Tản mạn 

Đạo "Hồ"... bao nả ?

 

      Tháng 5 dương lịch vừa qua, ở quốc nội có những "sự cố" quan trọng mà h́nh như ở hải ngoại ít có ai lưu tâm, mặc dù tất cả báo, đài nhà nước xa xả thông tin, b́nh luận. Người viết vốn có ḷng khâm phục chế độ "ta" (thực mà) thấy cần đóng góp ít lời quảng bá, ngơ hầu bà con cô bác thấu hiểu định hướng tiến mau tiến mạnh lên xă hội chủ nghĩa cùng những nỗ lực không ngừng của "lănh đạo" theo chính sách đă vạch.

 

      Thế này nhé. Khi đổi mới, đảng đă bỏ bước nhảy vọt kiểu Mao, thay thế bằng bước quá độ xây dựng cơ sở tư bản trước đă (tư bản đỏ, khác với tư bản nâu - tài phiệt - hay tư bản đen - mafia. Duy khác chỗ nào th́ rất tiếc người viết chưa được giác ngộ ! Xin nán đợi hồi sau - khi cấp thẩm quyền chịu ban lời vàng ngọc - sẽ lâm thời bổ túc). Cùng với sự h́nh thành hệ thống kinh doanh xă nghĩa (có chủ đích "đầu tiên" đặc thù, phát triển rất tinh vi, chiếu cố đến tận hang cùng ngơ hẻm), đảng ta chu đáo pḥng chống lời chỉ trích vô tín ngưỡng thời Xô-Viết bằng sự xây dựng (kín đáo lúc khởi thủy) một nền quốc giáo, nôm na là "Đạo Hồ". Cho dù bí mật bây giờ có bật mí th́ sự đă rồi (bọn phá hoại hết cơ hội đánh phá). Ta đă có đủ lệ bộ vững vàng : có giáo chủ (Ông Đạo) Hồ Chí Minh ; giáo lư là "tư tưởng" (thực có mà, xin thề !) của Người (N duy nhất viết hoa) ; giáo phẩm ở trung ương sẵn Bộ Chính trị và Ban Bí thư, ở địa phương có tỉnh ủy. Tổ đ́nh ở khu Ba Đ́nh (Hà nội) chia ra hai bộ phận : ngôi lăng đồ sộ có xác ướp giáo chủ nơi hành hương, và khu dinh thự kiêm văn pḥng của hàng giáo phẩm lănh đạo nơi cầm giềng mối (hai tay song song, một bên đạo Hồ, một bên nhà nước, như xe song mă phom phom trên đường gập ghềnh xa...).

 

      Sinh hoạt quốc giáo trong tháng 5 có ǵ đặc biệt ? Vốn là đảng kiên định chọn ngày 19 tháng 5 - và năm 1890 -là sinh nhật Hồ Chí Minh (bút tích của đương sự hai, ba phen kê lư lịch là man khai cả đấy, để bọn đế quốc không biết đường lần). Kỷ niệm thứ 113 (cách đếm nhất trí) cử hành trọng thể khắp nơi, dĩ nhiên.

 

      Điểm cao ở địa phương là lễ khánh thành tượng đài Người ở Hà Tĩnh ; vinh dự dành riêng cho quê nội Ông Đạo. Cùng dịp tại đó có lễ khánh thành đài kỷ niệm Nguyễn Sinh Sắc, bố giáo chủ, khi làm quan tích cực chống Pháp thực dân bằng gâïy gộc (nhất quyết không phải say rượu lỡ tay đánh chết thuộc dân) mà bị cách chức. Người viết phải bênh vực cho đảng, bị đồn thổi ngay là bậy bạ, hết phong thánh con lại phong thần bố. Chỉ v́ sách trời đă định mà thôi : Sắc trên Cung – tên hồi để chỏm của giáo chủ - là Cúng, làm sao chối căi đây ? Có bố thế mới có con thế chứ ? Tôn vinh là đúng.

 

      Tại trung ương, Nông tổng bí thư đôn đáo thuyết giảng tư tưởng - đạo -  ở quốc hội (gương mẫu chưa, dân biểu -hàng giáo phẩm cao -  mà vẫn trau dồi quốc giáo), rồi ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.  Giáo lư đạo Hồ bao la bát ngát không thể tóm lược trong  một Sách Đỏ (Red book), Nông tổng đành trích dẫn từ bộ Hồ Chí Minh toàn tập (12 cuốn, cả chục ngàn trang), và văn kiện đại hội IX, với hội nghị V ban chấp hành trung ương khóa IX (khai triển hiện đại nhất về đạo Hồ). Không ai có tư cách bằng Nông tổng để rao giảng đạo : ông đă thấm nhuần giáo pháp từ thời trứng nước (qua bà mẹ, đảng viên kỳ cựu, cộng tác viên tận tụy của Hồ giáo chủ từ 1940-1941) và đă leo đến mức lănh đạo cao cấp nhất v́ khả năng thiên phú ấy (dù người viết cố sưu tra mà không thấy thành tích ǵ nổi trội của ông trong guồng máy nhà nước khi trước đối với quốc dân, nên đó là giải thích hữu lư hơn cả). Đạo Hồ rao giảng từ 1951 (theo Nông tổng) nhưng c̣n chưa được phân định là "tư tưởng" cột trụ tức là "đạo"  (pha trộn trong lời triển khai áp dụng chủ nghĩa Mác của Sít, của Mao – chú thích của người viết). Hơn nửa thế kỷ truyền bá, với nỗ lực tập trung từ 1991 mà "màu Hồ" thấm đượm chưa đúng mức đảng mong đợi, lại có vẻ lạt lẽo phai nhạt dưới mắt quốc dân. Rất may có Nông tổng xuất hiện kịp thời (lẩy Kiều) :

Màu Hồ tráng thuở ban sơ

Tổng Nông chiêu tập, như vừa... véc-ni (verni) !

 

      Dưới ánh sáng đạo Hồ qua các dữ kiện tŕnh bày ở trên, chúng ta mới có thể hiểu không sai trật câu trả lời ḥa thượng Huyền Quang (thỉnh cầu cho Giáo hội Phật giáo khôi phục vị trí) của thủ tướng Phan Văn Khải : "Một đạo là đủ" (nguyên văn). Đạo của thủ tướng hiển nhiên là đạo Hồ, ở trên và bao trùm những chi phái quốc doanh Phật, Thiên chúa, Cao đài, Ḥa hảo và linh tinh thờ cúng - lên đồng, v.v. Ngắn gọn và minh bạch ; miệng nhà quan có khác.

 

      Với ḷng kính ngưỡng (thực mà, xin thề) ; người viết cầu chúc Nông tổng những thành quả rực rỡ, khiến đạo Hồ trường trị, thống nhất giang hồ, sánh tày đạo Saddam (mồ ma) ở I-rắc, đạo Kim ở Bắc Hàn.

 

Nghiêm Văn Thạch  (Paris) - 2004

 

ĐẠO... VÔ ĐẠO !

 

Trong thời gian oi bức kỷ lục (40°C ở Paris, tưởng chừng đang ở Sài G̣n buổi trưa mùa nắng gắt), v́ chót phản ánh cuộc b́nh bầu Nông tổng là "minh tinh chính trị" (Thông Luận, tháng 3-2003) cho năm 2002, 2003 và kế tiếp (ngoại trừ bị phe phái nội bộ đủ ưu thế cho trở về nghề kiểm lâm, hoặc nửa chừng cuốn gói ra đi cùng với chế độ độc đảng do hành động khôi phục nhân phẩm tự do của toàn dân), người viết đành phải mỗi ngày dội nước lạnh mấy lần, rồi liên tiếp gạt mồ hôi, mở quạt máy số cao nhất, cho có đủ can đảm theo dơi hoạt động của nhân vật số 1. Và vô t́nh truy lùng được thực chất quyền lực của Nông tổng. Tuy sự khoan khoái sưu tầm ra "chân lư" không đến mức khiến từ pḥng tắm tung cửa chạy ra đường không mảnh vải che thân, la lớn "eurêka" ("tôi đă t́m ra") như  Archimède khi bất chợt khám phá được định luật về trọng lượng của mọi vật thể, nhưng cũng đủ để tự thưởng một ly bự cà-phê bỏ đầy đá lạnh. Xin chia xẻ với độc giả thân mến của Thông Luận cùng quí đồng bào quốc nội hải ngoại.

Trước hết, người viết ngạc nhiên khi trái với thông lệ, không thấy báo đài ở nhà đề cập đến Nông tổng trong những sự việc thời sự nóng bỏng như đàn áp trào lưu dân chủ (các vụ xử Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn ; qui án Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Vũ Cao Quận ; bắt giữ một lần nữa Nguyễn Đan Quế) ; áp bức tôn giáo (đủ mặt Phật giáo, Cao Đài, Ḥa Hảo, Công giáo, Tin Lành) ; khủng bố các sắc tộc Tây nguyên ; không trừng trị tham nhũng cấp cao thường cấu kết với băng đảng tội ác (điển h́nh là vụ Năm Cam) ; không thúc đẩy xây dựng hệ thống luật pháp công chính và đầy đủ ; bất lực trong việc diệt trừ nạn cường hào ác bá và các tệ trạng xă hội; nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc ; hoan hô ủng hộ Saddam Hussein chống Mỹ ; v.v. Tóm lại, so với những vị tiền nhiệm (thua cả Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu), Nông tổng không trực tiếp can thiệp, ghi ảnh hưởng vào tất cả quyết định trọng đại về chính sách và đường lối hành xử của đảng, của chế độ, trong nước ngoài nước. Nói khác, trong những vụ việc đó, Nông tổng chỉ là một gạch nối (có lẽ đúng hơn, một khu vực trống - no man’s land - phân tuyến quyền lực) từng cá nhân, từng phe nhóm của Bộ Chính trị; tương tự như vai tṛ cũ là chủ tịch quốc hội làm trung gian giữa sự co kéo (tranh ăn) của các phe nhóm trung ương đảng (lợi điểm là được tất cả mua chuộc, chia phần).

Vậy Nông tổng thực sự làm ǵ với tư cách người lănh đạo chủ chốt ? Xin thưa : làm "giáo chủ" đạo Hồ mà ! Đang có hai chiến dịch qui mô được phát động ở quốc nội hẳn là do Nông giáo chủ đích thân điều động.

Chiến dịch thứ nhất nhằm dựng tượng "ông đạo" Hồ Chí Minh (thiếu cuốn "tư tưởng" cầm tay, cho phản động hết đường chê bai "không có tư tưởng" - luôn thể phủ lấp lời ông đạo khẳng định không cần tư duy v́ sẵn có tư tưởng của Staline và Mao) ở công viên hay địa điểm công cộng khắp nơi. Mới khởi sự từ những thành phố, thị trấn lớn, nhưng sẽ lần lượt đến các huyện lỵ, các xă thôn dù xa xôi hẻo lánh. Tại sao ? V́ đảng sáng suốt nhận định (âm thầm, không nói ra) rằng h́nh ảnh "ông đạo Hồ Chí Minh" quả đă phai mờ trong kư ức người dân (hoàn toàn xa cách lạc lơng với giới trẻ) cũng như trong khuôn kính mà nhà nào đều bắt buộc phải có, phải treo ngay ở pḥng khách (trên di ảnh gia tiên, mà ít lau chùi hơn) . Khi các địa điểm công cộng đă trang bị xong, có xác xuất cao là mỗi nhà sẽ được ân cần "mời" mua tượng - to hay nhỏ tùy theo sự lượng định (túi tiền gia chủ) của công an phường khóm - để tăng cường sự hiếu kính và nhất là ḷng trung thành với vị khai sáng quốc giáo (và với đảng). Hai khía cạnh thực dụng khác không đề cập ; tuy ai nấy dễ dàng ngầm hiểu. Chính yếu là phát triển nền kinh tế thị trường "theo định hướng xă hội chủ nghĩa" : những công tŕnh tạc tượng hàng loạt và thiết lập công viên, đài kỷ niệm, đương nhiên phải do xí nghiệp quốc doanh (do nhóm 5-C hay tư bản "đỏ" cũng vậy) đảm nhiệm, với lợi lộc xứng đáng cho dịch vụ tầm vóc cả nước hoặc từng miền từng tỉnh (nhân dân gánh vác chi phí, cố nhiên). Điểm phụ là sự bảo tŕ sạch sẽ trang nghiêm bảo đảm đơn giản không tốn kém (sao ưu điểm không phô bày như thường lệ ?), v́ nay chim chóc ở Việt Nam không c̣n bao nhiêu (v́ đâu, v́ ai nhỉ ?) để kéo đàn xả bậy lên đầu, lên vai tượng ông đạo !

Chiến dịch thứ hai rất ồn ào là "thi đua học tập tư tưởng" (bất kể sự phát xuất đă thú nhận từ tư tưởng Staline hay Mao) để "phát huy tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo" của ông đạo (đă quá cố, không phải đương thời - tạm phân biệt gọi là giáo chủ). Một số người đă lănh giải thưởng, được vinh danh làm gương mẫu cho cả nước (khuyến khích nhai lại trơn tru một số khuôn sáo).

Người viết thấy có bổn phận (không lương hay "b́ thư") đề cao bộ phận tư tưởng của đảng thực sự là "anh hùng học tập" v́ đă nghiền ngẫm mấy chục năm rồi chế biến thành "tư tưởng" một số chỉ thị, khẩu hiệu ông đạo Hồ tùy thời nói lên nhằm áp dụng đường lối, chính sách bắt chước, học theo từ Moskowa từ Bắc Kinh (kể cả y hệt những khúc quẹo quanh co chóng mặt lạc mục tiêu ; hay ngược hướng tức tốc trở lui không kịp hăm thắng). Thành viên Bộ Chính trị (gồm Nông tổng) th́ xứng đáng độc quyền nhận danh hiệu "anh hùng phát huy tinh thần độc lập tự chủ" (trong vụ thương ước với Hoa Kỳ, vụ biên giới và lănh hải) ; "anh hùng đổi mới sáng tạo" (với bức tường lửa kiểm soát mạng lưới điện tử nổi tiếng trong lănh vực truyền thông chẳng kém "bức tường Bá-linh" ; những án "gián điệp" - Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, và c̣n nữa... - gây tiếng vang khắp thế giới, ghi dấu trong lịch sử như các "vụ  án Moskowa" thuở xưa).

Kết luận, Nông tổng không thể là "minh tinh chính trị" - đă b́nh bầu trật (ông không có can đảm và bản lănh nắm giữ thực quyền) mà đích thực chỉ là "minh tinh quốc giáo" (đạo Hồ). Xem chừng ông khá thoải mái (v́  không e ngại đụng chạm nguy hiểm cho thân mạng cùng chức vị) trong vị trí kế thừa cái "đạo mà không phải đạo" (đố biết là cơ sở nền tảng duy tâm, duy vật, hay duy ǵ ǵ,  tỉ dụ duy... tiền?). Phải chăng đây là đạo "phi thường" như đạo Lăo? Hoặc giả theo ngôn ngữ đại chúng, chỉ nên nôm na thực tế gọi là đạo... vô đạo ?

 

Nghiêm Văn Thạch (Paris, tháng 8-2003)