Con ngáo ộp là có thật!

Đỗ Hoàng Diệu

(Suy nghĩ của một người sinh sau 75 về Cải cách ruộng đất nhân đọc Ba người khác của Tô Hoài)
Thế hệ chúng tôi sinh ra sau 75. Lịch sử dân tộc “những ngày oai hùng”, chúng tôi không chứng kiến. Một số người nói chúng tôi may mắn v́ không phải nếm trải. Đôi khi nghĩ, lại thấy thiệt tḥi. Nó oai hùng, hoành tráng, đẹp như ánh mặt trời ban mai chói đỏ như vậy mà không được nh́n ngắm! Bao nhiêu là anh dũng chói ngời chỉ được đọc trong sách báo, được học ở nhà trường! Thiệt tḥi, thiệt tḥi quá! Tôi dám chắc nhiều người bạn tôi đă từng mơ làm Vơ Thị Sáu, từng ước chạy theo Kim Đồng. Trong con mắt chúng tôi quá khứ dân tộc thật hiên ngang và bất diệt với những chiến thắng vang dội năm châu bốn biển. V́ thế, đă không ít người khi ra nước ngoài luôn hồn nhiên nghĩ: giới thiệu ḿnh đến từ Việt Nam chắc ai cũng biết và khâm phục. Thực tế th́ sao, thiết nghĩ không cần nói. Người nước nào cũng mang tinh thần tự tôn dân tộc khi ra thế giới, nhưng nên chọn biểu tượng nào để khoe th́ không phải ai cũng nghĩ giống nhau. Song cũng xin người lớn lượng thứ, v́ sự thật chúng tôi không được biết rơ “sự thật” của lịch sử. Có chăng chỉ mơ hồ cảm nhận phong phanh một điều ǵ đấy mờ ám nhưng không ảnh hưởng ǵ đến bằng cấp, bổng lộc của ḿnh nên cũng cho qua. Thế là sự thật vẫn quá xa vời.
Ba người khác của Tô Hoài đă mang đến cho chúng tôi một bằng chứng vô cùng quan trọng trong hàng trăm sự thật đang c̣n bị che phủ bởi thế lực bóng tối. Tô Hoài mang đến một tấn bi kịch đau ḷng mà lịch sửđă gây ra (hay làm nên?) nửa thế kỷ trước. Con ngáo ộp là có thật. Nó đă sống, đă ăn thịt nhiều trẻ em, và h́nh như vẫn đang tồn tại đâu đó trên mảnh đất chúng ta. Nó không chỉ là lời doạ âu yếm của mẹ hiền.
Ai đó sẽ nói rằng tôi đang hồ đồ. Ba người khác là một cuốn tiểu thuyết, là văn học, nghĩa là hư cấu, làm sao tôi dám coi nó tựa bằng chứng cho sự thật lịch sử? Nhưng nếu nói vậy, Nhật kư trong tù, Kim Đồng, Sống như anh, Người mẹ cầm súng… cũng đâu phải “những trang sử chép bằng nghệ thuật” trong thời kỳ chói chang sáng ngời của dân tộc như tôi đă được học? Vả lại, Tô Hoài thừa nhận ông viết văn như người thư kư trung thành của thời đại. Quan trọng hơn, từ trước đến giờ, nhiều người chúng ta chỉ biếtcó một cuộc
Cải cách ruộng đất đă xảy ra nhưng không hiểu nó xảy ra thế nào th́ Ba người khác cho chúng ta biết: nó diễn ra thế này! Bằng văn phong giản dị, chi tiết cô đọng, cuốn sách giống một bức tranh về cái gọi là Cải cách ruộng đất. Và thế hệ chúng tôi, lần đầu tiên, tiếp cận một trong những trang quá khứ oanh liệt của dân tộc bấy lâu vẫn c̣n bị giấu kín một cách khá dễ dàng.
Tất nhiên là sự thật ấy làm tôi choáng. Vẫn biết, ở xứ sở này, điều ǵ cũng có thể xảy ra, điều ǵ con người cũng có thể làm được. Xẻ dọc dăy Trường Sơn bằng công cụ thô sơ người ta c̣n có thể làm được huống ǵ mấy chuyện đấu tố, giết người! Nhưng sao vẫn bị sốc trước những màn đấu tố, đốt nhà, treo cổ, bắt người oan sai. Dù rằng, trước đó, tôi đă được nghe bố kể một số chuyện tương tự mà ông từng chứng kiến. Nhưng rồi chuyện học chuyện hành, chuyện hoà chuyện nhập với thế giới, những chuyện lớn lao và mới mẻ cuốn tôi đi.
Làng quê trong sách Tô Hoài chắc cũng giống hàng trăm làng quê miền Bắc thời ấy, trong đó có làng quê tôi. Bố tôi c̣n nhớ người đàn bà bị quy là địa chủ rất tốt bụng, vẫn thường cho gạo những người nghèo trong làng, vẫn thường xoa đầu bố ân cần mỗi khi gặp, cuối cùng bị chính người ḿnh đă từng cho gạo đấu tố nặng nhất. Bà không bị bắn chết nhưng tự vẫn sau đấy mấy tháng, phần v́ hận, phần v́ đói. Đến cái bát ăn cơm cũng bị lấy mất, bà phải húp cháo cám trong chiếc gáo dừa sứt những ngày cuối đời. Bố tôi nhớ cảnh người ta tra tấn một người bạn của ông nội tôi bị nghi là tham gia Quốc dân Đảng. Chỉ c̣n manh quần cộc mỏng dính trên tấm thân c̣m nhom v́ nhiều ngày đói khát, người ta bắt ông leo lên cái thang rất cao được dựng vào một cây cột làm bằng những cây nứa chẻ làm tư sắc nhọn buộc lại với nhau. Khi ông đă lên chót vót, người ta yêu cầu ông trèo cây cột làm bằng nứa chẻ xuống đất v́ thang sẽđược hạ xuống. Người đàn ông tội nghiệp không c̣n cách nào khác là túm lấy cây cột làm bằng nứa chẻ sắc như hàng ngàn lưỡi dao lam mà tụt, may chăng c̣n giữ được mạng sống. Cố bám lấy chiếc thang có khi lại cầm chắc cái chết v́ bị quăng dập đầu. C̣n nhớ khi bố kể đến đấy, tôi ôm mặt lè lưỡi ghê sợ. H́nh ảnh ông già máu me đầm đ́a giỏ giọt, khắp thân thể bị cứa nát hiện về kinh hoàng trong giấc mơ tôi đêm đó. Rồi mải mê với những bài học chiến thắng Điện Biên, Xuân Lộc,… phục vụ cho kỳ thi đại học; mải mê thuộc lịch sử Đảng Cộng sản, lư luận Mác-Lênin để trả thi ngày về Hà Nội kiếm một chút tương lai, tôi đă không c̣n nhớ ǵ giấc mơ kinh hoàng ấy. Cho đến khi đọc Ba người khác, nó trở về sống động như vừa xảy ra, không c̣n là lời bố kể. Cũng vừa hôm qua, bố gọi phone báo tin người bạn già thân thiết của gia đ́nh, người đă từng bị nghi tham gia Quốc dân Đảng qua đời. Chẳng có ǵ đáng nói nếu thuở nhỏ tôi đă không tận mắt nh́n bàn tay kỳ cục của ông chẳng c̣n một chiếc móng nguyên vẹn, do “người ta” đă dùng ḱm nhổ sạch chúng những năm anh hùng giữa thế kỷ của Việt Nam. Càng thêm ám ảnh.
Nhiều nhà phê b́nh, phân tích cho rằng Ba người khác là một bức tranh đen tối, chỉ kể những mặt xấu của cuộc Cải cách ruộng đất, nhân vật rặt một phường mưu mô, xảo quyệt, dâm ô. Theo họ, Cải cách ruộng đất làm được nhiều điều tốt th́ Tô Hoài không đề cập. Thiết nghĩ nếu Cải cách ruộng đất có mặt tốt th́ Đảng ta, lịch sử ta đă nói từ lâu và nói quá nhiều, nhà văn đâu cần nhắc lại cho thêm nhàm? Viết như vậy, thời buổi giờ vàng giờ ngọc, ai hơi đâu nhai lại? Chúng tôi, độc giả, nhất là thế hệ sinh sau đẻ muộn cần biết những sự thật chưa nói ra, những sự thật đang bị che giấu. Và Ba người khác cho chúng tôi phần nào điều ấy. Tôi nói phần nào v́ một cuốn sách chưa đầy 300 trang không thể nào tường thuật nguyên xi cuộc “cách mạng” long trời lở đất của một dân tộc vốn nhiều kỳ tích như dân tộc chúng ta. Văn học là hướng tới cái đẹp của con người. Nhưng không phải ai cũng hiểu, cảm nhận và thâu nạp được cái đẹp đích thực trong từng tác phẩm. Vả lại, Tô Hoài gần như không đưa ra nhận xét, b́nh luận nào về chuyện ông kể mà độc giả vẫn dễ dàng thấy nụ cười giễu cợt đầy đau xót của ông trước sự thật xấu xa.
Cải cách ruộng đất chỉ là một sự thật trong nhiều sự thật mà thế hệ chúng tôi không được có thông tin chính xác bấy lâu nay. Cho đến giờ này, bằng cách này hay cách khác, trong luồng hay ngoài luồng, những ai quan tâm cũng đều biết hay lơ mơ biết: “người ta nói vậy mà không phải vậy”, hà cớ ǵ vẫn quan trọng hoá cho rằng vấn đề nhạy cảm này, vấn đề nhạy cảm kia? Cứ úp mở như vậy, chúng tôi càng ṭ ṃ, càng nhiều chuyện ông nhà nước, ông lịch sử chính thống ạ. Thà rằng cứ viết thành sách hẳn hoi, công bố bao nhiêu địa chủ đă bị giết, bao nhiêu người “phía ḿnh” bị bắt bớ tù đày xử tử oan sai, bao nhiêu của cải đất đai về tay nông dân, chúng tôi hiểu sai hay đúng theo cảm nhận của từng người rồi nguôi ngoai, rồi lăng quên. Đảng cũng đă công nhận sai lầm, cũng đă sửa sai, thêm một lần dũng cảm th́ dân càng trọng chứ chết ai. Cũng như nhiều sự thật về cuộc chiến mà ta quen gọi là kháng chiến chống Mỹ, một lúc nào đó tất cả người Việt Nam rồi sẽ biết. Cái kim trong bọc lâu ngày thế nào chẳng ḷi ra. Có phải đất nước chúng ta rừng vàng biển bạc đến mức người Mỹ phải bỏ hàng tỷ USD để đánh chiếm hay không? Có phải anh em Liên Xô, Trung Quốc tốt bụng quên cả bản thân ḿnh, không vụ lợi giúp cơm gạo, vũ khí cho chúng ta hay không? Đằng sau đó là ǵ? Bao nhiêu máu người Việt đă đổ trong ván cờ chính trị của ai? Chuyện của người Việt Nam, người Việt Nam cần phải biết để hiểu vị trí của ḿnh, từ đó đánh giá đúng ḿnh mà hoà nhập theo đúng nghĩa.
Thời thế thay đổi. Bây giờ, nhiều người khi nói đến lai lịch ḍng họ, luôn nhắc người ông địa chủ, người bác cường hào bằng một giọng kiêu hănh. Tự hào v́ cha ông từng là chủ, từng biết chữ, từng bị chết tức tưởi bởi cán bộ cải cách. Rơ ràng những con cháu ông Tư râu trong Ba người khác không c̣n phải sống chui sống lủi trong căn pḥng tăm tối nào. Ngay kết thúc câu chuyện của Tô Hoài đă cho thấy điều đó. Phải thừa nhận là một kết cục đau ḷng, gần như truyện Tấm Cám. Kẻ ác thực sự bị trả thù, đền tội bằng âm mưu thâm độc. Nhưng kết cục hơi ác đó hoàn toàn phù hợp với thực tế. Thế th́ ai đó c̣n kiêng kị, bí mật ngăn chặn những sự thực như Ba người khác làm ǵ?
Cũng nhiều người miền Bắc không may họ hàng phân tán chia ly trong chiến tranh, bây giờ hay nhắc đến chú bác cô d́, ông nội ông ngoại đă từng làm tướng tá hay viên chức trong chính phủ Việt Nam Cộng hoà một cách công khai, đôi khi pha lẫn tự hào. Điều đó cho thấy bằng một cách nào đó, sự thật đă được hé lộ, buộc mỗi người Việt Nam phải “xét lại”. Những từ ngữ gắn liền với cuộc Cải cách ruộng đất: cường hào, ác bá, tay sai… giờ đây được mang ra làm tṛ đùa mỗi khi tếu táo. Song h́nh như đấy chỉ là bề nổi. Những khuất lấp bên trong vẫn c̣n bí ẩn như chính sự thật về cái gọi là đường lối, chiến lược mà bộ phận cấp cao thực thi nửa thế kỷ trước. C̣n nhớ, lần đầu tiên tôi phải tự khai vào bản sơ yếu lư lịch, đến chỗ thành phần gia đ́nh, tôi không biết khai thế nào, bèn hỏi bố. Ông cười. Tiếng cười của ông chỉ khi lớn thêm một chút, tôi mới có thể cắt nghĩa. Cách đây vài tháng, tôi lại làm một sơ yếu lư lịch khác, vẫn thấy câu hỏi đó, tôi đành để trống. V́ tôi không hiểu mục đích người ta hỏi làm ǵ.
Bạn bè tôi, đa số thờ ơ với những điều tôi đang viết. Cải cách hay không cải cách th́ cũng đă diễn ra hàng mấy chục năm, chẳng ảnh hưởng ǵ đến công việc béo bở họ đang làm, đôi giày đẹp họ đang mang. Sự thật, xét lại, đấy là chuyện của mấy ông già. Nếu có thời gian dành cho văn học, Ba người khác cũng không hẳn ưu tiên số một v́ câu chuyện đă quá lỗi thời. Chắc chắn những người không muốn công bố sự thật sẽ hể hả trước suy nghĩ này của đại bộ phận giới trẻ. Ba người khác cũng không đủ “sức mạnh” để cưỡng ép sinh viên học sinh phải đọc và viết bài thu hoạch như một vài cuốn nhật kư nào đó, (chính mắt tôi đă chứng kiến hai em học sinh lớp 11 làm photocopy một bài mẫu phát biểu cảm tưởng về người bác sĩ anh hùng để chép lại nộp cho cô giáo).
Trong cuộc đời, đôi khi người ta phải nói dối hay giấu diếm sự thật nhằm tránh tổn thương người khác. Nhưng lịch sử th́ cần công bằng. Cảm ơn nhà văn Tô Hoài về cuối đời đă để lại cho đời một sự thật. Dù rằng, hiện thời, sự thật ấy chẳng giúp ǵ cho đất nước. Riêng bản thân ḿnh, bây giờ tôi tin có con ngáo ộp thật sự trên đời. Mẹ không doạ suông, mẹ cảnh báo sớm. Và không chỉ một con. Có nhiều con ngáo ộp c̣n ẩn nấp đâu đó. Để chờ những người như Tô Hoài bắt nó ra ánh sáng.