ALCYONE

Dịch giả : BẠCH  LIÊN

DƯỚI  CHÂN  THẦY

(AT  THE  FEET  OF  THE  MASTER)

 

 

 

 

 

Nhóm Hội Viên T.T.H. Hải Ngoại hiệu đính và xuất bản tại Hoa Kỳ.

 

KROTONA

2005


HỘI  THÔNG  THIÊN  HỌC    BA  MỤC  ĐÍCH

 

1.           Tạo một t́nh Huynh Đệ Đại Đồng không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, nam  nữ, giai cấp hay màu da.

2.           Khuyến khích việc học hỏi và đối chiếu Tôn Giáo, Triết Lư và Khoa Học.

3.           Nghiên cứu những Định Luật Thiên Nhiên chưa giải thích được và những quyền năng ẩn tàng trong con người.

 

            Muốn gia nhập Hội, bạn chỉ cần thừa nhận mục đích 1 và xin liên lạc với Hội nơi Quốc gia bạn cư ngụ; hay với một bạn Hội viên nào bạn biết.


 

MỤC LỤC

 

HỘI  THÔNG  THIÊN  HỌC    BA  MỤC  ĐÍCH.. i

MỤC LỤC.. iii

Lời   Tựa. 1

KÍNH TẶNG NHỮNG AI GƠ CỬA.. 2

LỜI  NÓI  ĐẦU.. 3

I  HẠNH  PHÂN  BIỆN.. 4

II  HẠNH   KHÔNG   HAM   MUỐN.. 10

III  HẠNH   KIỂM   TỐT.. 13

1. TỰ  KIỂM  SOÁT  THỂ  TRÍ 14

2. TỰ  KIỂM  SOÁT  TRONG  HÀNH  ĐỘNG.. 15

3. ĐỨC  KHOAN  DUNG.. 16

4. HẠNH  VUI  VẺ. 17

5. TÍNH  QUYẾT  CHÍ 18

6. HẠNH  TIN  CẬY.. 19

IV  HẠNH  BÁC  ÁI 20

CHÂN  THÀNH  TRI  ÂN.. 24

 


Lời   Tựa

 

            Với tư cách là một người chị cả, tôi được vinh dự viết vài lời giới thiệu cho quyển sách nhỏ này, quyển sách đầu tiên của một em trai ít tuổi hơn. Tuy xác phàm của em c̣n bé, nhưng linh hồn em thật ra không nhỏ. Những lời giáo huấn trong quyển sách này vốn của Thầy em dạy em để chuẩn bị em được Điểm Đạo, em đă nhớ lại và viết ra – một cách chậm chạp và khó nhọc, v́ năm ngoái tiếng Anh của em chưa được giỏi như bây giờ.

            Phần lớn quyển sách này là lời của Thầy em, những lời nào không phải là lời của Ngài th́ cũng là ư tưởng của Ngài được gói ghém trong lời học tṛ của Ngài. Có hai câu bị bỏ sót, Ngài đă thêm vào. Ở hai chỗ khác có thiếu một chữ, Ngài đă điền thêm. Ngoài ra, quyển sách này hoàn toàn là tác phẩm của Alcyone, món quà đầu tiên em hiến cho đời.

            Cầu xin quyển sách này giúp ích cho kẻ khác cũng như giáo lư được học trực tiếp với Thầy đă giúp ích cho Alcyone vậy; đó là ước vọng của em khi em cho ra quyển sách này. Nhưng những lời giáo huấn chỉ có kết quả khi ta phải thực sự sống đúng như vậy, cũng như Alcyone hằng tuân theo từ khi Thầy bắt đầu dạy em. Nếu noi theo gương cũng như noi theo lời giới răn th́ Cửa Đạo sẽ mở rộng, và độc giả, cũng như tác giả, sẽ đặt chân trên Đường Đạo.

 

ANNIE BESANT

 

 

December, 1910.

            (Lời tựa trên được viết khi ông Krishnamurti lên 15 tuổi và sống dưới sự chăm sóc của bà Annie Besant. Lời Nhà Xuất Bản Anh Văn).


KÍNH TẶNG NHỮNG AI GƠ CỬA

 

Xin dắt tôi từ

cơi giả đến cơi CHÂN,

 

Xin dắt tôi từ

chỗ tối tăm đến nơi ÁNH SÁNG,

 

Xin dắt tôi từ

cơi chết đến nơi VĨNH CỬU.


LỜI  NÓI  ĐẦU

 

 

 

            Đây không phải là lời của tôi mà là lời của Thầy tôi. Nếu không có Ngài tôi không làm được ǵ cả; nhưng nhờ Ngài giúp, tôi đă đặt chân lên Đường Đạo. Bạn cũng thế, muốn bước vào Đường Đạo, những lời Ngài dạy tôi cũng sẽ giúp ích cho bạn, nếu bạn tuân theo. Nói rằng những lời dạy đó chân chính và tốt đẹp, bấy nhiêu ấy chưa đủ. Người nào muốn thành công, phải thực hành thật đúng như lời chỉ giáo. Một người đang đói nh́n vào thức ăn và khen ngon quá th́ chẳng có ích ǵ cho y; y phải lấy thức ăn để ăn. Cũng thế, chỉ nghe suông lời Thầy chưa đủ, bạn phải thực hành lời Thầy dạy, chăm chú từng chữ, bắt lấy từng ẩn ư. Nếu bỏ sót một chữ hay một ẩn ư, nó sẽ bị mất hẳn luôn; v́ Thầy không nói hai lần.

            Có bốn Hạnh dẫn đến con đường nhỏ hẹp này:

 

·                Hạnh Phân biện,

·                Hạnh Không Ham muốn,

·                Hạnh Kiểm tốt,

·                Hạnh Bác ái.

 

            Tôi sẽ cố gắng lặp lại cho bạn nghe những ǵ Thầy đă dạy tôi về mỗi hạnh trên.


 

I

HẠNH  PHÂN  BIỆN

(Discrimination)

 

            Đức tính đầu tiên trong bốn đức tính là Phân Biện; thường người ta hiểu đức tính này là sự phân biện giữa cái chân và cái giả, qua đó con người vào Đường Đạo. Hiểu như thế cũng đúng, nhưng cần hiểu xa hơn nữa. Hạnh Phân Biện phải được thực hành, không những lúc mới bước vào Đường Đạo, mà c̣n ở mỗi bước đi trên đó mỗi ngày cho đến khi hết con Đường. Con bước vào Đường Đạo v́ con biết rằng chỉ có ở đó mới t́m được những điều đáng thâu thập. Người không hiểu biết th́ làm lụng để được giàu sang và quyền thế, nhưng những giàu sang và quyền thế này chỉ kéo dài lâu lắm là một đời thôi, bởi thế chúng không thật. Có nhiều việc lớn lao hơn giàu sang và quyền thế – những việc đó có thật và lâu bền; một khi con đă thấy những việc này, con sẽ không c̣n ham muốn những cái kia nữa.

            Trọn thế gian này chỉ có hai hạng người: hạng hiểu biết và hạng không hiểu biết; và chính sự hiểu biết mới là điều đáng kể. Tôn giáo và chủng tộc của một người không phải là điều quan trọng; điều thật sự quan trọng là sự hiểu biết về Cơ Trời đối với con người. V́ Thượng Đế có một Thiên Cơ, và Thiên Cơ đó là sự tiến hóa. Khi người nào đă trông thấy và thật sự hiểu điều này, y không thể không làm việc cho sự tiến hóa, v́ nó vinh quang và đẹp đẽ vô cùng. Thế nên, v́ y đă hiểu, y sẽ thuận theo lẽ Trời, quyết tâm làm lành tránh dữ, phục vụ cho cơ tiến hóa chứ không v́ ích kỷ cho mục đích riêng của ḿnh.

            Nếu y thuận theo lẽ Trời là y hợp nhất với chúng ta, dù y tự cho riêng ḿnh là người Ấn Giáo hay Phật Giáo, người Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo, dù y là người Ấn Độ hay người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không mảy may quan trọng.

            Người nào thuận theo lẽ Trời th́ biết tại sao họ hành động như vậy, và họ phải làm ǵ, và họ sẽ cố gắng thực hành. Tất cả những người khác chưa biết họ phải làm ǵ, và v́ thế, thường hành động rồ dại. Họ cố t́m những đường lối mà họ nghĩ rằng sẽ đem hạnh phúc cho chính họ chứ không biết rằng “Vạn vật đồng nhất thể,” do đó chỉ có việc Trời muốn mới có thể thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người. Họ theo đuổi cái giả thay v́ cái thật. Ngày nào mà họ chưa biết phân biện hai điều trên th́ ngày đó họ chưa thuận theo lẽ Trời. Cho nên Hạnh Phân Biện là bước đầu tiên.

            Tuy nhiên, dù khi đă chọn, con vẫn phải nhớ rằng điều thật và điều giả có muôn h́nh vạn trạng, con vẫn phải chọn lựa giữa điều phải với điều quấy, điều quan trọng với điều không quan trọng, cái hữu ích với cái vô ích, điều chân thật với điều giả dối, điều ích kỷ với điều vô tư lợi.

            Không khó khăn chi trong việc chọn lựa giữa điều phải và điều quấy, v́ những ai muốn theo Thầy đă nhất quyết làm lành với mọi giá. Nhưng con người và xác phàm là hai phần khác nhau, và ư chí của con người không phải lúc nào cũng là điều xác thân muốn. Khi xác thân của con muốn điều chi, con hăy ngừng lại và suy nghĩ xem có phải thật là con muốn cái đó chăng. Bởi v́ con là Thượng Đế, và con chỉ muốn điều nào Thượng Đế muốn mà thôi, nhưng con phải đào sâu vào nội tâm để t́m ra Thượng Đế ở trong con và lắng nghe lời Ngài nói, đó là lời nói của con. Đừng lầm lộn các Thể của con là chính con, Thể Xác cũng như Thể Vía và Thể Trí của con không phải là chính con đâu. Trong ba Thể này, cái nào cũng tự xưng là con để mong đạt được điều nó muốn. Nhưng con phải biết rơ chúng nó và biết rằng con là chủ của chúng.

            Khi có việc phải làm th́ Thể Xác muốn nghỉ ngơi, muốn đi dạo chơi, muốn ăn uống; và người không sáng suốt sẽ tự bảo ḿnh: “Tôi muốn làm mấy việc này và tôi phải làm.” Nhưng người hiểu biết sẽ bảo: “Điều này Thể Xác tôi muốn chứ không phải tôi muốn, nó phải chờ.” Thường thường khi có dịp phải giúp đỡ ai th́ Thể Xác nghĩ rằng: “Việc đó làm tôi bực ḿnh quá; thôi hăy để người khác làm vậy.” Nhưng người hiểu biết sẽ trả lời với Thể Xác rằng: “Ngươi không được cản ta làm việc phải.”

            Thể Xác là con thú mà con nuôi, là con ngựa để con cỡi. Vậy con phải đối đăi tử tế và săn sóc nó kỹ lưỡng; đừng bắt nó làm việc quá sức, phải nuôi nó đàng hoàng bằng thức ăn và thức uống tinh khiết mà thôi, và luôn luôn giữ nó thật sạch sẽ, không một mảy may dơ bẩn. V́ nếu không có một thể xác hoàn toàn tinh khiết và mạnh khỏe, con sẽ không kham nổi công việc tập luyện khó nhọc, không thể chịu đựng sự cố gắng không ngừng. Nhưng luôn luôn con phải kiểm soát xác thân của con chứ không phải nó sai khiến con.

            Thể Vía có sự ham muốn riêng của nó, có cả chục thứ, nó muốn con giận hờn, muốn con nói những tiếng nặng nề, muốn con ganh tị, tham lam tiền bạc, mong đoạt của thiên hạ, làm con thối chí ngă ḷng. Nó muốn tất cả những điều đó, và c̣n nhiều điều khác nữa, không phải v́ nó muốn hại con, mà v́ nó thích những rung động mạnh bạo và thay đổi chúng luôn luôn. Nhưng trong những điều trên con không thích điều nào cả, v́ vậy con phải phân biệt giữa ư muốn của con với ư muốn của Thể Vía con.

            Thể Trí của con ưa thói kiêu căng chia rẽ, ưa vị kỷ chứ không vị tha. Dù khi con đă xoay Thể Trí con ra khỏi sự vật trần gian, nó vẫn cố giữ tính ích kỷ, làm sao cho con nghĩ đến sự tiến hóa riêng của con thay v́ nghĩ đến công việc của Thầy và giúp đỡ kẻ khác. Khi con thiền định, nó sẽ cố làm sao cho con nghĩ đến nhiều việc khác nó thích thay v́ một vấn đề duy nhất mà con đang muốn suy tư. Con không phải là Thể Trí này đâu, nhưng nó là của con để con dùng; thế nên ở đây, Hạnh Phân Biện cũng là cần thiết. Con phải luôn cảnh giác, nếu không con sẽ thất bại.

            Giữa điều phải và điều quấy, Huyền Bí Học không chấp nhận thái độ lưng chừng. Với bất cứ giá nào, điều phải là điều con phải làm, và không được làm điều quấy, dù cho những người không hiểu biết có nghĩ hoặc nói ǵ cũng mặc. Con phải nghiên cứu sâu xa những định luật bí ẩn của Tạo Hóa, và khi con đă biết rơ, th́ hăy xếp đặt cuộc sống của con cho phù hợp với những định luật này, nhớ luôn luôn sử dụng lư trí và lương tri.

            Con phải phân biệt giữa điều quan trọng và điều không quan trọng. Phải cứng rắn như đá khi chọn lọc điều lành và điều quấy, hăy luôn luôn nhường cho kẻ khác những sự việc không quan hệ. Bởi v́ con phải luôn luôn dịu dàng, tử tế biết điều và thuận thảo, hăy để cho kẻ khác có trọn quyền tự do, như con đă cần tự do cho chính con vậy.

            Con hăy cố xem việc nào đáng làm; và hăy nhớ rằng không nên xét đoán sự việc theo bề ngoài. Một việc nhỏ mà có ích trực tiếp cho công việc của Thầy th́ đáng làm hơn một việc lớn mà thế gian gọi là tốt. Chẳng những con phải phân biệt cái nào có ích và cái nào vô ích, mà phải phân biệt giữa cái có ích nhiều với cái có ích ít. Cho kẻ nghèo ăn là một việc tốt, cao quí và hữu ích; nhưng nuôi dưỡng Linh Hồn họ lại là việc cao quư và hữu ích hơn nữa. Bất cứ người giàu nào cũng nuôi được xác thân, nhưng chỉ có người hiểu biết mới nuôi dưỡng được Linh Hồn. Nếu con đă hiểu biết rồi th́ bổn phận con là giúp kẻ khác hiểu biết.

            Dù con đă khôn ngoan thế mấy đi nữa, con vẫn c̣n phải học thêm nhiều trên Đường Đạo, nhiều cho đến đỗi con cũng cần sử dụng Hạnh Phân Biện ở đây để suy nghĩ kỹ càng điều nào đáng học hỏi. Mọi hiểu biết đều hữu ích, và một ngày kia con sẽ có tất cả mọi hiểu biết. Nhưng trong khi con chỉ biết có một phần, hăy cẩn thận rằng đó là phần hữu ích nhất. Thượng Đế vốn Minh Triết và Từ Ái; vậy con càng minh triết th́ Ngài càng hiện rơ nơi con. Con phải học hỏi, nhưng trước tiên phải học điều nào giúp con nhiều nhất để con giúp đỡ kẻ khác. Con hăy bền chí học hỏi, không phải để người đời nghĩ rằng con thông hiểu sâu rộng, cũng không phải để hưởng hạnh phúc của sự thông hiểu, nhưng bởi v́ chỉ có người thông hiểu mới có thể giúp đời một cách khôn ngoan. Dù con có thiện chí đến đâu đi nữa, nếu con dốt nát con chỉ có thể làm hại nhiều hơn là làm lợi.

            Con phải phân biệt sự chân và sự giả; con phải tập chân chánh trong tư tưởng, lời nói và hành động.

            Trước nhất là trong tư tưởng; và điều này không phải dễ, v́ trong đời này có biết bao tư tưởng sai lầm, biết bao điều dị đoan khờ dại, và không một người nào bị nô lệ chúng mà có thể tiến bộ được. Do đó con chớ nên vịn vào một tư tưởng chỉ v́ có nhiều người khác đă vịn, cũng đừng v́ thiên hạ đă tin nó hàng mấy thế kỷ rồi, hoặc v́ nó đă được ghi trong một quyển sách nào đó mà người đời cho là thiêng liêng. Con phải tự ḿnh suy tưởng sự việc và tự ḿnh phán đoán xem nó có hợp lư không. Con hăy nhớ rằng dù cho có cả ngàn người tán thành một sự việc, nếu họ không biết ǵ về sự việc đó th́ ư kiến của họ kể như vô giá trị. Ai muốn bước đi trên Đường Đạo, phải tập tự ḿnh suy tư, v́ dị đoan là một trong những tai nạn lớn nhất trên thế gian, một trong những xiềng xích tự con phải hoàn toàn loại bỏ.

            Tư tưởng của con về người khác phải chân thật; con không được nghĩ điều ǵ về kẻ khác mà con không biết rơ. Đừng tưởng rằng người ta luôn luôn nghĩ đến con. Nếu có người nào làm một điều ǵ mà con nghĩ rằng sẽ có hại cho con, hay nói một điều ǵ mà con nghĩ rằng ám chỉ con th́ con chớ vội nghĩ rằng: “Y muốn hại con”. Rất có thể y chẳng hề nghĩ ǵ đến con, v́ mỗi tâm hồn đều có những lo lắng riêng của họ và chỉ suy nghĩ nhiều nhất về chính họ mà thôi. Nếu có ai nói giọng giận dữ với con, con chớ nghĩ: “Y ghét con, y muốn hại con.” Có thể là một người hay một việc nào khác đă làm y giận dữ, rồi t́nh cờ y gặp con nên trút cơn giận lên con. Y đang hành động điên cuồng, nhưng con không nên v́ vậy mà nghĩ quấy cho y.

            Chừng nào con làm đệ tử của Thầy rồi, luôn luôn con có thể thử xem tư tưởng của con chân chính hay không bằng cách so sánh nó với tư tưởng của Thầy. V́ đệ tử đă hợp nhất với Thầy nên chỉ cần đặt tư tưởng của ḿnh kề bên tư tưởng của Ngài là thấy ngay có phù hợp hay không. Nếu nó không phù hợp, th́ tư tưởng của đệ tử đă sai, cần thay đổi nó ngay, v́ tư tưởng của Thầy vốn trọn lành, v́ Ngài hiểu biết tất cả. Những người nào chưa được Ngài thâu nhận làm đệ tử th́ không thể làm được việc này hoàn toàn; nhưng họ có thể tự giúp họ bằng cách thường ngưng lại và tự hỏi: “Thầy sẽ nghĩ sao về việc này? Thầy sẽ nói hay sẽ làm ǵ trong hoàn cảnh này?” V́ vậy con đừng bao giờ làm hoặc nói hoặc nghĩ điều ǵ mà con không thể h́nh dung được Thầy cũng làm hay đang nói hoặc nghĩ như vậy.

            Lời nói con cũng phải ngay thật – chính xác và không phóng đại. Đừng bao giờ gán cho người khác nguyên do nào, chỉ có Thầy y mới biết y nghĩ ǵ, và có thể y hành động v́ lư do nào đó mà con chưa bao giờ nghĩ đến. Nếu con nghe câu chuyện nói xấu bất cứ ai, con chớ nên thuật lại, câu chuyện đó có thể không đúng sự thật, mà dù nó có đúng đi nữa, tốt hơn đừng nói ǵ cả. Hăy suy nghĩ kỹ trước khi nói, e rằng con sẽ nói không đúng sự thật.

            Phải thành thật khi hành động: đừng bao giờ tự huênh hoang, phóng đại h́nh ảnh của con hơn sự thật. Mọi ngụy tạo đều là trở ngại không cho ánh sáng trong sạch của chân lư soi thấu ḷng con như ánh sáng mặt trời rọi xuyên qua mảnh kính trong trẻo.

            Con phải phân biệt giữa ích kỷ với vị tha. Bởi tính ích kỷ có rất nhiều h́nh thức, nên khi con nghĩ con đă diệt được nó trong một h́nh thức này th́ nó lại trổi dậy dưới một h́nh thức khác cũng mạnh mẽ không kém. Nhưng dần dần tư tưởng lo giúp đỡ kẻ khác sẽ choán cả tâm trí con đến nỗi không c̣n chỗ nào, lúc nào để con nghĩ đến con.

            Con phải phân biệt một cách khác nữa. Phải tập nhận rơ Đức Thượng Đế ngự trong mọi người, mọi vật, dù cho bề ngoài người ấy hay vật ấy có xấu xa đến đâu đi nữa. Con có thể giúp đỡ đồng loại của con nhờ cái mà con cùng có chung với họ, đó là Sự Sống Thiêng Liêng. Hăy t́m cách đánh thức Sự Sống đó trong người của họ, và t́m cách kêu gọi Sự Sống đó trong người họ; như vậy con sẽ cứu họ ra khỏi điều sái quấy.


II

HẠNH   KHÔNG   HAM   MUỐN

(Desirelessness)

 

 

            Hạnh không ham muốn là điều khó tập đối với nhiều người, v́ họ tưởng rằng những ham muốn ấy là chính họ, và nếu những điều ham muốn riêng tư cùng những điều ǵ họ thích và không thích đều bị dứt bỏ hết th́ không c̣n ǵ là bản thân của họ nữa. Nhưng đây chỉ là những người chưa gặp được Thầy. Chứ một khi đứng trước Thánh Dung của Ngài với hào quang sáng chói th́ mọi dục vọng đều tiêu tan chỉ c̣n lại cái ư muốn giống như Ngài mà thôi. Tuy nhiên, trước khi được diễm phúc diện kiến với Ngài, con cũng có thể đạt hạnh không ham muốn nếu con quyết chí. Hạnh phân biện đă dạy con rằng những điều mà hầu hết mọi người muốn có: chẳng hạn như giàu sang và quyền thế đều chẳng đáng có chút nào; khi mà người nào thật sự hiểu thấu được điều này – chứ chẳng phải nói suông mà thôi – th́ những tham vọng riêng tư của y sẽ tiêu tan.

            Tới đây mọi việc đều dễ; chỉ cần con hiểu là đủ. Nhưng có người không theo đuổi những mục đích trần tục để mong cầu được lên Cơi Thiên Đàng, hay để giải thoát riêng ḿnh khỏi ṿng luân hồi; con đừng phạm lỗi lầm này. Nếu con đă hoàn toàn quên ḿnh con không thể nghĩ ngợi chừng nào con được giải thoát hoặc sẽ được lên Cơi Thiên Đàng nào. Con nên nhớ rằng mọi ham muốn ích kỷ đều trói buộc con, dù cho mục tiêu của nó cao cả đến đâu đi nữa và chỉ khi nào con đă dứt bỏ được chúng th́ con mới được hoàn toàn giải thoát để hiến ḿnh cho công việc của Thầy.

            Khi mọi dục vọng cho Phàm Ngă đă tiêu tan rồi, có thể con vẫn c̣n nuôi ư muốn được thấy cái kết quả công việc của con. Khi con giúp ai, con muốn thấy con đă giúp y tới mức nào; có lẽ con c̣n muốn y cũng biết điều đó nữa và biết ơn con. Nhưng như thế vẫn c̣n là dục vọng, và thiếu đức tin. Khi con ra sức giúp, dù con có thấy hay không, cũng phải có kết quả; nếu con hiểu Luật Trời th́ con biết rơ nó phải là như vậy. Vậy con phải làm điều phải v́ đó là điều phải, không làm với hy vọng được trả ơn. Con phải xả thân giúp đời, v́ ḷng thương đời, và v́ con không thể cưỡng lại ư muốn đó. Đừng ham có những phép thần thông. Con sẽ có khi Thầy xét đă đúng lúc con cần có. Rán sức tập luyện những phép này quá sớm thường mang lại nhiều rắc rối; các người có những phép này hay bị bọn ma quái gạt gẫm, hoặc trở nên khoe khoang và nghĩ rằng y không thể nào lầm lẫn. Dù thế nào, ngày giờ và sức lực dùng để tập luyện mấy phép ấy nên để giúp đời c̣n hay hơn. Chúng sẽ đến với con khi con phát triển – bề nào chúng cũng đến; và nếu Thầy nhận thấy con cần có những phép đó sớm hơn, Ngài sẽ dạy con khai mở chúng một cách an toàn. Từ đây tới đó, tốt hơn con đừng có chúng.

            Con cũng phải giữ ḿnh, tránh những ham muốn nhỏ nhen thường có trong đời sống hằng ngày. Đừng bao giờ phô trương hay ra vẻ khôn ngoan, đừng ham nói. Nói ít th́ tốt, mà không nói ǵ cả lại càng tốt hơn, trừ phi con hoàn toàn chắc chắn rằng điều con muốn nói là chân thật, dễ thương và hữu ích. Trước khi nói hăy suy nghĩ kỹ xem điều con sắp nói ra có hội đủ ba đức tính trên không; nếu không th́ đừng nói.

            Ngay cả bây giờ con cũng nên tập tính quen suy nghĩ kỹ trước khi nói; bởi v́ khi con được điểm đạo rồi, con phải giữ ǵn từng lời nói bằng không con sẽ nói ra những ǵ con không được nói. Nhiều cuộc nói chuyện thông thường đều không cần thiết và không đúng đắn; và nếu đó là chuyện nói hành th́ lại hóa ra hung ác. Vậy con hăy tập thói quen nghe hơn là nói; không nên phát biểu ư kiến trừ khi người ta trực tiếp yêu cầu con. Có một câu gồm đủ các đức tính phải tập là: Trí (hiểu biết), Dũng (can đảm), Nguyện (quyết chí), và Mặc (làm thinh); và hạnh cuối cùng là khó tập luyện hơn hết.

            Một tính thông thường khác mà con phải nghiêm khắc bài trừ là ư muốn xen vào chuyện của người khác. Những ǵ người khác làm hoặc nói, hoặc tin đều không liên hệ với con, và con phải tập tính tuyệt đối không xen vào chuyện của y. Bao giờ y không xen vào chuyện người khác th́ y có toàn quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và hành động. Chính con cũng vậy, con đ̣i quyền tự do để làm những ǵ mà con nghĩ là đúng; vậy con cũng phải để cho y có quyền tự do; và khi y sử dụng tự do đó, con không có quyền chỉ trích.

            Nếu con nghĩ rằng y làm quấy và nếu con có thể tạo ra cơ hội để nói một cách lễ phép riêng cho y hiểu tại sao con nghĩ như vậy, th́ con có thể thuyết phục y; nhưng có nhiều trường hợp mà ngay cả sự can thiệp như thế cũng không đúng đắn. Con không được v́ bất cứ lư do nào đem chuyện ấy mách với một người thứ ba, v́ đó là một hành động thật xấu xa.

            Nếu con thấy ai hung ác đối với trẻ con hoặc thú vật, con có bổn phận phải can thiệp. Nếu con thấy ai vi phạm luật pháp quốc gia, con phải báo chính quyền. Nếu con được giao trách nhiệm dạy dỗ một người, con có bổn phận phải chỉ cho y biết lỗi của y một cách dịu dàng. Ngoài những trường hợp đó hăy lo việc riêng của con, và hăy học hạnh làm thinh.


 

III

HẠNH   KIỂM   TỐT

(Good  Conduct)

 

 

            Đây là sáu điểm Hạnh Kiểm Tốt đặc biệt phải có, mà Thầy đă nêu ra:

            1. Tự Kiểm Soát Thể Trí.

            2. Tự Kiểm Soát trong Hành Động.

            3. Đức Khoan Dung.

            4. Hạnh Vui Vẻ.

            5. Hạnh Quyết Chí.

            6. Ḷng Tin Cậy.

 

            (Tôi biết có vài đức tính trong số các đức tính trên thường được diễn dịch khác đi; nhưng tôi luôn luôn dùng những danh từ mà chính Thầy đă dùng khi Ngài giải nghĩa cho tôi nghe).


 

1. TỰ  KIỂM  SOÁT  THỂ  TRÍ

(Self-control as to the Mind)

 

 

            Hạnh không ham muốn dạy ta phải kiểm soát Thể Vía; Thể Trí cũng phải được điều khiển như vậy. Điều ấy có nghĩa là chủ trị bản tính con để đừng giận hờn hay nóng nảy; kiểm soát Thể Trí để tư tưởng được luôn luôn an tịnh và điềm tĩnh; và (nhờ Thể Trí) điều khiển những dây thần kinh để chúng có thể ít bị kích thích chừng nào tốt chừng đó. Điểm chót này khó tập, bởi v́ khi con tự chuẩn bị để bước vào Đường Đạo, con không thể nào ngăn xác thân con trở nên nhạy cảm hơn trước; v́ vậy mỗi một tiếng động hay sự đụng chạm đều dễ làm cho những dây thần kinh của nó rối loạn, và một áp lực nhỏ cũng làm cho chúng cảm thấy nhức nhối; nhưng con phải rán cố cố gắng hết sức ḿnh.

            Thể Trí yên tịnh cũng gọi là ḷng Can Đảm, nhờ đó con có thể đương đầu không nao núng với những thử thách và gian nan trên Đường Đạo; và cũng có nghĩa là Bền Ḷng, nhờ đó con có thể sáng suốt khi gặp phiền toái thường xảy đến cho mọi người, và tránh khỏi những lo lắng không ngớt và những việc nhỏ nhặt làm cho nhiều người mất hết cả ngày giờ. Thầy dạy rằng những việc bên ngoài xảy đến cho ḿnh – như là những sầu năo, rắc rối, bịnh tật, mất mát – nên xem chúng như không có ǵ cả đối với ta – và đừng để chúng làm rối loạn sự yên tĩnh của Thể Trí. Chúng là kết quả của những hành động trong quá khứ, và khi chúng đến con hăy vui vẻ nhận lănh. Hăy nhớ rằng mọi khổ năo đều là tạm thời, bổn phận con là phải luôn luôn giữ ḷng vui vẻ và b́nh tĩnh. Những khổ đau này thuộc về kiếp trước của con chứ không phải kiếp này; con không thể sửa đổi chúng, v́ thế bận ḷng với chúng vô ích. Tốt hơn con nên nghĩ đến những việc con đang làm bây giờ đây, chúng sẽ định phần số con ở kiếp sau, đó là điều con có thể sửa đổi.

            Đừng bao giờ cho phép con buồn bực hay rủn chí. Rủn chí là điều sai lầm, v́ nó truyền nhiễm cho kẻ khác và làm đời sống của họ khó khăn thêm, đó là điều con không có quyền làm. V́ vậy, nếu bao giờ ư nghĩ rủn chí đến với con, hăy xua đuổi nó ngay.

            Con c̣n phải kiểm soát tư tưởng của con bằng một cách khác nữa. Con đừng để nó vẩn vơ, dù con đang làm việc ǵ, hăy tập trung tư tưởng của con vào đó để việc làm có thể hoàn hảo; đừng để trí con trống không mà phải luôn luôn dành sẵn bên cạnh nó những tư tưởng tốt đẹp để khi trí con rảnh rang nó sẵn sàng nghĩ ngay đến những tư tưởng tốt đẹp ấy.

            Hăy sử dụng quyền năng tư tưởng của con mỗi ngày dành cho những mục đích tốt lành; hăy trở thành một thần lực hướng theo chiều tiến hóa. Mỗi ngày hăy nghĩ đến một người nào mà con biết y đang đau buồn khổ sở hoặc đang cần sự giúp đỡ; con hăy ban rải tư tưởng thương yêu đến cho y.

            Giữ trí con đừng kiêu căng, v́ sự kiêu căng chỉ do nơi dốt nát mà ra. Người không hiểu biết nghĩ rằng ḿnh rất cao cả, rằng ḿnh đă làm được nhiều việc vĩ đại; người thông hiểu th́ biết rằng chỉ có Trời là cao cả, rằng mọi việc lành đều chỉ do Trời làm ra.

 

 

2. TỰ  KIỂM  SOÁT  TRONG  HÀNH  ĐỘNG

(Self-control in Action)

 

            Nếu tư tưởng của con đúng đắn rồi th́ trong hành động của con sẽ ít gặp khó khăn. Nhưng con hăy nhớ rằng muốn được hữu ích cho nhân loại, con phải biến tư tưởng thành hành động. Không nên biếng nhác, mà phải luôn tích cực làm việc lành. Nhưng con phải làm bổn phận của riêng con – chứ đừng làm bổn phận của kẻ khác trừ khi y cho phép con làm để giúp y. Hăy để mọi người làm việc riêng của họ theo đường lối riêng của mỗi người; hăy luôn sẵn sàng hiến sự giúp đỡ cho nơi nào cần, nhưng đừng bao giờ xen vào việc người khác. Đối với nhiều người, việc khó khăn nhất trên đời cần phải học ấy là lo việc riêng của chính ḿnh; mà đó đúng là điều con phải làm.

            Con đừng lảng quên những bổn phận thường nhật của con với lư do là con đang cố gắng một công việc cao cả hơn, v́ chỉ khi nào những bổn phận này làm xong th́ con mới rảnh rang để làm việc khác. Con đừng đảm trách thêm một bổn phận mới của thế gian; nhưng đối với bổn phận mà con đă nhận lấy th́ con phải thi hành cho hoàn hảo – tức là những bổn phận hữu lư và rơ ràng mà con đă nh́n nhận, chứ không phải những bổn phận mà kẻ khác cố gán cho con. Nếu con là đệ tử của Thầy, con phải thi hành những công việc thường nhật giỏi hơn những kẻ khác chứ không phải tệ hơn; bởi v́ con phải làm việc đó cũng v́ nhân danh Thầy.

 

 

3. ĐỨC  KHOAN  DUNG

(Tolerance)

 

            Con phải hết ḷng khoan dung đối với mọi người và phải nhiệt thành quan tâm đến đức tin của những người thuộc tôn giáo khác cũng như con quan tâm đến tôn giáo của chính con vậy. V́ tôn giáo của họ cũng như tôn giáo của con đều là con đường dẫn đến Thượng Đế. Muốn giúp đỡ tất cả mọi người th́ con phải hiểu rơ tất cả họ.

            Nhưng muốn có ḷng khoan dung toàn vẹn, trước hết chính con phải bỏ hết thói dị đoan và mê tín. Con phải hiểu rằng không có lễ bái nào là cần thiết; bằng không con sẽ tưởng rằng con giỏi hơn những người không hành lễ. Nhưng con cũng đừng chê trách những người c̣n hành lễ bái. Hăy để họ làm theo ư họ, miễn họ đừng xen vào việc của con là người đă biết chân lư, họ không được bắt buộc con phải làm những ǵ mà con đă trải qua rồi. Hăy khoan dung và lịch sự trong mọi trường hợp.

            Bây giờ con đă sáng mắt, nên một vài tín ngưỡng và lễ nghi cũ của con hồi trước dường như trở nên phi lư đối với con; mà có lẽ nó phi lư thật. Song dù con không c̣n tham dự lễ bái nữa, con vẫn phải kính trọng những việc này v́ ḷng thương những tâm hồn trong trắng vẫn c̣n cho những việc đó là quan trọng. Những lễ bái này có vị trí và công dụng của nó; chúng giống như những hàng gạch đôi giúp con viết ngay ngắn và đều đặn khi con c̣n nhỏ cho đến khi nào con viết giỏi hơn và không cần chúng nữa. Có một lúc con cần chúng; nhưng bây giờ lúc đó đă qua.

            Một vị Thầy Cả có lần viết: “Khi tôi c̣n nhỏ tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; nhưng khi tôi đă lớn tôi bỏ hết các thói trẻ con.” Những người nào quên tuổi ấu thơ của ḿnh th́ không phải là người có thể dạy dỗ hoặc giúp đỡ chúng. Vậy hăy tỏ ra lịch sự, dịu dàng, khoan dung với tất cả mọi người, dù họ là người Phật Giáo, Đạo Jain hay Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo.

 

 

4. HẠNH  VUI  VẺ

(Cheerfulness)

 

            Con phải vui vẻ trả Quả của con, dù thế nào cũng mặc, nhận lănh sự đau khổ như là một vinh dự, bởi v́ nó chứng tỏ rằng các vị Thần Nhân Quả thấy con đáng giúp đỡ. Dù Nhân Quả có nặng đến mấy đi nữa, con cũng hăy tạ ơn v́ đă không phải trả nặng hơn. Hăy nhớ rằng ngày nào mà Quả xấu của con chưa tiêu tan, và con chưa thoát khỏi nó th́ ngày đó con chưa giúp ích được cho Thầy được bao nhiêu. Khi hiến thân cho Thầy, con xin được trả Quả gấp rúc, để làm sao trong một hay hai kiếp con trả xong cái Quả mà đáng lẽ phải trải qua cả trăm kiếp mới hết. Nhưng muốn trả Quả một cách tốt đẹp nhất, con phải nhận lănh nó với ḷng hân hoan và vui vẻ.

            C̣n một điểm khác nữa, con phải dẹp mọi ư tưởng về quyền sở hữu. Luật Nhân Quả có thể làm cho con mất những vật mà con quí chuộng hơn hết – cho đến những người mà con thương yêu nhất. Ngay cả trong những trường hợp này con cũng phải vui vẻ – phải sẵn sàng chia ĺa với bất cứ cái ǵ và tất cả mọi vật. Thường khi Thầy cần học tṛ làm trung gian để chuyển thần lực của Thầy sang cho kẻ khác; Thầy sẽ không thể làm được việc đó nếu tṛ rủn chí. Vậy cần có hạnh vui vẻ.

 

 

5. TÍNH  QUYẾT  CHÍ

(One-pointedness)

 

            Điều mà con phải nhớ trước tiên là làm công việc của Thầy. Dù cho bất cứ điều ǵ khác có thể xảy đến cho con khi con làm công việc đó, con cũng đừng quên. Mà cũng không có việc ǵ khác có thể cản trở bước đi của con, v́ tất cả mọi việc hữu ích và vô tư lợi đều là công việc của Thầy, và con phải làm chúng v́ Thầy. Và con phải hết sức chú ư vào mỗi phần việc của con làm để cho nó thật hoàn hảo. Vị Thầy Cả nói trên có viết câu này: “Dù làm việc ǵ con cũng phải làm một cách nhiệt thành như thể làm cho Thượng Đế, chứ không phải làm cho con người.” Hăy suy nghĩ con sẽ làm một công việc như thế nào nếu con biết rằng Thầy sắp sửa đến xem công việc ấy; và con phải làm tất cả công việc của con đúng như cách đó. Những người hiểu biết cao thâm sẽ hiểu rơ trọn vẹn tất cả ư nghĩa của câu ấy, và c̣n một câu nữa có ư nghĩa giống như vậy và xưa hơn nhiều: “Dù tay con làm việc ǵ, con hăy làm nó với hết sức con”.

            Hạnh quyết chí c̣n có nghĩa là không việc ǵ bao giờ có thể làm cho con rời bỏ dù chỉ trong giây lát Đường Đạo mà con đă bước vào. Không nên để những sự cám dỗ, những thú vui trần tục, những t́nh cảm của thế gian làm cho con tách rời Đường Đạo. V́ con và Đạo phải là một; nên Đạo phải phù hợp thật nhiều với bản tính của con đến đỗi con đi theo nó mà không cần nhớ đến nó, và không thể rời nó được. Là một Chân Thần, con đă quyết định như vậy; ĺa bỏ Đạo tức là ĺa bỏ chính con.

 

6. HẠNH  TIN  CẬY

(Confidence)

 

            Con phải tin Thầy con; con phải tin chính con. Nếu con đă trông thấy Thầy rồi th́ con sẽ hết ḷng tin Thầy từ kiếp này qua kiếp khác. Nếu con chưa thấy Thầy, con vẫn phải cố h́nh dung ra Ngài và tin tưởng Ngài, bởi v́ nếu không th́ ngay cả Ngài cũng không thể giúp con được. Nếu không hết ḷng tin cậy th́ từ ái và thần lực không thể chuyển sang trọn vẹn được.

            Con phải tự tin. Con nói rằng con tự biết ḿnh rơ lắm ư? Nếu con cảm thấy như thế, th́ con chưa tự biết ḿnh đâu; con chỉ mới biết cái vỏ yếu ớt bên ngoài thường bị lấm bùn nhơ. Nhưng con – con người thật sự – là một Ánh Linh Quang của Thượng Đế; và Thượng Đế – Đấng Toàn Năng –ở trong con, và do đó nếu con muốn th́ không việc ǵ mà con không thể làm được.

            Con hăy tự nhủ: “Những ǵ con người đă làm được, th́ giờ đây con người cũng có khả năng làm. Tôi là con người, mà cũng là Thượng Đế trong con người nữa. Tôi có thể làm việc này, và tôi quyết định làm được”. V́ khi con đặt chân lên Đường Đạo th́ ư chí con phải cứng rắn như thép đă trui vậy.


 

IV

HẠNH  BÁC  ÁI

(Love)

 

            Trong tất cả các đức tính Hạnh Bác Ái quan trọng hơn hết, nếu một người nào có ḷng Bác Ái khá mạnh th́ ḷng Bác Ái này sẽ khiến y có cả những đức hạnh kia, và nếu không có Hạnh Bác Ái th́ những đức tính kia sẽ không bao giờ đầy đủ. Người ta thường giải thích Hạnh Bác Ái là ư muốn mănh liệt để được giải thoát khỏi ṿng sinh tử luân hồi và được hiệp nhất với Thượng Đế. Nhưng nói theo cách ấy nghe có vẻ ích kỷ và chỉ đem lại một phần ư nghĩa mà thôi. Hạnh Bác Ái không có nhiều tham vọng như ư chí, ḷng quả quyết, sự quyết định. Để tạo kết quả, ḷng chí quyết này phải chiếm tất cả bản chất của con để không c̣n chỗ cho một ư nghĩ nào khác. Thật vậy, ấy là ư chí muốn được hiệp nhất với Thượng Đế, không phải để con thoát khỏi mệt nhọc và khổ năo, mà là để hành động cùng với Ngài và giống như Ngài v́ ḷng con thật tâm thương Ngài. V́ Thượng Đế là Bác Ái, nên nếu con muốn hiệp nhất với Ngài th́ ḷng con cũng phải trọn vẹn vị tha và nhân từ.

            Trong sự sanh hoạt hằng ngày, Hạnh Bác Ái có hai nghĩa: thứ nhất, con hăy cẩn thận đừng làm hại sinh vật; thứ hai, con hăy luôn luôn trông chờ cơ hội để giúp đỡ.

            Trước hết, đừng làm hại ai. Trên đời có ba tội làm hại nhiều hơn các tội khác: tội nói hành, tội hung ác, và mê tín dị đoan, v́ đây là những tội nghịch với ḷng từ ái. Người nào muốn ḷng ḿnh chan chứa t́nh thương của Đức Thượng Đế phải luôn luôn để ư tránh ba tội ác này.

            Hăy xem tật nói hành như thế nào. Nó bắt đầu bằng một tư tưởng xấu, và điều đó tự nó là một tội rồi, v́ trong mỗi người và mỗi vật đều có điều tốt và điều xấu. Chúng ta có thể làm cho cái tốt hoặc cái xấu mạnh hơn bằng cách nghĩ đến nó, và theo cách ấy ta có thể giúp đỡ hoặc gây trở ngại cho sự tiến hóa; chúng ta có thể thuận theo ư Thượng Đế hay nghịch lại Ngài. Nếu con nghĩ điều xấu của kẻ khác th́ con làm ba việc quấy một lượt:

1.           Con đang gieo rắc quanh chỗ con ở đầy những tư tưởng xấu xa thay v́ những tư tưởng tốt lành, và do đó con đang làm cho đời khổ đau nhiều thêm.

2.           Nếu người đó thật sự có điều xấu mà con nghĩ, th́ con đang làm cho nó mạnh hơn và nuôi dưỡng tính xấu đó; và như vậy con đang làm cho bạn con trở nên xấu xa thay v́ tốt lành hơn. Nhưng thường th́ người ấy không có điều xấu đó, mà chỉ do con tưởng tượng thôi; và tư tưởng độc ác của con sẽ xui giục cho bạn con làm quấy, v́ nếu y chưa trọn lành con có thể làm y giống như những ǵ con đă tưởng cho y vậy.

3.           Con làm cho trí con tràn đầy những tư tưởng xấu thay v́ những tư tưởng tốt, và như thế con cản trở sự tăng trưởng của con, và làm cho con có h́nh ảnh xấu xí, đau thương thay v́ đẹp đẽ và đáng yêu, đối với những ai có thể thấy được điều này.

            Chưa vừa ḷng với cái hại mà y đă gây ra cho chính y và nạn nhân của y, người nói hành c̣n cố hết sức lôi kéo những người khác dự phần tội lỗi của y. Y sốt sắng đem câu chuyện độc ác của y kể cho họ nghe; và mong rằng họ sẽ tin là thật và cùng với y gieo rắc những tư tưởng xấu xa lên nạn nhân đáng thương đó. Rồi việc ấy được tiếp tục ngày này qua ngày khác, và không phải một người làm mà là cả ngàn người làm. Bây giờ con mới thấy đây là một tội ác thấp hèn, và ghê sợ đến thế nào chưa? Con phải hoàn toàn tránh nó. Đừng bao giờ nói xấu ai; đừng nghe ai nói xấu người khác; nhưng hăy dịu dàng nói: “Có lẽ điều này không đúng, và nếu có đúng đi nữa, tốt hơn đừng nói đến nó.”

            C̣n về tính hung ác, có hai loại: cố ư và vô ư. Cố ư hung ác tức là chủ tâm gây đau đớn cho một sinh vật khác; đó là tội lớn nhất trong các tội, là việc làm của yêu quỉ hơn là của con người. Con sẽ nói không có ai lại đi làm một việc như thế; nhưng người ta đă thường làm; và hiện nay, hằng ngày họ vẫn đang làm. Những tra khảo viên đă làm ác; nhiều kẻ tu hành đă nhân danh tôn giáo ḿnh để làm ác. Những người giải phẫu sinh thể (mổ xẻ thú vật c̣n sống để thí nghiệm) làm ác; nhiều nhà giáo có thói quen làm ác. Tất cả những người này cố bào chữa sự tàn nhẫn của ḿnh bằng cách nói rằng đó là tục lệ; nhưng không phải v́ có nhiều người phạm tội mà điều đó không c̣n là một tội nữa. Luật Nhân Quả không kể tục lệ; và Quả báo của điều ác là điều đáng ghê sợ nhất. Ở Ấn Độ th́ không thể bào chữa chút nào về những tục lệ hung ác đó, v́ ai nấy đều biết rơ bổn phận ḿnh là không được làm hại. Những kẻ nào viện lẽ “thể thao” để sát hại loài vật của Trời sinh ra, th́ phải bị Trời phạt về tội hung ác.

            Thầy biết con sẽ không làm những việc như thế; và v́ ḷng thương Thượng Đế nên khi gặp dịp con sẽ minh biện và phản đối. Nhưng trong lời nói cũng có sự hung ác như trong việc làm. Người nào thốt ra một lời với ư định làm hại người khác cũng phạm tội hung ác. Con cũng không phạm điều này; nhưng đôi khi một lời nói bất cẩn cũng gây tai hại như một lời nói cố ác ư. Vậy con phải đề pḥng tránh sự hung ác vô ư.

            Tội vô ư hung ác thường xảy ra v́ thiếu suy nghĩ. Có người v́ quá tham lam và keo kiết đến đỗi không bao giờ nghĩ đến điều khổ mà y gây ra cho người khác khi trả lương quá hẹp ḥi, hoặc để cho vợ con y đói khát. Người khác nữa chỉ nghĩ đến dục vọng của y và ít quan tâm tới bao nhiêu linh hồn và thể xác mà y đă phá hoại khi thỏa măn nó. Có người v́ muốn tránh một vài phút phiền phức lại không trả lương cho thợ thuyền đúng ngày, và không hề nghĩ đến những sự khó khăn do y gây cho họ. Biết bao đau khổ bị gây ra chỉ v́ tính bất cẩn, v́ quên không nghĩ đến hậu quả một việc làm sẽ gây khổ đau như thế nào cho kẻ khác. Nhưng Luật Nhân Quả không bao giờ quên, và không chấp nhận sự kiện con người lảng quên. Nếu con muốn bước vào Đường Đạo, con phải nghĩ đến hậu quả của những điều con làm, nếu không con sẽ phạm tội vô ư hung ác.

            Dị đoan là một mối hại to lớn khác và đă gây ra nhiều điều hung ác khủng khiếp. Người nào nô lệ cho nó sẽ khinh miệt những ai thông hiểu hơn y, lại cố buộc họ làm theo như ư của y. Hăy nghĩ đến sự tàn sát khủng khiếp gây ra do thói dị đoan bắt buộc giết thú vật để cúng tế, và c̣n một thói dị đoan hung ác hơn nữa cho rằng con người cần phải ăn thịt. Hăy nghĩ đến các hậu quả mà dị đoan đă gây ra cho người dân bị áp bức trong nước Ấn Độ yêu quí của chúng ta, và thử xem điều tệ hại này gây ra nhẫn tâm độc ác như thế nào ngay cả giữa những người đă biết qua bổn phận của t́nh hữu ái. Bị thúc giục bởi thói dị đoan khủng khiếp này, loài người đă nhân danh Thượng Đế Từ Bi phạm nhiều tội ác. Do đó, hăy cẩn thận đừng để một mảy may dấu vết dị đoan nào vương lại trong ḷng con.

            Con phải tránh ba tội trọng này v́ chúng ngăn chận mọi tiến hóa, và  nghịch lại với ḷng bác ái. Nhưng chỉ tránh điều xấu chưa đủ; con phải tích cực làm việc lành nữa. Trong ḷng con phải tràn ngập ư muốn nhiệt liệt phụng sự cho đến đỗi con luôn luôn t́m cách giúp đỡ tất cả mọi loài ở chung quanh con. Không phải chỉ loài người mà thôi; mà cho cả thú vật và cây cỏ nữa. Con phải giúp đỡ trong những việc nhỏ hằng ngày để tạo thói quen khi có việc lớn cần làm, con không bỏ lỡ cơ hội hiếm có. Bởi v́ nếu con chí quyết hiệp nhất với Thượng Đế, điều này chẳng phải dành riêng cho phần con thôi, mà c̣n để con có thể trở thành một vận hà xuyên qua đó, t́nh thương của Ngài có thể ban rải cho anh em con nữa.

            Người nào đă nhập Đạo rồi th́ không sống cho chính ḿnh mà sống cho kẻ khác; y đă quên ḿnh để có thể phục vụ kẻ khác. Y giống như cây viết trong tay Thượng Đế, nhờ đó tư tưởng của Ngài tuôn xuống và biểu lộ ở cơi trần, nếu không có cây viết này th́ những tư tưởng đó không thể tuôn xuống được. Đồng thời y cũng là cây viết sống động của ngọn lửa thiêng, tỏa khắp thế gian ḷng Bác Ái Thiêng Liêng hằng chan chứa trong ḷng y.

            Minh Triết ban cho con khả năng giúp đỡ người khác, Ư Chí d́u dắt Minh Triết, và Bác Ái gợi hứng Ư Chí. Đó là những đức hạnh của con. Ư Chí, Minh Triết và Bác Ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Và con, nếu con muốn dâng ḿnh phục vụ Ngài, con phải biểu lộ ba đức hạnh đó trong thế gian.


CHÂN  THÀNH  TRI  ÂN

 

                        Quư vị trợ giúp việc ấn loát các sách Thông Thiên Học.

                        Mọi chi tiết xin liên lạc:

- Nguyễn Trung Nghĩa,   58 Krotona Hill,  Ojai, CA 93023.

- Điện Thoại: (805) 640-0637.    - E-mail: nghia@thongthienhoc.org