LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG VƯƠNG

VÀ PHỤ NỮ VN

      Tuyết Mai

Trưng Vương ngời sáng chí hùng
      Một trang t́nh sử gấm nhung muôn đời
      Nén hương tưởng niệm dâng người
            Việt Nam nữ kiệt một thời liệt oanh.

Virginia.- Để giữ ǵn truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ ngàn xưa và cũng để tưởng niệm công đức hiển hách của Nhị Vị Trưng Vương , đă ghi những nét son vào lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn cùng các chị em Cựu Nữ Sinh Trung Vương và Cựu Nữ Sinh Gia Long Miền Đông HK đă trang trọng cử hành lễ Tưởng Niệm Nhị Vị Trưng Vuơng vào lúc 11:30 sáng ngày 24 Tháng 3, 2007 tại Jewish Center ở Annandale, VA.

Có trên hai trai trăm đồng hương tham dự trong đó có nhiều đại diện các đoàn thể trong cộng đồng , Ông Lư Văn Phườc , Chủ Tịch CĐ/HTĐ, MD&VA, Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng… Bàn thờ được trang hoàng với nhiều đèn nến sáng choang, hoa quả, trầm hương nghi ngút. Hai bên có nhiều cờ lộng ngủ sắc, cờ Hoa Kỳ và cờ vàng VNCH.

Mở đầu là nghi lễ rước kiệu sơn son thiếp vàng, trong đó có di ảnh hai Bà ,do các em Hướng Đạo Liên Đoàn Trưng Vương phụ trách, theo sau kiệu là Ban Nữ Quan Tế, với hơn hai mươi vị trong đồng phục áo dài xanh và khăn vành kim tuyến màu đỏ. 

Sau khi kiệu đuợc đặt lên bàn thờ, Ông Hà Bỉnh Trung Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn có lời chào mừng quan khách và nói về tấm gương anh dũng, ái quốc của hai Bà và chúng ta hội họp đây hôm nay là để tưởng niệm công đức của hai Bà.

Kế đó mười hai Cựu Nữ Sinh Trưng Vương trong đồng phục áo dài xanh dương đứng hai bên bàn thờ, các em hướng đạo Liên Đoàn Trưng Vương đứng bên cạnh sân khấu cùng hát nhạc phẩm “Trưng Nữ Vương” , tiếng nhạc trầm hùng vang lên, khơi dậy trong ḷng mọi người nhiều h́nh ảnh đẹp về hai vị nữ anh thư, bất khuất của lịch sử dân tộc .

Sau đó là Ban Nữ Quan Tế dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư KimOanh đă trang trọng cử hành lễ dâng hương, hoa , trà… lên bàn thờ theo nghi thức cổ truyền, trong tiếng nhạc lễ chiêng trống vô cùng trang nghiêm. Trong ánh sáng lung linh, hương khói tỏa bay nghi ngút, anh linh của hai Bà như phản phất đâu đấy, để chứng giám cho những đứa con đất Việt , dù lưu lạc phương trời nào vẫn muôn đời tưởng nhớ và hănh diện với khí phách hùng anh , sự nghiệp phi thuờng của hai Bà, một tấm gương sáng muôn đời cho hậu thế soi chung.

Sau đó Cô Lư Kim Hà, đọc tiều sử và công nghiệp của hai Bà Trưng. Cách đây gần hai ngàn năm , năm Giáp Ngọ , tức năm thứ 34 sau Tây Lịch, nhà Hán đô hộ nước ta. Thái Thú Giao Chỉ (nước Việt) là Tô Định đă truyền hịch giết Thi Sách là chồng Bà Trưng Trắc. Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị, con của quan lạc Tuớng Trương Định Công, ở tỉnh Phú Yên (Nay là ngoại thành Hà Nội) nổi lên chiêu mộ binh sĩ, chống xâm lăng để cứu nước và trả thù nhà. Theo truyền thuyết th́ chưa đầy một tháng đă có ba vạn nghĩa binh theo bà, trong đó có gần bốn mươi nữ tướng, kể cả thân mẫu của hai Bà, húy danh là Trần Thị Đoan.

Lúc đó Bà Trưng Trắc mới 26 tuổi.

Đoàn quân của bà tiến như vũ băo, chiếm lại được 65 thành tŕ. Tô Định phải bỏ thành, cải trang chạy trốn. Chiến thắng vẻ vang, hai Bà xưng vương , đóng đô ở Mê Linh.

Ba năm sau Mă Viện đem quân trở lại phục thù. Sau nhiều trận chiến ác liệt, hai bà rút quân về Cẩm Khê rồi Hát Môn (Tỉnh Sơn Tây) . Hai bà đă chọn cái chết anh hùng bằng cách trầm ḿnh trong ḍng Hát Giang (sông Đáy tiếp nối với sông Hồng Hà). Đó là ngày mùng 6 Tháng 2, Âm Lịch, năm Quư Măo, tức năm thứ 43 sau Tây Lịch. Hiện nay dọc theo sông Đáy có tới 90 đền và miếu thờ hai Bà. 

Nhị vị Trưng Vương không những là hai liệt nữ anh hùng của lịch sữ VN , mà là hai nữ anh thư đầu tiên trong lịch sử thế giới. Tuy hai bà chỉ xưng vương đuợc ba năm, nhưng vào thời đó hai phụ nữ VN có can đảm và tài trí đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cơi, giải phóng đất nước thoát ách thống trị của quân Tàu , quả thật là một chiến công oai hùng, hiển hách.

Tinh thần anh dũng, bất khuất của hai Bà là truyền thống tốt đẹp, là gia tài, là di sản vô cùng quư giá , là niềm hănh diện sâu sắc của dân tộc VN nói chung và của người phụ nữ VN nói riêng.

Theo sau là chương tŕnh văn nghệ với vũ khúc múa kiếm “Trưng Nữ Vương “ do Huyền Phấn và Bà Jackie Bông tŕnh diễn.” Hai Bà Trưng” trong áo bào thật hùng dũng , oai nghiêm, mài gươm , múa kiếm. Một trang lịch sử oai hùng của dân tộc Việt được làm sống lại trên sân khấu , tuyệt đẹp.

Tuyết Mai trong một màn thi nhạc giao duyên với nhạc phẩm “Ḍng Sông Hát” và vài vần thơ “Huyền Sử Mê Linh” của nhà thơ Hoàng Trùng Dương. Lời thơ tiếng nhạc trầm buồn, tiếc thương hai bà đă trầm ḿnh xuống Ḍng Sông Hát, đă làm cho nhiều người trong hội trường bồi hồi, rung cảm, xúc động . Huyền Linh rất truyền cảm, ngọt ngào trong màn cổ nhạc Miền Nam ca ngợi công đức của Hai Bà , sau đó Loan Phượng cùng Tuyết Mai, Huyền Linh, Kim Hà các chị trong ban tế lễ cùng hợp ca nhạc phẩm "Đêm Mê Linh”, Đặng Nguyễn thổi khẩu cầm, Tuyết Ngọc hát dân ca về Bạc Liêu.. 

Có lẽ trong thời gian này nhiều cộng đồng người Việt trên thế giới sẽ làm lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng . Nhưng làm lễ tưởng niệm không có nghĩa là chỉ quan tâm tới nghi lễ cổ truyền với cờ lộng ngủ sắc, chiêng trống ŕnh rang, mà ư nghĩa chính của sự tưởng niệm là một mặt tưởng nhớ công đức hai Bà, một mặt truyền đạt tinh thần anh dũng bất khuất của hai Bà đến con cháu ở thế hệ hiện đại và mai sau: “Giắc đến nhà đàn bà phải đánh”.

Bên cạnh những bậc anh thư, nữ kiệt phi thường như Hai bà Trưng , Bà Triệu, lịch sử VN cũng đă chứng minh người đàn bà VN là những người đàn bà phi thường trên thế giới. Trong lịch sử cận đại, chiến tranh đă kéo dài nhiều năm trên quê hương Việt Nam thân yêu, có lẽ người phụ nữ Việt Nam là những người chịu đựng nhiều khổ đau nhất trên thế giới. Trong chiến tranh có không biết bao nhiêu gia đ́nh đă bị chia ĺa tang tóc, người có chồng hy sinh trong lửa đạn, người có chồng giải dầu chinh chiến miền xa, ở quê nhà người vợ một ḿnh tần tảo nuôi đàn con dại.

Rồi 30 Tháng Tư, 1975 đến, chiến tranh chấm dứt, có không biết bao nhiêu ngựi chồng phải đi tù cải tạo, bị đày đọa trong ngục tù, giờ đây người đàn bà VN đối diện với nhiều nỗi khổ , vật chất lẫn tinh thần, một ḷng chung thủy, vừa làm mẹ, làm cha tần tảo nuôi con, vừa lặn lội đi thăm nuôi chồng trong tù. Có người phải gánh vác cha mẹ già và đôi khi lo cho cả cha mẹ chồng nữa. 

Có nhiều người may mắn được thoát ra hải ngoại, phải đi làm trong hoàn cảnh khó khăn về ngôn ngữ và bị kỳ thị, họ vừa nuôi con ăn học ở đây, vừa gởi tiền về giúp gia đ́nh ở quê nhà. Đây là h́nh ảnh những người đàn bà VN thành công qua sự thành đạt của họ

Trên phần đất tạm dung này cũng có không biết bao nhiêu bậc nữ lưu trí thức đă làm rạng danh người phụ nữ VN như Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, Bà Lê Duy Loan với rất nhiều phát minh cho hăng Texas Instrument. Thẩm Phán gốc Việt đầu tiên là Bà Dương Nguyện, Bà Nguyễn Mai là Thị Trưởng một thành phố bên Úc, Bác sĩ Đại Úy Hải Quân Nguyễn Cẩm Vân tốt nghiệp Á Khoa trường Hải Quân HK ở Annapolis. Khi c̣n ở trường Cô là Liên Đoàn Trưởng , đă chỉ huy gần hai ngàn sinh viên sĩ quan HK, Bà Khúc Minh Thơ đă giúp hằng ngàn cựu quân nhân và thân nhân được đến bến bờ tự do…

Trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện tại, CSVN đă chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam…đưa xă hội VN vào t́nh trạng kinh tế nghèo nàn, văn hóa đồi trụy… là người Việt Nam ai mà không đau ḷng trước những tin trẻ em bị buôn làm nô lệ t́nh dục ở Cao Miên, Thái Lan.. phụ nữ VN bị đem bày bán ở Singapore.. ai không xót xa khi những nhà lănh đạo tôn giáo Phật Giáo bị giam lỏng, các vị lănh đạo Hoà Hảo, Tin Lành bị đàn áp, Linh Mục Nguyễn văn Lư bị bắt bỏ tù… 

Trong một xă hội mà không có luật pháp như CSVN hiện nay, Luật sư Lê Thị Công Nhân đă can đảm, can trường , bất chấp an ninh tính mạng, đă nói lên tiếng nói đ̣i hỏi nhân quyền cho 80 triệu đồng bào Việt Nam . Với tinh thần anh dũng bất khuất này Luật sư Lê Thị Công Nhân là một anh thư của thời đại, xứng đáng là con cháu của Nhị vị Trưng Vuơng và Bà Triệu.

Nhân ngày tuởng niệm nhị vị Trưng Vương, kính mong các chị em phụ nữ VN nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung , chúng ta không chỉ tưởng niệm hai Bà bằng lễ nghi suông mà hăy lắng ḷng tưởng nhớ đến một anh thư thời đại - Luật sư Lê thị công Nhân, đang bị giam cầm trong lao tù CS.

Ḍng máu kiêu hùng của hai Bà vẫn c̣n luân lưu trong huyết quản của chúng ta, xin hăy thể hiện cái tinh thần bất khuất mà hai Bà đă truyền lại cho chúng ta một cách cụ thể , bằng hành động, hăy làm bất cứ việc ǵ có thể để giúp đỡ cho 80 triệu đồng bào ruột thịt thấp cổ, bé miệng ở quê nhà VN nghèo khó, sớm có được nhân quyền, tự do , dân chủ và hạnh phúc.