Bộ công an Việt Nam họp báo
tiết lộ một phần vụ án tham nhũng PMU 18

(https://tong.ziyoulonglive.com/dmirror/http/www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=43327)

Friday, May 05, 2006

2.6 triệu USD Bùi Tiến Dũng đánh bạc là tiền tham nhũng

HÀ NỘI 5-5 - Tổng cục cảnh sát, Bộ công an Việt Nam, hôm 5 Tháng Năm đă tổ chức họp báo tại Hà Nội tiết lộ một phần về kết quả điều tra vụ tham nhũng và đánh bạc tại Ban quản lư dự án PMU 18 mà nghi can đầu tiên bị bắt là tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng với số tiền cá độ đá banh lên đến gần 7 triệu đô la. Dính líu vào vụ án này có thứ trưởng bộ giao thông vận tải đă bị bắt, bộ trưởng giao thông Đào Đ́nh B́nh bị đề nghị cách chức cùng hàng loạt các quan chức cao cấp khác trong guồng máy lănh đạo Việt Nam, có cả quan chức ngành cảnh sát và văn pḥng thủ tướng chính phủ.

Buổi họp hôm 5 Tháng Năm, theo tường thuật của VietnamNet, là do Tổng cục cảnh sát (TCCS) tổ chức, có mặt Trung tướng Trần Văn Thảo (Tổng cục trưởng TCCS), Thiếu tướng Lê Thành (Phó Tổng cục trưởng TCCS), Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh (Phó tổng cục trưởng TCCS, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ CA), Đại tá Nguyễn Ḥa B́nh (Phó Tổng cục trưởng TCCS), Đại tá Vũ Hùng Vương (Cục trưởng Cục C17), Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc (Cục trưởng Cục C14)...

Tại cuộc họp báo này, các giới chức cảnh sát cho hay, Bùi Tiến Dũng dùng gần 60,000 USD và 50 triệu đồng để “chạy án” sau khi bị bắt.

Thông tin mới nhất mà CQĐT xác định: Bùi Tiến Dũng đă đánh bạc với tổng số tiền 2.6 triệu USD và là tiền tham nhũng từ các dự án của PMU18.

“Ngay sau khi Bùi Quang Hưng bị bắt, rất nhiều đối tượng đă t́m cách chạy. “Có 2 loại đối tượng trong vụ án này với 2 cách chạy khác nhau. Loại đối tượng ngoài xă hội th́ “cao chạy xa bay”, mất hút dấu tích. “C̣n tồn lại loại đối tượng dũng cảm ở lại t́m cách chạy án, toàn là mấy ông cán bộ Nhà nước”, thiếu tướng Quắc cho biết.

Đến nay, trong vụ án “Đưa, nhận, môi giới hối lộ” (gọi tắt là “chạy án”), C14 đă khởi tố 6 bị can gồm: Bùi Tiến Dũng, Phạm Tiến Dũng, Tôn Anh Dũng, Nguyễn Mậu Thôn, Lương Mạnh Hoa, Nguyễn Mậu Thôn. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan điều tra (CQĐT) chưa có tài liệu về những người đă nhận tiền chạy án của các đối tượng này.

Cụ thể, đến nay, CQĐT đă xác minh đủ tài liệu ban đầu chứng minh Bùi Tiến Dũng đă tung 59,500 USD và 50 triệu đồng để chạy án. Số tiền được tung làm 3 mũi: Nguyễn Mậu Thôn (500 triệu đồng), Nguyễn Đ́nh Toản (9,500 USD và 50 triệu), Tôn Anh Dũng (30,000 USD). Ngoài ra, có lời khai ông Đỗ Huy Kim (C15) đă nhận 20,000 USD tiền chạy án, nhưng ông Kim hiện vẫn phủ nhận việc này.

Việc “bữa cơm tại khách sạn Melia” gồm 5 người tham gia: Ông Đoàn Mạnh Giao, ông Nguyễn Văn Lâm, ông Cao Ngọc Oánh, ông Trần Hiếu Vinh, bị can Tôn Anh Dũng, bị nghi ngờ liên quan đến việc “chạy án”, tướng Phạm Xuân Quắc hoàn toàn phủ nhận.

Ông Quắc khẳng định bữa cơm đó hoàn toàn không có chuyện chạy án, khi trả lời câu hỏi lư do ông kư quyết định khẳng định ông Đoàn Mạnh Giao không liên quan đến chuyện chạy án trong vụ PMU18, trong khi bữa cơm đó có tới... 5 người.

Tướng Quắc cũng cho biết, việc khởi tố các đối tượng tội “Môi giới hối lộ” v́ Bùi Tiến Dũng không trực tiếp đưa tiền cho mục tiêu mà y muốn “chạy”. Tuy nhiên, hiện nay, tất cả số cán bộ mà Bùi Tiến Dũng khai chưa có bất kỳ ai công nhận có nhận tiền của Bùi Tiến Dũng. Việc này CQĐT đang tiếp tục làm rơ, “nếu có tài liệu chứng minh th́ việc xử lư sẽ không có vùng cấm”, ông Quắc nhấn mạnh.

Khi được hỏi thời gian ước tính sẽ có kết luận về trường hợp Thiếu Tướng Cao Ngọc Oánh, Tướng Lê Thành dí dỏm: “Không ai có thể làm được việc là biết trước chính xác người phụ nữ mang thai sẽ sinh lúc nào. Việc này đang được xác minh làm rơ, không được hấp tấp, vội vàng.”

Không chỉ có bữa cơm tại Melia bị nghi ngờ liên quan đến việc chạy án, c̣n 1 bữa cơm khác được Nguyễn Mậu Thôn đứng ra tổ chức tại nhà hàng Phố Núi (đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) hiện tại cũng đang bị nghi ngờ. Tại bữa cơm này, có mặt ông Nguyễn Văn Tùng (em ruột ông Nguyễn Văn Lâm, cán bộ Ban Tổ chức Trung ương), ông Nguyễn Văn Hồng (Vụ trưởng Vụ 1A, VKSNDTC).

Thiếu Tướng Phạm Xuân Quắc cho biết, hiện nay CQĐT đang tiếp tục điều tra, làm rơ những người liên quan. Tuy nhiên, Tướng Quắc thừa nhận: Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh việc ông Nguyễn Văn Hồng bị nghi ngờ nhận 40,000 USD tiền “chạy án.”

Liên quan đến trường hợp Lai Thành Hữu (tên thật là Ngô Tiến Dũng, biệt danh Dũng “kiều”, Dũng “Hà Nội”) vừa bị bắt, trả lời về việc một cán bộ Cục A37 từng gửi công văn bảo lănh cho đối tượng này, Tướng Quắc cho hay hiện đang được xác minh. Chưa hết, trước thông tin báo giới đặt ra: Cán bộ này từng 3 lần có công văn gửi A18 về việc gia hạn visa cho Dũng “kiều”?, Tướng Quắc cũng cho hay C14 đang tiếp tục xác minh việc này.

---------------------------------------

"Du" nhiều "học" ít

(https://tong.ziyoulonglive.com/dmirror/http/www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=740)

"...Không nên để lăng phí thời gian, ngoại tệ môt cách vô ích làm ảnh hưởng tới cả xă hội Việt Nam trong tương lai..."

Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ v́ mục đích nâng cao tŕnh độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay c̣n có những nguyên nhân khác.

Bằng ngoại vẫn hơn

Ở nước ta, dường như mọi người luôn cảm thấy rằng hàng ngoại bao giờ cũng xịn hơn hàng nội. Ôtô, xe máy, đồ dùng sinh hoạt dùng của ngoại và bây giờ cả những tấm bằng dán mác Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc... cũng rất được ưa chuộng. Nhiều ông giám đốc cơ quan này, xí nghiệp kia khi tuyển dụng nhân viên hễ cứ thấy bằng ngoại là ưu tiên, dành cho những vị trí đẹp mà chẳng cần biết tŕnh độ thực sự ra sao, chuyên môn phù hợp với công việc ǵ. V́ vậy, một số gia đ́nh dù chưa thực sự giầu có cũng cắn răng cho con đi học ở nước ngoài để sau này có tương lai tươi sáng.

Mong ước là như thế, nhưng từ mong ước đến thực tế là cả một khoảng thời gian dài và không phải bao giờ cũng suôn sẻ. Ông bà Thanh ở Ngọc Khánh, năm nay đă gần 60 tuổi đă bán cả căn nhà mặt phố để lên sống trên tầng 5 của một khu chung cư chỉ để dành tiền cho cậu con út đi học. Cậu út lên đường xuất ngoại mang theo niềm tin của bố mẹ để rồi gần một năm sau, cậu trở về trong tư thế một kẻ thất trận, bởi chương tŕnh học ở bên đó quá cao so với khả năng của cậu. Vậy là tiền mất mà bằng ngoại cũng chẳng thấy đâu.

Vẫn biết rằng, sau khi tốt nghiệp những khoá hoc ở các nước có nền giáo dục phát triển th́ cơ hội việc làm sẽ mở rộng hơn. Thời đại của nền kinh tế toàn cầu và bùng nổ thông tin, những kinh nghiệm du học ở nước ngoài sẽ làm tăng sức nặng cho lá đơn xin việc của bạn. Hơn nữa, học ở những trường Quốc tế danh tiếng sẽ cung cấp cho bạn bằng cấp có giá trị toàn cầu tuy vậy c̣n phải tuỳ thuộc vào tŕnh độ và điều kiện kinh tế của mỗi người.

Đi một ngày đàng học một sàng hư

Xu hướng của thế giới là toàn cầu hoá quốc tế hoá. Các tổ chức dù hoạt động trên lĩnh vực nào cũng đều phát triển theo chuẩn mực này và với tư cách là một cá thể bạn không nên tách rời khỏi sự phát triển đó. Du học có thể sẽ mang đến cho bạn tầm nh́n và sự hiểu biết, tư duy sẽ có bước đột phá. Hơn nữa, sống trên một đất nước khác sẽ giúp bạn có cái nh́n phong phú, đa dạng về nền văn hoá thế giới góp phần giúp bạn hiểu sâu hơn về nền văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên có quyền, có tiền, để trở thành những người "sành điệu”.

Một anh bạn của tôi vừa ở Đức về tâm sự: "Nhiều sinh viên của ta sang học mà một chữ tiếng Đức bẻ đôi cũng không biết, trong khi những bài giảng toàn bằng tiếng Đức. Chẳng hiểu họ sẽ học như thế nào". Có lẽ là sinh viên của ta sang học kiểu này là để la cà trong những hộp đêm những quán bar, tiếp xúc với đủ mọi thứ nhuộm nhoạm, mập mờ. Với họ đó là tiếp thu cái mới cái tiến tiến. Cuộc sống với những người "sành điệu” này chỉ thực sự có trong những sàn nhảy, vũ trường cặp kè hết người này đến người khác. Những giá trị cao quư của văn hoá dân tộc trong mắt họ trở nên lạc hậu, cổ hủ. Bạn thử tưởng tượng xem tương lai của đất nước ta liệu có thể trông đợi vào những con người như vậy?

Phải chăng chỉ để "vênh váo với đời"?

Hiện nay có hai h́nh thức du hoc phổ biến ở nước ta là du học có học bổng và du học tự túc. Để du học có học bổng phải dành được xuất hoc bổng từ chính phủ Việt Nam. Muốn đi theo con đường này rất khó bởi nó chỉ dành cho một số sinh viên xuất sắc, thủ khoa trong các kỳ thi Đại học và phải vượt qua kỳ kiểm tra Anh ngữ quốc tế TOEFL hay IELTS với số điểm đạt yêu cầu. Bạn cũng có thể du học tự túc nhưng vấn đề tài chính lại rất nan giải (tiền học phí 1 năm học ở Mỹ khoảng 15.0000 USD, ở Úc là từ 7.500 đến 10.000 USD... ngoài ra c̣n một dăy dài các chi phí sinh hoạt pḥng ở, bảo hiểm sức khoẻ, sách vở, chi tiêu cá nhân với số tiền cũng xấp xỉ tiền hoc phí).

Ấy vậy mà vẫn c̣n có không ít ông bố bà mẹ sẵn sảng bỏ ra khoản tiền lớn đó không chút đắn đo với mong muốn con cái thành đạt nhưng không ít trường hợp chỉ để chứng tỏ khả năng tài chính của gia đ́nh ḿnh không thua kém thiên hạ hoặc đơn giản chỉ để tự hào với đồng nghiệp với cấp dưới. Ông N vừa nhận chức Giám đốc công ty X nhưng ông vẫn canh cánh trong ḷng nỗi buồn khó được chia sẻ. Mỗi lần nghe tay trưởng pḥng vật tư kể chuyện con hắn đang học ở Mỹ là ông lại tức phát điên lên. Ông chỉ mong đứa con lớn đang học lớp 8 của ông chóng lớn đến tuổi đi du học. Thật buồn cười khi nhiều người có suy nghĩ lạ lùng đến vậy. Họ coi chuyện đưa con cái đi học ở nước ngoài chỉ là để tạo ra vầng hào quang giả tạo cho chiếc ghế họ đang ngồi, cho gia đinh họ đang sống. Phải chăng chỉ là để vênh váo với đời?

Du học để cai nghiện

Bấy lâu nay mọi người chỉ quen với việc đưa con vào trại hay trung tâm cai nghiện chứ ít ai nghe đến việc cho con đi du học để cai nghiện. Phương pháp này dù nghe có vẻ không hợp lư cho lắm nhưng hiện nay có nhiều gia đ́nh đă và đang làm như vậy. Theo họ, khi xa nước ngoài con cái họ sẽ xa được lũ bạn xấu và sẽ không biết chỗ để mà mua cái thứ chất chết người ấy. Thậm chí biết đâu sau này trở về nó lại chẳng mang theo cái bằng ngoại.

Trên thực tế có không ít trường hợp cai nghiện bằng phương pháp này đă mang lại hiệu quả như ư, nhưng cũng có khi lại nghiện nặng hơn hoặc do túng quẫn c̣n dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng khácnhư trộm cắp, cướp giật . Nhiều gia đ́nh con cho cai nghiện theo kiểu này để rồi sau đó nhận về một b́nh tro vô tri, vô giác, thậm chí chỉ là một cái tin báo tử. Con cái xa ngă, nghiện ngập th́ việc bố mẹ t́m cách lo cho con cũng là lẽ thường nhưng điều cốt yếu vẫn là ư chí, nghị lực của chính con cái họ chứ đâu hoàn toàn do cai ở ta hay ở tây.

Đất nước đang cần những người có tŕnh đô, có khả năng tiếp thu cái mới cái tiên tiến. V́ vậy việc đưa sinh viên đi du học là điều nên khuyến khích nhưng phải là du học đúng nghĩa chứ không phải là v́ những lư do không chính đáng. Không nên để lăng phí thời gian, ngoại tệ môt cách vô ích làm ảnh hưởng tới cả xă hội Việt Nam trong tương lai.

Nguồn: Khuyến học và Dân trí

---------------------------------------------------------

Gia Nhập WTO Sẽ Mang Đến Cho Việt Nam Những Ǵ?

Tiến Sĩ Ngô Huy Liêm

Có người ví việc gia nhập WTO, nói đúng hơn là toàn cầu hoá như là một làn sóng lớn ngoài biển khơi. Nếu ta biết lựa theo ngọn gió, nương theo ngọn sóng th́ con tàu sẽ lướt xa và nhanh, nhưng nếu ta không phát hiện kịp thời hoặc không sửa soạn truớc th́ con tàu sẽ bị làn sóng cuốn đi và có thể dẫn đến ch́m sâu trong biển cả.

LTS: Bài sau đây của Tiến Sĩ Ngô Huy Liêm, từ Hà Nội gửi cho Việt Báo, phân tích về nhu cầu gia nhập WTO. Ṭa soạn trân trọng cảm ơn đóng góp của Tiến Sĩ về một vấn đề đang khẩn thiết đối với đất nước. Bài như sau.

Cụm từ WTO xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống của người Việt Nam chúng ta. Thế WTO là ǵ và việc gia nhập WTO sẽ có tác động đến Việt Nam như thế nào? Bài tham luận sau đây sẽ khái quát lại những vấn đè lien quan đến quan điểm và tác động có thể xảy ra bắt đầu từ năm nay hoặc năm sau 2007 (dự tính).

Thế WTO là ǵ?

WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) trụ sở đặt tại Genevơ (Thuỵ Sỹ). WTO được thành lập theo hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới kư tại Marrakesh (Marốc) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.1.1995

WTO (với 148 thành viên đến cuối 2005 ) là nơi đề ra các quy định pháp lư nền tảng của thương mại quốc tế. WTO cũng c̣n là một diễn đàn để các thành viên đàm phán, thoả thuận, thương lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… để giải quyết nhuwnwgx vấn đề phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.

Quá tŕnh đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam

Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một tŕnh tự có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện tŕnh tự. Thời gian dài hay ngắn thuộc vào nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào.

Ngày 1/1/1995 Việt Nam đă nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này. Ngày 31/1/1995 Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.

Tính đến cuối năm 2005 Việt Nam đă trả lời trên 2600 nhóm câu hỏi từ các thành viên của WTO và đă kết thúc đàm phán song phương với 21 đối tác.

Cuộc đàm phán đến giờ phút này hăy c̣n tiếp tục…

Tham gia WTO có những tác động ǵ đến nền kinh tế xă hội đất nước?

Quan điểm chung:

Nh́n từ góc độ lư thuyết và thực tế th́ ta thấy có những tác động tĩnh, nghĩa là tham gia và WTO sẽ nâng cao hiệu quả của các nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ…) và điều này tích cực cho cả nước. Ngoài ra c̣n có những tác động động, nghĩa là chuyên môn hoá được nâng cao, học thong qua hành sẽ được đẩy manh. Tác động động này tuy có xảy ra nhưng thực chất th́ chưa rơ ràng. Nói chung các tác động lư thuyết tích cực hay tiêu cực, rơ ràng hay chưa rơ rang c̣n tuỳ thuộc vào các giả dịnh đạt ra trong các mô h́nh tính toán.

Các nhà kinh tế các nước tư bản có nền kinh tế hiện đại thường đành giá việc gia nhập WTO là có lợi chung cho cả nước về trung hạn và dài hạn. Họ thường lấy ví dụ Đài Loan, Trung Quốc, Đại hàn để chứng minh điều này. Tuy nhiên trong thời gian WTO nhóm họp tại Seatlle, HongKong vừa qua, nhiều cuộc biểu t́nh đă diễn ra, đấy cũng là nói lên một trường phái chống đối việc gia nhập WTO, lư do là nhóm này cho rang, toàn cầu hoá, gia nhập WTO chỉ có lợi cho các nước giàu, cho các công ty đa quốc gia mà thôi, các nước đang phát triển sẽ bị lệ thuộc đến mất chủ quyền về mặt chính trị lẫn kinh tế…

Một lư do khác là các tổ chức quốc tế như Ngân hang thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới… đă đưa ra những con số dự báo về lợi ích cho các nước đang phát triển không mấy ǵ là thuyết phục cho lắm, nhiều khi c̣n trái ngược nhau. Năm 2003 trước khi Hội nghị WTO Cancun bắt đầu, NHTG đưa ra con số sau: Thương mại toàn cầu sẽ đem lại lợi ích $832 Tỷ USD (trong đó các nước đang phát triển sẽ hưởng lợi khoảng $539 Tỷ USD). Nhưng khi đến Hội nghị Hong Kong th́ cũng theo NHTG con số này tụt xuống gần 1/3 nghĩa là Thương mại toàn cầu chỉ c̣n hưởng lợi khoảng $287 Tỷ USD, trong đó các nước đang phát triển hưởng lợi khoảng $90 Tỷ USD.

Một điều cần nhắc đến là các nhóm chống đối trên không nh́n các nước đang phát triển một cách chung chung, và họ cũng phân biệt là trong các nước đang phát triển, Trung quốc, Việt Nam, Thái Lan, Me hi cô, Ấn độ, Thổ nhĩ Kỳ.. là một trong ít nước hưởng lợi ích nhiều hơn hết khi gia nhập WTO.

Hai trường phái ủng hộ và chống đối sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên đối với Việt Nam việc gia nhập WTO được coi là cơ hội và cũng là thách thức.

Đối với Việt Nam nói riêng phải nhận thấy rằng số lượng tài sản vật chất, tiện nghi trong mỗi gia đ́nh cũng như mức sống và các dịch vụ khám chữa bênh, học hành, thể thao… của người dân chủ yếu được nâng cao trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Đó chính là những thành tựu của quá tŕnh mở của, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với Thế giới đem lại.

Gia nhập WTO đối với nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng là một điều tất yếu, không dặt ra vấn dề “vào hay không vào” WTO. Vấn đề đặt ra là vào WTO, Việt Nam và các doanh nghiệp được lợi ǵ, mất ǵ và làm thế nào đê tranh thủ được lợi ích, giảm thiểu khó khăn, nguy cơ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO?

Lợi ích chung:

Trước hết Việt Nam sẽ có những cơ hội lớn như được tiếp cận với một hệ thống quy định chặt chẽ, công bằng và tham gia các thoả thuận thương mại có lợi cho Việt Nam.

Khi gia nhập WTO và với tác động của toàn cầu hóa, hiệu quả phân bổ nguồn lực sẽ cao hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao và ổn địng. Nếu trong quá tŕnh 15 năm qua, kết quả giảm nghèo ỏ Việt Nam gắn liền với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, th́ tăng trưởng do việc gia nhập WTO cũng sẽ có tác động tích cực đến mục tiêu giảm nghèo.

Cụ thể hơn, tác động là tích cực do:

• Tiền công của nhóm lao động không có hoặc có ít kỹ năng do mở rộng xuất khẩu sản phẩm có hàm lương lao động cao; đó cũng là phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam, đó là lao động trẻ, dồi dào..

• Khu vực nông nghiệp (nơi tập trung người nghèo) có cơ hội phát triển. Nhiều nứoc trước đây theo đuổi chính sách bảo hộ và thường “hy sinh” nông nghiệp để công nghiệp hoá.

• Hành vi “t́m kiếm đặc lợi” giảm nhanh và như thế cơ hội đàu tư vào các ngành tạo nhiều việc làm;

Lợi ích và khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp:

Lợi ích của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO tương đối rơ:

Mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp.

Tính đến tháng 10 năm 2005, WTO chiếm trên 85% tổng thương mại hang hoá và khoảng 90% tổng thương mại toàn cầu. Nhờ tư cách thành viên của WTO, doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ vào 148 nước thành viên của WTO với mức thuế ưu đăi, thay v́ chỉ có một số thị trường truyền thống (Nga, Đông âu) và 1 số thị trường mới khai thác (Mỹ, Nhật bản, EU). Trên đây là tăng số lượng thị trường; ngoài ra c̣n có tăng sản lượng xuất khảu ra nước ngoài. Ngoài ra c̣n tạo cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các ngành mà Việt Nam có ưu thế cạnh tranh (ví dụ như hàng nông sản, hàng dệt may. Doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cơ hội này từ hai phương diện: một là do những quy định của WTO; hai là do ưu thế cạnh tranh về giá cả, chi phí dem lai.

Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và b́nh đẵng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế;

Tiếp cận b́nh đẵng vào thị trương các nước thành viên : các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các quy định chỉ dành cho thành viên WTO, hang hoá Việt Nam được tiếp cận b́nh đẳng vào các thị trường của 148 thành viên WTO, không bị chèn ép, đối xử không b́nh đẳng khi Việt Nam chưa là thành viên. Ví dụ: một nước khi đă là thành viên th́ được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với hang nhập khẩu của nước khác trong việc thực hiện Hiệp định Nông nghiệp.

Bảo hộ sản xuất trong nước theo các khuôn khổ quy dịnh của WTO: các doanh nghiệp có thể kiến nghị Chính phủ tiến hành điều tra về mức gây phương hại của hàng nhập khẩu để thực hiện áp dụng thuế đối kháng hoặc chống bảo hộ theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá và thuế đối kháng.

Hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước

Việt Nam sẽ thực thi các chính sách mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại kinh tế trong nước sẽ phải cải cách, mở cửa, tái cơ cấu. Nền hành chính sẽ được cải cách triệt để nhằm dẫn đế thựoc thi các nguyên tắc cơ bản: có sự tham gia, công khai, minh bạch, dễ dự đoán theo “luật chơi quốc tế”…Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ thụ hưởng từ những lợi ích cải cách này, có một “sân chơi” chung cho toàn cầu.

* Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đây là lợi ích rơ và có lẽ là được mong đợi nhiều nhất. Vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lư, quản trị kinh doanh của các nhà đầu tư, các tập đoàn ngoại quốc sẽ là những tác nhân quan trọng trong quá tŕnh sản xuất, đẩy mạnh thị trường, tạo việc làm.

Tuy nhiên việc này cũng sẽ kéo theo một loạt vấn đề lien quan đến quy hoạch khu sản xuất. Điều này là tất yếu, song cũng cần phải cân đối lợi ích giữa lợi ích kinh tế/kỹ thuật và lợi ích xă hội (nông dân mất đất do việc lấy đất để xây các khu công nghiệp.. mà sau đó lại không có việc làm hoặc không có định hướng đầu tư từ số tiền được đền bù).

Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lư quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu của nước ngoài.

Kiến thức này rất là quan trọng trong việc duy tŕ và phát huy lợi ích một cách bền vững.

Qua đây các doanh nghiệp sẽ tiếp thu được nhanh hơn một số kỹ năng như phân tích thong tin xuất khẩu quốc tế, nhận định về tiềm năng chiến lược của các đối tác nước ngoài, xem xét chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm..v.v…

Và để phát huy lợi ích này các doanh nghiệp cần phải tập trung vào nâng cao năng lực cho chính bản thân ḿnh và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, hiểu biết các chính sách, luật lệ quốc tế, khả năng thao tác máy tính, ngôn ngữ, ngoại ngữ cũng như phong tục tập quán văn hoá…

Bên cạnh những cơ hội nêu trên nền kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Viẹt Nam c̣n có khá nhiều rủi ro, khó khăn…

Nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường:

Điều này không thể xem nhẹ được. Cơ hội cho doianh nghiệp Việt Nam th́ cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Sẽ không c̣n rào cản và với những lợi thế sẵn có: nhiều vốn đầu tư, kinh nghiệm doanh truờng quốc tế, kỹ năng vượt trội về quản trị kinh doanh, về công nghệ sản xuất, về marketing, về phân phối …. sẽ là mối đe doạ lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên những lợi thế trên với thời gian cũng có thể tiếp thu được nếu có chiến lược ngay từ đầu, c̣n lợi thế mà các doanh nghiệp nước ngoài khó tiếp thu ngay đó là hiểu biết về thị trường Việt Nam, về con người Việt Nam, về nền hành chính Việt Nam…

Nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, mua lại, chèn ép, “lấy” nhân viên…: Nguy cơ này đă, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Phong cách làm việc, tiềm năng thăng tiến, điều kiên làm việc, lương bổng, bảo hiểm…sẽ thu hút khá nhiều người tài vào các doanh nghiệp nước ngoài. Với tiề lực kinh tế, vốn đầu tư, tiếp cận tài chính, họ có thể thôn tính hoặc mua lai các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng nhưng đang khó khăn về vốn, kiến thức, công nghệ…

C̣n rất nhiều nguy cơ khác từ cấp vĩ mô đến vi mô, xong hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ráo riết khắc phục, dọn đường cho ḿnh. Rất nhiều doanh nghiệp nh́n các nguy cơ thách thức trên một các tích cực, biến nó thành nhưnững động lực để đẩy nhanh cải cách nội bộ và tiếp thu trí tuệ bên ngoài. Nhà Nước Việt Nam cũng tích cực có những biên pháp – cùng với một số nhà tài trợ quốc tế - để hỗ trợ các doanh nghiệp Viẹt Nam.

Kết luận:

• Nh́n toàn cục trong bối cảnh các nước đang phát triển th́ việc gia nhập WTO và các lợi ích thực tế đem lại vẫn chưa được rơ rang. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu và số liệu thực tế cho thấy Việt Nam (và một số ít nước khác) sẽ có nhiều lợi ích hơn khi gia nhập WTO.

• Vấn đề đặt ra ở đây không c̣n là “có hoặc không gia nhập WTO” mà là gia nhâpj như thế nào, lộ tŕnh ra sao để phát huy các cơ hội và giảm thiểu tối đa các nguy cơ thách thức.

• Gia nhập WTO tạo ra các ḍng di chuyển về vốn đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và có tác động tích cực đến việc cải cách thể chế, hành chính của Việt Nam;

• Tăng trưởng kinh tế là yếu tố then chốt để giảm t́nh trạng nghèo của nông thôn. Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho người lao dộng, đặc biệt là lao động nghèo có cơ hội để nâng cao tŕnh độ tay nghề và tiếng nói, cho phép họ được khai thác hết các cơ hội từ tăng trưởng kinh tế;

• Tuy nhiên gia nhập WTO không phải là yếu tố tạo ra tăng trưởng, mà chính là tăng trưởng sẽ giúp cho quá tŕnh hội nhập được thành c̣ng. Việc phát huy hiệu quả của gia nhập đến xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, phát triển ngành nghề, phát triển vùng miền và việc làm nói chung và của người nghèo nói riêng c̣n là kết quả của rất nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế, bao gồm: sự phát triển của thị trường lao động, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, tiến tŕnh và nội dung của cải cách hành chính và đặc biệt là khả năng phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế;

• Những kinh nghiệm tích cực của một số nước, đặc biệt là của Trung quốc (tăng trưởng cao; cải cách hành chính thúc đẩy nhanh; hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề; giải quyết các vấn đề xă hội của sự phát triển…) đă và sẽ giúp Việt Nam trong quá tŕnh đàm phán và kể cả sau này khi gia nhập WTO rồi, nhưng cũng không quên những nguy cơ thách thức kèm theo đó.

• Có người ví việc gia nhập WTO, nói đúng hơn là toàn cầu hoá như là một làn song lớn ngoài biển khơi. Nếu ta biết lựa theo ngọn gió, nương theo ngọn sóng th́ con tàu sẽ lướt xa và nhanh, nhưng nếu ta không phát hiện kịp thời hoặc không sửa soạn truớc th́ con tàu sẽ bị làn sóng cuốn đi và có thể dẫn đến ch́m sâu trong biển cả.

Ts. Ngô Huy Liêm

Hà Nội

Tháng 4/2006

---------------------------------------------------------------

Kiến Thức Đa Nguyên

(https://tong.ziyoulonglive.com/dmirror/http/www.vietbao.com/main.asp?nid=100348&catgid=2)

       Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Thời nay người ta thường đề cao nguyên tắc dân chủ đa nguyên, chưa thấy ai làm nổi bật chủ đề kiến thức cũng phải đa nguyên. Từ ngữ được nói đến nhiều nên coi là thường, bởi vậy ư nghĩa cũng không cần phải nhắc đến nhiều. Dân chủ hiển nhiên là dân làm chủ. Ư niệm này đă thành hiện thực khi Hoa Kỳ ra bản Tuyên Ngôn độc lập năm 1776 và cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 lật đổ nền quân chủ với việc dân chúng phá vỡ ngục Bastilles. Thời đại phong kiến do vua chúa làm chủ bắt đầu cáo chung. C̣n kiến thức đa nguyên là chuyện tất nhiên đă có từ thời buổi xa xăm nhất của lịch sử loài người. Kiến là thấy, thức là biết, nói chung là phải học và t́m hiểu. Nhân loại tồn tại và phát triển cho đến ngày nay cũng nhờ bản năng thiên phú này.

Học là tích lũy những kinh nghiệm, t́m hiểu xem đó là ǵ và ghi nhớ để ứng dụng cho cuộc sống. V́ thế kiến thức phải đa nguyên, từ nhiều nguồn mà thành, chớ nhất nguyên th́ làm sao thích ứng nổi với cuộc sống đa dạng để sống c̣n. Cái học đó là học ở trường đời. Đến khi loài người biết quy tụ thành xă hội có quy ước chung để sống, những trường dạy học mới manh nha. Ở đây cũng là chỉ là sự tiếp nối bản năng thiên phú nhưng được hệ thống hóa và có quy củ hơn, v́ đi học là ǵ nếu không phải là ghi nhớ những ǵ học được qua sách vở và tích lũy lời dạy của thày như những kinh nghiệm để ứng dụng với đời. Cuộc sống càng ngày càng phức tạp, học vấn cũng cần phải da dạng mới thích ứng được với những tiến bộ ngày càng mới của tư duy nhân loại.

Nếu xây dựng dân chủ là điều cần thiết cho sự thăng tiến xă hội, việc tạo lập học đường c̣n thiết yếu hơn nữa để h́nh thành một quốc gia. Học đường có nhiều cấp. Cấp thấp nhất của học vấn là cấp phổ thông bắt đầu từ tuổi ấu thơ, xă hội tân tiến của con người đă biết xác định đây là cấp học bắt buộc phải có. Trung học là một tầng cao hơn nối tiếp cấp phổ thông, nhằm chuẩn bị cho cấp cao nhất là đại học. Đại học không phải chỉ học từ chương, quan trọng nhất là học để suy luận, t́m hiểu và khảo cứu. Có kiến thức mà không có suy luận, chỉ biết nói theo lời thày dạy hay theo sách vở, khác nào học nói như con vẹt. Suy luận bắt nguồn từ bộ óc của từng cá nhân, đây là lănh vực rất bao quát thường được gọi chung là tâm. Tâm có hai ngành đi song song, tâm trí và tâm linh. Tâm trí là lấy lư trí để suy luận những kinh nghiệm cụ thể đă tích lũy được. C̣n tâm linh là trừu tượng v́ đây là địa hạt của tinh thần bao gồm đức độ và mọi niềm tin kể cả đức tin tôn giáo.

Tâm trí và tâm linh đi song song, nhưng không riêng rẽ mà c̣n bắt buộc phải bồi bổ lẫn nhau. Có tài mà không có đức, hay có đức mà không có tài, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng cho cá nhân và cho cả xă hội. Thí dụ một nhà bác học tài ba, chuyên lấy lư trí suy luận, khảo cứu t́m ra được một thứ vũ khí giết người khủng khiếp, nhưng không có đức độ thiện lương, chế tạo loại vũ khí đó để tự sử dụng hay trao cho kẻ xấu sử dụng, đây chính là trường hợp "kiến thức giết người hàng loạt" vậy. Mặt khác nếu một cá nhân chỉ đó đức độ, niềm tin mà thiếu hẳn lư trí để suy luận, sự tai hại chỉ xẩy ra cho riêng cá nhân đó, v́ thiếu suy luận nên giống như người mù. Nhưng khi niềm tin mù quáng có khả năng loan truyền rộng lớn bằng cách này hay cách khác, đó là đại họa cho thiên hạ.

Tôn giáo là một di sản cao quư nhất của các nền văn hóa đa dạng trong xă hội con người từ Đông chí Tây. Các tôn giáo lớn tồn tại cả ngàn năm là nhờ các đấng khai đạo chiếu theo Thiên mệnh rao giảng t́nh thương, ḷng bác ái, để con người được sống trong an lạc và thái b́nh. Bởi vậy nếu chỉ biết đọc kinh như máy mà không có lư trí hiểu rơ ư nghĩa lời dạy của đấng tối cao, đó là khởi điểm của con đường mê tín đưa đến đại loạn, phản lại thiên ư. Tôi thiết nghĩ không một tôn giáo nào cấm đoán sự trau dồi kiến thức, và có kiến thức đa nguyên tất phải có học vấn đa dạng để tránh cạm bẫy của những kẻ lợi dụng đức tin tôn giáo làm bậy.

Nếu niềm tin tôn giáo là cần để xây dựng xă hội, con người c̣n có những niềm tin khác để thành lập một quốc gia hay một chế độ chính trị. Thế kỷ vừa qua đă chứng kiến sự xung đột khủng khiếp giữa hai chủ nghĩa chính trị tương phản cực đoan: phía hữu chủ nghĩa Quốc Xă, phía tả chủ nghĩa Cộng sản. Trong Thế Chiến II, Quốc Xă đă thua v́ chủ trương diệt chủng tàn bạo đối với người gốc Do Thái. Liên Xô theo chủ nghĩa Cộng Sản đứng ở tiền tuyến chống Đức Quốc Xă, được đồng minh hỗ trợ đă chiến thắng. Nhưng trong cuộc chiến tranh lạnh sau đó Liên Xô đă tan vỡ, chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ trong thành tŕ tiên khởi của nó là nước Nga. Hai chủ nghĩa đó đă từng tạo niềm tin và có giáo điều cho tín đồ. Quốc Xă có cuốn Mein Kemp của Hitler, c̣n Cộng Sản có Mác-Lê làm kinh nhật tụng. Cả hai chủ nghĩa giáo điều độc tài đă sụp đổ nhưng theo hai cách khác nhau. Quốc Xă sụp đổ v́ sức mạnh bom đạn của các nước đồng minh, c̣n Cộng Sản sụp đổ v́ kiến thức đa nguyên xuyên qua được bức màn sắt nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, trước hết là luồng sóng truyền thanh của radio và sau đến các luồng sóng truyền h́nh của TV.

Kinh nghiệm đă cho thấy khi đă bị kiến thức đa nguyên xâm nhập, không một chế độ độc đảng toàn trị nào chịu đựng cho thấu. Chính sự kiện này làm chúng tôi nghĩ đến t́nh h́nh Việt Nam sau ngày Đại Hội của đảng Cộng Sản. Từ nhiều tháng trước, v́ nhu cầu sống c̣n giữa một thế giới cạnh tranh kinh doanh mà ưu tiên là tiến bộ khoa học kỹ thuật, chế độ Cộng Sản đă cho dấy lên phong trào thành lập Đại Học tư lập. Chưa rơ sự quản lư của đảng và nhà nước đi đến mức độ nào đối với những trường tư này. Nếu các môn học vẫn bị đóng khuôn trong cái gọi là "vừa hồng vừa chuyên", để bộ óc của sinh viên học ǵ th́ học nhưng không thể thoát ra ngoài cái sọ sắt của tư tưởng Mác-Lê, đó sẽ là chuyện khôi hài. C̣n nếu các đại học tư lập chỉ nhằm kiếm tiền cho tư bản đỏ, nó sẽ là những ổ tham nhũng dưới h́nh thức đổi mới. Bất luận cách nào cũng là dấu hiệu con thú đang giăy chết.