Trang Chính

English

Việt Nam


Hoa Kỳ

Sinh Hoạt Cộng Đồng


Thế Giới
Diễn Đàn

Văn Học

B́nh Luận

Kinh Tế
Câu Chuyện ThờiSự

Chuyện Lạ 4Phương

Khoa Học

Sức Khỏe

Ẩm Thực

Nhân Vật

Người / Ngợm

Vui Cười


Biếm Thi

Linh Tinh

Rao Vặt

Nhạc Hoàng Vân

VNCH Foundation

Ca Dao Việt Nam

Thơ Hà Huyền Chi

Hà Phương Hoài

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

OVERSEAS
FREE VIETNAMESE
COMMUNITIES

RADIO
SAIGON-HOUSTON

Tập Hơp Dân Chủ Đa Nguyên trên ngưỡng cửa năm 2005

Nguyễn Gia Kiểng

 

 LTS. Thông Luận là một diễn đàn tự do nhưng cũng là cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Một số đông độc giả là thân hữu của Tập Hợp và có thể muốn biết về những vấn đề và triển vọng của Tập Hợp.

      Cùng với năm 2005, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bước vào tuổi 23. Dư luận chỉ biết tới nó từ năm 1988 với sự xuất hiện của nguyệt san Thông Luận và gọi nó là "nhóm Thông Luận". Được thành lập như một nhóm trí thức tại Paris tháng 11-1982, nó đă lan dần ra các nơi khác. Lập trường của nhóm được tŕnh bày một cách cục bộ qua các bài báo trên Thông Luận và một cách toàn bộ trong các Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên được cập nhật trung b́nh 5 năm một lần, mỗi lần với một tên riêng. Ấn bản mới nhất được phổ biến năm 2001 mang tên Thành Công Thế Kỷ 21. Danh xưng chính thức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chỉ có từ năm 2000.

     Năm 2001 đă là khúc quanh quan trọng của Tập Hợp với một qui ước sinh hoạt mới và một cơ cấu tổ chức mới, biến Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ một kết hợp lỏng lẻo tập trung tại Paris thành một tổ chức có qui mô thế giới và phân nhiệm rơ rệt. Đó là cả một sự lột xác. Sự lột xác này lại diễn ra gần như cùng một lúc với hai khúc quanh khác. Tại Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam họp đại hội 9, loại bỏ tổng bí thư Lê Khả Phiêu, đưa ra một ban lănh đạo mới, khẳng định lập trường thủ cựu cứng rắn. Trên thế giới giai đoạn chiến tranh chống khủng bố bắt đầu từ ngày 11-9-2001. Hai biến cố này liên hệ với nhau v́ ban lănh đạo cộng sản Việt Nam đă nhanh chóng chụp cơ hợi, lợi dụng lúc mà họ cho rằng mọi quan tâm của thế giới dồn vào cuộc chiến tranh chống khủng bố để tung ra một đợt dàn áp hung bạo nhắm vào những người dân chủ trong nước gần gũi với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Sự trùng hợp t́nh cờ này đă gắn chặt Tập Hợp với bối cảnh thế giới và t́nh h́nh đất nước.

      Có thể nói mọi quốc gia dân chủ đều đă bối rối trong cố gắng đương đầu với khủng bố, và các chế độ độc tài có lúc đă tưởng rằng chúng có thể thẳng tay đàn áp những nguyện vọng dân chủ mà không sợ hậu quả. T́nh h́nh căng thẳng tại Trung Đông đă khiến giá dầu khí tăng vọt. Cuộc chiến tại Iraq cũng đă làm sự thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ trở thành trầm trọng hơn, khiến cho đồng đô la Mỹ sụt giá nặng, gây khó khăn lớn cho thương mại của hầu hết mọi quốc gia. Sự tŕ trệ kinh tế bắt đầu từ giữa năm 2000 vẫn chưa khắc phục được sau hơn bốn năm. Kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi, nhất là tại châu Âu. Ngoài ra các nước châu Âu c̣n sẽ phải trải qua một giai đoạn khó khăn do việc mở rộng Liên Hiệp Châu Âu mà các thành quả sẽ chỉ gặt hái được về lâu về dài. Khó khăn về kinh tế có thể khiến các nước dân chủ châu Âu trở nên dễ dăi trong bang giao quốc tế và đặt ưu tiên cho việc gia tăng buôn bán ; việc Liên Hiệp Châu Âu chấm dứt cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc là một thí dụ. Nói chung, t́nh h́nh hiện nay không thuận lợi như những người dân chủ mong muốn. Ngoài ra cũng phải lưu ư đến một sự kiện mới : một số nước Đông Âu và Tây Á trước đây gắn bó chặt chẽ với Nga đang tách rời khỏi ảnh hưởng Nga để t́m đến với phương Tây. Liên bang Nga, như có thể thấy được trong các trường hợp Ukraine và Georgia, đă có dấu hiệu sẵn sàng hành động một cách vô trách nhiệm. Không thể loại trừ khả năng Nga t́m cách lập một liên minh ngầm với các chế độ độc tài để phá thế cô lập.

     Tuy vậy khuynh hướng chung vẫn là thế giới chuyển biến trong chiều hướng ngày càng thuận lợi hơn cho trào lưu dân chủ. Các chế độ Trung Quốc, Cuba, Miến Điện và Việt Nam chắc đă nhận ra điều này. Tất cả đều đă phải xuống thang trong chính sách đàn áp mà họ phát động lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố. Phản xạ dân chủ của thế giới văn minh vẫn c̣n nguyên vẹn. Ư thức dân chủ ngày càng mạnh ngay trong các nước c̣n dưới ách độc tài.  Các tiến bộ về truyền thông ngày càng dồn dập, phá vỡ các bức tường bưng bít, thành tŕ cố hữu của các chế độ chuyên chính.

     An ninh thế giới dần dần cải thiện. Afghanistan ngày càng ổn vững và t́nh h́nh Iraq cũng đă bắt đầu có dấu hiệu lạc quan. Có triển vọng cuộc xung đột Do Thái - Palestine cũng sẽ bớt căng thẳng. Sự thành lập những nhà nước dân chủ tại Afghanistan và nhất là tại Iraq sẽ thay đổi hẳn bộ mặt của khối Hồi giáo, tập thể khó chuyển hóa nhất về dân chủ. Đây sẽ là một bước tiến quyết định cho tiến tŕnh h́nh thành một trật tự dân chủ trên toàn thế giới, đẩy các chế độ độc tài vào thế cô lập tuyệt vọng.

     Nếu chấp nhận rủi ro sai lầm th́ cũng có thể dự đoán trong bốn chế độ cộng sản c̣n lại, có triển vọng là hai chế độ Cuba và Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ trong ṿng vài năm tới. Trung Quốc sẽ gặp những khó khăn lớn do chính sách tư bản rừng rú, bất chấp môi trường và liên đới xă hội, tạo chênh lệch lớn giữa các địa phương và giữa các thành phần xă hội và dung túng tham nhũng ở mức độ thách thức. Trào lưu dân chủ hóa sẽ thêm một sức bật mới.

      Tại Việt Nam, về mặt kinh tế, tăng trưởng tiếp tục được duy tŕ ở một mức độ khá cao theo tiêu chuẩn quốc tế : 7%. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng này phải được coi là thấp đối với một nước đă quá tụt hậu, càng không chấp nhận được v́ Việt Nam có một vị trí địa lư rất thuận lợi và một nguồn nhân công dồi dào, siêng năng, thông minh và rất rẻ. Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam c̣n thấp hơn cả Trung Quốc (khoảng 9%) trong khi đáng lẽ Việt Nam phải tăng trưởng ở cùng một nhịp độ với các tỉnh bờ biển của Trung Quốc, nghĩa là trên 15%.

     Cũng giống như Trung Quốc mà ban lănh đạo cộng sản lấy làm mẫu mực, Việt Nam để cho bất công xă hội và tham nhũng gia tăng ở mức độ thách đố, nhưng khác với Trung Quốc, Việt Nam không có được một ban lănh đạo có bản lănh.

     Điểm khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc là tại Trung Quốc những biện pháp đổi mới thường đến từ sáng kiến của ban lănh đạo, trong khi tại Việt Nam những đổi mới đến từ áp lực của quần chúng. Những đổi mới tại Trung Quốc có tác dụng khiến người dân có thiện cảm với chính quyền hơn - dù không thay đổi được xu hướng cơ bản là xă hội ngày càng căng thẳng do tham nhũng và bất công quá đáng - trong khi tại Việt Nam chúng được đón nhận như một khuyến khích để chống đối chính quyền mạnh hơn.

     Một điểm khác biệt nữa là Trung Quốc chưa bao giờ được thử nghiệm dân chủ, trong khi Việt Nam đă từng tiếp xúc với phương Tây trong gần một thế kỷ Pháp thuộc và cũng đă từng có một chế độ dân chủ ít nhất tại nửa phía Nam. Ư thức dân chủ và nhu cầu dân chủ của người Việt Nam mạnh hơn so với người Trung Quốc. Cụ thể là Trung Quốc không có được một tổ chức đối lập dân chủ như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

     Việt Nam sẽ có dân chủ trước Trung Quốc. Chúng ta càng có lư do để vững tin như vậy v́, khác với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Việt Nam đang khủng hoảng nặng. Không những đại bộ phận đảng viên chán ghét ban lănh đạo, mà chính trong thượng tầng lănh đạo cũng đang có xung đột ở mức độ trầm trọng chưa bao giờ thấy.

     Chúng ta đang chứng kiến hai hiện tượng song song : một là bất măn tăng cao, sự thù ghét chính quyền ngày càng lớn ; hai là đời sống kinh tế ngày càng cải thiện, giải phóng dân chúng khỏi sự lệ thuộc vào chính quyền. Hai tiến tŕnh này chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả là chính quyền phải thay đổi hoặc sụp đổ, nhiều triển vọng hơn là bị bắt buộc phải thay đổi và sau đó bị đào thải do chính sự thay đổi bắt buộc này.

     Chúng ta cũng đang chứng kiến một cuộc đấu đá dữ dội và công khai giữa nhiều tướng lănh và công thần của chế độ, tiêu biểu là đại tướng Vơ Nguyên Giáp và thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, với phe Lê Đức Anh đang thao túng đảng. Phe Giáp-Khánh đông đảo hơn và cũng được hậu thuẫn mạnh hơn của khối đảng viên nhưng không có tổ chức, không có quyền hành và tài chánh, cũng không động viên được nguyện vọng dân chủ đang lên cao tại Việt Nam. Tuy nhiên phe Lê Đức Anh cũng sẽ rất suy yếu sau cuộc đấu đá này.

     Cần phải hiểu logíc tồn tại của đảng và chế độ cộng sản. Từ nhiều thập niên qua, đảng cộng sản đă phạm nhiều sai lầm trầm trọng và gặp nhiều khó khăn lớn ; lư tưởng cộng sản đă sụp đổ ; đảng cộng sản không có dự án chính trị đúng đắn nào, cũng không có một lănh tụ có uy tín, ngay cả thần tượng Hồ Chí Minh cũng đang trở thành lố bịch. Nói chung đảng cộng sản không có ǵ để gắn bó đảng viên với nhau cả. Dĩ nhiên nó có nhiều quyền lợi để chia chác, nhưng chia chác quyền lợi không đoàn kết những con người, trái lại c̣n là nguyên nhân của thù ghét. Đảng và chế độ cộng sản đă chỉ tồn tại được nhờ có một nhóm cầm quyền trong đảng, đóng vai tṛ của một ban trật tự, kiểm soát  và khống chế đảng. Nhóm này khống chế đảng cộng sản và dùng đảng cộng sản để khống chế đất nước. Tuyệt đại bộ phận đảng viên cộng sản cũng bị khống chế như mọi người Việt Nam. Nhóm cầm quyền này từ thập niên 1960 do Lê Đức Thọ cầm đầu, từ đầu thập niên 1990 nó dần dần được chuyển giao cho Lê Đức Anh. Logic "hai tầng khống chế" này đă khiến Đảng Cộng Sản Việt Nam không giống các đảng cộng sản khác ở chỗ tổng bí thư -dù là Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh - không phải là người có quyền nhất, người có quyền nhất là người đứng đầu "đảng cầm quyền trong đảng", là Lê Đức Thọ, rồi Lê Đức Anh. Người ta chưa quên một câu nói của Lê Đức Thọ : "Đảng là tao !".

     Phương pháp cầm quyền của "đảng cầm quyền trong đảng" này thuần túy dựa trên cưỡng chế. Phương pháp này không thể tiếp tục măi măi v́ quyền lực bao giờ cũng cần được duy tŕ bằng hai vế, đồng thuận và cưỡng chế, đồng thuận để giảm thiểu sự chống đối, cưỡng chế để đập tan những chống đối c̣n lại. Phe đảng Lê Đức Anh từ hơn mười năm nay chỉ dùng cưỡng chế nên nó ngày càng bị chống đối, ngày càng bị cô lập. Một đổ vỡ lớn đă xẩy ra trong dịp đại hội 9, đầu năm 2001 với việc loại bỏ Lê Khả Phiêu. Ông Phiêu được Lê Đức Anh chọn để kế vị ḿnh, nhưng đă không kiên nhẫn như Lê Đức Anh đă kiên nhẫn với Lê Đức Thọ. Ông lập ra cục A10 làm dụng cụ quyền lực của riêng ḿnh, định dùng nó để qua mặt Lê Đức Anh và đă bị phe Lê Đức Anh phản công và loại bỏ. Nhưng Lê Khả Phiêu cũng đă có th́ giờ và phương tiện trong cương vị tổng bí thư, và truyền nhân của Lê Đức Anh, để lập một thế lực cho riêng ḿnh cho nên tuy bị loại nhưng ông Phiêu cũng đă gây thiệt hại lớn cho phe Lê Đức Anh và sau đó vẫn c̣n duy tŕ được một thế lực trong nội bộ đảng. Phải hiểu rằng đàng sau Vơ Nguyên Giáp và Nguyễn Nam Khánh trong đợt tấn công này là phe đảng Lê Khả Phiêu, chủ yếu là đám A10 trước đây.

     Hiện nay phe Lê Đức Anh đang ở trong một t́nh trạng nguy kịch, co cụm lại trong Tổng Cục 2. Dù không bị đánh gục lần này v́ những tố giác của nhóm Vơ Nguyên Giáp - Nguyễn Nam Khánh, nó cũng sẽ bị suy giảm nặng và không thể kiểm soát  được đảng nữa. Và một khi không c̣n làm chủ được nội bộ đảng nữa, nó sẽ là đối tượng của vô số công phá khác do những ân oán đă tích lũy quá lâu. Như vậy chúng ta sẽ chứng kiến một t́nh trạng rất mới : đảng cộng sản không c̣n lư tưởng, không có dự án, không uy tín, không lănh tụ và cũng không có luôn một ban trật tự. Sự tan vỡ là điều không tránh khỏi. Các thành phần tiến bộ hướng về dân chủ trong đảng cộng sản sẽ có khả năng xuất hiện công khai và kết hợp lại với nhau. Những thành phần này sẽ sẵn sàng bắt tay với đối lập dân chủ.

     Trở ngại lớn cho tiến tŕnh dân chủ là thành phần tư sản đỏ. Thành phần này câu kết chặt chẽ với phe Lê Đức Anh để nắm những đặc quyền, nhất là trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm 2/3 sản lượng quốc gia. Nhờ chính sách "kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa" nó đă chiếm đoạt hầu hết tiền của trong nước và chi phối được đảng cộng sản bởi v́ tại Việt Nam hiện nay tất cả đều mua được, kẻ có tiền là kẻ có quyền. Dĩ nhiên thành phần này muốn duy tŕ chế độ như hiện nay để giữ nguyên đặc quyền đặc lợi; nó hỗ trợ phe Lê Đức Anh -phần lớn những tư sản đỏ cũng thuộc phe này- nhưng nó theo logic lợi nhuận và có thể trở mặt nếu thấy phe Lê Đức Anh tuyệt vọng.

     Trở ngại lớn khác là sự thờ ở và thụ động của quần chúng. Quần chúng hầu như đă mất ḷng tin vào đất nước và chấp nhận một thái độ cam chịu, chỉ t́m cách giải quyết những vấn đề cá nhân bằng các giải pháp cá nhân. Tuy vậy chúng ta không nên quá bi quan. Niềm tin có thể khôi phục được một khi triển vọng dân chủ trở thành cụ thể, và lúc đó cả một khối sinh lực và ư chí lớn sẽ bộc phát, như một núi lửa đă lâu năm chờ cơ hội để bùng nổ. Vấn đề chính là khôi phục lại niềm tin, bắt đầu bằng ḷng tin là đă có một đội ngũ dân chủ có quyết tâm và thực lực. Xây dựng đội ngũ dân chủ là xây dựng niềm tin này.

      Trong ba năm vừa qua Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đă làm một cuộc lột xác lớn với những xáo trộn không tránh được v́ một thay đổi lớn, dù cần thiết và đúng đắn, không bao giờ thỏa măn được tất cả mọi người. Tập Hợp cũng đă bị đánh phá dữ dội. Nhiều gương mặt dân chủ nổi bật trong nước bị bắt và bị kết tội là hợp tác với Tập Hợp, gây lo ngại cho những người muốn đến với nó. Lần đầu tiên Tập Hợp bị tấn công thẳng vào đội ngũ chí hữu và môi trường thân hữu, ở cả trong lẫn ngoài nước. Lư do khiến đảng cộng sản thẳng tay đánh phá Tập Hợp là v́ họ nhận ra rằng Tập Hợp đă trở thành một mối nguy thực sự cho họ. Tay sai của công an tại nước ngoài liên hệ về trong nước đă xuyên tạc và bôi bẩn để hạ uy tín của Tập Hợp với anh em dân chủ trong nước, kể cả phao đồn là Tập Hợp đă tan ră! Tại hải ngoại, chúng phao đồn ngược lại là Tập Hợp đă mất hết tin tưởng của anh em trong nước. Chúng cũng t́m mọi cách để gây ngờ vực và mâu thuẫn giữa các thân hữu và chí hữu của Tập Hợp.

     Mặc dầu vậy Tập Hợp vẫn vững vàng tiến tới. Số chí hữu và thân hữu tiếp tục gia tăng một cách khả quan. Những đánh phá của chế độ cộng sản, dù là bằng các vụ án thô bạo trong nuớc hay qua bọn tay sai tại hải ngoai đă chỉ có tác dụng khiến Tập Hợp lớn mạnh hơn. Tập Hợp đă tiến một bước lớn trong văn hóa tổ chức, đă phát triển một cách đầy hứa hẹn về Đông Âu, đă tranh thủ thêm được một số đông đảo thân hữu tại hải ngoại cũng như trong nước, đặc biệt là ở trong nước. Tập Hợp đủ khả năng tiếp nhận một số đông đảo các thành viên mới để trở thành một tổ chức chính trị có tầm vóc lớn.

     Tập Hợp cũng đă tranh thủ được sự kính trọng và hợp tác các các tổ chức dân chủ và nhân quyền có uy tín trên thế giới và nhiều chính phủ dân chủ. Nhờ vậy Tập Hợp đă có thể động viên một cách hiệu quả các áp lực bảo vệ anh em dân chủ trong nước.

     Quan trọng hơn, Tập Hợp đă được đánh giá là một tổ chức dân chủ thực sự và lương thiện qui tụ được mọi thành phần dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị, với một lập trường trong sáng, ngang tầm, và có thể c̣n đi trước, tư tưởng chính trị của thời đại. Từ chỗ là tổ chức bị công kích nhiều nhất trước đây do lập trường ḥa giải và ḥa hợp dân tôc, nó đă trở thành tổ chức đối lập được tín nhiệm nhất. Ngay cả đảng cộng sản dù coi nó là đối thủ nguy hiểm nhất cũng phải kính trọng. Tập Hợp đă trở thành một lực lượng chủ động của cuộc vận động dân chủ. Hơn thế nữa, nó được nh́n như biểu tượng chính của khuynh hướng dân chủ. Đây là một ưu thế mà dù có hàng tỷ đô la cũng không mua được. Việt Nam sẽ có dân chủ trong một tương lai gần, đó là một điều chắc chắn, nhưng tương lai dân chủ của Việt Nam không thể vắng mặt Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Giờ này đă hơi trễ để thành lập một tổ chức chính trị mới, và nếu phải chọn lựa giữa các tổ chức hiện có th́ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một chọn lựa đúng đắn, hiển nhiên.          

     Giai đoạn sắp tới sẽ rất quan trọng. Dù đảng cộng sản ứng xử thế nào th́ đất nước vẫn tiến một bước lớn về dân chủ. Những người dân chủ Việt Nam sẽ có những vận hội lớn không được bỏ lỡ. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng sẽ có cơ hội để góp phần xứng đáng trong tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước.

 Hẹn với tương lai

       Một tập hợp chính trị lớn chỉ có thể thành h́nh trong đấu tranh khó khăn ở thế đối lập. Không ai thành lập được một chính đảng sau khi đă nắm được chính quyền. Những khó khăn mà Tập Hợp, cũng như mọi kết hợp để thay đổi xă hội ở mọi quốc gia và mọi thời đại, đă và sẽ c̣n gặp là đương nhiên. Trong lịch sử của mọi dân tộc, những nhóm người làm ra lịch sử thường rất ít ỏi và thiếu phương tiện trước khi họ thành công. Họ đă thắng được những tập đoàn cầm quyền đông đảo và nhiều phương tiện v́ họ là hiện thân của một thay đổi phải đến, v́ họ đă kiên tŕ ḥ hẹn với tương lai.

     Trong sự mệt mỏi thụ động của một dân tộc đă trải qua quá nhiều khổ đau và mất mát, tôi đă rất hănh diện được là thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, được là chí hữu của những người vẫn giữ được ư chí và niềm tin, quyết tâm thay đổi thay v́ chịu đựng thực tại, quyết tâm làm tác nhân thay v́ làm nạn nhân của lịch sử. Tôi mong ước được chia sẻ niềm hănh diện đó với thật nhiều người trong giai đoạn quan trọng sắp tới của đất nước, nhất là những thân hữu trong nhiều năm qua đă dành cho Tập Hợp cảm t́nh và sự hỗ trợ bền bỉ mà trong dịp này, cùng với lời chúc một năm 2005 an khang và hạnh phúc, tôi xin thay mặt anh em ngỏ lời cảm tạ chân thành.

Paris, ngày 1-1-2005

Nguyễn Gia Kiểng