Từ Trịnh Hội đến dân chủ cuội? (Kết)

Thiên Đức

 

(Phần 1)

(Phần 2)

(Phần 3)



IV/ Trịnh Hội là người  Quốc gia hay Cộng sản?


Đoạn kết bài viết của Hoàng Nguyên (xem phần III) nối tiếp:

Nhưng lại cũng có người không đồng ư gọi Trịnh Hội là phản bội, v́ cho rằng ngay từ đầu, Trịnh Hội chưa bao giờ theo người quốc gia, Không theo quốc gia th́ làm ǵ có việc phản bội quốc gia. Họ cho là việc làm công ích của Trịnh Hội ở Phi Luật Tân (Philippines- DCV) là màn một, cảnh một, do Việt Cộng (VC) dàn dựng và đạo diễn. Quư vị có nghĩ là VC tinh ranh như vậy không? Thưa, có lẽ chỉ có Trịnh Hội và VC mới biết câu trả lời mà thôi.

Cuối cùng cho dù luật sư Trịnh Hội từng là người quốc gia hay chưa từng là người quốc gia, hiện nay anh đang là người mà VC cho phép cầm cái micro phỏng vấn khắp ba miền đất nước, để mang ra ngoại quốc đánh bóng cho quyền tự do “Made in Việt Cộng”, đó là quyền tự do bịt miệng người khác trước mặt của nữ thần công lư.


Trước hết người viết hoàn toàn không tán đồng về phương cách đặt vấn đề giới hạn sự chọn lựa thế đứng của người trong cuộc theo tác giả bài báo nói trên.

Thật vậy, lối đặt vấn đề khẳng định không xanh th́ chắc chắn là đỏ, không c̣n chọn lựa nào khác, đă hoàn toàn lỗi thời, nên đi vào quá khứ cùng với cuộc chiến tranh lưỡng cực đă qua, “không phải người quốc gia, th́ chính thị là Việt cộng?”

Thực tế đă chứng minh rằng không xanh, chưa hẳn là đỏ mà có thể là cam, tím, hồng hay hàng ngàn gam màu khác nữa. Và trong tiến tŕnh phát triển của loài người, sự đa dạng ư kiến, và nhiều thế đứng của người trong cuộc cho mỗi vấn đề là một yếu tố tất yếu không thể chối bỏ được. Nhờ vậy, hạt giống dân chủ mới có cơ hội sinh sôi nảy mầm.

Chế độ cộng sản cũng đă từng thất bại khi chủ trương chuyên chính vô sản. Tất cả những người không vô sản đều là kẻ địch, phải bị tiêu diệt tùy theo từng thời điểm như trí, phú, địa hào, tôn giáo... Cộng sản đă sai lầm sau khi thống nhất đất nước áp dụng chuyên chính vô sản và tất cả trên 80 triệu dân Việt Nam (VN) không vô sản đều là kẻ địch cần phải tiêu diệt dưới nhiều h́nh thức khác nhau như đánh tư sản, học tập cải tạo, đánh đuổi Hoa kiều, đẩy dân ra biển đông, tước đoạt ruộng đất của nông dân, bóp miệng nhân dân không cho nói... Vậy tại sao cộng đồng hải ngoại tại Úc lại có thể đi theo dấu vết sai lầm đó khi chủ trương rằng không phải phe ta là phe địch th́ phải tiêu diệt.

Tác giả bài báo cho rằng Trịnh Hội chưa bao giờ là người theo quốc gia để kết luận Trịnh Hội là người theo Việt Cộng. Đây là một lư luận nông cạn và sơ đẳng về chính trị không thuyết phục được.

Khi chiến tranh VN chấm dứt, Trịnh Hội chỉ là một đứa bé 5 tuổi, “Quốc gia tan hàng, thật sự đi vào lịch sử” đó là một thực tế. Quốc gia chỉ c̣n là một khái niệm trừu tượng hay một hoài vọng quá khứ đối với thế hệ sinh trưởng trong chiến tranh. C̣n riêng đối với thế hệ sau chiến tranh, nhất là sinh sống ở nước ngoài, làm sao có ấn tượng về quốc gia của ngày xa xưa ấy. Có nhà trường hay cơ quan đoàn thể nào đứng ra giảng dạy hay truyền thụ lư tưởng quốc gia là ǵ cho lớp trẻ? Để đến nay lại kết tội “Trịnh Hội chưa bao giờ là người theo quốc gia”. Và nếu Trịnh Hội muốn theo người quốc gia th́ phải theo ai? Ai là người đầy đủ thẩm quyền và uy tín để đại diện cho cái gọi là quốc gia trong quá khứ để thu hút Trịnh Hội nói riêng và giới trẻ nói chung hăy trở về với lư tưởng quốc gia? Và ai là người phải chịu trách nhiệm khi để cho giới trẻ đang sống và trưởng thành trong ṿng tay của ḿnh đă trở thành người chưa bao giờ theo quốc gia?

Giả sử cho rằng Trịnh Hội hay giới trẻ chưa bao giờ là người quốc gia, tại sao không dùng lư lẽ thuyết phục để kéo Trịnh Hội nói riêng và giới trẻ nói chung về với chính nghĩa quốc gia mà lại dán cho họ cái nhăn Việt Cộng mà không c̣n chọn lựa nào khác? Hành vi biểu t́nh chống đối quá khích có khác ǵ hành vi đóng cửa, qua cầu rút ván để họ không c̣n đường trở lại với chính nghĩa quốc gia?

Những câu hỏi trên rất xát muối đau ḷng cho thế hệ sinh trưởng trong chiến tranh trong đó có cả người viết. Thế nhưng không thể không đặt ra để thế hệ lănh đạo già nua hôm nay phải nh́n lại ḿnh để có đối sách hữu hiệu hơn nữa trong thời gian sắp tới.

V/ Ai là dân chủ cuội?

Đúng ra câu chuyện Trịnh Hội có thể kết thúc ở đây, thế nhưng gần đây trên một số diễn đàn báo chí có một vài tác giả với tư cách cá nhân dựa trên kinh nghiệm xương máu từng là nạn nhân của chế độ cộng sản, với sự cảnh giác cao độ đă có nhiều bài viết phân tích phân loại những người đấu tranh dân chủ hiện nay cả trong và ngoài nước là những nhà dân chủ dỏm, cuội hay quậy.

Câu trả lời đúng hay sai tùy theo lăng kính nh́n cuộc đấu tranh hiện nay có tên gọi là ǵ?


Đây là cuộc đấu tranh “Quốc - Cộng”? Công bằng mà nói cuộc đấu tranh hiện nay xuất phát và biến tướng từ cuộc chiến Quốc – Cộng vừa qua. Trên thực tế quốc gia Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) không c̣n nữa, người Việt tại miền Nam Việt Nam ra hải ngoại, thế hệ thứ nhất đă nuôi dưỡng và tiếp tục lư tưởng đấu tranh đó.


Thế nhưng đối với những người đấu tranh dân chủ sinh trưởng từ miền Bắc hay những thế hệ sinh sau chiến tranh họ hoàn toàn không biết cái gọi là “Quốc gia trước 1975” th́ có thể nào choàng lên đầu họ cái lư tưởng người quốc gia chống cộng hay không? Vậy tên gọi cuộc đấu tranh Quốc - Cộng chỉ có thể sử dụng riêng cho thế hệ thứ nhất xuất phát từ cuộc chiến miền
Nam mà thôi. Tên gọi này không thể áp dụng chung cho tất cả mọi người đấu tranh hiện nay.


Một điểm nữa, cộng sản có c̣n không để mà đấu tranh? Thật sự chủ nghĩa cộng sản đă chết rồi trên đất nước Việt
Nam kể từ đại hội đảng X một khi đă chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn quy mô. Lư tưởng của đảng cộng sản vinh quang đă chết rồi, một cái chết không điếu văn, không mộ bia và cả không người đưa tiễn. Chủ nghĩa cộng sản hay xă hội chủ nghĩa (XHCN) chỉ c̣n là hư danh rỗng ruột. Một vài năm tới cái đuôi XHCN biến mất, đảng cộng sản thay tên đổi họ. Phải chăng sự nghiệp chống cộng của người Việt hải ngoại đă hoàn thành, cuộc đấu tranh chấm dứt? Không! Nhất định là không!

Phải khẳng định rằng đây là cuộc đấu tranh tự do, dân chủ đa nguyên cho đồng bào quê nhà, cho dù có cộng sản hay không, bất cứ chế độ nào nối tiếp mà không thực sự đem lại dân chủ và các quyền cơ bản cho người dân như tự do ngôn luận, lập hội, tín ngưỡng, chính trị đa nguyên, th́ cộng đồng hải ngoại vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh như hiện tại.



Có một số tác giả bài báo thường dựa vào hai tiêu chuẩn là niềm tin vào Hồ Chí Minh và chủ trương lật đổ chế độ cộng sản hay không để đánh giá một người đấu tranh dân chủ có phải thứ thiệt hay không? Thật ra những tiêu chí này chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự đánh giá đó. V́ trên cơ bản mục tiêu của người quốc gia chống cộng hoàn toàn khác biệt với mục tiêu của người đấu tranh dân chủ. Th́ tại sao lấy tiêu chuẩn của người quốc gia chống cộng để đánh giá những người đấu tranh dân chủ hiện nay là thiệt hay dỏm? Có thể nào bảo đảm sự đánh giá này không gây oan sai đưa có thể đến hậu quả tự tiêu diệt lẫn nhau hay không?


- Thế hệ trẻ sinh sau chiến tranh tại Việt Nam ít nhiều bị đầu độc bởi nền giáo dục XHCN nay họ thấy ra sự bất công xă hội và đă dấn thân đấu tranh, cho dù họ vẫn c̣n niềm tin vào ông Hồ v́ rằng chưa có h́nh tượng nào thay thế trong ḷng họ và họ thiếu thông tin v́ bị bưng bít, ngăn cấm. Họ là những người mới bừng tỉnh cơn mê ra khỏi giáo điều cộng sản vậy có thể nào đ̣i hỏi họ phải trở thành người quốc gia để chống cộng chăng? Chắc chắn là không v́ họ không biết quốc gia là ǵ?. Quốc gia chưa bao giờ đến với họ - chẳng hạn như Tập hợp Thanh niên Dân chủ, sinh viên Nguyễn Tiến Trung và Hoàng Lan chẳng hạn. Những sinh viên này đă thật sự dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ, và đă không treo cờ đỏ sao vàng cũng như cờ vàng ba sọc đỏ trong chiến dịch
Marathon nối ṿng tay lớn. Có thể nào trách họ chăng?


- Những thế hệ người Việt hải ngoại sinh trường từ miền Bắc chưa một ngày ăn cơm quốc gia, họ đấu tranh khác chính kiến với cộng sản cũng như người quốc gia từ mục tiêu đến đường lối thực hiện, có thể nào dùng “tiêu chuẩn quốc gia chống cộng” để đánh giá sự nghiệp đấu tranh của họ là dỏm hay không?


- Những người CS xét lại đấu tranh chống bất công xă hội, đ̣i hỏi đổi mới hơn nữa để mọi người có quyền tham chính, cống hiến tài năng, nhưng vẫn tin ở đảng hay ông Hồ v́ chưa có cái ǵ thay thế vào khoảng trống đó. Có thể nào kết luận đấu tranh cuội hay quậy không?


- Những người đấu tranh ôn ḥa bất bạo động tại quốc nội, tuyên bố không chủ trương lật đổ đảng cộng sản, nhưng đấu tranh để đảng cộng sản phải mở rộng dân chủ, thực thi đúng các quyền công dân đă ghi trong hiến pháp là những người đấu tranh giả hiệu hay không?

Người viết ngưỡng mộ kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm của các tác giả đă phân tích với những lư lẽ đầy đủ để nhận định sự việc đấu tranh “dân chủ cuội” dưa trên quyền lợi của những người đấu tranh cho lư tưởng quốc gia chống cộng theo quan niệm truyền thống cứng rắn.


Người viết cũng không đi vào chi tiết để đối thoại với những tác giả này theo từng bài viết liên quan đến những người trong cuộc v́ không nằm trong chủ đích bài viết này.


Trong phần đầu của loạt bài này có đưa ra “Một nhận định đúng hay sai c̣n tùy theo không gian và thời gian xuất hiện của nó”. Và MC. Trịnh Hội đă thất bại khi đưa ra một đề nghị hợp lư là trưng cầu ư kiến nhưng không chọn lựa chọn đúng không gian và thời gian, nên ư kiến chân thành của ḿnh đă sớm trở thành một thách thức đầy ngộ nhận đưa đến kết quả xấu không mong muốn.


Với kinh nghiệm đó trở lại câu chuyện của các tác giả nói về vấn đề “dân chủ dỏm”, một vấn đề đặt ra: Những bài viết này đưa ra trong thời điểm lực lượng đấu tranh dân chủ c̣n non yếu, và không gian Việt Nam bắt đầu thay đổi, chuyển ḿnh hội nhập vào thế giới có thích hợp hay không?


Phải nhận định thẳng thừng rằng thời điểm hiện nay là lúc cần thiết để kết hợp mọi nỗ lực đấu tranh của bất cứ ai để khai phóng con đường dân chủ cho người dân Việt
Nam, bắt buộc CSVN phải nhượng bộ chấp nhận con đường chính trị đa nguyên. Chứ không phải là giai đoạn chính trị hậu cộng sản cần tranh thủ lá phiếu của người dân để cần thiết vạch mặt chỉ tên từng người là đấu tranh dỏm hay cuội?


V́ thế nếu các tác giả này thật sự chỉ là những nhà báo thuần túy, không hoạt động chính trị, th́ những bài báo này đă thành công trong mục đích vạch lá t́m sâu để t́m ra những nhà dân chủ cuội dưới lăng kính “Quốc - Cộng” bất chấp tác hại của nó trong không gian và thời gian hiện hữu. Các tác giả này đă thành danh để tŕnh làng “ cái tôi” của ḿnh vẫn c̣n hiện hữu với quan điểm cứng rắn trước xu thế đào thải không thương tiếc những luận điểm cực đoan của cả hai bên cuộc chiến, cả về không gian sinh học của mỗi người trong cuộc, lẫn thời đại toàn cầu hóa hiện nay.


Nếu tác giả những bài báo này c̣n là những người hoạt động chính trị cũng đă thể hiện được tính cảnh giác cao độ như các vị lănh đạo cộng đồng Úc châu, thế nhưng đă lộ ra nhược điểm yếu kém của ḿnh trên khía cạnh lănh đạo chỉ huy, hay nói một cách đúng hơn là yếu kém về thuật dụng người trong quá tŕnh đấu tranh vậy.


Đối với các tác giả này nói riêng và các nhà lănh đạo đấu tranh người Việt nói chung có một khuyết điểm chung về thuật dụng người, một khi chủ trương rằng “Ai không giống ta hay đồng quan điểm với ta, đều là địch cần phải đánh phá trước tiên, thay v́ kết hợp cùng nhau để đánh cộng sản”. Làm chính trị cần thiết nhất là phát huy khả năng dùng người để “b́nh thiên hạ” chứ không phải phô trương “cái tôi” hay “duy ngă độc tôn” trên cơi đời này.


Một nhà lănh đạo cao cấp cộng sản Trung Quốc từng nổi tiếng và chủ trương thành công khi áp dụng chính sách “Mèo trắng, mèo đen cũng là mèo, miễn là bắt được chuột”. Cộng sản từng tuyên bố “Trí thức là cục phân” nhưng cục phân vẫn có giá trị lợi dụng. CSVN đă thật sự thành công trong việc chiếm miền Nam qua việc lợi dụng những “cục phân” trong thành phần thứ ba và Mặt trận Giải Phóng miền Nam vậy.


Câu hỏi thật tế đặt ra là những người Việt mang danh là đấu tranh dân chủ nói chung có học được kinh nghiệm ǵ qua bài học trên hay không? để tổ chức và phát triển lực lượng của ḿnh nhằm đấu tranh đi đến thắng lợi cuối cùng.


Tại sao những nhà đấu tranh dân chủ hiện nay cả trong và ngoài nước lại tự cầm tù ḿnh trong ḥm kính cổ “Lưỡng cực”, “Ai không theo ta chính là địch”, “Không phải quốc gia chính là Việt cộng”? Tại sao lại phải đánh phá lẫn nhau, mà không kết hợp lại đấu tranh cho mục đích cuối cùng. Công hay tội của mỗi người nên để người dân phán xét công bằng qua lá phiếu bầu cử vậy, thay v́ quí vị tùy tiện phán xét hay phủ định lẫn nhau.


Kinh điển cộng sản có câu: Nhiệt t́nh + ngu dốt = Phá hoại. Nhiệt t́nh đấu tranh dân chủ của quí vị có thừa, chữ ngu dốt không thích hợp sử dụng ở đây, thế nhưng chữ thiếu sáng suốt nếu áp dụng được, trong một ư nghĩa chừng mực nào đó cũng có thể đưa đến kết quả phá hoại sự đoàn kết cần thiết cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhất là trong thời điểm hiện nay.


Phải chăng đă đến lúc người Việt đấu tranh dân chủ cho dù khác biệt chính kiến phải mạnh dạn vượt lên chính ḿnh để đoàn kết với nhau thay v́ đánh phá lẫn nhau bằng chủ trương: “Không cần biết người là ai miễn là chấp nhận đấu tranh dân chủ đa nguyên cho quê nhà theo phương cách riêng của mỗi người để tác động đổi thay chế độ hiện hữu đều là điều tốt”.


Nói như vậy không có nghĩa là mỗi người tự đánh mất cảnh giác về sự gian manh tráo trở của cộng sản, mà trái lại làm được điều này trong cảnh giác cao độ chính là sự thể hiện tài năng của người lănh đạo tương lai vậy.


Phải chăng đây là một chiến thuật không thể thiếu cho tất cả lực lượng đấu tranh dân chủ c̣n non yếu hiện nay cần áp dụng để sinh tồn và đi đến mục tiêu cuối cùng vậy.

 

Chuyến tàu dân chủ Việt Nam chuyển bánh đi vào hiện thực nhanh hay chậm là tùy vào nỗ lực của đồng bào quốc nội, và vấn đề đặt ra là người Việt đấu tranh cho dân chủ có thể chuyển ḿnh thích hợp bước chung vào cùng một toa tàu đó hay không.? Đừng bỏ lỡ cơ hội! Mong lắm thay!


Nội dung của loạt bài viết này c̣n nhiều điều cần tranh căi thảo luận dân chủ, chấp nhận sự khác biệt trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, người viết tự nhận ḿnh theo ngôn từ của dân đă từng bị đi cải tạo, là con mồ côi, đầu trọc lóc, lại nhỏ nhoi nên không thích hợp để đội bất cứ một loại mũ nón do ai đó ưu ái gởi tặng. Một lời chân thành từ chối trước để lưu giữ t́nh cảm sau này.