Phỏng Vấn và Chất Vấn

Nguyễn Đạt Thịnh

 

Phỏng vấn là việc làm của một phóng viên truyền thông --đặt câu hỏi với một nhân vật có thẩm quyền hoặc có hiểu biết trên một địa  hạt nào đó, để nhân vật này giải thích cho độc giả, khán, thính giả của người phóng viên biết về việc nêu lên.

Chất vấn là hỏi nguyên nhân nào khiến người bị chất vấn có hành động mà người đặt câu hỏi đă biết, không cần phỏng vấn để biết thêm nữa, mà chỉ đ̣i người bị chất vấn giải thích việc người này đă làm. Chất vấn thường không phải là việc làm của phóng viên, mà là những câu hỏi vặn của cử tri hỏi người ứng cử, hay của các chính sách dân cử hỏi nhân viên hành pháp.

Phân tách như vậy để thấy bài gọi là “phỏng vấn” dân biểu Frank Wolf của đài BBC thực chất là một cuộc chất vấn.

Ông Wolf bị chất vấn v́ ông tuyên bố là tình hình nhân quyền ở Việt Nam đă tệ đi từ đầu năm và đề nghị bộ ngoại giao Hoa Kỳ hủy bỏ cuộc thăm viếng của Nguyễn Minh Triết. Một tháng trước, dân biểu Wolf thuộc cũng đă gửi thư yêu cầu ngoại trưởng Condoleeza Rice có thái độ thích ứng để phản ứng việc làm của Việt Cộng.

Wolf  không phải là chính khách duy nhất lên tiếng chỉ trích Việt Cộng đàn áp những chiến sĩ dân chủ Việt Nam; nhiều chính khách Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu cũng tỏ ra vô cùng bất bình với hành động lạc hậu chính trị của Hà Nội.

Chỉ vài giờ sau khi tòa án của Việt Cộng xử luật sư Trần Quốc Hiền 5 năm tù giam, thì Đức, nước đang giữ chức chủ tịch Liên hiệp châu Âu EU, ra tuyên bố đại diện cho EU, lên án việc Việt Nam đàn áp nhiều nhà hoạt động nhân quyền trong những phiên ṭa gần đây của chúng.

 

Dân biểu Virginia, Frank Wolf

 

      Phần Việt Ngữ của BBC chất vấn ông F.Wolf,  dân biểu Virginia, về câu ông nói t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam đă tệ đi.

Wolf trả lời, “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam tệ thật, mỗi ngày một tệ hơn sau ngày tổng thống Bush viếng thăm Việt Nam, và sau ngày quốc hội Hoa Kỳ trao quy chế bình thường hóa vĩnh viễn quan hệ thương mại PNTR cho Việt Nam. Tồi tệ tối đa, tồi tệ tới mức gần như không c̣n có thể tệ hơn được nữa.”

Cuộc chất vấn tiếp tục, BBC hỏi vặn, “tại sao ông lại quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam? Ông có mối liên hệ trực tiếp nào với Việt Nam không?”

“Chúng tôi quan tâm tới vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới,” Wolf nói. “Hoa Kỳ chỉ vừa trao quy chế PNTR cho chính phủ Việt Nam, th́ ngay sau đó, một mặt họ đi t́m thị trường, mặt khác họ lùng bắt những người bất đồng chính kiến. Chính phủ Việt Nam đang đối xử tồi tệ với các công dân của họ, cho nên chính phủ các nước cần phải lên tiếng. 

BBC, “Bà dân biểu Loretta Sanchez bị chính phủ Việt Nam chỉ trích là bà đã tìm cách kiếm phiếu cử tri gốc Việt qua việc nhận xét về Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về việc đó?

“Thật là lố bịch. Chính phủ Việt Nam đang thực sự vi phạm nhân quyền, cản trở tự do tín ngưỡng và thiếu tôn trọng công dân nước mình. Họ đang đi ngược lại ý kiến thế giới, đi ngược lại cả những gì mà họ nói là họ đang đấu tranh để bảo vệ,” Wolf nói. “Bà dân biểu Sanchez đã hành động đúng thiên chức của bà,

tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người có hành động như bà Sanchez. 

BBC, “Có phải là ông đã đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hủy bỏ chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam tới Hoa Kỳ không̣?

Wolf, “Ông Triết không nên tới Mỹ thì hơn. Hoa Kỳ đón tiếp ông ấy ở đây là việc khó coi.”  

BBC, “Ông đă gửi thư cho Ngoại trưởng Rice hôm 19-4. Bà Rice trả lời ông chưa?

Wolf, “Chưa, tôi chưa chính thức nhận được hồi âm.” 

BBC, “Ông có hy vọng sẽ nhận được hồi âm không?”

Wolf, “Tôi hy vọng. Điều chúng tôi cố gắng làm là thay đổi t́nh h́nh, và tôi nghĩ, nếu càng có thêm nhiều người lên tiếng, chính phủ sẽ phải thay đổi. Bức tường Berlin chỉ sụp đổ sau khi nhiều người lên tiếng.”

Thật ra bộ ngoại giao Hoa Kỳ đă có thái độ đáp ứng phong trào phản kháng việc Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ: họ bắn tin là Hoa Kỳ sẽ tiếp Triết dưới cấp quốc trưởng, không mời ăn quốc yến, không mời ở nhà quốc khách.

Có thể họ tưởng Triết sẽ phản đối cách cư xử hạ nhục này mà hủy bỏ chuyến đi Mỹ. 

BBC, “Cử tri có ủng hộ việc ông làm không?”

Wolf, “Xin đừng nói lạc đề; việc tôi lên tiếng về nhân quyền tại Việt Nam không phải là vấn đề chính trị. Tôi phát biểu về nhân quyền ở Tây Tạng, mà đâu có người Tây Tạng nào sống ở quận tôi. Tôi phát biểu về nhân quyền cho người Uyghur ở Trung Quốc, và chẳng có người Uyghur nào sống ở khu vực của tôi cả. 

BBC, “Chưa từng đến Việt Nam, sao ông lại biết mà lên tiếng về Việt Nam như vậy?”

Wolf, “Anh đă lên mặt trăng chưa?

 

BBC, “Chúng ta không bàn về chuyện mặt trăng.”

Wolf, “Nhưng anh có thể đọc những tường tŕnh về các phi hành gia đă đặt chân lên mặt trăng. Tôi đă nói chuyện với nhiều người, dân biểu Chris Smith và

nhiều người khác đă đến Việt Nam. Thí dụ, nghị sĩ Tom Davis đă đến đó nhiều lần.”

 

BBC: “Từ nay tới tháng Sáu, khi mà Chủ tịch nước Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ, ông dự định có hành động gì khác nữa không?”

Wolf, “tôi sẽ làm bất kỳ điều gì mình có thể làm.”

 

BBC không ngừng công tác tuyên truyền của họ. Họ đă thẩm vấn ông Wolf, đă mạ lỵ bà Sanchez, đă đánh bóng bọn Việt Cộng bóp họng dư luận.

Tôi không làm được một phần ngàn những ǵ ông Wolf làm cho quê hương tôi; tôi chỉ viết thư cảm ơn ông ta, và viết báo đề cao việc ông đă làm

và đă bảo BBC là ông c̣n làm nữa.

Nguyễn Đạt Thịnh