Từ Trịnh Hội đến dân chủ cuội? (2/4)

Thiên Đức

 

 II/- Đối với các vị lănh đạo Cộng đồng Úc Châu:

Người viết rất trân trọng và thông cảm sâu xa ở cương vị của quư vị cần phải có sự tỉnh táo và cảnh giác cao độ về âm mưu văn hóa vận của CSVN để đi đến một quyết định tẩy chay các buổi văn nghệ có sự hiện của các nghệ sỹ từ quốc nội sang. Đây là một chọn lựa không dễ dàng, không tránh được sự mất mát ngoài ư muốn dựa trên kinh nghiệm xương máu đă đổ ra v́ sự gian manh lừa lọc của chế độ cộng  sản trong quá khứ như là:

-         Hàng loạt người quốc gia bị thủ tiêu mất tích như Trương Tử Anh (Đại Việt) Huỳnh Phú Sổ (Ḥa Hảo)... ở thời kỳ trước 1954.

-         -    Hiệp định Paris vừa kư kết, theo điều 3-b các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của ḿnh. Điều 9/b Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do dân chủ có giám sát quốc tế.

http://www.saigonbao.com/hiepdinhparis/vietnam/trang14.htm

 

Thực tế cộng  sản Bắc Việt đă tráo trở đem toàn bộ lực lượng đánh cướp miền Nam. Măi cho đến nay 32 năm sau cuộc chiến người dân miền Nam chưa hề được thực hiện quyền tự do bầu cử, ứng cử của ḿnh có giám sát quốc tế là một minh chứng hùng hồn cho sự gian manh tráo trở của cộng  sản.

-         Cộng  sản từng đưa ra chính sách không dụng đến “cây kim sợi chỉ của nhân dân” thế mà thực tế tất cả tài sản chũa nhân dân bị đánh cướp trong cái gọi là cải tạo công thương nghiệp là một thực tế không cối cải được.

-         Chính sách học tập ba hay mười ngày đối với những người liên quan đến chế độ củ trở thành trên dưới hai mươi năm có lẽ, không thể nào xóa mờ trong tâm trí của người việt tỵ nạn hải ngoại.

Với kinh nghiệm đau thương chồng chất theo tuổi đời của mỗi người, không cho phép những người lănh đạo cộng đồng mất cảnh giác cao độ đối với người cộng  sản, nhất là những hoạt động văn hóa vận nhằm thực hiện nghị quyết 36 từng được tuyên truyền quảng cáo trên báo đài.

 

Do vậy tôi hoàn toàn đồng ư với khẩu hiệu hành động của cộng đồng là “Sáng suốt - Cảnh giác - Đoàn kết” ngoài ra nếu c̣n có thể thêm vào từ “Tỉnh táo” lại càng tốt. Thế nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về mục tiêu và biện pháp thể hiện sự chống đối của cộng  đồng trong thời gian vừa qua là “Thiếu sáng suốt, có cảnh giác nhưng lại không đoàn kết”.

 

Để rộng đường suy luận, có lẽ cũng nên b́nh tâm đi vào chi tiết của mọi vấn đề:

1)- Mục tiêu chống đối : là ba nghệ sĩ từ Việt Nam, cho đến giờ phút này chưa có một bằng chứng nào để chứng minh ba người nghệ sĩ này là cán bộ văn hóa vận hay là bị cộng  sản ép buộc, lợi dụng để thực hiện cái gọi là nghị quyết 36. Thế nhưng v́ cảnh giác cao độ, cộng  đồng Úc châu bắt buộc phải chống đối dựa trên kinh nghiệm quá khứ chứ không dựa trên bằng chứng và hành vi của kẽ bị chống đối (bị xem là địch?) Như vậy có hợp lư không trong một xă hội dân chủ văn minh và trọng pháp?

 

Cộng  sản từng bị lên án và bị phản đối về phương cách “thà giết lầm hơn bỏ sót”. Vậy khi cộng  đồng Úc châu nổi lên chống đối người nghệ sĩ Việt Nam mà không dựa trên bằng chứng, không nói lư lẽ th́ hóa ra cộng  đồng đă đi theo dấu vết sai lầm đáng nguyền rủa của cộng  sản thà “chống đối lầm c̣n hơn bỏ sót”.

 

Có người từng lập luận rằng cộng đồng phải làm vậy v́... từ trước đến giờ là vậy. Không thể làm khác được. Vậy phải chăng sự việc chống đối này đă trở thành một quán tính, một phản xạ tự nhiên của một cổ máy, một sinh vật không có sự suy nghĩ chứ đâu phải là một tập thể lănh đạo sáng suốt trong hành động như khẩu hiệu hô hào?

 

Từ sự việc thiếu sáng suốt này đưa đến sự bất đồng ư kiến trong hành động có nên biểu t́nh phản đối hay không, “đă có 28 phiếu đồng ư và 4 phiếu chống, điều khá đặc biệt là đă có 3 vị đại diện giới truyền thông đă không đồng ư (là đài phát thanh 2VNR, Tuần báo Nhân Quyền và Nhật báo Triêu Dương) với BCH.CĐ khi cho rằng: “Việc huy động một cuộc biểu t́nh để đối phó với hai anh hề là điều phí phạm nhân lực, trong khi Cộng đồng c̣n quá nhiều việc quan trọng khác phải làm...”

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=7270eb56792571526da6298f448c444a

 

Cũng từ sự bất đồng ư kiến này phải chăng đă đưa đến việc mất đoàn kết và mục tiêu chống đối nghệ sĩ Việt Nam, vô h́nh trung đă chuyển hướng sang chống đối MC. Trịnh Hội là một việc làm vô t́nh hay cố ư gây chia rẽ sự đoàn kết không những trong cộng  đồng người Việt Úc châu mà c̣n có thể chia rẽ giữa cộng  đồng Úc châu và cộng đồng Hoa Kỳ trong tương lai sắp đến. Nếu trung tâm Thúy nga tổ chức chương tŕnh ca nhạc với chủ đề “Mẹ”, với sự có mặt của các ca sĩ “lừng danh” đến từ trong nước như Hồng Nhung, Quang Dũng, Mai Đức Huy, Hồng Vy, tại Knott's Barry Farm. Nếu không có sự nổi lên chống đối như ở Úc châu theo bài viết “Cộng  đồng anh ở đâu “ của Tôn Vĩnh Hồng

 

http://www.namuctuanbao.com/590_pg11_01.htm#2

 

Một vết thương rướm máu đă xảy ra do thiếu sáng suốt, người viết không mong nó sẽ tái diễn một lần nữa trong cộng  đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

 

Những người nghệ sỹ này theo bảo đảm của ông bầu Thuần họ sang Úc với tư cách cá nhân, làm nghệ thuật v́ kinh tế không dính dáng đến chính trị. Bây giờ giả sử rằng họ là người dối trá và hiện thân là người làm công tác văn hóa vận. Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta có cần thiết phải tổ chức biểu t́nh qui mô để chống đối hay không?

 

Trong quá khứ chiến tranh Việt Nam, từng xảy ra cảnh chỉ v́ một vài phát đạn của một tên du kích VC ẩn náu trong xóm làng, đă đưa kết quả dân lành vô tội phải chịu bao chết chóc thương vong của bom đạn do sự đánh trả đích đáng không c̣n sự chọn lựa nào khác của người lính trận, đây là một sự việc đáng tiếc. Sự kiện này có thể biện minh tha thứ được bởi quy luật sinh tồn của chiến tranh.

 

Thế nhưng trong ḥa b́nh và đấu tranh dân chủ chúng ta có thể nào chấp nhận phương cách “Đánh trả vô tội vạ, bất chấp có sự oan t́nh hay không?” Tất nhiên là không! Thế th́ tại sao ban đại diện cộng  đồng không thể tỉnh táo để nh́n lại chính ḿnh để t́m phương cách hành động uyển chuyển, năng động và sáng tạo đem lại hiệu quả hơn là hành động theo phản xạ có điều kiện như đă từng xảy ra trong quá khứ chiến tranh?

 

Mỗi năm đă có hằng trăm ngàn người Việt về thăm quê nhà, cả một guồng máy nhà nước cộng  sản đă không thuyết phục họ được trong công tác văn hóa vận theo nghị quyết 36, vậy có thể nào một vài người nghệ sĩ Việt Nam cứ tạm cho là những “biệt kích” trong công tác văn hóa vận sẽ làm được cái ǵ qua một vài show tŕnh diễn đă được chọn lọc? Đến nỗi cộng  đồng cần phải tổ chức biểu t́nh chống đối. Phải chăng ban lănh đạo đă sai lầm đánh giá tŕnh độ dân trí của người Việt hải ngoại quá thấp để không thể nhận định đâu là sự tuyên truyền dối trá của Cộng  sản hay chăng?

 

Một kinh nghiệm nữa, để đối phó với những tên du kích đánh lén, có cần thiết huy động toàn bộ xe tăng thiết giáp, tất cả lực lượng vào cuộc chiến hay không? Người lính trận từng có kinh nghiệm chiến đấu chắc chắn trả lời là không. Lời giải đáp chính xác là phải tùy hỏa lực và lực lượng của đối phương để quyết định phương cách đánh trả cũng như huy động lực lượng tương xứng.

 

Đối với ba người nghệ sĩ Việt Nam giả dụ như họ là cán bộ văn hóa vận đi nữa, cũng chỉ là những tên du kích tép riu mà thôi, cộng  đồng có cần thiết huy động toàn bộ nhân lực và vật lực để biểu t́nh chống đối hay không? Phải chăng không c̣n phương pháp khác, đỡ tốn kém mà lại hữu hiệu hơn?

 

Trên vơ đài, phương cách hạ gục đối phương nhanh nhất không ǵ bằng cách đánh vào yếu huyệt. Đối với người cộng  sản yếu huyệt của họ là ǵ? Đó chính là sự đối thoại công khai trước công luận báo chí. Nhà nước cộng  sản luôn luôn rêu rao là một nhà nước do dân, v́ dân và của dân, nhưng khi gặp dân th́ trốn chui trốn nhủi, rất sợ đối thoại công khai với người dân. Ba mươi hai năm qua, cộng  đồng hải ngoại đă từng thách thức đảng cộng  sản đối thoại nhưng họ đă phải sợ hăi không dám đối đầu. Vậy tại sao cộng  đồng không tạo điều kiện để cho những tên đặc công văn hóa vận này (nếu đúng là sự thật) phải lộ diện công khai ra đối thoại với cộng  đồng, với công luận quốc tế. Sự thật sẽ được sáng tỏ, cộng  đồng có thể danh chánh ngôn thuận đă đánh đúng người đúng chỗ vậy.

 

Trong cuộc chiến vừa qua, từng xảy ra cảnh “chiếm đất dành dân” nhất là sau khi hiệp định Paris được kư kết, vào thời điểm đó là một quyết định đúng, nhưng giờ đây đă tỉnh táo có thể nào đánh giá lại quyết định đó hay không?

-         Chiếm đất nhiều để làm ǵ trong khi Quân lực VNCH không có khả năng bảo vệ lâu dài, v́ theo tinh thần hiệp định Paris sức mạnh của QLVNCH sẽ teo dần theo đồng tiền viện trợ, và vũ khí chiến tranh chỉ có được thay thế hạn chế trong qui định một đỗi một (đ.7 hiệp định Paris), trong khi lực lượng vũ trang VC tại miền Nam lại được tăng cường dồi dào một cách bí mật bởi miền Bắc không bị ràng buộc của hiệp định này về việc nhận viện trợ và trang thiết bị chiến tranh của khối Cộng  Sản, đây chính là điều thua thiệt.

-         Dành dân để làm ǵ, trong khi không chiếm lĩnh được trái tim và khối óc của họ th́ có ích ǵ, để rồi phải chứng kiến cảnh “đồng sàng đa mộng” địch ở đâu chưa thấy, mà chỉ thấy phe ta đánh phe ḿnh tại quốc hội lưỡng viện trong những ngày tháng cuối cùng để đi đến quyết định tan hàng là điều không tránh khỏi. Trong khi cộng  sản chiếm dân giữ dân bằng cái bao tử , bằng chính sinh mạng của họ, kể cả những thành phần trong mặt trận Giải Phóng Miền Nam trở thành một khối vững chắc trong đấu tranh chính trị chính là một yếu tố thắng lợi trong chiến tranh.

 

Từ kinh nghiệm trên nh́n lại cuộc đấu tranh tự do dân chủ hôm nay, không c̣n là cuộc chiến chiếm đất giành dân, mà là cuộc chiến mở đường cho trái tim và khối óc của người dân tự hướng về trào lưu dân chủ của thế giới. Vậy có thể nào cộng  đồng măi măi theo phương sách cũ dựa trên kinh nghiệm đau thương của ḿnh để đi đến thắng lợi mà không cần phải thay đổi hay không?

 

Nếu là người Việt Nam có cơ hội ra nước ngoài, chúng ta có cần đặt câu hỏi đầy cảnh giác “họ có là cộng  sản hay không?” mà tại sao chúng ta không đặt ngược lại câu hỏi rằng: “Không cần biết họ là ai, chúng ta làm cách nào để cấy hạt nhân dân chủ tự do vào trong ḷng họ mới được?” bằng phương cách tạo điều kiện thuận lợi cho họ tự so sánh thấy được sư ưu điểm của một chế độ tư bản tự do th́ hạt giống dân chủ sớm muộn sẽ nảy mầm sinh trưởng trong ḷng họ, và họ sẽ tự t́m đường đến phong trào dân chủ khi có cơ hội có phải tốt hay không?.

(C̣n tiếp)