THƯ ĐÔNG KINH - Tháng 5/2007

 

Đỗ Thông Minh

Thư này được viết đều đặn từ năm 1991, tới nay khoảng 200 lá.

 

Việt Lịch 越歴 : 2879 + 2007 = 4886

(Tính từ đầu họ Hồng Bàng, khi đó nước Việt tên là Văn Lang (文郎))

 

HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Từ 25/3 đến 2/4, như năm ngoái, năm nay chúng tôi cũng tiếp tay hướng dẫn một đoàn du lịch Việt Nam 27 người từ Hoa Kỳ qua Nhật ngắm hoa Anh Đào, tham quan Toyko… dài xuống Kanagawa, Yamanashi, Shizuoka, Ise, Kyoto, Osaka, Himeiji, do AV Travel của anh Thắng (du học Nhật năm 1971) và chị Nga tại Little Saigon, nam Cali tổ chức. Nói chung là đoàn du lịch di chuyển liên tục bằng xe buưt, tổng cộng thăm viếng trên 25 nơi. Ngày 31/3, nhóm thứ 2 gồm 50 người qua. Sáng ngày 1/4, hai nhóm gặp nhau tại thành Himeji (chính thức xây dựng đầu thế kỷ 17) như trong h́nh chụp. Sau đó ngày 6/4, lại có nhóm thứ 3 gồm 45 người tới.

 

THAM QUAN VÀ DỰ PHẬT ĐẢN

Ngày 7-8/4, Tu Sĩ Triệt Học Trần Đức Giang, anh Phạm Ngọc Thanh và phái đoàn khoảng 80 người thuộc Đạo Tràng Sakura Viên Thông ở tỉnh Kanagawa đi 2 xe buưt lên, đă đi thăm chùa Sosen (浅草, Thiển Thảo), đền Asakusa (浅草, Thiển Thảo). Tại đây phái đoàn gặp đoàn du lịch 50 người Việt từ Hoa Kỳ qua do anh Nguyễn Văn Thắng (cựu du học sinh tại Nhật năm 1971, nay ở Hoa Kỳ) và Lê Tài Hoàng Hải (cựu du học sinh tại Nhật năm 1970) hướng dẫn.

  

Chúng tôi ở Tokyo nên hẹn gặp phái đoàn tại chùa Zojoji (増上寺, Tăng Thương Tự), một chùa lớn ngay ở quận Minato, giữa Tokyo, có anh Sơn Vũ từ Saitama cũng tới… Mọi người đă tham dự buổi lễ tưởng niệm Giáo Tổ Tịnh Độ Tôn(g) (浄土宗) Nhật là Đại Sư Honen (法然, Pháp Nhiên), với khoảng 500 người tham dự. Phía bên phải chùa có hàng trăm tượng Địa Tạng (地蔵, với khuôn mặt trẻ thơ, là vị Bồ Tát cứu khổ chúng sinh được người Nhật thờ khắp mọi nơi, nhất là ven đường rừng núi), nơi đội trống Nhật đang biểu diễn.

Sau lưng chùa có 6 bảo tháp và thạch đăng (đèn đá) kỷ niệm một số nhân vật Sứ Quân thuộc ḍng họ Tokugawa (徳川, Đức Xuyên) thời Edo (江戸, Giang Hộ, 1603-1868), ngay trước thời Meiji Tenno (明治天皇, Thiên Hoàng Minh Trị, 1868-1912). Một số người cũng đă kéo nhau qua xem tháp Tokyo cao 333 mét gần đó.

T́nh cờ Tu Sĩ Trần Đức Giang gặp lại Tu Sĩ Shintoku Kaneda (金田進徳, Kim Điền Tiến Đức, từng làm bảo lănh cho mấy sinh viên Việt Nam), là bạn đồng môn với Thượng Tọa Thích Tâm Giác (đă mất), người từng tu học Phật Giáo và cà Nhu Đạo 8 năm ở Nhật từ 1954 đến 1963, đă ở chùa Gokokuji (護国寺, Hộ Quốc Tự) và Zojoji.

Sau đó phái đoàn đi ngắm hoa Anh Đào tại Ngự Uyển Shinjuku (新宿御苑) rộng 58 hecta với khoảng 1.500 cây Anh Đào thuộc 48 loại khác nhau. Hoa đă măn khai, nắng ấm, khung cảnh rất đẹp. Nơi đây có cả vườn Nhật Bản , vườn Pháp và Anh. Mọi người ăn trưa với xôi lạp xưởng, gị lụa do ban tổ chức chuẩn bị và đem theo.

Phần chúng tôi đă đến vườn này lần đầu năm 1970, và sau đó thỉnh thoảng cũng có đến, lần cuối cùng là mới hôm 26/3 khi làm hướng dẫn du lịch, nên lần này tôi vào khu nhà kính để quan sát kỹ hơn và ghi chép về một số cây nhiệt đới, á nhiệt đới. Tuy vậy, cũng xin giới thiệu những bông hoa Anh Đào đặc biệt mọc ra từ cành lớn và Uất Kim Anh với hoa kép, màu lục hoàng (xanh lá cây phớt chút vàng) (h́nh dưới). 

   

Buổi chiều, phái đoàn tới bản doanh của Rissho Kosei Kai (立正佼成会, Lập Chính Giảo Thành Hội, h́nh dưới) tại quận Suginami, là một giáo phái Phật Giáo tu tại gia, quy tụ khoảng 4 triệu hội viên, dựa chính trên kinh điển là bộ 3 kinh Pháp Hoa (法華) hay c̣n gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華経) và chủ trương khai thác “tâm điền” (心田) tức thửa ruộng tấm ḷng của con người, hầu mang lại vui tươi gia đ́nh và ḥa b́nh nhân loại. Giáo phái do ông Nikkyo Niwano (庭野日敬, Đ́nh Dă Nhật Kính, từng qua thăm Huế tháng 12/1970) và bà Myoko Naganuma (長沼妙佼, Trường Chiểu Diệu Giảo) đồng sáng lập ngày 5/3/1938, nay cả hai vị đă mất, con trai Giáo Tổ là Niwano Nichiko (庭野日鑛, Đ́nh Dă Nhật Khoáng) đang kế nghiệp cha. Tu tại gia nên các tu sĩ của giáo phái đều lập gia đ́nh và để tóc b́nh thường. Giáo phái từng Tổ Chức Đại Hội Tôn Giáo đầu tiên tại Kyoto (京都, Kinh Đô), có mời phái đoàn Việt Nam trong đó có Thiền Sư Nhất Hạnh, nhân chuyến đi đó gặp Thượng Tọa Thích Thiên Ân và mới có chuyện “Bông Hồng Cài Áo” (mà thực ra là “Bông Cẩm Chướng màu hồng”)… qua dự, sau đó hàng năm vẫn đều đặn tổ chức.

Chuyến ghé Rissho Kosei Kai được coi là chuyến “đi tu 1 ngày” cho biết với người ta. Sau khi được mời ăn tối, chúng tôi tụ họp nghe ông Sato nói chuyện và tu sĩ Trần Đức Giang dịch về 3 mệnh đề mà Đức Phật đă chứng (Chư hành vô thường - Chư pháp vô ngă - Niết bàn tịnh tịch), rồi về Bát Chính Đạo, Lục Ba La Mật… Sau đó là phần Pháp Tọa (法座, chia ra 4 nhóm ngồi ṿng tṛn nói chuyện Phật Pháp mà cụ thể là về những khó khăn trong cuộc sống). Khuya đó, chúng tôi đă tŕnh bầy đề tài “Tiếng Việt Mến Yêu”, chiếu khoảng 25 h́nh ảnh minh họa.

Hôm 8/4, phái đoàn sau khi ăn sáng đă dự lễ Phật Đản tại Daiseido (大聖堂, Đại Thánh Đường) là một ṭa nhà lớn h́nh tṛn, 7 tầng, riêng hội đường 4 tầng, có sức chứa khoảng 10.000 người (góc phải trên của h́nh trên). Nhật Bản mừng Phật Đản vào ngày 8/4, trước theo Âm Lịch, nhưng nay đổi theo Dương Lịch nên mới sớm như vậy, trong khi đó Phật Giáo Việt Nam thường tổ chức vào ngày 8 hay 15/4 Âm Lịch, tức vào khoảng cuối tháng 5.

Tới trưa, mọi người kéo qua khu phát dương giáo phái, có nhà của bà Naganuma đồng khai sang hội, nghe nói chuyện về Phật Pháp và sinh hoạt với khoảng 200 người Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên… 4 nam thanh niên Việt mặc áo dài khăn đống và hai thiếu nữ mặc áo dài đă cùng phái đoàn các nước lên dâng hoa, đèn… Trong lúc ăn trưa, mọi người được xem các màn văn nghệ Nhật, Ấn, trà đạo, cắm hoa, thư đạo… Tại đây, Ni Sư Thông Thắng trụ tŕ chùa Nam Hoà ở tỉnh Saitama cũng hướng dẫn phái đoàn 10 người như anh Vơ Hoàng Minh, Thomas Chương, chị Bé… đến dự. Dịp này, ban tổ chức cũng đă phát tặng tài liệu giới thiệu sơ lược về giáo Phái Rissho Koseikai do Tu Sĩ Triệt Học dịch ra tiếng Việt.

Tôi vốn chưa có duyên với tôn giáo, nên c̣n lù mù lắm, dịp này mới hỏi thăm Tu Sĩ Trần Đức Giang là chữ Hán viết “南無釋迦牟尼佛” (Nam Vô Thích Ca Mâu Ni Phật), sao người ḿnh đọc là “Nam Mô” và nghĩa là ǵ? Th́ được biết đó là tiếng Phạn (namah), chữ Hán phiên âm viết là “Nam Vô”, nhưng người ḿnh quen đọc trại là “Nam Mô”, có nghĩa là “Cung kính thỉnh nguyện hay xin theo tín nghĩa”, nên câu ấy có nghĩa “Cung kính thỉnh nguyện hay xin theo tín nghĩa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”….

Trước năm 1975, thời chúng tôi c̣n du học, cũng đă cùng sinh viên Việt Nam tham dự màn văn nghệ “Đám Cưới” tại Fumonkan (普門館, Phổ Môn Quán, góc phải dưới của h́nh trên), hội trường lớn có sức chứa khoảng 5.000 người, cũng trong khu quần thể rất nhiều cơ sở to lớn của giáo phái này.

 

ĐẠI HỘI KỶ NIỆM 10 NĂM HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Ngày 11/4, chúng tôi đi Hoa Kỳ, đây là chuyến đi Hoa Kỳ lần thứ 29 của chúng tôi kể từ lần đầu năm 1978. Mục đích chính của chuyến đi này là tham dự Đại Hội Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Hệ Thống Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại, do ông Ngô Ngọc Hùng lám Tổng Giám Đốc và Lưu Lệ Ngọc làm Giám Đốc, tại Wa DC vào ngày 14/4 với gần 1.000 người tham dự. Ngoài khoảng 30 cộng tác viên tại địa phương, c̣n có khoảng 40 cộng tác viện từ các tiểu bang xa về, ngoài ra c̣n có người từ Gia Nă Đại, Đức, Pháp và Nhật…

Năm nay kỷ niệm 10 năm thành lập nên việc tổ chức quy mô gấp bội các năm trước, nội dung chương tŕnh cũng phong phú hơn, ngoài ra c̣n xuất bản đặc san “Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập” khổ tạp chí, dầy 156 trang, hầu hết do các cộng tác viên viết về những kỷ niệm sinh hoạt vui buồn với Hệ Thồng Truyền Thông VNHN. Ngày 13/4, các anh chị từ xa cũng đă được ban tổ chức đưa đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn và ngắm hoa anh đào do Nhật Bản tặng 3.000 cây năm 1912 và thêm 3.800 cây năm 1956...

Trong buổi họp tiền đại hội, quy tụ khoảng 40 người, nhiều thành viên đă nêu ư kiến đẩy mạnh việc truyền thông nhiều kênh bằng truyền thanh và truyền h́nh 24/24, từ mấy chục tiểu bang hiện nay lan tỏa ra khắp bắc Mỹ, cũng như củng cố việc truyền thông đang có ở Âu Châu, rồi đẩy qua cả Úc... Chúng tôi đă cộng tác với hệ thống truyền thông này khoảng 5 năm, qua mục “Lá Thư Đông Kinh” với chị Nam Anh, cứ 2 tuần 1 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.

Ông Lư Tống sau khi ra mắt đồng hương ở Philadelphia ngày 12/4 cũng đă cùng ông Nguyễn Tường Thược tới tham dự như một khách đặc biệt. Ông Lư Tống đă kêu gọi ủng hộ Khối 8406 và tảy chay bầu cử quốc hội tháng 5 này.

Ngày 19/4, chúng tôi bay về Sacramento, thủ phủ của tiểu bang Cali, rồi ngay tối hôm đó đi 2 giờ xe hơi xuống San Jose. Trưa ngày 21/4, chúng tôi gặp gỡ một số thân hữu tại tiệm ḅ 7 món Ánh Hồng trong khu Lion do ông Lê Văn Phụng, một cựu sinh viên du học Nhật năm 1968 làm chủ và khoản đăi. Chiều tối, chúng tôi dự buổi sinh hoạt “Ngày Dân Chủ Nhân Quyền” do đài Quê Hương và nhiều hội đoàn tổ chức. Phía khách đặc biệt có nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, cô Madison Nguyễn, Dân Biểu Trần Thái Văn, ông Lư Tống… Một số người quen thuộc trên các diễn đàn Paltalk cũng đă tới làm phóng sự trực tiềp truyền đi cho đồng hương khắp nơi nghe và xem như h́nh bên trái.

Tối ngày 22/4, chúng tôi tham dự buổi “Vinh Danh Giáo Sư – Khoa Học Gia Nguyễn Xuân Vinh” (người đứng giữa, thấp nhất), sinh năm 1930, nguyên Tư Lệnh Không Quân VNCH, người vừa được trao giải thưởng không gian cao quư Dirk Brouwer và thành phố San Jose vinh danh, với khoảng 450 người tham dự. Tên ông đă được Hội Khuyến Học ở Missouri dùng làm “Giải Truyền Thống Nguyễn Xuân Vinh” và trong buổi vinh danh này, ban tổ chức đă thu được khoảng 4.000 đô-la cho Hội Khuyến Học.

Dịp này chúng tôi đă tặng Giáo Sư Vinh (h́nh trái) và Giáo Sư Bác Sĩ Phạm Gia Cổn (Giáo Sư Y Khoa đại học UCLA, người cầm máy vi âm đứng bên dưới trong h́nh trên) cuốn Vui Học Việt – Hán – Nôm của chúng tôi và bộ sách Hành Tŕnh Người Đi Cứu Nước của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng.

Ngày 23/4, chúng tôi theo phái đoàn “Stars Band” do Giáo Sư Bác Sĩ Phạm Gia Cổn hướng dẫn (từ Little Saigon lên dự buổi vinh danh GS Nguyễn Xuân Vinh) đi xe hơi suôi nam khoảng 7 giờ đồng hồ về Little Saigon.

Ngày 24/4, Nhạc Sĩ Nguyên Hà thuộc Viet Talents phỏng vấn chúng tôi về cộng đồng người Việt tại Nhật cho chương tŕnh trên mạng. Viet Talents đang có chương tŕnh thi nghệ sĩ tŕnh diễn với rất nhiều bộ môn và giải thưởng trị giá tổng cộng khoảng 250.000 đô-la do “myforex planet” tài trợ. “myforex planet” là một công ty chuyên về đầu tư tiền tệ (hối đoái), đặc biệt thị là trường người Việt do bà Ngân Thủy làm Giám Đốc.

Ngày 28/4, chúng tôi ghé thăm vơ đường Hapkido (合気道, Hợp Khí Đạo, nhưng thường được đọc là Hiệp Khí Đạo, Hapkido là một loại Aikido của Triều Tiên), thuộc trường phái Kim Chấn Bát (金振八), là một người Hàn Quốc đă từng qua Việt Nam trước năm 1975 (nay đang trông coi một vơ đường ở Washington). Vơ đường này do Vơ Sư thập đẳng Phạm Gia Cổn trông coi và hôm nay là ngày làm lễ lên đai đen cho 4 vơ sinh.

Ngày 30/4, Kư Giả Trọng Minh thuộc đài TV SBTN (trung tâm Asia) phỏng vấn về Phong Trào Đông Du, những nhân vật Việt nổi danh ở Nhật và những hoạt động văn hóa, xuất bản của chúng tôi… Ngày 1/5, chúng tôi lên đường về Nhật.

Trong khi tại VN, nhà nước CSVN tổ chức ăn mừng chiến thắng th́ trong 1 tháng trời kéo dài từ tháng 4 qua tháng 5, một số đường chính thuộc Little Saigon đă treo cờ vàng và cờ Mỹ. Suốt thời gian từ 27 đến 30/4, tại Tượng Đài Việt-Mỹ…, mỗi ngày đều có sinh hoạt tưởng niệm 30/4 và tố giác nhà cầm quyền Cộng Sản. Khắp nơi trên thế giới cộng đồng người Việt cũng có những sinh hoạt tương tự.

Chuyến đi này chúng tôi không có những buổi nói chuyện chính thức nên dành th́ giờ cho nhiều các cuộc tiếp xúc với những nhóm nhỏ hay cá nhân, gặp gỡ trước sau khoảng 100 người. Quan hệ với đồng hương ở Hoa Kỳ ngày càng sâu đậm hơn, v́ vậy, có thể chúng tôi lại có dịp đi giới thiệu một vài nghệ sĩ Nhật vào tháng 8 và qua sinh hoạt đặc biệt vào dịp Tết Ta năm Mậu Tư 2008.

 

ĐI TRUNG QUỐC NÓI CHUYỆN TIẾNG VIỆT…

Dự trù trong tháng 5, chúng tôi sẽ cùng Tu Sĩ Trần Đức Giang đi Trung Quốc tŕnh bày 1 số đề tài về tiếng Việt tại đại học Dân Tộc Nam Ninh (南寧民族大学), thủ phủ tỉnh Quảng Tây (広西), nơi có nhiều người Choang tức người Nùng. Qua tháng 7 sẽ đi 1 ṿng Úc giới thiệu bộ sách HÀNH TR̀NH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚCấn bản thứ 2: bộ 2 cuốn 968 trang khổ thường kèm DVD, 40 đô-la, của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng.

 

THỊ TRƯỞNG NAGASAI BỊ ÁM SÁT CHẾT

           Ngày 17/4, Thị Trưởng Nagasaki là ông Iccho Ito, 61 tuổi, bị một tay trong số những người cầm đầu nhóm găng tơ Yamaguchi là Tetsuya Shiroo bắn 2 phát vào lưng chết khi ông đagn ở bên ngoài ga xe điện. Sự kiện đáng tiếc xảy ra nguyên do chỉ là chiếc xe hơi của tên găng tơ này bị hư hại v́ công sự xây cất tại đây. Thủ phạm bị bắt ngay tại chỗ và sau đó kẻ đi ḍ đường và trông chừng cho thủ phạm cũng bị bắt. Vụ ám sát Thị Trưởng Nagasaki này cách vụ trước 20 năm. Thời Minh Tŕ hay trước sau Thế Chiến Thứ 2, do nhưng tư tưỡng cực đoan, hay có nhưng vụ ám sát trong giới lănh đạo chính trị Nhật, nhưng từ 20 năm qua t́nh h́nh cho thấy êm dịu. Vụ án mạng vừa rồi do tin1h nóng nảy thuùng thấy trong giới găng tơ hơn là động cơ chính kiến.

 

HỘI NGHỊ VỚI BẮC TRIỀU TIÊN LẦN THỨ 8 ĐI VỀ ĐÂU?

           Hội nghị 6 quốc gia lần thứ 6 gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để giải quyết vấn đề vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên đă mở lại trong 5 ngày 9-13/2/2007 tại Bắc Kinh đă đi đến quyết định:

1- Bắc Triều Tiên để cho nhân viên IAEA vào thanh tra, tiến tới niêm phong và đóng cửa tất cả khoảng 14 cơ sở nguyên tử ở B́nh Nhưỡng, Ninh Biên...

2- Số dầu cung cấp đợt đầu là 50.000 tấn sẽ tăng dần lên.

3- Hoa Kỳ bỏ tên Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước khủng bố, gỡ bớt phong tỏa kinh tế.

4- Khi nào xác nhận các cơ sở nguyên tử ngừng hoạt động thi sẽ cung cấp tiếp 950.000 tấn dầu.

Riêng phía Nhật chủ trương nếu không giải quyết vụ người Nhật bị bắt cóc th́ sẽ không trực tiếp cung cấp năng lượng. Tuy phía Bắc Triều Tiên luôn nói việc người Nhật bị bắt cóc đă giải quyết xong, nhưng cũng đồng ư lập ủy ban chuyên môn giải quyết vấn đề giữa hai nước.

Ngày 19/3, hội nghị 6 quốc gia lần thứ 7 đă mở lại tại Bắc Kinh, Bắc Triều Tiên đưa ra điều kiện tiên quyết là phải tháo bỏ hết các phong tỏa kinh tế và đă được Hoa Kỳ đồng ư chấm dứt phong tỏa 25 triệu đô-la tại chương mục của ngân hàng Banco Delta Asia tại Macao. Nhưng phía Bắc Triều Tiên đ̣i chờ xác nhận tiền đă về tay họ mới chịu tiếp tục bàn thảo, nên cuộc họp được nới thêm 2 ngày… V́ cần thời gian làm thủ tục chuyển tiền vào chương mục của Bắc Triều Tiên tại ngân hàng Trung Quốc nên chiều ngày 22, các nước đồng ư ngưng họp và sẽ tiếp xúc lại sau, chứ không định ngày cụ thể nào.

Số tiền của Bắc Triều Tiên được coi là “bẩn” (bất chính), nên phía ngân hàng Trung Quốc không chịu đứng ra nhận cho chuyển vào chương mục của Bắc Triều Tiên trong ngân hàng của họ. Vấn đề thủ tục v́ vậy gặp khó khăn, kéo dài tới trung tuần tháng 4 Trưởng Đoàn Hoa Kỳ mới loan báo đă t́m ra cách giải quyết. Trong khi đó kỳ hạn Bắc Triều Tiên đóng các cơ sở nguyên tử theo thỏa thuận của kỳ họp trước là 60 ngày không bi ết có thực hiện được không.

Chính phủ Nhật đă gia hạn 6 tháng lệnh cấm các tầu Bắc Triều Tiên đến Nhật Bản, và cấm giao thương nhiều mặt hàng với Bắc Hàn.

 

BẦU CỬ ĐÔ TRƯỞNG, TỈNH TRƯỞNG & NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ…

           Ngày 8/4, hầu như toàn quốc Nhật bận rộn với cuộc bầu cử Đô Trưởng, Tỉnh Trưởng… gôi là “Thống Nhất Tuyển”. Tại Tokyo, ông Ishihara, 74 tuổi, do đảng Tự Do Dân Chủ ủng hộ, tuy nhiềm kỳ rồi bị một số chỉ trích những đă được 2.811.486 phiếu, đắc cử chức Đô Trưởng lần thứ 3 (so với lần 1 được 1.664.558 phiếu, lần 2 được 3.087.190 phiếu), tức sau 8 năm tại chức, nay thêm 4 năm nữa, vượt xa đối thủ kế đó là ông Asano do đảng Dân Chủ ủng hộ, được 1.693.323 phiếu.

          H́nh trên, ông Ishihara bên tượng đầu Đạt Ma Sư Tổ, theo tục lệ Nhật, khi cầu ǵ th́ bôi đen 1 mắt trái tượng, khi được như ư nguyện th́ bôi đen mắt phải c̣n lại. Hầu hết các chính trị gia đều làm như vậy.

Ông Ishihara nổi tiếng thế giới qua cuốn sách “Japan that say no (with USA)” viết chung với ông Mori (cố Giám Đốc công ty Sony) làm rung chuyển Hoa Kỳ. Ông nguyên là Dân Biểu đảng Tự Do Dân Chủ, chán chính trường quốc hội, ông từ chức và sau đó ra tranh và đắc cử chức Đô Trưởng từ năm 1999. Trong lúc tranh cử, ông Ishihara hứa cố gắng tận diệt nạn phấn thông gây dị ứng (v́ Tokyo gần nhiều khu rừng thông), đẩy mạnh việc đưa Tokyo ra làm ứng viên tổ chức Thế Vận Hội năm 2016 (lần đầu Nhật Bản tổ chức năm 1964, đánh dấu việc phục hưng hoàn toàn của Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ 2).

           Cuộc bầu cử Đo Trưởng và Tỉnh Trưởng lần này, ứng cử viên do đảng Tự Do Dân Chủ ủng hộ chiếm 9 coi như thắng lớn, đảng Dân Chủ chỉ có được 2. Về nghị viên 47 tỉnh, đô, đạo và các thành phố… tính ra trên toàn quốc, đảng Tự Do Dân Chủ chiếm 47,1%, đảng Dân Chủ chiếm 14,9%...

 

TT ÔN GIA BẢO ĐẾN NHẬT LÀM TAN BĂNG GIÁ QUAN HỆ 2 NƯỚC?

           TT Ôn Gia Bảo của Trung Quốc viếng thăm chính thức Nhật Bản với mong đợi của cả hai bên là giải tỏa những băng giá kéo dài suốt 5 năm thời TT Koizuki cầm quyền v́ ông này đi đền Tử Sĩ Yasukuni.  

Hôm 12/4, trong bài diễn văn đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc trước Quốc hội Nhật Bản ông Ôn Gia Bảo đã hối thúc nước Nhật phải đối diện với quá khứ lịch sử, việc Nhật xâm lược Trung Quốc trong thế kỷ 20 đã cho hàng trăm ngàn người Hoa chết nhưng cũng rất nhiều người dân Nhật là nạn nhân.

Nhật Bản qua các Thủ Tướng, kể cả Thiên Hoàng đă từng lên tiếng xin lỗi, Trung Quốc đã chấp nhận lời xin lỗi của Tokyo nhưng cũng muốn cảnh cáo đối với Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, không nên tới thăm đền thờ tử sĩ Yasukuni - nơi có tên hôn 2 triệu người chết và 14 chiến phạm hạng A. Ông Shinzo Abe cho rằng: ''Qua cuộc đối thoại hôm nay, chúng ta nhất định xây dựng mối quan hệ ổn định và đưa quan hệ song phương tiến v phía trước.''

Năm 2006, tính ra Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản với mức trao đổi trên 215 tỷ đô-la, vượt hơn c Hoa Kỳ, do việc Nhật bán được nhiều vật liệu xây cất, trang bị nội thất cao cấp cho Trung Quốc, và Nhật Bản là nước đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc với khoảng 20.000 công ty đặt cơ sở tại đây, nhưng 2 nước đang tranh chấp ngầm về tài nguyên thuộc lănh hải cũng như ảnh hưởng đối với các nước khối ASEAN…

 

THỦ TƯỚNG SHINZO ABE CÔNG DU HOA KỲ

           TT Abe đă có chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên sau khi nhậm chức tháng 9/2006, chỉ kéo dài chưa đầy 2 ngày, được coi là chuyến đi ngắn nhất của một Thủ Tướng Nhật đến Hoa Kỳ. Cựu Thủ Tướng Mori không hài ḷng về chuyến đi ngắn ngủi như vậy, nhưng thực ra nguyên do một phần cũng v́ Tổng Thống Bush đang quá bận rộn lọ chuyện chiến tranh Irak, nội t́nh cũng như chuẩn bị tiếp Nữ Hoàng Anh Elizabeth II…

Nhật Bản đang hy vọng sẽ mua được các chiến đấu cơ tàng h́nh F22A của Hoa Kỳ để thay thế các Fantom, F104… đă lỗi thời. F22A là loại vũ khí thuộc hàng tối tân nhất mà luật Hoa Kỳ hiện tại cấm bán cho nước ngoài.

- - - - -

 

Nhân chuyến đi Hoa Kỳ lần thứ 29,

chúng tôi đă phát hành cuốn:

 

1-    VUI HỌC VIỆT - HÁN – NÔM

ấn bản thứ 4: 284 trang khổ lớn A4, 18 đô-la, của Đỗ Thông Minh

(đă bổ chính thêm 76 trang)

 

2- DU LỊCH NHẬT BẢN

ấn bản thứ 1: 256 trang khổ sách thường, 12 đô-la,

của Đỗ Thông Minh

 

Sẽ phát hành:

2-    HÀNH TR̀NH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC

ấn bản thứ 2: bộ 2 cuốn 968 trang khổ thường kèm DVD, 40 đô-la,

của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng

(đă bổ chính thêm 40 trang)

 

 

 

 

- - - - -

Chúng tôi đă viết loạt bài:

TỰ VẤN 1: Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?                                      

TỰ VẤN 2: Vai Tṛ Văn Hóa Trong Phát Triển Quốc Gia                  

TỰ VẤN 3: Tại Sao Người Việt Hay Đi Trễ? Phải Giải Quyết Ra Sao?                                 

TỰ VẤN 4: "Kết Đoàn" Mà Không "Đoàn Kết"!?                             

TỰ VẤN 5: Trọng Từ Chương, Khoa Cử? Trọng H́nh Thức?

Và:

1- Con Đường Dân Chủ

2- Quy Luật Đấu Tranh

3- Bạo Động Hay Bất Bạo Động

4- Cách Vật Trí Tri…

5- Tiếng Việt Mến Yêu 1

6- Tiếng Việt Mến Yêu 2

7- Tiếng Việt Mến Yêu 3

Và một số bài về lịch sử và văn hóa Việt, Nhật…

Quư độc giả nào muốn nhận những bài trên xin cho địa chỉ e-mail, chúng tôi sẽ gửi tới. Liên lạc:

dothongminh2001@yahoo.com

 

- - - - -

Báo nhận được:

- Bóng Cờ Nương Tử, tuyển tập 12 truyện ngắn của 11 tác giả

- Chính Việt số 3

- Chuyển Pháp Luân của Lư Hồng Chí

- Fukuoka Asia Bijutsukan

- Nguyệt san Hiệp Hội, số 199

- Người Việt

- Những Biến Cố Mất Lănh Thổ Lănh Hải Việt Nam Từ Năm 939 Đến 2002, Trịnh Quốc Thiên

- Nihon To Betonamu số 613

- Quyết Thắng số 31

- Sinh Hoạt Cộng Đồng số 209, tháng 4/2007

- Tác Giả Vô Danh & Tập Thơ Vô Đề, Bách Linh

- Văn Hóa (nguyệt san)

- Văn Nghệ (tuần báo)

- Vận Mệnh Việt Nam Năm 2007, Bách Linh

- Việt Nam Tự Do số 138

- Viet Weekly

- Vơ Phiến Tuyển Tập, nhà xuất bản Người Việt…