Về việc bầu cử quốc hội khóa XII

Kinh gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng trưởng ban bầu cử

                                                                               Nhà văn Hoàng Tiến

 

            Tôi đă nhận được thẻ cử tri đi bầu quốc hội khóa XII. Tôi buộc ḷng phải làm cái việc đáng ra không nên làm: trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử. 

          V́ sao? 

          V́ nhiều người đă góp ư kiến nhiều chục năm nay: Không nên dùng phương thức “Đảng cử dân bầu” qua cái sàng lọc Mặt trận Tổ quốc nữa. Làm thế là biến một cơ quan dân chủ của dân thành một cơ quan ngoại vi của Đảng (với hơn 90% là đảng viên), quốc hội thành một nơi giơ tay luật hóa những chủ trương, chính sách, thông tư, chỉ thị của Đảng. Có phải như thế không, thưa quư vị? 

          Dám nh́n thẳng vào sự thật th́ phải nói đúng là như thế. 

          Và như thế lâu nay chúng ta cứ đóng kịch dân chủ. 

          Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước”, nhưng thực tế không phải vậy, Đảng mới là cơ quan quyền lực cao nhất nước. 

          Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, thực tế cũng không phải vậy. Nhân dân có 80 triệu người chỉ chiếm 10% trong quốc hội; c̣n Đảng có 3 triệu đảng viên, mà chiếm 90% ghế quốc hội. Thế th́ quốc hội là của Đảng chứ đâu phải của Dân. 

          V́ thế mà quốc hội đă không làm tṛn trách nhiêm của ḿnh. Nhiều việc lớn của đất nước, quốc hội không được bàn bạc. Ví dụ như: Hiệp định biên giới Việt Trung, hiệp định lănh hải Việt Trung …; trước đây như: việc đưa quân sang Campuchia, hay việc chính phủ Phạm Văn Đồng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về lănh thổ của họ trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (gây ra rất rắc rối cho chúng ta bây giờ) …v.v… 

          Nhiều người đă lên tiếng phàn nàn về mô h́nh “Đảng cử dân bầu qua sàng lọc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu” giả vờ dân chủ ấy, và đ̣i thực hiện quyền người dân được tự do ứng cử và bầu cử thực sự, như các ông: Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ. Hoàng Hữu Nhân, Trần Độ, Hoàng Minh Chính …vv…Toàn là các vị lăo thành cách mạng cả. Họ không thể là phản động. 

          Hiện nay chúng ta đă hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (WTO). Đây là cơ hội để chúng ta mở rộng dân chủ cho đất nước, cơ hội để người Việt Nam được hưởng quyền làm dân, quyền làm người, như mọi nơi trên thế giới. Ai mang lại tự do dân chủ lúc này người ấy sẽ được ghi tên vào lịch sử. Cờ đang trong tay quư vị, mong quư vị hăy phất nó lên. 

          Tôi là người đọc sách, nh́n thấy những việc sai trái, không nói, th́ lương tâm cắn dứt. Noi theo người xưa dạy: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”; cụ Chu Văn An dạy: “Kẻ sĩ phải nói những điều ích nước lợi dân”; tôi đề nghị nếu cứ bầu cử theo lối đă chỉ định sẵn, th́ không nên bầu nữa. Đằng nào cũng sắp xếp cả rồi. Hăy dùng số tiền trăm ngàn tỉ đồng tốn kém cho bầu cử, để xây bệnh viện, trường học ở vùng sâu vùng xa đang thiếu thốn khó khăn, và giúp đỡ các trẻ em tàn tật hay lang thang cơ nhỡ, như thế ích lợi hơn. Dân cũng đỡ mất thời giờ đi bầu. Ban tổ chức khỏi phải vất vả kiểm phiếu. 

          Cho nên tôi quyết định trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử, và công bố để mọi người biết. Qua động thái này, tôi muốn các vị lănh đạo hăy nhận ra sự bất ưng của ḷng người để mà thay đổi  cách thức làm việc. Nhiều người bất ưng lắm, không phải ḿnh tôi. Nếu không tin, xin làm cuộc trưng cầu dân ư, là rơ ngay thôi. Những quyền của dân đă ghi trong Hiến pháp phải được tôn trọng, và tôn trọng thực sự, không nên giả vờ hoặc làm nó biến tướng đi. 

          Nếu quư vị biết nghe lời nói phải, sửa chữa những sai sót, th́ có lợi cho đất nước, có lợi cho quư vị. Nhược bằng khó chịu, bực tức, muốn dùng biện pháp trừng trị, th́ chúng tôi sẵn sàng đón nhận với tấm ḷng thanh thản v́ đă nói thật được suy nghĩ của ḿnh. 

          Người đọc sách chúng tôi cứ bị ám ảnh bởi câu ngạn ngữ phương Tây: “Im lặng là đồng lơa với tội ác” (Le silence, c’est la complicité du crime); và câu của một danh sĩ phương Đông: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh” (tạm dịch thoáng: Người ta rồi ai cũng chết. Để lại một chút ḷng với đất nước quê hương.) 

          Chúng tôi không muốn đồng lơa với cái ác, và cũng muốn có chút ḷng với đất nước quê hương. 

                                      Đất thiêng Thăng Long, ngày 19 tháng 5 năm 2007

                                                                  Hoàng Tiến, nhà văn.

 

Địa chỉ: Nhà A11  Pḥng 420

              Thanh Xuân Bắc—Hà Nội.

Nơi gửi:

 .Ban tổ chức bầu cử quốc hội XII

. Các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước

          . Bạn bè văn nghệ sĩ.