Từ Trịnh Hội đến dân chủ cuội? (3/4)

 

(Phần 1)

(Phần 2)

 

Thiên Đức

 

III/- Trịnh Hội có phản bội hay không?

 

Đây chính là tựa đề bài viết của Hoàng Nguyên, phóng viên đài 4EB, .

http://www.namuctuanbao.com/590_pg11_03.htm

 

Bài viết tŕnh bày:

Trịnh Hội là một luật sư trẻ, sau khi ra trường đă làm làm việc thiện nguyện, giúp cho đồng hương tị nạn ở Phi Luật Tân. Trường hợp này thật là đặc biệt, v́ ít mấy ai sau khi tốt nghiệp, không lo chuyện nhà cửa cơm áo, mà lại dấn thân làm việc không công dài hạn như vậy. Với đóng góp này, Trịnh Hội đă được Cộng Đồng Úc Châu tặng cho danh hiệu người trẻ xuất sắc cách đây khoảng 5, 7 năm. BS Nguyễn Mạnh Tiến, đương kim CT CĐ NVTD LBUC, là người sáng lập ra giải thưởng này. Không những có đóng góp xuất sắc mà Trịnh Hội c̣n là một người có ngoại h́nh điển trai và ăn nói duyên dáng. Sau khi làm thiện nguyện xong, luật sư Trịnh Hội chuyển sang làm MC cho trung tâm Asia, càng được nhiều người biết đến và mến mộ.

 

Với tinh thần cảnh giác cao độ, tác giả cho rằng Trịnh Hội mới 37 tuổi c̣n ngây thơ dễ bị lợi dụng, và đặt nghi vấn tại sao Trịnh Hội lại được lăng xăng đi từ Nam ra Bắc phỏng vấn hết người này đến người nọ mà không gặp một sự cản trở nào từ phía nhà nước. Sau đó so sánh h́nh ảnh bịt miệng của cha Lư trước ṭa án, bài báo đi đến kết luận:

 

Chỉ có hai giả thuyết Một là Trịnh Hội không biết ḿnh đang cầm micro làm MC cho VC, tức là chàng trai 37 tuổi c̣n ngây thơ, c̣n thứ hai là Trịnh Hội biết mà vẫn làm. Có lẽ, quần chúng đi biểu t́nh ngày hôm qua nghĩ Trịnh Hội biết mà vẫn làm, nên mới hô khẩu hiệu “Trịnh Hội Phản Bội”,

 

Để có sự phán xét công b́nh, hăy nghe Trịnh Hội tâm sự:

 

Tại sao tôi lại có ư kiến này, một ư kiến mà hầu như tất cả mọi người trong ban đại diện Cộng Đồng đều không đồng ư, trong đó có những người mà tôi đă làm việc chung và khá thân thiết trong suốt mười mấy năm qua như bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu. Đối với riêng tôi, lư do lớn nhất khá giản dị. Việc phản đối biểu t́nh các văn nghệ sĩ Việt Nam ra ngoại quốc kiếm tiền sinh sống với tư cách cá nhân là một việc làm không công b́nh và thiếu nhân tâm. Đặc biệt là khi họ chẳng liên quan ǵ đến nhà nước Việt Nam và chuyện chính trị là chuyện họ chẳng những không được biết đến mà cũng không có cách nào để nói lên ư kiến, bào chữa cho chính ḿnh. Cho dù ở đây hay ở Việt Nam. Nhất là khi việc phản đối biểu t́nh của chúng ta sẽ làm ảnh hưởng tổn hại từ tinh thần đến vật chất của những người mà cái tội duy nhất là đă sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, không được may mắn như những người ở Hải Ngoại...

Được nuôi dưỡng và lớn lên trong một xă hội b́nh đẳng, có nhân tâm như ở Úc, điều quan trọng nhất đối với tôi là chúng ta, trong chuyện tư hay chuyện công, cá nhân hay hội đoàn, tất cả đều cần phải tôn trọng, không đánh người vô tội khi không có bằng chứng, và sẽ không làm tổn hại - trực tiếp hay gián tiếp - đến những quyền lợi căn bản cá nhân và riêng tư của mỗi người. Cho dù đó là những người ḿnh không ưa hoặc không có cùng quan điểm chính trị.

Cuối cùng th́ tôi chỉ có thể làm được những ǵ mà lương tâm của tôi cho phép Như anh Nam Lộc đă từng chia xẻ với tôi: 'chúng ta không thể nào đạp giẫm lên lẽ phải và sự công bằng để tranh đấu cho công bằng và lẽ phải'.

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=10609ae194f439ad93bfe661db00b146

B́nh tâm để nh́n lại cái lối suy diễn từ hành vi của Trịnh Hội về Việt Nam phỏng vấn hết người này đến người nọ cho đến sự khác biệt ư kiến chống hay không nghệ sĩ Việt Nam rồi đi kết luận Trịnh Hội là người phản bội. Thật sự đă không thuyết phục được mọi người bàng quan nhất là giới trẻ. V́ đây là lối quy chụp tùy tiện hoàn toàn trái nghịch với phong cách sinh hoạt dân chủ trong một xă hội văn minh tiến bộ tại một quốc gia đứng vào một trong những vị thế hàng đầu thế giới.

Thật vậy, người Việt hải ngoại đấu tranh chống độc tài cộng sản, kêu gọi mở rộng dân chủ, tôn trọng ư kiến khác biệt, vậy tại sao lại dùng áp lực của đám đông đường phố để triệt tiêu tiếng nói bất đồng của Trịnh Hội, đây là một nghịch lư không chấp nhận được, cần phải xét lại. Không thể nào đấu tranh cho dân chủ tự do bằng những phương cách phi dân chủ, chụp mũ.

Nếu cho rằng hành vi về Việt Nam phỏng vấn người này người khác là một bằng chứng cụ thể của sự phản bội, th́ tại sao lại không chống tất cả những người về hợp tác với cộng sản trong tất cả mọi lănh vực từ y tế, giáo dục, kinh tế, kể cả quân sự với tư cách cá nhân, tổ chức quốc tế, thậm chí ở các cấp chính phủ là cộng sản? Đây là một thái độ không công bằng. Phải chăng cộng đồng Úc châu đă trượt dài sự sai lầm của ḿnh từ chống nghệ sĩ Việt Nam sang chống Trịnh Hội là phản bội?

Nội dung h́nh ảnh biểu t́nh tại Úc vừa qua để trấn áp tiếng nói Trịnh Hội có khác ǵ chăng h́nh ảnh bịt miệng cha Lư trước ṭa án quốc nội chăng nh́n trên khía cạnh đấu tranh dân chủ?

Nếu ai đó dùng hai h́nh ảnh này để so sánh rồi đi đến kết luận như trong bài báo ở trên Trịnh Hội là con người phản bội chẳng những không thuyết phục mà c̣n gây ấn tượng xấu, phản cảm trong ḷng giới trẻ hiện nay mà thôi.

 

Nh́n một cách bao quát hơn có thể nhận định rằng sự bất đồng giữa Trịnh Hội và ban lănh đạo cộng đồng Úc châu không c̣n là sự dị biệt ư kiến cá nhân của người trong cuộc mà chính là sự đối kháng giữa tiếng nói của thế hệ sau chiến tranh là công bằng và lẽ phải và tiếng nói của thế trong chiến tranh là cảnh giác cao độ dựa trên máu và nước mắt của quá khứ cho cả cộng đồng người Việt Hải ngoại nói riêng và tại quốc nội nói chung.

 

 

Đă đến lúc cộng đồng hải ngoại phải b́nh tâm, lư giải rơ ràng để có thể t́m ra giải pháp đúng cho hiện tại và cả tương lai. Nếu người Việt hải ngoại mang danh đấu tranh cho tự do dân chủ mà không thuyết phục được chính ḿnh và những người xung quanh bằng lư lẽ và con tim th́ làm sao có thể tiến xa hơn nữa vượt nửa ṿng trái đất để thuyết phục người dân trong nước đă ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền xảo trá của chế độ hiện nay.

 

Có ư kiến “gay gắt” cho rằng: “Trịnh Hội là chồng của Kỳ Duyên, Kỳ Duyên là con gái ruột của ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ làm lợi cho Cộng sản, con gái ông cũng vậy, nên cũng không lạ ǵ khi Trịnh Hội phải đi theo... đường lối của vợ!”

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=7270eb56792571526da6298f448c444a

 

Sự việc này Trịnh Hội đă tâm t́nh giăi bày sáng tỏ trong hai bức thư tâm t́nh của ḿnh, đó là chuyện riêng tư của cá nhân, người viết không cần thiết phải nhắc lại. Thế nhưng không thể không nhân sự việc này để nh́n rơ thêm một khía cạnh pháp lư về phương cách luận tội đó.

 

Trong thời đại phong kiến có thể “Tru di tam tộc” chỉ v́ một người phạm tội, ngày nay dưới ánh sáng văn minh của thời đại ngày nay không cho phép sử dụng nguyên tắc lỗi thời đó. Luật h́nh sự ngày nay chỉ quy trách nhiệm lỗi ai người ấy chịu. V́ thế dùng mối tương quan gia đ́nh vợ để áp đặt và phán tội cho Trịnh Hội phản bội là không thích hợp.

 

Ông Nguyễn Cao Kỳ là một nhân vật lănh đạo cao cấp dưới thời đệ nhị Cộng Ḥa đă trở về hoạt động kinh tế tại quốc nội và đă có ư kiến gián tiếp hay trực tiếp về vấn đề xếp lại quá khứ để đi đến ḥa hợp ḥa giải dân tộc, xây dựng tương lai. Từ sự việc này ông Kỳ bị quy chụp là phản bội, đâm sau lưng chiến sĩ. Ông Kỳ đă từng tuyên bố những lời phát biểu của ông đă không nhân danh một tập thể nào cả mà chỉ là phát biểu của cá nhân mà thôi.

 

Thật sự mà nói, dù muốn hay không, ông Kỳ đă là người của công luận quá khứ, là tiếng nói của thế hệ lănh đạo trong chiến tranh, sở dĩ ư kiến của ông Kỳ được chú ư là nhờ vào cái hào quang một thời chứ không phải nhờ vào hoạt động cá nhân hiện tại. V́ thế ông Kỳ chối bỏ quá khứ th́ không c̣n là ông Kỳ của ngày xưa nữa mà chỉ là con người tầm thường như bao người khác mà thôi. Phải chăng cộng sản đă sai lầm khi sử dụng một người tầm thương (?) như vậy vào mục tiêu kêu gọi hợp tác ḥa b́nh. Ngạn ngữ từng có câu “Một lần bất tín, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng buổi sáng để buổi chiều chạy lên chiến hạm Mỹ” th́ “vạn lần bất tin, vào lời kêu gọi ḥa giải ḥa hợp của một người từng bỏ rơi bạn bè, đồng đội và cả quá khứ của ḿnh”.

 

Trái lại, Trịnh Hội là con người của công luận hiện nay, của thế hệ trẻ sau chiến tranh. Và cũng có thể là hiện thân cho những người lănh đạo tương lai. Chỉ có thể thu hút những con người này đến với tự do dân chủ bằng những phương cách dân chủ, bằng lẽ phải và công bằng mà thôi. Chứ không thể bằng những phương cách hàm hồ cả vú lấp miệng em nào khác. Đó chính là tṛ chơi dân chủ đa nguyên vậy.

 

Một câu hỏi không thể không đặt ra ở đây “Phải chăng sân khấu chính trị Việt Nam sắp tới đây nên nhường lại cho lớp trẻ sau chiến tranh chăng?” V́ tiếng nói của những thế hệ trong chiến tranh kể cả hai bên cuộc chiến phải chăng đă lỗi thời (?), và cũng đang đi vào chặng đường cuối của hạng xưa nay hiếm “Thất thập cổ lai hy”. Ai là người chuẩn bị tâm lư và dọn đường dân chủ cho tuổi trẻ vào cuộc, nếu không phải là những người trong cộng đồng hôm nay?

(C̣n tiếp)