Khía cạnh pháp lư về đ́nh công và yêu cầu cần có hệ thống công đoàn độc lập tại VN

Tổ Quốc 16, 1.5.07

Lê thị Công Nhân

LTS - Nhân ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5, ṭa soạn Tổ Quốc quyết định đăng lại bài tham luận của luật sư Lê Thị Công Nhân về các quyền cơ bản của người công nhân. Bài này dự tính đọc tại hội nghị về quyền lao động tại VN họp tại Warsaw, thủ đô Ba lan từ 28 đến 30-10-2006. Nhưng phút chót Ls Lê Thị Công Nhân đă bị công an của nhà cầm quyền Hà Nội giữ lại tại phi trường Nội Bài, không cho xuất ngoạị

Kính thưa quí vị !

Tôi hân hạnh được tham dự một hội nghị về lao động lại được tổ chức tại cái nôi của phong trào công nhân đoàn kết của thế giớị Đến từ VN, một đất nước CS độc quyền đảng trị, nhưng thật éo le, tôi lại không có nhiều thông tin tốt đẹp về đời sống và việc làm của giới công nhân tại VN để mang đến cho quí vi.. Trong tham luận ngằn này tôi không đi sâu vào cuộc sống khốn khó, đồng lương rẻ mạt và bị đối xử thiếu tôn trọng của người công nhân VN, mà tôi muốn đề cập tới khía cạnh pháp lư của đ́nh công và nhu cầu bức thiết cần phải có các công đoàn độc lập của người lao động so với công đoàn nhà nước đảng trị ở VN hiện naỵ Phong trào đấu tranh của công nhân để giành lấy những quyền cơ bản thiết yếu của ḿnh đang phát triển mạnh mẽ tại VN với rất nhiều những cuộc đ́nh công diễn ra trên khắp đất nước. Nhưng hơn 90% trong tổng số 1200 cuộc đ́nh công trong 10 năm qua luôn bị chính tổ chức công đoàn và toà án coi là bất hợp pháp, từ đó dẫn đến những cuộc đàn áp không thương tiếc phong trào đấu tranh chính nghĩa này của giới công nhân, v́ những lư do sau :

Ị Pháp luật VN hiện hành không hỗ trợ cho đ́nh công.

Pháp luật VN hiện hành thiếu những quy định đúng đắn và khả thi về quyền đ́nh công của công nhân thậm chí không hề có một định nghĩa về đ́nh công. Quy định duy nhất nói đến quyền được đ́nh công của người lao động là khoản 1 điều 172 Bộ luật lao động 2002, ghi rằng " trong trường hợp tập thể lao động không đồng ư với quyết đinh của hội đồng trọng tài lao động , th́ có quyền yêu cầu toà án nhân dân giải quyết hoặc đ́nh công ".

Nhưng để công nhân thực hiện được quyền đ́nh công nàỵ Nhà nước VN lại qui định thủ tục rất nhiêu khê và bất khả thị Luật lao động VN hiện nay qui định các tranh chấp lao động tập thể, là lư do duy nhất được coi là hợp pháp để người lao động có quyền đ́nh công, bắt buộc phải qua hai bước ḥa giải tại hội đồng ḥa giải cơ sở được tổ chức trong ṿng bảy ngày kể từ khi nhận được đơn. Sau đó, nếu vẫn không hoà giải được th́ có thể kiện tiếp ra ṭa hoặc đ́nh công (điều 170, 171).

Qui định như vậy là quá lâu đối với các bên, đặc biệt là với người lao động, v́ cuộc sống của họ phụ thuộc vào từng ngày lương ít ỏi đó. Luật lại qui định đến 17 ngày kể từ ngày nộp đơn đă thu thập được đủ số chữ kư cần thiết của ½ số lao động trong tập thể có tranh chấp đó (làm sao mà thu thập nổi số chữ kư này, ai có thời gian để đi thu thập và doanh nghiệp nào cho phép việc thu thập chữ kư này diễn ra trong doanh nghiệp ḿnh ???), và sau đó phải cử ba người trong ban chấp hành công đoàn cơ sở để trao bản thông báo về việc đ́nh công cho ba nơi là : Sở lao động tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh và cho giới chủ th́ mới được đ́nh công. Mặc dù qui định một khoản thời gian dài và thủ tục rườm rà như vậy, nhưng luật lại không qui định chế tài cho Hội đồng hoà giải và Trọng tài lao động này phải chịu trách nhiệm ǵ nếu không tổ chức được việc hoà giải trong thời hạn. Do vậy, các Hội đồng ḥa giải và Trọng tài lao động này làm việc chậm chạp thiếu trách nhiệm, càng làm dồn nến những bức xúc của người lao đô.ng. Và cũng v́ lư do chờ đợi quá lâu này mà người lao động càng bức xúc và càng có nhu cầu đ́nh công.

Đă là quyền lao động th́ người lao động phải được thực hiện quyền đó khi thấy cần thiết và có đủ điều kiện chứ không phải đi xin phép ai đó với các thủ tục rườm rà và kéo dài như vậỵ

IỊ Pháp luật VN hiện hành cản trở đ́nh công

Luật VN không định nghĩa đ́nh công là ǵ, nhưng lại qui định thế nào là một cuộc đ́nh công bất hợp pháp !!!. Điều 175 Bộ luật lao động năm 2002 của VN qui định những cuộc đ́nh công bất hợp pháp là những cuộc đ́nh công mà "không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động : Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp" và không được đ́nh công trong khi chờ kết quả giải quyết của Hội đồng hoà giải lao động và Hội động trọng tài lao động (điều 173).

Qui định như vậy đă thu hẹp tối đa những trường hợp mà người lao động có quyền đ́nh công. Ví dụ: trường hợp nhà nước sắp ban hành một luật mà người lao đông cho rằng sẽ có những ảnh hưởng xấu đến họ; hoặc khi một cá nhân công nhân bị xâm phạm nặng nề về sức khoẻ hay danh dự, th́ người công nhân lẽ ra phải có quyền đ́nh công trong những trường hợp nàỵ Nhưng ở VN th́ nhà nước lại cho rằng chỉ có những cuộc đ́nh công xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể mới được coi là hợp pháp. Điều này không phù hợp với qui định khoa học và nhân văn của Tổ chức Lao động Quốc tế, cho rằng trong một số cuộc đ́nh công xuất phát từ những vấn đề chính trị nhằm gây sức ép với nhà cầm quyền hoặc một đảng phái chính trị về một vấn đề nào đó có thể không liên quan trực tiếp hay không liên quan ngay tức th́ đến quyền lợi của công nhân, nhưng chứa đựng nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người lao động , th́ họ có quyền đ́nh công.

Mục tiêu của đ́nh công là tạo sức ép lên giới chủ và / hoặc nhà cầm quyền bằng cách gây những thiệt hại về kinh tế ở mức độ thiệt hại nhất định, nhằm đ̣i hỏi ở mức độ cao hơn về quyền và lợi ích cho người lao đô.ng. Và sự kiện nào dẫn đến đ́nh công cũng chỉ là khía cạnh h́nh thức của đ́nh công. V́ vậy bản chất của đ́nh công là luôn gắn với chính trị theo nghĩa rộng, chứ không chỉ nằm trong quan hệ lao động trực tiếp thuần tuư mà cụ thể là các tranh chấp lao động tập thể, nhưng tùy từng bối cảnh, phạm vi và qui mô của cuộc đ́nh công mà đặc điểm chính trị này có nổi bật hay không. Nhưng luật VN lại độc đoán đặt đ́nh công trong một phạm vi rất hạn hẹp là đ́nh công phải xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể, tức chỉ thuần tuư là vấn đề kinh tế. Qui định như vậy đă làm què cụt đi bản chất và vai tṛ của đ́nh công được cả thế giới công nhận là luôn gắn liền với chính tri.. Và ngay cả học thuyết của CS, khi tuyên truyền cũng luôn công nhận như vậy, nhưng trong thực tế lại qui định và làm ngược lạị

Luật VN qui định cuộc đ́nh công vượt quá phạm vi doanh nghiệp là bất hợp pháp, là một điều rất mơ hồ và sai lầm. Mơ hồ là v́, về "phạm vi doanh nghiệp" là ǵ ? Là phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay phạm vi lănh thổ địa lư của doanh nghiệp ? Sai lầm là v́, dù qui định như thế nào về cái "phạm vi" này th́ cũng không đúng cho vấn đề đ́nh công. Người lao động hoàn toàn có quyền đ́nh công khi họ thấy quyền lợi của họ có nguy cơ bị xâm phạm, chứ không thể lại chỉ từ mỗi tranh chấp trực tiếp trong phạm vi doanh nghiệp của ḿnh. Ngoài ra khi đ́nh công đương nhiên không thể nào mà người lao động lại chỉ đ́nh công trong phạm vi lănh thổ địa lư của doanh nghiệp mà ḿnh đang làm việc được. Và thực tế hiện nay, những trường hợp đ́nh công đồng thời là tuần hành, biểu t́nh ngày càng phổ biến trên thế giớị

Và cũng từ cái căn cứ pháp luật về "đ́nh công bất hợp pháp" vô cùng vững chắc này mà ở VN, tuyệt đại đa số các cuộc đ́nh công cũng như cá nhân người lao động trực tiếp tham gia đ́nh công đều bị nhà cầm quyền đàn áp một cách thảm khốc mà đôi khi chính giới chủ cũng cảm thấy bất ngờ. Và dần theo thời gian, với chính sách và pháp luật như vậy, công nhân VN không c̣n dám nghĩ tới những cuộc đ́nh công v́ mục đích chính trị, điều vốn được coi là rất b́nh thường tại các nước văn minh và phát triển. V́ thế họ gần như không c̣n vai tṛ ǵ trong nền chính trị cả, chỉ c̣n làm b́nh vôi để Đảng CS VN sử dụng cho bài ca mỵ dân khi cần thiết.

Tôi đặc biệt chú trọng đến khía cạnh này của pháp luật VN v́ trong thực tế có chưa đến 10% số cuộc đ́nh công ở VN đáp ứng được tiêu chuẩn là một cuộc đ́nh công hợp pháp. Nhưng tiếc là những cuộc đ́nh công hợp pháp này lại không mang đến kết quả như mong đợi, và quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn tiếp tục bị xâm hại sau những cuộc đ́nh công được coi là lư tưởng trong mắt nhà cầm quyền nàỵ

III - Hệ quả từ phán quyết của ṭa án về cuộc đ́nh công bất hợp pháp.

3.1 Những phán quyết của toà án VN mà đa phần là kết luận một cuộc đ́nh công nào đó là bất hợp pháp, đă làm căn cứ cho cơ quan an ninh, cảnh sát khi thẳng tay đàn áp thảm khốc các cuộc đ́nh công là đă làm đúng với pháp luật VN. Nhưng xin quí vị nhớ cho rằng căn cứ đó lại được thực hiên trên một nề tảng pháp luật vô lư và hạn hẹp của VN hiện naỵ

3.2 Hệ quả cụ thể từ những phán quyết Toà án kết luận rằng cuộc đ́nh công là bất hợp pháp là làm cho những người công nhân tham gia đ́nh công trở thành những người vi phạm pháp luật. Họ bị cắt lương, thậm chí là sa thải, v́ giới chủ dựa vào kết luận cuộc đ́nh công bất hợp pháp của Toà án để qui kết người công nhân tham gia đ́nh công là "tự ư bỏ việc" và làm căn cứ sa thải họ một cách "đúng luật" (điểm c khoản 1 điều 85).

3.3 Điều chúng ta cần đặc biệt quan tâm là số phận của những người lănh đạo cuộc đ́nh công nàỵ Đa số họ đều chính là những người lao động chứ không phải là những cán bộ công đoàn. Sau những cuộc đ́nh công bị coi là bất hợp pháp này, họ luôn bị trù dập, đàn áp, mất việc làm, túng quẫn về kinh tế và thậm chí không ít trường hợp bị qui kết là tội phạm h́nh sự một cách oan nghiệt, với những tội mơ hồ nhưng nặng nề như gây rối trật tự cộng cộng, xúi dục, lôi kéo người khác gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vu..

Bây giờ có lẽ quí vị thắc mắc vai tṛ Công đoàn VN ở đâu ? Họ đông đảo, lớn, nhiều tiền và lại được Đảng CS yêu quí lắm, nhưng dưới cơ chế độc quyền hiện nay của Đảng CS VN th́ công đoàn được coi là một bộ phận của Đảng CS VN, chịu sự lănh đạo và phục tùng cho đảng nàỵ V́ vậy Công đoàn VN không c̣n là một tổ chức Công đoàn b́nh thường và đúng với bản chất vốn có của nó như công đoàn ở các nước trên thế giớị Một công đoàn đúng nghĩa phải do người lao động tự lập ra, duy tŕ và phát triển. Chỉ như vậy th́ công đoàn đó mới có được sự độc lập và có thể phục vụ tối đa cho quyền lợi của người lao đô.ng. Cũng v́ lư do không độc lập này mà ở VN hiện nay, không có ban chấp hành cơ sở nào dám quyết định và tổ chức cho công nhân đ́nh công theo qui định tại khoản 2 điều 173. Điều này khiến người lao động tự đ́nh công v́ không chờ nổi quyết định của công đoàn. Và đây cũng là một trong những lư do làm cho cuộc đ́nh công đó bị chụp mũ là tự phát, vô tổ chức và bất hợp pháp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như đă nói ở trên. IV- Hệ quả nghiêm trọng từ qui định về đ́nh công bất hợp pháp trong pháp luật VN hiện naỵ

Chính những qui định bất khả thi nêu trên đă làm cho hơn 90% các cuộc đ́nh công tại VN đều là bất hợp pháp. Điều này dẫn đến 4 hệ quả tất yếu là :

Quan hệ giữa giới chủ và người lao động càng trở nên căng thẳng v́ giới chủ dựa vào việc tuyên bố cuộc đ́nh công là bất hợp pháp để trừng phạt thậm chí sa thải người lao động, làm cho người lao động trở nên túng quẫn, bế tắc và bị dồn vào bước đường cùng. Khi cuộc đ́nh công bị coi là bất hợp pháp th́ những yêu sách của người lao động cũng sẽ không được giải quyết như là một hệ quả tất yếụ Và do vậy, vấn đề cốt lơi là các tranh chấp lao động tập thể vẫn tiếp tục tồn tại và dồn nến chồng chất càng dễ dẫn đến những cuộc đ́nh công khác.

Cách giải quyết cứng nhắc dựa trên những qui định pháp luật ấu trĩ và hạn hẹp đó của Toà án càng làm người lao động mất ḷng tin vào pháp luật và nhà nước, từ đó lại càng dễ manh động và có những hành vi bất tuân thủ làm cho hiện trạng đ́nh công ở VN càng trở nên phức tạp, rối ren.

Người lao động không những mất ḷng tin vào Toà án và Cơ quan Nhà nước mà c̣n mất ḷng tin đối với cả tổ chức Công đoàn v́ công đoàn Đảng trị đó không c̣n đại diện ǵ cho họ và giúp ích được ǵ cho người lao đô.ng. Không những vậy, người lao động tại VN hiện nay lại không được lập công đoàn độc lập của chính ḿnh, do đó càng thiếu tổ chức và đấu tranh càng khó khăn. Cơ quan quản lư nhà nước cũng v́ thế mà càng khó nắm bắt t́nh h́nh và khó thực hiện chức năng quản lư của ḿnh hơn.

Đă có rất nhiều người lao động và ngay cả một số nhà lập pháp yêu cầu cần có một hệ thống công đoàn độc lập tại VN, do chính người lao động lập ra, đóng góp công sức tiền bạc để duy tŕ nó, và cử / thuê những người có năng lực phù hợp làm việc chuyên nghiệp cho công đoàn đó. Nhưng đến nay, những ư tưởng tuy không mới nhưng rất tốt đẹp và đúng với xu thế phát triển tất yếu của thế giới về tổ chức công đoàn vẫn chưa có dấu hiệu ǵ sớm được nhà cầm quyền VN ủng hộ và thông quạ

V- Cần phải cải tổ luật pháp VN về đ́nh công và phải có công đoàn độc lập của công nhân

Đ́nh công là quyền của người lao động được không làm việc mà vẫn được bảo đảm quyền lợi một cách b́nh thường trong thời gian không lao động này, nhằm gây thiệt hại kinh tế cho bên chủ lao động hoặc cho bên thứ ba, khi quyền lợi của người lao động bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hạị Người lao động được thực hiện quyền này một cách nhanh chóng, đúng thời cơ, tức là họ phải có quyền chuẩn bị một cách bí mật cuộc đ́nh công để trành bị giới chủ dập tắt cuộc đ́nh công. Nhưng luật VN qui định thời gian xin phép và đợi chuẩn y cho cuộc đ́nh công kéo dài gần một tháng, cán bộ công đoàn th́ hưởng lương nhà nước thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng CS lại vừa làm việc trong chính doanh nghiệp có đ́nh công th́ họ không thể thực hiện được vai tṛ là người đại diện và phục vụ cho quyền lợi của người lao đô.ng. Do vậy gần như không có cuộc đ́nh công nào là hợp pháp tại VN, v́ muốn thực hiện đúng pháp luật th́ không thể đ́nh công được, và ngược lại, muốn đ́nh công th́ không thể tuân thủ pháp luật. Việc nhà cầm quyền dựa vào căn cứ pháp luật lạc hậu này để kết luận cuộc đ́nh công là bất hợp pháp đă mang lại những hệ quả tồi tệ, chồng chất và đào thêm mâu thuẫn giữa các bên, làm tiền đè cho những cuộc đ́nh công khác nối tiếp.

Luật pháp VN không c̣n theo kịp thực tế đời sống và cản trở xă hội phát triển. VN cần phải có những qui định pháp luật về đ́nh công phù hợp và tuân thủ luật pháp Quốc tế, cụ thể là qui định của tổ chức Lao động Quốc tế, và nhất thiết phải bám sát được đời sống xă hội đang diễn tiến không ngừng, với mục tiêu tối thượng là phục vụ cho quyền lợi của người lao động với 4 nội dung cụ thể là :

Phải có định nghĩa pháp lư về đ́nh công và phân biệt rơ đ́nh công với bỏ việc hàng loạt.

Qui định về thời gian thông báo và chuẩn y cuộc đ́nh công không quá 72 giờ (đề xuất). Qui định chỉ cần một bước đàm phán hoà giải tại cơ sở mà không thành th́ người lao động có quyền đ́nh công ngay hoặc lựa chọn con đường Toà án để giải quyết. Qui định như vậy mới bảo đảm được tính thời cơ để cuộc đ́nh công khả thi và có hiệu quả, và đồng thời nâng cao thái độ và trách nhiệm của giới chủ và những người đại diện cho công quyền có liên quan.

Chỉ coi cuộc đ́nh công là bất hợp pháp khi cuộc đ́nh công đó không liên quan ǵ đến lao động và quan hệ lao động (như giới chủ thay đổi đồng phục cho công nhân nhưng không ảnh hưởng ǵ đến sức khoẻ hay gây khó khăn trong khi làm việc, hay không để công nhân đi cổng chính mà chỉ cho đi cổng bên vv...), mà cuộc đ́nh công dù không xuất phát từ tranh chấp lao động trực tiếp, mà liên quan đến pháp luật, chính sách của Nhà nước về lao động th́ được coi là hợp pháp.

Người lao động có quyền thành lập công đoàn của ḿnh, được đóng góp, quản lư và thuê người chuyên nghiệp điều hành tổ chức công đoàn của ḿnh. Người lao động có quyền tổ chức công đoàn theo ngành, công đoàn theo lănh thổ và tự do liên kết với tổ chức công đoàn khác.

Kính thưa quí vị !

Cuộc đấu tranh này sẽ ngày càng phát triển v́ đây là một hiện thực khách quan, là hệ quả tất yếu xuất phát từ những bất công tràn lan trong xă hội VN hiện nay, một xă hội CS nhưng người công nhân lầm than nghèo khổ vẫn đang ngày đêm bị bóc lột thậm tệ và bị đối xử thiếu tôn trọng về nhân phẩm. Cuộc đấu tranh này rất gian khó nhưng sẽ được tiếp tục một cách trường kỳ và vững chắc cho đến khi nào có được sự công bằng trong qui đổi giá trị lao động và nhân phẩm của người công nhân được tôn tro.ng.

Tôi hoàn toàn hiểu rằng ḿnh chỉ là một cá nhân góp tiếng nói nhỏ nhoi ủng hộ và đang t́m kiếm giải pháp cho cuộc tranh đấu nàỵ Tôi tin tưởng chính nỗ lực không ngừng của lực lượng công nhân và dân chủ tại Quốc nội VN sẽ nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các bạn, những người có bề dày kinh nghiệm đấu tranh của công nhân, giúp đỡ chúng tôi có hiệu quả và kịp thời bằng những hành động cụ thể và thiết thực tạo thành một áp lực đủ lớn từ bên ngoài tác động làm biến chuyển pháp luật của VN về đ́nh công, để người lao động có thể đ́nh công hợp pháp và có công đoàn độc lập của chính ḿnh. Đây là tâm huyết của tôi mang đến Hội nghị này và mong muốn Hội nghị này mang lại cho VN . Xin cảm ơn quí vị đă dành thời gian quí báu cho tôị