Giáo hội bị bịt miệng

Đinh Từ Thức
 
Từ khi bức h́nh cha Lư bị bịt miệng lan truyền khắp thế giới, có nhiều cá nhân và tổ chức, tại nhiều nơi, từ nhiều nước đă lên tiếng. Ngày 19 tháng 4 năm 2007, toàn thể các dân biểu thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ đă thông qua một nghị quyết, với những lời lẽ mạnh mẽ, như: “Cha Lư bị bắt giữ và kết án hoàn toàn v́ lư do chính trị, một cố gắng đáng xấu hổ để ông phải im lặng và đe doạ bất cứ ai dám lên tiếng chống lại chính quyền. Chúng ta có bổn phận lên tiếng cho cha Lư và những người bất đồng chính kiến khác bị bách hại tại Việt Nam”. Và ngày 2 tháng 5 năm 2007, với 404 phiếu thuận và không có phiếu chống, Hạ viện Hoa Kỳ đă thông qua nghị quyết trên. Riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam, giáo hội mẹ của cha Lư, đến nay, vẫn hoàn toàn im lặng. Người ta có cảm tưởng Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng đang bị bịt miệng.

 Trong một xă hội văn minh, trước h́nh ảnh một con vật bị bạc đăi, thường sẽ có nhiều người lên tiếng. Chúng ta hăy khoan nói tới chuyện đúng sai trong việc làm của cha Lư. Mọi người đều có thể đồng ư rằng, qua bức h́nh bịt miệng, cha Lư đă bị bạc đăi và đă bị đối xử một cách man rợ theo tiêu chuẩn b́nh thường của xă hội loài người. Nếu cha Lư là một con vật, th́ ít nhất, hội bảo vệ súc vật đă lên tiếng. Nhưng ở đây, cha Lư là một linh mục, vậy mà Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn im lặng. Chúng ta không thể hiểu được sự im lặng lạ lùng này, trừ khi, Giáo hội Công giáo Việt Nam đang bị bịt miệng.

 Trước sự im lặng khó hiểu trên đây, đài phát thanh Á châu Tự do (RFA) đă phỏng vấn Hồng y Phạm Minh Mẫn, người đứng đầu Tổng Giáo phận Sài G̣n, để t́m hiểu nội vụ. Từ Washington D.C., phóng viên Mặc Lâm của đài này đă được Hồng y cho phỏng vấn bằng điện thư (email) vào ngày 20-4-07. Khi được hỏi: “Sau khi Linh mục Nguyễn Văn Lư bị bắt và kết án, ư kiến của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) về việc này ra sao?”, Hồng y Phạm Minh Mẫn đă trả lời:

 “HĐGMVN đến tháng 10.2007 mới họp mặt. Nội dung chương tŕnh do các Giám mục đề xuất. Cha Lư thuộc giáo phận Huế. Đức Tổng Giám mục có đề xuất vấn đề hay không? Tôi nghĩ rằng tuỳ thuộc vào sự góp ư của cộng đồng dân Chúa tại Huế.

 V́ lẽ, từ xa tôi không hiểu rơ nguyên nhân cũng như ư nghĩa thâm sâu của những nghịch lư trong cuộc sống của cha. Có lẽ chỉ có Huế mới thấu hiểu.” [1]

Câu trả lời trên đây rơ ràng có tính cách đưa đẩy. Trả lời như để khỏi phải trả lời. Nói khác đi, đó là câu trả lời của người đang bị bàn tay vô h́nh bịt miệng. Washington DC. xa Huế khoảng ba mươi lần Sài G̣n với Huế; trong khi các dân biểu Mỹ khẳng định rằng “Chúng ta có bổn phận lên tiếng cho cha Lư và những người bất đồng chính kiến khác bị bách hại tại Việt Nam”, th́ vị Hồng y đứng đầu Tổng Giáo phận Sài G̣n lại dè dặt: từ xa tôi không hiểu rơ nguyên nhân cũng như ư nghĩa thâm sâu của những nghịch lư trong cuộc sống của cha”. Trước h́nh ảnh một người bị bạc đăi, không cần biết người đó có phải là linh mục hay không, ít nhất, khó ai có thể b́nh thản nói rằng ḿnh không có ư kiến v́ chẳng hề biết người đó là ai. Thật ra, ngay trong câu trả lời, tuy nói ở xa không hiểu rơ, nhưng Hồng y cũng đă nhắc tới “những nghịch lư trong cuộc sống” của cha Lư. Những điều ǵ trong cuộc sống của cha Lư đă khiến đức Hồng y coi là “nghịch lư”?

 Cách đây 30 năm, cha Lư là bí thư của Tổng Giám mục (TGM) Giáo phận Huế Nguyễn Kim Điền. Sau khi Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt ngày 6-4-1977, Mặt trận Tổ quốc B́nh Trị Thiên đă tổ chức cuộc thảo luận về vụ này vào ngày 15-4, có TGM Điền tham dự. Dịp này, TGM Điền thẳng thắn chỉ trích việc bắt giữ các nhà sư, và đồng thời cũng than phiền giáo dân Công giáo bị đối xử như các công dân hạng nh́. Linh mục Bí thư Nguyễn Văn Lư đă in lời phát biểu của TGM Điền thành nhiều bản, và bị bắt khi đang phân phối tài liệu này. Ông bị giam một năm, không xét xử.

 Năm 1983, cha Lư lại bị bắt, v́ không được phép nhưng vẫn tổ chức hành hương viếng Đức Mẹ La Vang. Lần này, ông bị xử 10 năm tù; ông được tha năm 1992 nhưng bị cấm cử hành các lễ nghi phụng vụ. Lần thứ ba, ông bị bắt vào năm 2001 v́ đ̣i hỏi tự do tôn giáo và được tha năm 2005. Ông bị bắt lần thứ tư vào Mùng hai Tết Đinh Hợi vừa qua và bị xử 8 năm tù vào ngày 30-3, về tội tuyên truyền chống nhà nước XHCN, trong một phiên toà không có luật sư biện hộ nhưng có cảnh sát sắc phục trấn giữ hai bên, và công an thường phục đứng sau lưng bịt miệng. Phải chăng đó là những “nghịch lư trong cuộc sống” của cha Lư? Phải chăng, thay v́ ngoan ngoăn ngậm miệng trước cường quyền, cha Lư đă mở miệng nhiều lần, nên bị coi là “nghịch lư”? Phải chăng v́ những “nghịch lư” này mà các Đấng trong Giáo hội Công giáo Việt Nam không thể lên tiếng?

 Trong câu trả lời phỏng vấn, Hồng y Phạm Minh Mẫn có đề cập tới chi tiết HĐGMVN sẽ họp vào tháng Mười, và không biết hội đồng sẽ đề cập tới trường hợp của cha Lư hay không.

 Cha Lư là người biết rơ về thủ tục làm việc của HĐGMVN. Ông đă viết trong “Lời chứng thứ hai” được đọc tại cuộc điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam, tại Hạ viện Hoa Kỳ ngày 16-5-2001, xin trích nguyên văn một đoạn như sau:

 “Từ năm 1980 đến nay, vào mùa hè hàng năm, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đều có một kỳ họp. Trước đó, Ban Thường Vụ HĐGMVN phải báo cáo chương tŕnh họp, thành phần tham dự, với Ban Tôn giáo của Việt cộng và xin phép. Đang khi họp phải đi tŕnh diện với Ban Tôn giáo, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và thậm chí cả Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nữa. Khi tŕnh diện phải nói những lời chúc mừng, biết ơn Việt cộng rất trái với lương tâm, v́ phải cám ơn một tổ chức ăn cướp đang siết cổ Giáo hội ḿnh gần chết. Sau khi họp, nếu có gửi kiến nghị ǵ cho bạo quyền, Thư chung ǵ cho Giáo hội th́ phải xin phép bạo quyền duyệt xét cho phép mới được phổ biến. Kể cả các bản kiến nghị đ̣i hỏi các quyền cơ bản của Giáo hội mà cũng phải được Việt cộng cho phép mới được kiến nghị lên. Tức là muốn đấu tranh điều ǵ với Việt cộng th́ phải xin phép Việt cộng trước”.

Với t́nh trạng trên, dù đợi tới tháng Mười, và dù có người đề xuất, trường hợp cha Lư cũng khó có thể được HĐGMVN bàn tới. Chẳng lẽ thẩm quyền đă bịt miệng cha Lư, mà lại đồng ư để HĐGMVN mở miệng bàn về vụ cha Lư?

 Cùng ngày đài RFA phỏng vấn Hồng y Phạm Minh Mẫn, bài báo “Lời trối của cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến: ‘Giáo hội Công giáo Việt Nam đă bị thuần hoá’” của linh mục Nguyễn Hữu Lễ từ Tân Tây Lan đă góp phần vào việc giải thích thái độ im lặng của hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam. Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đă bị 13 năm tù cải tạo, và ông đă bị đánh gần chết trong tù. Trước khi vượt biên năm 1988, ông là bạn với linh mục Nguyễn Quang Tuyến. Khi ông tới Thái Lan, linh mục Tuyến trở thành Giám mục Địa phận Bắc Ninh.

 Mười tám năm sau, vào đầu năm 2006, trong khi linh mục Lễ khởi phát Phong trào Quốc dân đ̣i trả tên Sài G̣n, và vận động cho phong trào này ở California, th́ Giám mục Nguyễn Quang Tuyến chữa trị bệnh ung thư ở Portland, Oregon. Từ California, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đă nói chuyện điện thoại với Giám mục Nguyễn Quang Tuyến trong hơn một tiếng. Theo linh mục Lễ kể lại, qua câu chuyện, Giám mục Tuyến đă theo cách xưng hô của những người bạn cao tuổi tại miền Bắc, gọi ông là “Bác Lễ”, và nói nguyên văn những điều sau đây:

1. “Đau đớn và nhục nhă lắm bác Lễ ơi! Những người nào được bọn ma quỷ cho chịu chức linh mục đều phải kư một tờ giấy cam đoan làm việc cho họ.”

2. “Việc bọn ma quỷ cho phép phong chức hơn 50 linh mục tại Hà Nội vừa qua là một tṛ hề. Chúng nó lợi dụng đạo Công giáo để đánh bóng cho chế độ. Càng có nhiều linh mục trẻ th́ Giáo hội càng chết bác Lễ ơi. Tôi rất cẩn thận và hạn chế phong chức linh mục trong Giáo phận của tôi. ”

3. “Tôi làm ǵ có tiếng nói trong Hội đồng Giám mục. Họp hành chỉ là h́nh thức thôi. Mà thực ra Hội đồng Giám mục cũng chả có tiếng nói ǵ. Bọn Huỳnh Công Minh điều khiển tất cả”

4. “Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay đă bị THUẦN HOÁ cả rồi bác Lễ ơi. Từ Hồng y, Giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân đều đă bị THUẦN HOÁ cả rồi. Bác có hiểu nghĩa của THUẦN HOÁ không? THUẦN HOÁ cũng giống như người ta huấn luyện những con sư tử dạy chúng làm tṛ nhào lộn nhảy múa cho chủ lấy tiền ấy mà! Đau đớn và nhục nhă lắm bác Lễ ơi.” [2]

Vẫn theo linh mục Lễ, ba chữ “bọn ma quỷ” đă được Giám mục Tuyến dùng để chỉ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, và điều quan trọng thứ 5, là vị Giám mục mang trọng bệnh đă hối thúc linh mục Lễ viết ra những điều trên đây, “Tuyến này sẽ làm chứng cho những lời bác viết.”

        Rất tiếc là hơn nửa năm sau khi
Giám mục Nguyễn Quang Tuyến qua đời, linh mục Lễ mới tiết lộ những tâm sự thầm kín trên đây, khiến có người đă chỉ trích rằng ông “nói thay cho người chết”. Một người xưng tên là FX Nguyễn Văn Thuận, giống hệt với tên vị cố Hồng y được số đông kính mến, và giống hệt giọng điệu kẻ cả của một linh mục cao tuổi từ trên toà giảng, giống cả thói quen của Thánh Phao Lồ khi viết thư cho đồng đạo, chỉ nói với “Anh em”, đă lên tiếng chỉ trích bài viết của cha Lễ, như sau:


Anh Em thân mến,

Tôi vừa đọc được bài "Lời trăn trối" của Cha Nguyễn Hữu Lễ, viết lại "những tâm t́nh" của Đức cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến chia sẻ với Ngài trước khi chết, đang được phổ biến rộng răi. Tôi xin góp ư với Cha Lễ và Anh Em mấy ư:

1. Đừng đặt vào miệng người chết ngôn từ của người sống. Không cần phải thề thốt như Cha Lễ đă làm, càng tội nghiệp cho người đă khuất. Hăy để cho Ngài yên nghỉ. Điều Ngài muốn chúng ta làm hôm nay là xây dựng b́nh an, hiệp nhất. Ngài đang buồn lắm đấy, v́ trở thành nạn nhân của chúng ta, khi chúng ta biến Ngài thành nhân vật gây chia rẽ cả sau khi đă chết.

2. Người ta chỉ "thuần hoá" thú dữ để chúng nên hiền lành. Giáo hội Việt Nam không phải là thú dữ để được người cộng sản thuần hoá, như người chết nói qua miệng Cha Lễ. Ngược lại, dường như Giáo hội vốn hiền lành đang t́m cách thuần hoá "thú dữ"...

3. Hăy so sánh Giáo hội Việt Nam và Giáo hội Trung Quốc. Thật đáng vui mừng và hănh diện cho Giáo hội Việt Nam. Hăy biết ơn sự quả cảm và khôn ngoan âm thầm của các vị lănh đạo Giáo hội Việt Nam, hôm qua và hôm nay.

4. Chúng ta sống trong đất nước tự do và "tranh đấu cho tự do", chúng ta hăy tôn trọng quyền tự do của mọi người, để họ được tự do nói hay tự do không nói. Cộng sản Việt Nam "bịt miệng" Cha Lư không cho Ngài nói. Chúng ta cho là là vi phạm nhân quyền. Chúng ta "cạy răng" người khác theo kiểu "ép cung", bắt họ phải nói điều họ không muốn nói v́ một lư do lương tâm hay sự thật phũ phàng nào đó, chúng ta liệu có khỏi vi phạm nhân quyền và tự do của người khác không? Chúng ta chụp mũ người khác cách trắng trợn th́ chúng ta không hơn ǵ cộng sản, ai sẽ tin vào "lư tưởng chống cộng" của chúng ta? Chúng ta hạn chế quyền tự do đi lại của các Giám mục, trong khi cộng sản lại bắt đầu tôn trọng - nhờ sự tranh đấu của chúng ta?! - Chúng ta hoá điên rồi sao?! Chúng ta lại phủ nhận công tŕnh của chúng ta sao? [3]

Người viết bài này không quen cha Lễ, và không ủng hộ ông trong việc phát động Phong trào Quốc dân đ̣i trả tên Sài G̣n. Bởi v́, nếu ví Việt Nam như một cây cổ thụ, căn bệnh hiện nay cần trị ở gốc, trong khi đ̣i trả tên Sài G̣n giống như công kênh nhau chữa trị trên ngọn. Vừa tốn sức vô ích, vừa phân tán mục tiêu. Thành phố Volgograd bên Nga, đă bị đổi tên là Thành phố Stalin (Stalingrad) năm 1925. Sau khi Stalin bị Krushchev hạ bệ, Stalingrad đă trở lại với tên cũ Volgograd năm 1961. Khi Nga Hoàng suy vi, Cố đô Saint Petersburg bị đổi tên thành Petrograd năm 1914, và mười năm sau lại bị đổi thành Leningrad sau khi Lenin mất vào năm 1924, đă được trả lại tên cũ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ. Việc làm của cha Lễ và những người ủng hộ ông khó mang lại kết quả, nếu cộng sản vẫn c̣n độc quyền cai trị như hiện nay. Ngược lại, khi t́nh h́nh thay đổi, Sài G̣n sẽ trở lại tên cũ. Vậy hăy chú trọng vào việc trị bệnh ở gốc, đừng trị ở ngọn. Nhưng qua bài viết về cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến, tôi nghĩ Cha Lễ đă tŕnh bày sự thật. Đồng thời, tôi cũng thấy lối góp ư của ông FX Nguyễn Văn Thuận rất đặc biệt, nên xin được hoạ lại như sau

 Anh chị em thân mến,

 Tôi vừa được đọc bài “Lời trăn trối” của cha Lễ, và cả bài “Nói thay cho người chết” của ông FX Nguyễn Văn Thuận đă được phổ biến rộng răi. Tôi xin góp với cha Lễ, ông Thuận, và anh chị em mấy ư:

1. Cha Lễ đă thề rằng ông chỉ nhắc lại nguyên văn những ǵ Đức cha Tuyến đă nói với ông, cho nên, ông không đặt vào miệng người chết ngôn từ của người sống. Ông chỉ lặp lại ngôn từ của người chết. Không nên thề vặt, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, trước toà án thường cũng như toà án lương tâm, cần có lời thề để bảo đảm sự trung thực. Nếu có tội nghiệp, là tội nghiệp cho người thề, v́ phải đem danh dự ra để bảo đảm cho lời nói của ḿnh. Chẳng tội nghiệp cho ai khác. Ông FX Nguyễn Văn Thuận có dám thề rằng tên của ḿnh đúng như vậy không? Nếu người khác đă tin cẩn nhờ ḿnh làm việc ǵ, th́ phải giữ lời hứa. Nhất là người nhờ ḿnh không c̣n có mặt trên thế gian này, th́ càng cần phải làm cho sớm, v́ người chết không c̣n có thể tự làm lấy được nữa. Thực hiện được ư muốn nhờ cậy của người chết, chính là giúp người ấy vui ḷng nơi vĩnh cửu. Không được nghe lời trăn trối mà nói rằng người chết muốn ta làm điều này điều kia, và nói rằng “Ngài đang buồn đấy”, chính là nói thay cho người chết.
2. Giáo hội thuộc về xă hội loài người, mà loài người nhất định không thể là thú dữ. Nhưng loài người có thể mạnh hơn, và dữ hơn thú dữ. Lịch sử cổ kim Đông Tây có thể chứng minh điều này. Dữ như cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn sợ Công giáo, và năm 1946 đă phải mời Giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn tối cao cho chính phủ. Nếu Giáo hội vốn hiền lành, th́ sau đó không thể chống chọi với cộng sản, thành lập và giữ được Khu Tự trị Bùi Chu - Phát Diệm trong 2 năm 4 tháng, vào đầu thập niên 50. Vốn hiền lành mà tính chuyện thuần hoá thú dữ là điều nghịch lư.
3. Hăy so sánh Giáo hội Công giáo Việt Nam và Giáo hội Công giáo Ba Lan. Thật đáng buồn và hổ thẹn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam. Sự quả cảm và khôn ngoan âm thầm không thể đi đôi với nhau. Quả cảm là can đảm đương đầu với cường quyền, như các cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ngược lại, “khôn ngoan âm thầm” gần gũi với thái độ “ngậm miệng ăn tiền”.
4. “Tranh đấu cho tự do”, chúng ta tôn trọng quyền căn bản của con người được tự do nói, hay tự do không nói. “Bịt miệng” và “cạy răng” đều vi phạm nhân quyền. Một đứa trẻ khi lên hai ba tuổi thường bắt đầu tập nói. Nếu không thấy nó nói, th́ người thân lo ngại, phải t́m hiểu nguyên do. Giáo hội Công giáo Việt Nam như một thanh niên đă sống với cộng sản 32 năm, chỉ kém một năm so với tuổi thọ của Chúa Giêsu ở trần gian, mà vẫn không nói, ắt là có vấn đề. Chúng ta không nên chụp cho thanh niên ấy cái mũ “Câm”. T́m hiểu tại sao có hiện tượng không nói, để có thể chữa trị, không phải là “cạy răng” theo kiểu ép cung. Chúng ta tranh đấu cho mọi người có quyền “tự do đi lại”. Không phải là thứ đi lại có điều kiện ngầm, như trường hợp của Tổng Giám mục Stanislaw Wielgus dưới thời cộng sản Ba Lan. [4] Chúng ta không được phán xét hàng Giáo phẩm Việt Nam về những việc làm ḿnh không biết rơ. Nhưng nếu có những ai đă nhận điều kiện của cộng sản để được xuất ngoại, như TGM Wielgus đă làm, là điều đáng xấu hổ. Chỉ có những người hoá điên mới tranh đấu cho cái kiểu đi lại ô nhục đó.

Bài của ông FX Nguyễn Văn Thuận nêu ra tới 8 điểm, bài của tôi không phải chỉ để đáp lại bài này, nên xin hoạ lại một nửa thôi, v́ muốn dành chỗ cho những quan điểm khác nữa.

Cùng ngày xuất hiện của bài “Nói thay cho người chết” trên đây, website của VietCatholic ngày 24-4-07 đă phổ biến bài phỏng vấn Giám mục Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Người phỏng vấn là linh mục Trần Công Nghị, đứng đầu VietCatholicNews. Trả lời về trường hợp cha Lư và phiên toà bịt miệng mới đây, Đức cha Hoà nói: “Việc cha Lư hay bất cứ ai bị ra toà và bị đi tù th́ đó là trường hợp thương tâm. Riêng h́nh ảnh bịt miệng th́ tự nó nói lên rất nhiều điều”.

Đức cha Hoà hầu như đă không nói ǵ qua câu trả lời trên đây. Nhưng cũng giống như h́nh ảnh bịt miệng, tự câu trả lời đă nói lên rất nhiều điều. Cái điều thương tâm nhất, đó là câu trả lời của một người bị bịt miệng. Trả lời câu hỏi kế tiếp của cha Nghị về những dư luận chỉ trích rằng “Hội đồng Giám mục Việt Nam hèn nhát không dám nói lên tiếng nói lương tâm của ḿnh hoặc bị cái lợi thế trần gian, hoặc v́ muốn xây dựng nhà cửa hay v́ chuyện nọ chuyện kia mà không dám lên tiếng để bênh vực cho những người không có tiếng nói”, Đức cha Hoà đáp rằng: “Tôi xin nói trường hợp cụ thể của tôi. Nhiều người đă biết rằng Toà Thánh chỉ định tôi về Hà Nội nhưng cuối cùng điều đó không được chấp nhận. Sự kiện ấy cũng nói lên là lập trường của tôi như thế nào. Tôi đă phải tranh đấu làm sao, kiên tŕ trong lập trường đó như thế nào.”

Đức cha Hoà đă chỉ trả lời kiểu bị bịt miệng như trên, mà cộng sản vẫn không đồng ư cho Ngài về Tổng Giáo phận Hà Nội, dù đă được Toà Thánh chỉ định. Điều này chứng tỏ cộng sản có quyền lớn hơn Toà Thánh, kể cả những việc bổ nhiệm trong phạm vi nội bộ Giáo hội. Điều thứ nh́, Đức cha Hoà “tṛn trịa” như vậy, mà vẫn không được cộng sản chấp nhận. Vậy Hồng y Phạm Minh Mẫn, và Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt phải như thế nào, khiến cộng sản đă đồng ư cho các ngài về Sài G̣n, và Hà Nội?

 Sau đây là nguyên văn câu hỏi kế tiếp của cha Nghị, và nguyên văn câu trả lời của Đức cha Hoà:

Cha Nghị: Vậy, thưa Đức cha nghĩ ǵ về vấn đề linh mục làm chính trị hay Giáo hội dấn thân vào vấn đề chính trị, th́ sự suy nghĩ của Đức cha như thế nào? Đức cha có thể chia sẻ với chúng con được không?

Đức cha Hoà: Theo chúng tôi, ai cũng có quyền phát biểu về công bằng, về sự thật, về các quyền lợi xă hội, nhưng (các linh mục) tham gia vào chính trị đảng phái đó th́ sẽ gây chia rẽ. Lư do là thế này v́ đó chỉ một phần thôi, đảng tức là một phần thôi, theo phần này bỏ phần kia và mỗi một phần đó lại thay tuỳ theo cái nhu cầu tuỳ theo trường hợp, mà chân lư của Chúa th́ không có thể xoay như cái chong chóng như vậy được đâu. Chúa muốn sai linh mục tới làm việc cho mọi người, chứ không phải cho nhóm này chống lại nhóm kia. Thành ra, nếu linh mục làm chính trị th́ thay v́ gây sự đoàn kết, th́ gây thêm sự chia rẽ. Tôi cũng được biết thêm nữa là linh mục Nguyễn Văn Lư, sau khi ra tù lần thứ hai, th́ cha Lư được Đức tổng Giám mục Huế đưa tới xứ An Truyền giới thiệu với cộng đồng dân Chúa ở đó, và trong khi đáp từ th́ cha Lư đă xin lỗi và cũng nói lên ư rằng sẽ vâng lời Đức Tổng trong mọi sự ngoại trừ công việc chính trị th́ cha Lư xin phép là không vâng lời Đức Tổng. Đây là điều không những tôi mà nói chung là các Giám mục không thể hiểu được. Như Cha, Cha cũng biết đó, Cha sống ở bên Hoa Kỳ này nếu một linh mục không vâng lời Giám mục th́ Cha thấy cái ǵ sẽ xảy ra. [5]

Người viết bài này xin phép được hỏi ké Đức cha Hoà vài điều: Từ mấy chục năm nay, cha Lư đă tích cực tranh đấu đ̣i nhân quyền, trong đó có tự do tôn giáo. Nhân quyền và chính trị là hai lănh vực khác nhau. Chính trị có thể thay đổi, nhưng nhân quyền là chân lư, ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế. Những điều cha Lư tranh đấu từ ba mươi năm trước, bây giờ vẫn c̣n nguyên giá trị, và v́ chưa đạt được, khiến ông vẫn phải tiếp tục tranh đấu. Những người như Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ là các linh mục hoạt động chính trị. Bây giờ, nếu theo Đức cha, cứ coi như cha Lư cũng là người hoạt động chính trị. Vậy, tại sao cha Minh, cha Cần, cha Từ hoạt động chính trị theo Đảng Cộng sản th́ được, c̣n cha Lư hoạt động chống cộng th́ không được?

 Về đức vâng lời, Đức cha Hoà nói rằng cha Lư đă từ chối vâng lời bề trên về công việc chính trị, khiến chính Ngài và các Giám mục khác không thể hiểu được. Linh mục Phan Văn Lợi là bạn của cha Lư nói rằng, theo video và bài tường thuật về lễ nhậm chức của cha Lư tại An Truyền ngày 5-12-2001, th́ cha Lư không nói như thế. Nhưng giả sử cha Lư có nói như thế, th́ đó cũng là điều có thể hiểu được, và không nên so sánh với sinh hoạt bên Mỹ. Đức cha Hoà và các Giám mục Việt Nam “không thể hiểu được” cha Lư, người nguyên là phụ tá của TGM Nguyễn Kim Điền, người từng cám ơn bổn đạo “đă cầu nguyện cho tôi biết nói khi phải mở miệng”, là v́ các Ngài đă được hay bị thuần hoá; các Ngài đang theo con đường “hiệp nhất” qua “khôn ngoan âm thầm”. Một bên chủ trương ngậm miệng c̣n một bên cố gắng mở miệng th́ làm sao có thể hiểu được nhau. Lại nói thêm về đức vâng lời, người viết xin kinh cẩn hỏi Đức cha Hoà: Hiện nay, các Linh mục Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, và Phan Khắc Từ có vâng lời các Đấng trong HĐGMVN không, hay ngược lại, các Đấng đang phải vâng lời các linh mục này?

 Việc so sánh thái độ của cha Lư với thực tế bên Mỹ là điều không nên v́ hoàn cảnh trái ngược nhau. Bên Mỹ, người ta cố gắng để thần quyền không chi phối thế quyền. Ở Việt Nam, thế quyền chi phối thần quyền. Bên Mỹ không có linh mục quốc doanh, và Giám mục thuần hoá, nên không làm nảy sinh những linh mục tranh đấu. Đem việc chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam để so sánh với một việc không thể xảy ra bên Mỹ là một việc làm không đi tới đâu.

 Đọc tâm sự của cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến qua lời kể của cha Lễ, có người đă phải giật ḿnh. Nhiều giáo dân Công giáo đă chạy ra ngoại quốc để tị nạn cộng sản. Trong số này có nhiều người phải làm nghề móng tay để kiếm sống. Hằng ngày, họ đă không ngại hít vào những hoá chất có hại cho cơ thể, lấy một phần lợi tức để gửi về nuôi Giáo hội Mẹ. Họ không hề biết rằng Giáo hội ấy đang âm thầm biến thành Giáo hội quốc doanh, do cộng sản chi phối. Ít nhất, Trung Quốc hiện nay c̣n có hai Giáo hội: một Giáo hội quốc doanh và một Giáo hội chui. Việt Nam chỉ có một Giáo hội, khi tiến tŕnh quốc doanh hoá hoàn tất, nhiều người chẳng c̣n chỗ để mà chui!

Trong lời nhắn nhủ trước khi kết thúc phỏng vấn, Đức cha Nguyễn Văn Hoà đă nói: “Chúng ta phải có đời sống thế nào quy tụ mọi cố gắng của mọi người trong một đời sống hiệp nhất. Nếu không có hiệp nhất, nếu người này chống đối người kia, người ở ngoài chống đối người ở trong v.v... th́ tất cả những thế lực chống đối Giáo hội, người ta mừng lắm”.

Người viết cũng xin kết thúc bài này bằng niềm suy nghĩ: Nếu trước kia, Chúa Giê-su đă dùng 33 năm của cuộc đời ḿnh ở thế gian này để theo con đường hiệp nhất với mọi người, nhất là với giai cấp thống trị, th́ đă chẳng có Giáo hội Công giáo


[2] Xem bài viết “Lời trối của cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến: ‘Giáo hội Công giáo Việt Nam đă bị thuần hoá’” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ trên DĐGD số 60 phát hành tháng 11-2006
[3] Xem bài viết “Nói thay cho người chết” của ông FX Nguyễn Văn Thuận trên mạng VietCatholicsNews, 20-4-2007. http://vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=43387

 
[4] Xem bài viết về Giám mục Stanislaw Wielgus.
[5] Bài phỏng vấn Đức Giám mục Nguyễn Văn Hoà – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam do Cha Trần Công Nghị (VietCatholics) thực hiện. http://vietcatholic.net/News/Html/43323.htm