Góp ư về Đại hội Phật giáo Toàn quốc Kỳ VI

 

Năm năm đă trôi qua, kể từ đại hội lần thứ V với nhiều đóng góp của các đại biểu trong và ngoài nước tham dự, một thời gian không dài lắm so với tầm vóc hoạt động của Giáo hội, nhưng cũng không ngắn lắm để thấy được thành quả của những thay đổi từ sự đóng góp. Nhưng cho đến nay, nói chung, chúng ta vẫn c̣n có một hiến chương chưa được cập nhật, vẫn c̣n là một hệ thống hành chánh kém hiệu quả, nhiều nơi vẫn là một phong cách làm việc quan liêu tŕ trệ, và vẫn c̣n có một số nhân sự quá lớn tuổi ngăn trở bao tài năng trẻ chờ đợi được phát huy khả năng của ḿnh.

 

T́nh h́nh đất nước mỗi ngày một thay đổi, các cơ phận trong xă hội cũng phải có tính năng động cập nhật. Hiện nay, các cán bộ từ cơ sở đến trung ương của nhà nước hầu hết đều đă mang một bộ mặt mới, với khả năng và tri thức hợp cách, cho dù một anh công an khu vực, một chủ tịch, trưởng pḥng ban ngành hay cán bộ chưyên môn, đều đă được lựa chọn theo một tiêu chuẩn kiến thức nhất định, thay v́ chỉ lư lịch bản thân ba đời như những năm trước. Chính những thay đổi từ con người đó mà đất nước đă sớm thành công nhiều mặt và đă trổi dậy như một Phù Đổng.. Và từ những con người mới và năng động đó, những con người đă can đảm thay đổi nhiều thủ tục nhiêu khê của bao cấp sang nguyên tắc hành chánh đơn giản mà nhiều hiệu quả, bớt phiền nhiểu dân, giảm thời gian tính và cơ chế gọn nhẹ. Nhưng trên b́nh diện quốc tế, đất nước ta c̣n phải lột xác đổi thay nhiều lớp rào cản trong xă hội, mà trong đó, Giáo hội Phật giáo là một cơ phận ít nhiều tạo sự tŕ trệ cho đất nước.

 

Mô thức tổ chức, con người điều hành, phong cách lănh đạo, phương pháp giải quyết vấn đề, ... c̣n khá nhiều nơi vẫn c̣n ảnh hưởng kiểu cách phong kiến và lề thói bao cấp quá độ. Có lẽ, các ngài cảm thấy hài ḷng với những ǵ đă có và đang có. Hoặc là công trạng Cách mạng, hoặc lư lịch đảng viên hoặc ít nữa là gia đ́nh liệt sĩ… và xem chiếc ghế tại vị như là một ban thưởng đền công, an hưởng tuổi già hơn là trọng trách với một tiền đồ Phật giáo. V́ thế, sau trên 25 năm, một mô h́nh Giáo hội chưa xứng với tầm vóc của nó, không phát triển hơn một hội Liên hiệp Phụ nữ, và không có quan hệ quốc tế bằng ngay cả với một tổ chức như hội Khoa học Kỷ thuật Thành phố.

Tôn ti trật tự và truyền thống của một hệ thống tôn giáo “gọi dạ bảo vâng” từ thời phong kiến Tống Nho c̣n sót lại đă kềm hăm tiềm năng của tuổi trẻ Phật giáo. Rất nhiều tu sĩ có kiến thức, có khả năng, hoặc không bao giờ được tận dụng, hoặc không dám có tiếng nói vượt qua các ôn trưởng thượng, vẫn an phận nép ḿnh dưới bóng từ bi an nhiên mặc niệm của các cây đại thụ, biến Giáo hội thành một cái ǵ thiêng liêng bất khả canh cải, bất khả tiếp cận, và ngôi nhà Phật pháp là ngôi bảo tháp trong lồng kiến để tôn thờ hơn là để phát huy tiềm năng mang lợi ích cho quần sanh, cho xă hội.

 

Từ ngày đất nước mở cửa, xă hội có nhiều đổi thay và cuộc sống có nhiều thay đổi. Việt Nam đang hội nhập cùng quốc tế với bộ mặt tiến bộ văn minh, các tôn giáo bạn cũng cải biến chính sách truyền giáo để thích nghi với cơ chế đất nước hầu song tồn, cạnh tranh và phát triển, th́ riêng Phật giáo ta như người chưa t́m ra ánh sáng. Như con bệnh đang chập chửng từng bước một cách e dè và lười biếng. Đại hội kỳ VI lần nầy, với bao bức xúc từ giới tu sĩ đến Phật tử tại gia, muốn được bổ túc bằng một thành phần nhân sự mới trong cơ chế lănh đạo, phối hợp hiện đại với truyền thống, kinh nghiệm với nhiệt tâm, để thiết kế và triễn khai một đường hướng mới trong hệ điều hành. Trọng điểm là h́nh thành một tầng lớp những cán bộ giáo hội có đủ can đảm và sáng tạo, vượt qua rào cản lễ nghi để đóng góp hiệu quả hơn cho một PG Việt Nam trong thời đại mới. Về mặt giáo chế và giáo quyền, Ban Tăng Ni sự vẫn c̣n bất lực đối với một thiểu số những tu sĩ tha hoá, tuy số it1 nhưng tác hại th́ lại rất nhiều. Giáo hội Trung ương chưa đủ uy tín với các Ban Trị sự và Ban Đại diện các địa phương. Các ban ngành c̣n dẫm chân nhau, chồng chéo và nặng nề, và vượt nguyên tắc hành chánh, tiếp tay cho những thành phần bất hảo thao túng Giáo hội địa phương. Thậm chí có nơi Giáo hội Trung ương c̣n bị UBMT và BTG các tỉnh thành quận huyện tác động chi phối sái nguyên tắc, nhất là các tỉnh phía Nam.

 

Đă có vài trường hợp Tu sĩ và cán bộ Giáo hội c̣n tuỳ tiện xử dụng phương tiện lưu thông của nhà nước, đi xe bảng số xanh, và tài xế do nhà nước bổ cử và điều hành  Nhiều khi Phật sự phải thông qua Ban Tôn giáo chẳng khác ǵ h́nh thái hơn 50 năm trước, khi Giáo hội Công giáo miền Nam đă tiếm dụng vào thời nhà Ngô trị v́. Với một Giáo hội như thế, dưới mắt người dân, h́nh ảnh của Phật giáo bổng oan uổng trở thành một tôn giáo của nhà nước và cho nhà nước. Đành rằng Giáo hội có bổn phận xây dựng đất nước, nhưng vua Trần Nhân Tông đă không lạm dụng quyền lực ngôi Cửu Ngũ sau khi giành độc lập thái b́nh cho dân tộc, Ngài đă từ bỏ quyền lực để vào núi ẩn tu nơi am mây, trong cuộc đời tu hành. Ngài cũng đem đạo vào đời mang lợi ích thiết thực cho đất nước không ít; và không thiếu các bậc quốc sư lui gót về không môn sau khi hoàn thành sứ mạng. Trong quá khứ, chưa có bậc chân sư nào lợi dụng tầm vóc Phật giáo để hưởng thụ lợi danh, bảo vệ địa vị, v́ thế mà Phật giáo an hoà và nhân dân thái b́nh. Ngược lại, khi tu sĩ lún sâu vào danh lợi, dù chỉ một số nhỏ, để cấu kết với thế quyền, th́ Phật giáo bắt đầu xa rời quần chúng và lư tưởng giải thoát bắt đầu băng hoại, xă hoại. Rất tiếc, tấm gương cao cả của Đức Thánh sư Trần Nhân Tông chưa được triễn khai đúng đắn và đầy đủ trong nội dung giáo dục cho tăng tín đồ. Ngành Việt sử khộng hiểu lư do nào lại xem nhẹ tấm gương sáng chói của cha ông đóng góp không nhỏ cho nền độc lập tự chủ cúa dân tộc và hạnh xả ly, không bám víu vào quyền lực để giáo dục cho thế hệ con cháu  chúng ta biết hy sinh hơn là thụ hưởng.

 

Xa rời quyền lực nhưng không thiếu trách nhiệm với đất nước. Đắm nhiễm lợi danh th́ Phật giáo không thể hưng thịnh. Một tu sĩ Phật giáo mà thấu hiểu quyền lợi quốc gia và ư thức tự tồn của một dân tộc th́ không thể nhập nhằng lầm lẫn giữa quyền lực và đạo lực. Bản chất Thiên nhân chi đạo sư không thể là bản chất Thiên nhân chi thừa sai. Một số tu sĩ có quyền lực ngày nay đă đi quá xa tinh thần vô cầu bất nhiễm của nhà Phật. Người tu sĩ có bổn phận đóng góp khả năng xây dựng đất nước, an b́nh xă hội, phát triển văn hoá dân tộc th́ không thể được “tuyển chọn” bởi thành tích xu hướng dua nịnh, hay liên hệ huyết thống lănh tụ. Có công mà không cần thụ hưởng, đóng góp vô tư mà không nghĩ đến lợi dưỡng cá nhân.

Giáo hội không thể là một tổ chức chỉ để bảo vệ quyền lợi cho một phe nhóm hay khuynh hướng nào, chỉ  biết đặt quyền lợi của ḿnh lên trên lợi ích đất nước. Giáo hội phải là một tập thể đạo đức trong sáng, lư tưởng đạo đời song hành, luôn đặt sự tồn tạo của dân tộc trên và trước sự tồn tại của Phật giáo, hy sinh hơn là thụ hưởng, năng động sáng tạo hơn là thủ cựu bảo lưu. Biết trọng dụng nhân tài vượt khỏi đố kỵ riêng . Nhất là cần lắng nghe những ư kiến xây dựng để tự làm mới ḿnh hầu hoạt động của Giáo hội có kết quả tốt đẹp. Giáo hội không chỉ thuần tuư một tập thể tôn giáo mà phải là một tập thể tôn giáo xây dựng đất nước song hành với công phu tu tập tự thân. Muốn thế, Giáo hội cần phải đổi mới cách nh́n, động năo triệt để, trước khi đại hội khai mạc.

 

Tại các tỉnh thành, một số đă tổ chức đại hội, nhưng phần lớn là lưu nhiệm, bổ sung thêm một vài nhân sự vào các chức vụ không quan trọng, nhưng đầu tàu vẫn như cũ. Trung ương vẫn thiếu chặt chẻ với các Ban Trị sự địa phương, hoạt động cũng tốt, tŕ trệ vẫn không sao, thậm chí c̣n nhiều nơi Giáo hội chưa tổ chức được BĐD để chăm sóc đức tin cho quần chúng, nhất là vùng núi và vùng sâu, sân chơi bị bỏ trống cho các thế lực đạo và đ̣i khác thao túng. Đành rằng một số vùng c̣n gặp lắm gian nan do chính quyền chưa nhạy bén, ví dụ như ở Đaklak, v́ hậu quả chuyện Dega Tin Lành đ̣i thành lập một quốc gia tự trị, liên tục t́m cách gây rối, nên chính quyền địa phương đă và đang nh́n Phật giáo cũng như những tôn giáo  gốc gác nước ngoài khác. V́ vậy mà công tác hoằng dương gặp khó khăn vào các buôn làng, nhất là khi chính người đứng đầu PG địa phương lại thụ động.

 

Phật tử trong và ngoài nước đang trông chờ Đại hội không những thay đổi và bổ sung nhân sự có năng lực mà Giáo hội c̣n phải làm mới, làm tốt Hiến chương, Cơ chế, Vận hành và Phương thức sinh hoạt các cấp cho có hiệu quả hơn.. Thời gian và Kinh phí cho một Đại hội là để thay đổi thành một cái ǵ mới hơn đẹp hơn chứ không phải để duy tŕ và hợp thức hoá cái cũ, để tiến bộ chứ không phải để giữ lại nguyên trạng hoặc thậm chí c̣n thoái hóa. GHPGVN hiện nay là Giáo hội duy nhất đại diện cho PGVN th́ không thể đổ lỗi cho bất cứ ai về thành công hay thất bại của Đại hội kỳ VI sắp tới, một đại hội toàn quốc mà tứ chúng Phật giáo đồ kỳ vọng cho 5 năm sắp tới.

                                                                                        MINH MẪN

 

                                                                                             8/4/07