ĐT. 714-541-9859, 714-423-0577                      THONG THIEN HOC

Google

Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

 

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận

 

 

KHI TRẺ EM BỊ ĐAU BỤNG

 

 

“Mẹ ơi! Con đau bụng.”  Hơn 1 lần, quí vị phụ huynh đă từng nghe câu nói này. Các bác sĩ nhi khoa ước lượng là 10% các em trong tuổi c̣n đi học thường xuyên kêu đau bụng. Đa số các câu kêu rêu này là do những bệnh đau bụng vặt không lấy ǵ làm nguy hiểm. Nhưng một mặt khác, đau bụng có thể là triệu chứng của những bệnh khá nặng như sưng ruột dư, bệnh viêm ruột kinh niên như  Crohn’s hay Ulcerative Colitis. Vậy, làm sao phụ huynh nhận biết được khi nào th́ đau bụng là nguy hiểm? Bài sau đây sẽ cho quí vị biết một vài chi tiết để dựa vào đó mà hành động.

 

Hỏi: Con tôi thường hay kêu đau bụng, hầu như mỗi tuần. Mỗi lần kêu đau chỉ chừng 5-10 phút, xức dầu vô th́ hết. Vậy có nguy hiểm không?

Đáp: Một trong những chi tiết phụ huynh nên để ư là các em kêu đau bụng trong bao lâu. Nếu triệu chứng đau bụng từ từ giảm và hết trong ṿng vài giờ hoặc sau khi cho em ăn hay cho em đi cầu th́ thường là không nguy hiểm. Nếu đau bụng càng ngày càng tăng và em tiếp tục kêu, khóc lâu hơn 2 giờ đồng hồ, nên gọi bác sĩ.

 

Hỏi: Con tôi hay kêu đau bụng nhưng vẫn chơi hay coi TV như thường, thỉnh thoảng mới kêu đau. Như vậy th́ sao?

Đáp: Nếu em kêu đau bụng nhưng vẫn chơi th́ thường là không nguy hiểm. Trái lại, nếu em có vẻ đau nhiều đến nỗi nằm im ĺm, không đi đứng hay làm ǵ khác được, nên liên lạc với bác sĩ.

 

Hỏi: Con tôi kêu đau bụng nhưng không biết đau chỗ nào. Chỗ đau bụng có liên quan ǵ đến các bệnh không?

Đáp: Các chứng đau bụng thông thường như do đi tiêu chẩy, ăn không tiêu… thường khó định được đau chỗ nào v́ em thường cảm thấy đau nguyên cả bụng. Ngược lại một vài bệnh nguy hiểm như sưng ruột dư thường làm cho đau thật nhiều ở vùng bụng dưới, phía bên phải. Nên bảo em chỉ bằng một ngón tay chỗ đau nhất của em.

 

Hỏi: Những bệnh đau bụng nguy hiểm thường có kèm theo ói mửa hay buồn nôn không?

Đáp: Đau bụng có kèm theo những triệu chứng khác, nhất là ói mửa, buồn nôn th́ có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm. Nhất là nếu em càng lúc càng ói nhiều thêm và không thể uống chất lỏng được, nên gọi bác sĩ  v́ em có thể bị khô nước, một chứng rất nguy hiểm.

 

Hỏi: Đau bụng kèm theo sốt th́ có sợ bị sưng ruột dư không?

Đáp: Sốt kèm theo đau bụng có thể cho biết là em đang bị nhiễm trùng đường ruột, trong đó có thể có sưng ruột dư. Tuy nhiên sưng ruột dư c̣n kèm thêm nhiều triệu chứng khác như ói mửa và thường là rất đau, đến nỗi không đi được.

 

Hỏi:  Đau bụng khi đi tiêu chẩy th́ có nguy hiểm không?

Đáp: Đi tiêu chẩy thường kèm theo đau bụng. Hai nguyên nhân thông thường nhất của tiêu chẩy và đau bụng là bị viêm đường ruột và bị ăn trúng độc. Thường hai bệnh này sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên , nếu tiêu chẩy kéo dài quá 2 ngày, quá nặng làm cho em bị mất nước hay phân có máu , nên gọi bác sĩ.

 

Hỏi: Như vậy th́ tôi phải làm sao khi con tôi cứ kêu đau bụng hoài mà không có vẻ ǵ nặng?

Đáp: Rất nhiều trường hợp các em kêu đau bụng thường xuyên mà không có ǵ nặng là do ăn không điều độ hay bị bón. Nên cho các em ăn điều độ, ăn nhiều thức ăn có chất sợi như rau hay trái cây, cho ăn ít chất béo và đường. Một số các em hay kêu đau bụng là do bị stress nhất là khi các em kêu đau bụng trước khi đi học hay có test. Tuy nhiên không nên cho là em giả bộ hay bị stress mà nên cho đi khám bệnh để có thể làm những thử nghiệm. V́ một số các em có thể bị bệnh viêm ruột kinh niên như bệnh Crohn’s hay bệnh Ulcerative Colitis, nhất là các em kêu đau bụng thường xuyên trong một thời gian dài. Khi nghi ngờ, tốt nhất là cho em đi khám bệnh.

 

Hỏi: Trường hợp nào nên cho em đi khám bệnh ngay?

Đáp:  Những trường hợp sau nên cho em đi khám hoặc gọi cho bác sĩ ngay:

bullet

Nằm im, không đi được (có thể bị sưng ruột dư hay các bệnh khẩn cấp khác)

bullet

Đi gập người lại, ôm bụng v́ đau (như trên)

bullet

Đau nơi b́u dái (có thể bị xoắn dái)

bullet

Đau rất nhiều

bullet

Đau, khóc quá 2 giờ đồng hồ

bullet

Phân có máu ( nguy cơ xoắn ruột hay loét bao tử)

bullet

Ói r a máu (loét bao tử)

bullet

Ói ra mật vàng liên tiếp (nguy cơ nghẹt ruột)

bullet

Mới bị chấn thương nơi bụng (nguy cơ vỡ lá lách hay tụy tạng)

bullet

Có thai hoặc có thể co ùthai (nguy cơ có thai ngoài tử cung)

bullet

Đau ngay bụng dưới, phía bên phải (sưng ruột dư)

bullet

Nhỏ hơn 2 tuổi , đau cách khoảng ( nguy cơ xoắn ruột)

bullet

Kèm theo sốt cao trên 105 độ F

 


Xin vui ḷng liên lạc với  butvang2006@yahoo.com  về mọi chi tiết liên quan tới Ánh Dương
Copyright © 2004 Anh Duong Online
Last modified: 01/25/07