy nước mắt. Cái mặt trái này cũng chẳng có ǵ mới mẻ khi tất cả đă an bài. Và bây giờ, vấn đề lớn c̣n lại của hơn 75.000 cô gái "lấy chồng ĐL" chính là tương lai của hàng ngàn đứa trẻ mang trong người hai ḍng máu đang là công dân VN...

Chủ tịch Hội LHPN xă , bà ngoại VN
và "cái cục nợ"  Malaysia.

Được thừa nhận, nhưng...
Bà Hai Lượm thở dài: "Nhiều người xúi nó đem cho đứa nhỏ. Nó cũng biểu tui: Má c̣n sống th́ c̣n lo cho cháu, mai mốt chết rồi con biết gởi ai? Tui gạt: Sợ ǵ? Ráng mà nuôi đứa nhỏ nên người". Rồi người đàn bà nông dân 53 tuổi tạm ngừng câu chuyện, cúi xuống nựng nịu đứa cháu ngoại 6 tháng tuổi mang ḍng máu Malaysia trên tay. Từ tờ mờ sáng, mẹ nó đă đi chèo mướn cho bà Mười Đèo bán dạo quần áo cũ trong xóm để đến tối mịt đem về mười ngàn đồng mua sữa cho con. Năm nay, con bà mới 22 tuổi...

Tôi giơ máy thu vào ống kính h́nh ảnh một trong "hơn 2.000" đứa con lai ở tỉnh Vĩnh Long được sản sinh từ tệ buôn bán phụ nữ (PN) qua biên giới và phổ biến hơn, tệ "lấy chồng ĐL" mà không khỏi đau ḷng. Nhưng thôi, câu chuyện này xin được kể sau để đi ngay vào con số có thể gây chấn động. Sở dĩ tôi để "hơn 2.000" trong ngoặc kép là do có cuộc tranh luận ngắn với ông Nguyễn Hùng Dũng - Phó GĐ Sở Tư pháp (TP) Vĩnh Long. Ông Dũng nói: "Đúng là con số đó từng xuất hiện trong văn bản chính thức, nhưng do thư kư đánh máy nhầm". "Vậy con số chính xác là bao nhiêu, thưa ông?". "Cũng khó đưa ra con số chính xác, bởi sau khi kết hôn, PN VN chỉ sang ĐL bằng hộ chiếu du lịch, hộ khẩu vẫn c̣n tại Vĩnh Long. Cả tỉnh chỉ có 2 trường hợp xin xóa quốc tịch, phải tŕnh Chủ tịch Nước phê duyệt. Khi nào người mẹ nộp đơn xin ly hôn hoặc làm giấy khai sinh (KS) cho con, chúng ta mới biết có bao nhiêu trẻ lai trở về và đương nhiên đây vẫn chưa phải là con số thực. Để khỏi sợ trật, anh nên viết là "hàng ngàn". Tôi cố làm rơ: "Thưa ông, "hàng ngàn" có nghĩa là hơn 1.000". Phó GĐ Sở TP tặc lưỡi: "Viết hơn 2.000 cũng không quá đáng, bởi Vĩnh Long đă  có 3.693 trường hợp lấy chồng ĐL".

Ngay trong dịp Quốc tế Thiếu nhi, tôi ngỏ ư t́m giúp những đứa trẻ lai trên địa bàn, nhưng ông Dũng lại cho biết thêm một sự thật khác: "Luật pháp VN cho phép người mẹ làm giấy KS cho con mà không cần hôn thú. Bởi vậy trong hồ sơ hộ tịch không thể nào phân biệt con lai hay con rặt". Vâng, người ta làm vậy (và cho phép cả việc lập bản sao KS VN khi đă có KS ĐL) để trẻ lai được quyền đi học như bao trẻ khác ở quê ngoại. Chỉ tiếc một điều là dẫu muốn với tay vào số phận hẩm hiu của những đứa trẻ không cha, không có cả quyền được người đàn ông đă tác tạo ra ḿnh cấp dưỡng cho đến khi khôn lớn, chúng ta cũng không tài nào biết chúng ở đâu. Tôi đă cố công gơ thật nhiều cánh cửa: Uỷ ban Dân số - Gia đ́nh - Trẻ em (DS-GĐ-TE), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN), công an, tư pháp ở cả 3 cấp tại nhiều tỉnh ĐBSCL, nhưng không nơi nào đưa ra được một địa chỉ cụ thể. Bà Vơ Thị Thanh Nga - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban DS-GĐ-TE Cần Thơ - giải thích với tôi rằng: "Tuy bảo vệ quyền lợi trẻ lai là vấn đề rất lớn, bởi "lấy chồng ĐL" chỉ mới xuất hiện ở miền Nam khoảng 5-7 năm, c̣n "làm vợ Trung Quốc" đă có ở miền Bắc tới hàng chục năm, nhưng trung ương chưa có chỉ đạo nên địa phương chưa làm được ǵ". "Đúng là chưa làm được ǵ", bà Phan Thị Lùng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban DS-GĐ-TE Vĩnh Long cũng xác nhận với tôi như thế. Trong khi đó, phong trào "lấy chồng ĐL" thực ra đă xuất hiện ở miền Nam từ năm 1991 chỉ với 1 trường hợp duy nhất, sau 13 năm tăng lên hơn 75.000. Tức có ít nhất 150.000 trẻ lai. Nếu chỉ 10% số đó buộc phải theo mẹ trở về VN, sống vất vưởng trong cảnh nghèo và trong t́nh trạng pháp lư chưa rơ ràng đă là chuyện lớn...

Cay đắng ngày về

"Một bà mẹ từ thị trấn Cái Tàu Hạ tất tả chạy lên tỉnh lỵ Đồng Tháp kêu cứu: Bà vừa  "gả nhầm"  đứa con gái 23 tuổi cho..."thằng rể Đài Loan lưu manh", đề nghị Công an tỉnh hăy ra tay giải thoát" - đọc lại phóng sự đăng trên Báo Lao Động từ năm 1998, tôi quyết định đi t́m "cháu ngoại" theo cách riêng của ḿnh. Bà mẹ ấy tên Nguyễn Thị O, ngụ ấp Phú Mỹ Hiệp, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, gả đứa con thứ nhất cho ĐL  năm 1996, nhà trai đi "tiền đồng" 3.000 đô, nhà gái "đăi họ" 500 đô, thù lao mai mối 500 đô , vị chi c̣n lăi 2.000 đô; gả đứa thứ hai năm 1997, cũng "được giá" như trước, nhưng lại "thằng rể lưu manh" trở mặt, không cho bà được gặp mặt con. Bởi vậy bà t́m tới công an. Tám năm trôi qua, ấp Phú Mỹ Hiệp đă có 20 hộ gả con cho ĐL, trong đó ḍng họ bà O giữ "kỷ lục" 4 đứa; bản thân bà đă cất được nhà tường nhưng mà mắc bệnh tim. Lối xóm bảo: Không bệnh tim sao được khi con gái thứ ba tên L bị chồng đuổi, phải đem con trở lại VN. Con nhỏ mới 5 tuổi, nghe kêu tên là Mi, sắp vô lớp 1 nhưng chưa làm giấy KS. Mẹ con nó về bị bả chửi tàn tệ, không cho ở chung trong nhà  (v́ đâu c̣n gửi tiền về cho bả xài). Hai mẹ con phải mướn nhà để ở, cuối năm rồi mới cất được nhà riêng.

Tôi t́m đến tận nhà, thấy cửa khóa im ỉm. Anh Dũng, chủ ḷ rèn kế bên, cho biết: "Hai mẹ con đă đi Sài G̣n. Cũng không biết sống bằng nghề ǵ mà lâu lâu vắng nhà  3-4  bữa. Rất ít tiếp xúc với hàng xóm. Nghe đâu cổ c̣n đứa con trai nữa, bị nhà chồng bắt lại bên ĐL". Anh Hai Tiến, Trưởng ấp, lại dẫn tôi tới nhà bà O. Cũng đóng cửa im ỉm. May gặp thằng T - con thứ năm của bà, vẫn chưa hết xỉn: "Bả đi khám tim, nói 2- 3 bữa mới về". "C̣n chị ba của em, có biết v́ sao lại trở về VN?". Nó ngớ ra, rồi lắc đầu quầy quậy. Trên đường trở ra, đi qua cái cổng chào ghi ḍng chữ "Âập văn hoá", tôi chợt nghe Hai Tiến chửi thề: "Thằng em trời đánh. Chị nó về, hễ xin tiền nhậu không được là nó quậy. Chị nó khổ nhục thế nào nó có biết ất giáp ǵ đâu".  Tôi rời Cái Tàu Hạ, ḷng không dám tin vào điều phỏng đoán của nhiều người: Cô L đang làm cái nghề đáng xấu hổ nhất của PN để nuôi con. Năm nay cô 32 tuổi mà đời của cháu Mi th́ c̣n dài...

Chèo chống mỏi mê
Một dịp t́nh cờ đi trên phà Cần Thơ, nghe 2 ông nông dân nói chuyện: Ơ xă Tân B́nh, huyện B́nh Minh có thằng Tư Chuột bị Toà án Vĩnh Long xử 14 năm tù v́ lường gạt con gái hàng xóm đưa qua Campuchia (CPC) bán dâm. Có cô bị đưa tới Malaysia (ML), cả năm sau mới trốn về được, sinh ra đứa con lai trắng như trứng gà bóc. Và lần này th́ tôi gặp may bởi Chủ tịch Hội LHPN xă - chị Nguyễn Thị Mai biết rất rơ vụ việc: "Cháu bé tên Mỹ Hạnh, lấy theo họ mẹ. Mẹ cháu là C - con gái bà Cao Thị Lượm ở ấp Tân Quy. Tỉnh hội mới vừa hỗ trợ 6 triệu đồng cho em C từ nguồn tài trợ của Tổ chức Di dân quốc tế". Hoá ra đây là đứa trẻ lai duy nhất ở Vĩnh Long đă được giúp đỡ, nhưng thông qua người mẹ - nạn nhân của tệ buôn bán PN qua biên giới.

Trước mặt tôi là người mẹ khổ đau đang thay con giữ cháu ngoại trong ngôi nhà t́nh thương do lối xóm cất lên. "Được Hội PN cho tiền, con tui dành ra 4 triệu nuôi heo, 2 triệu cất nhà"- bà Hai Lượm kể. "Thấy 2 triệu cất nhà không đủ, UB xă vận động thêm triệu nữa nên mới được như vầy". Tôi ngó quanh. "Như vầy" có nghĩa là c̣n... thiếu cánh cửa, nhưng dù sao cũng thật ấm ḷng khi đă có được sự khởi đầu. Chị Mai nói: "Hội sẽ c̣n tiếp tục giúp đỡ để em C đủ sức nuôi con". Cũng v́ nghèo mà bà mẹ này bị Tư Chuột đánh lừa, giao con cho nó dẫn "lên TP. Hồ Chí Minh giúp việc nhà lương tháng bạc triệu" để đưa qua CPC. Bà c̣n nhớ rơ hôm đó là ngày 10.9.2002. C bị dẫn lên TX Châu Đốc, đưa xuống bo bo chạy thẳng qua Phmom Penh, ép phải "tiếp khách". Sau đó, bị bán qua ML. Ơ đó 8 tháng, qua 2 "ổ nhện", C mới t́m được cơ hội để trốn. Một người bản xứ mà C hay gọi là "ông Cầm" đă cưu mang cô, bỏ ra 500 đô mướn người đưa cô trở lại Phnom Penh, cho cô 300 đô nữa để t́m đường về nước cùng... cái bào thai. "Thấy tui mắc nợ 20 triệu, vay để trị mắt cho đứa con út, nó xin tui cho theo Tư Chuột" - giọng bà Hai Lượm buồn xo. "Ai dè lưu lạc xứ người, nợ không trả nổi, lại có thêm "cái cục nợ" này".

Tôi nh́n "cái cục nợ" ML trắng như trứng gà bóc nở nụ cười vô tư trong ḷng bà ngoại VN mà chợt nghĩ đến người mẹ trẻ đang xuôi ngược, chèo chống trên sông nước để kiếm tiền nuôi sống mấy miệng ăn. "B́m bịp kêu nước lớn anh ơi/Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê".

Nhưng quanh cô đâu có ai để gọi là "anh", cũng đâu có vốn để mà "buôn bán", chỉ có cuộc đời dài "chèo chống mỏi mê"... 

Xin vui ḷng liên lạc với butvang2006@yahoo.com về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online Last modified: 05/22/07