Từ Trịnh Hội đến dân chủ cuội (1/4)

Thiên Đức

 

Một cuộc biểu t́nh chống văn hóa vận vừa tàn, mà cả hai bên không mong xảy ra nhưng phải đối đầu nhằm bảo vệ cái lư lẽ cho rằng đúng nhất vào thời điểm này. Sự kiện này đă gây nhiều phản cảm không những trong ḷng khán giả hâm mộ văn nghệ mà c̣n đối với những người ưu tư đến t́nh h́nh đất nước, là đề tài đang râm ri bàn tán trên Radio vỉa hè hải ngoại, thiết tưởng cũng nên làm sáng tỏ để có thể t́m một lối thoát cho tương lai chính là chủ đích của loạt bài viết này.

 

Câu chuyện bắt đầu từ việc ông bầu Huỳnh Thuần sau khi gặp nhiều rắc rối trong việc tổ chức chương tŕnh ca nhạc “Thương nhớ Việt Nam” trở về Úc tổ chức một chương tŕnh ca nhạc có tên là: “Người ấy và tôi em chọn ai?” theo quảng cáo có 3 nghệ sĩ từ Việt Nam đó là ca sĩ Lưu Chí Vĩ và hai danh hề Tấn Bo và Tấn Beo (là con của nghệ sĩ cải lương Tấn Tài). Chương tŕnh c̣n có sự tham dự của các nghệ sĩ ở Hoa Kỳ như Nguyễn Hưng, Đặng Thế Luân, Lưu Bích, Băng Tâm và hai M.C Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trịnh Hội - sẽ bắt đầu tŕnh diễn từ ngày 13, 14 và 15.4.2007 tại 3 tiểu bang: Sydney, Melbourne và Brisbane.

 

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO ÚC CHÂU THÔNG BÁO:

v/v các buổi TR̀NH DIỄN CÓ NHỮNG NGHỆ SĨ TỪ VIỆT NAM SANG

CĐNVTD/UC được biết rằng giữa tháng 4 tới đây sẽ có những buổi tŕnh diễn ca nhạc tại Sydney, Melbourne và Brisbane Trong số những nghệ sĩ tŕnh diễn có 3 người từ Việt Nam sang.

Như đă lên tiếng nhiều lần trong quá khứ, CĐNVTD/UC xin nhắc lại nhận định của CĐ rằng, dù nhóm tổ chức vô t́nh hay cố ư, đây vẫn là một hoạt động quen thuộc nằm trong âm mưu văn hóa vận của CSVN, lợi dụng ḷng yêu thích văn nghệ của đồng hương, lợi dụng ḷng tham lợi của một số con buôn người Việt tại Úc, lợi dụng sự ham muốn xuất ngoại của các ca sĩ trong nước, để xâm nhập văn hóa, gây chia rẽ và xáo trộn trong CĐ và làm giảm sức mạnh đoàn kết tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ của người Việt hải ngoại.

Qua Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN ban hành ngày 26/3/2004, nhà nước CSVN đă nói rơ chủ trương “.tổ chức (cho các nghệ sĩ) ... ra nước ngoài biểu diễn phục vụ cộng đồng..., ... thường xuyên tổ chức các chương tŕnh giao lưu văn hóa”. Điều này lộ rơ ư đồ của CSVN, là dùng văn hóa văn nghệ để ru ngủ người Việt hải ngoại, dùng trang phục đẹp, bài ca hay của nghệ sĩ trong nước để tô hồng h́nh ảnh của nước VN hiện tại, mong lấp liếm che dấu sự thực và những tội ác mà chế độ CSVN đă gây ra trên đất nước.

 

Nhóm tổ chức buổi tŕnh diễn này từ lâu đă biết lập trường của CĐNVTD/UC, nhưng họ vẫn tiếp tục tiến hành mặc dù CĐ đă có thiện chí tiếp xúc, giải thích để khuyên họ nên loại bỏ những nghệ sĩ đến từ VN. Thông báo được kư tên chính thức bởi:

 

BS Nguyễn Mạnh Tiến, CT/CĐNVTD/UC và nhiều chức sắc trong cộng động.

 

Ls. Trinh Hội đă có thư phân trần và đ̣i hỏi sự công bằng trong đối xử đối với văn nghệ sỹ trong các cuộc tŕnh diễn thuần túy về nghệ thuật và kinh tế.

 

“ Đối với riêng tôi, lư do lớn nhất khá giản dị. Việc phản đối biểu t́nh các văn nghệ sĩ Việt Nam ra ngoại quốc kiếm tiền sinh sống với tư cách cá nhân là một việc làm không công b́nh và thiếu nhân tâm. Đặc biệt là khi họ chẳng liên quan ǵ đến nhà nước Việt Nam và chuyện chính trị là chuyện họ chẳng những không được biết đến mà cũng không có cách nào để nói lên ư kiến, bào chữa cho chính ḿnh. Cho dù ở đây hay ở Việt Nam. Nhất là khi việc phản đối biểu t́nh của chúng ta sẽ làm ảnh hưởng tổn hại từ tinh thần đến vật chất của những người mà cái tội duy nhất là đă sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, không được may mắn như những người ở Hải Ngoại. Có công b́nh hay không khi chúng ta viện dẫn nghị quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt Nam để phản đối họ ngay cả khi chúng ta không có một bằng chứng ǵ để xác nhận là họ có mục đích thực hiện nghị định 36?

 

LS. Trịnh Hội đề nghị:

nếu có thể, thực hiện một cuộc 'trưng cầu dân ư' về vấn đề này để biết xem người Việt Hải Ngoại ở Úc thực sự nghĩ ǵ và muốn ǵ? Nếu được, tôi cũng mong là Ban Chấp Hành sẽ 'động năo' và suy xét xem hành động nào là thích ứng nhất. Có nhiều cách để phản ứng và không nhất thiết là nếu như Cộng Đồng không đồng ư th́ phải có biểu t́nh!

Và kết luận bài viết:

'chúng ta không thể nào đạp giẫm lên lẽ phải và sự công bằng để tranh đấu cho công bằng và lẽ phải'.

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=10609ae194f439ad93bfe661db00b146

 

Một điều đáng chú ư là trước khi xảy ra cuộc chiến ls. Trịnh Hội, bs. Tiến và cộng đồng Úc châu đă từng là những người thân t́nh cùng nhau trên một chiến tuyến, và đă trao đổi hội thoại với nhau nhưng không thể thống nhất với nhau về vấn đề chống hay không chống nghệ sỹ Việt Nam ra nước ngoài công khai tŕnh diễn.

 

Ngày 11/4/207 cuộc tŕnh diễn được tuyên bố hủy bỏ bởi thông báo của ban quản trị và điều hành Revesby Workers' Club gửi cho Ban chấp hành Cộng đồng người Việt Tự Do tại NSW - cho biết họ đă dành quyền hủy bỏ show mang tên “Người ấy và tôi, em chọn ai?” do Bầu Thuần đứng tên tổ chức.do Bầu Thuần đứng tên tổ chức. Sự việc này ngoài dự kiến của ông Bầu Thuần cho nên việc tŕnh diễn có thể nối tiếp ở những nơi khác (?).

 

Giờ đây là thời gian đă lắng đọng, phải chăng đến lúc những người trong cuộc có thể lắng nghe một vài cảm nghĩ của một người ngoại đạo đúng nghĩa là không có liên quan t́nh cảm xa gần cả hai bên ngoại trừ sư quan hệ duy nhất chúng ta là người Việt nam ưu tư đến sự nghiệp tự do dân chủ cho đất nước.

 

Cảm tưởng đầu tiên về câu chuyện là địch nhân trong câu chuyện đến nay chưa hề xuất hiện hay lên tiếng nói chính thức của ḿnh, (phải chăng ba nghệ sĩ từ Việt Nam là địch?) thế mà phe ḿnh với phe ta đă đấu nhau đều bị thương tích , gây tổn hại công sức, tiền bạc và cả tiềm lực đấu tranh dân chủ trong cộng đồng. Vấn đề đặt ra là có xứng đáng trả cái giá đó để tiếp tục bảo vệ cái lư lẽ luôn luôn đúng của ḿnh hay chăng?

 

I/- Đối với ls. Trịnh Hội

1)- Tôi hoàn toàn đồng ư quan điểm của ls. Trịnh Hội rằng những người sinh ra ở Việt Nam tự thân họ không phải là một cái tội cho dù họ có bị lợi dụng, bị ép buộc hay không (?)để hoạt động văn hóa tuyên truyền theo nghị quyết 36.

 

Tôi từng là lính VNCH, tôi không chọn lựa miền đất để sinh ra, tôi hănh diện đă cầm súng bảo vệ miền đất đang sống. Đó không phải là một cái tội, cho dù chính quyền Cộng sản bắt tù cải tạo thêm nhiều lần chăng nữa tôi vẫn bất phục v́ họ không chứng minh được những điều tốt đẹp cụ thể của chế độ cs hơn hẳn chế độ tôi từng sống và chiến đấu bảo vệ. Và công bằng áp dụng quan điểm này đối với những người sinh ra ở miền Bắc, họ có tội hay không nếu phải cầm súng bảo vệ miền Bắc khi B.52 giội bom lên đầu của họ?

 

Như vậy bản thân của những người lính của hai bên cuộc chiến không thể có tội v́ họ không có khả năng chọn lựa để thoát khỏi guồng máy chiến tranh tại thời điểm sinh ra.

 

Nay là thời b́nh, những người sinh ra và lớn lên tại Việt Nam sau cuộc chiến, họ không có điều kiện để thoát ly khỏi chế độ, họ chưa có hành động ǵ gây hại cho ai cả. Vậy họ có đáng tội không để mà chống ? Về mặt luật pháp cũng như về mặt xă hội, nhân bản, và nhân quyền, kể cả về mặt nghề nghiệp.

 

Nếu chống những nghệ sĩ này th́ tại sao cộng đồng lại không chống những svhs du học, con cái đảng viên cộng sản là những kẽ nối nghiệp cha ông chúng sau này, hiện đang ở ngay trong ḷng cộng đồng, thậm chí sinh hoạt báo đài công khai với lập trường có lợi cho cộng sản? Tại sao không chống những người buôn bán sách báo, văn hóa phẩm là một h́nh thức tuyên truyền công khai cho chế độ? Tại sao không phản đối chính quyền sở tại khi kư kết hiệp ước thương mại bất b́nh đẳng thiệt hại cho cộng đồng khi chỉ chấp nhận giao thông văn hóa phẩm một chiều xuất ra mà không có chiều nhập vô Việt Nam. Và c̣n nhiều nghịch lư nữa, v́ thế khi Trịnh Hội cương quyết đ̣i hỏi công bằng cho người nghệ sỹ từ Việt Nam là một điều khả dĩ chấp nhận được.

 

2)- Tôi cảm thông bức xúc của tuổi trẻ Trịnh Hội khi phải đem hết tâm t́nh riêng tư của ḿnh để tŕnh bày lên trang giấy để chứng minh tuổi đời 37 của ḿnh đă đủ sáng suốt để nhận định đâu là công việc phải làm. Kinh nghiệm cuộc sống có thể đi song hành với tuổi đời, nhưng lư lẽ đúng không nhất thiết tùy thuộc vào gánh nặng thời gian chồng chất trên vai ḿnh, mà là tùy thuộc vào không gian và thời điểm xuất hiện của nó.

V́ thế, có thể nói một cách không ngoa rằng: “Kinh nghiệm và quá khứ đấu tranh không thể làm nền tảng đảm bảo những việc làm trong hiện tại là hoàn toàn đúng”. Ví dụ: như Cộng sản từng cho rằng họ đă đúng khi phát động cuộc chiến tranh giành chính quyền bất chấp thủ đoạn lừa lọc tráo trở, nhưng kinh nghiệm và hành tích đó đâu có thể đảm bảo họ không sai khi tiến hành đưa đất nước vào quỹ đạo XHCN.

 

Và những người có quá nhiều kinh nghiệm gian manh của Cộng Sản có quyền có cảnh giác cao độ về âm mưu hoạt động của Cộng Sản, nhưng kinh nghiệm đó không thể bảo đảm hành động biểu t́nh vừa qua là không sai để không nh́n lại chính ḿnh?

 

3)- Ls. Trịnh Hội đă chân t́nh và đúng khi đưa ra đề nghị “trưng cầu dân ư” khi hai bên tranh căi không thể đi đến thống nhất chống hay không chống nghệ sỹ Việt nam. Đây là một h́nh thức sinh hoạt dân chủ, thậm chí khi thất bại, mỗi bên c̣n có quyền bảo lưu ư kiến của ḿnh, do vậy chúng ta không thể nào chấp nhận h́nh thức dùng áp lực ồn ào của đường phố để áp đặt lư lẽ đúng của ḿnh cho người khác.

 

Thế nhưng Trịnh Hội đă sai khi không chọn lựa đúng không gian và thời gian để đưa ra đề nghị đó nên đă gặp sự chống đối hay sự chụp mũ không đáng có đă xảy ra. Bởi các lư do:

-         Thời gian không cho phép tổ chức trưng cầu dân ư khi thời điểm tổ chức tŕnh diễn văn nghệ cận kề.

-         Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay có quá nhiều việc để làm lợi ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ hơn là đưa cả cộng đồng Úc Châu vào một cuộc trưng cầu ư kiến về một vấn đề cục bộ cá nhân hơn là lợi ích chung cộng đồng. Mà không dự liệu trước những hậu quả có thể đưa đến chia rẽ trong cộng đồng và cũng không loại trừ bị Cộng sản lợi dụng thừa nước đục thả câu khuấy rối hay tuyên truyền.

Đây chính là bài học kinh nghiệm có thể góp vào hành trang dấn thân của ls. Trịnh Hội đầy hứa hẹn trong tương lại vậy.

 

Theo “ Lời cuối cho một vấn đề”

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=9a113dfb2c14b48ea78c680e215bea15

 

 

Trịnh Hội không nên :

“buồn, và phải nói là khá buồn, khi cũng v́ lẽ đó mà tôi đă mất đi t́nh bạn hữu của một số anh em bè bạn, ít thôi, nhưng đặc biệt bởi v́ họ đă từng ủng hộ việc tôi làm, từng cùng nhau tranh đấu cho những người bất hạnh, và nói chung chúng tôi có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau.

 

và phải mạnh dạn hơn nữa để đấu tranh :

“Mong là nếu các bác cho giới trẻ là tương lai của cộng đồng th́ câu hỏi sẽ là có phải đă đến lúc các bác cần lắng nghe tiếng nói của giới trẻ hay chưa? Hoặc nếu không thể lắng nghe th́ cũng tôn trọng ư kiến của họ và không tự suy diễn để chụp mũ những người bất đồng ư kiến với ḿnh?”

 

Để đạt được mục đích cuối cùng:

“Nếu có một lời cuối, tôi vẫn mong là cộng đồng của chúng ta sẽ là tập hợp của những hội đoàn, những người luôn đứng lên tranh đấu cho công bằng và lẽ phải. Và nếu như chúng ta không thể lúc nào cũng thực hiện được, th́ chúng ta cũng không gây hận thù.”

 

Người viết trân trọng và hoàn toàn ủng hộ ư kiến của các bạn trẻ. (C̣n tiếp)