TRANH HÙNG QUỐC GIA DÂN CHỦ - CỘNG SẢN ĐỘC TÀI,

 

                                         AI THẮNG AI

 

   Lénine có viết : » Tụi tư bản nó vừa ngu dốt, vừa tham tiền đến nỗi, mặc dầu nó biết người ta mua dây tḥng lọng để treo cổ nó, thế mà nó vẫn sản xuất và bán cho người ta. »

   Từ năm 1917, năm Lénine được Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thụy Sỹ về và giúp để cướp chính quyền ở Nga, v́ Lénine chủ trương ḥa b́nh bằng bất cứ giá nào, ngay cả việc  nhượng lănh thổ cho Đức để có quyền, v́ lúc đó là gần cuối Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918), Đức  không thể nào đương đầu với 2 mặt trận : mặt trận phía đông bắc với Nga, dưới sự lănh đạo của chính quyền đảng Dân Chủ Xă Hội của Kérenski, sau khi lật đổ Nga hoàng chủ trương tiếp tục chiến tranh và mặt trận phía tây nam, mặt trận chính với Pháp. Từ đó tới nay  đă gần 100 năm , nhiều sự kiện, biến cố đă xẩy ra : Nhà nước cộng sản đầu tiên đuợc Lénine thiết  lập lên sau khi  cướp được chính quyền, Đại Chiến Thứ Hai (1939-1945), Chiến Tranh Lạnh, nhiều nước cộng sản ra đời, rồi sụp đổ bắt đầu bởi chính nhà nước do Lénine làm ra ; rồi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Quan sát và suy ngẫm những biến cố lịch sử trên, người ta thấy lời nói của Lénine bị  hoàn toàn phản bác bởi lịch sử, và trở thành : «  Tụi cộng sản nó vừa ngu dốt vừa tham lam đến nỗi, mặc dầu nó biết người ta bán coca cola, quần jeans, hàng hóa cho nó, dụ nó đưa đầu vào cái tḥng lọng để bị treo cổ ,thế mà nó vẫn mua. »

   Tại sao vậy ?

 

       I )     Tại Nhà nước mà Lénine dựng lên, trên nền tảng lư thuyết của Marx để định treo cổ tư bản, nhà nước này không thể phát triển kinh tế và không đủ mạnh.

 

    Lư thuyết của K.Marx có nhiều sai lầm ; nhưng một trong những sai lầm lớn, đó là chủ trương băi bỏ quyền tư hữu, một nguyên động lực chính khiến con người làm việc. Marx viết : « Người cộng sản có thể tóm lược lư thuyết của ḿnh trong câu nói đơn giản, duy nhất sau đây : Băi bỏ quyền tư hữu . » (Le Manifeste du Parti communiste – trang 36 – Union générale d’Editions- Paris, 1962).T́nh trạng kinh tế của những nước cộng sản lâm vào cảnh cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày, nhà chung không người chăm sóc ; điều này ai cũng biết. Từ đó kinh tế trở nên yếu kém, tụt hậu. Đây là một trong những điều không tưởng của Marx, mặc dầu ư muốn của Marx  là làm sao tăng sức sản xuất kinh tế, và ông đă viết nguyên một chương trong quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản để chỉ trích những nhà xă hội chủ nghĩa trước ông như Saint Simon, Charles Fourrier, Robert Owen, mà ông cho là không tưởng. Khi con người không muốn làm việc th́ không có cái ǵ của xă hội có thể trở nên tốt đẹp. Hơn thế nữa Marx sai lầm cho rằng quyền tư hữu có thể băi bỏ ; nhưng thực tế, quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng. Thật vậy, tôi đang là chủ căn nhà, mà tôi đă làm lụng vất vả để có ; nay sau một cuộc đánh tư bản mại sản, người ta đuổi tôi ra khỏi nhà, bảo rằng băi bỏ quyền tư hữu ; nhưng trên thực tế quyền tư hữu này chuyển nhượng sang tay  một người khác là cán bộ cộng sản vào ở nhà tôi, mặc dầu nói bề ngoài đó là tài sản của nhân dân, nhưng nhân dân không ai có quyền xử dụng, ngoài ông cán bộ cộng sản. Việc quyền tư hữu không thể xóa bỏ, mà chỉ có thể chuyển nhượng, đưa đến t́nh trạng : đùng một cái, sau những vụ đánh tư bản mại sản, xă hội cộng sản  bị chia ra thành hai giai cấp chống đối nhau, một bên là thiểu số cán bộ đảng đoàn, nay trở thành các ông tư bản đỏ ; một bên là đại đa số dân, nay trở thành những người vô sản. Hố ngăn cách này quá lớn, sự ḱnh chống giai cấp này quá cao và quá gay gắt đưa đến cách mạng tất yếu, quan niệm mà Marx chủ trương áp dụng cho những nước tư bản, theo đó, xă hội tư bản chia ra làm 2 giai cấp : giai cấp thợ thuyền tức vô sản th́ càng ngày nghèo và càng đông ; giai cấp tư sản th́ càng ngày càng giầu và càng ít ; sự ḱnh chống giai cấp đến một lúc nào đó lên đến cao độ, trở thành bạo động, rồi một phần giai cấp tư bản tách khỏi giai cấp của ḿnh và đi về với hàng ngũ vô sản. Cách mạng tất yếu xảy ra . Marx viết : » Sự phát triển của kỹ nghệ nặng đă đào hố sâu dưới mảnh đất mà giai cấp tư sản xây dựng hệ thống sản xuất và tư hữu của ḿnh. Giai cấp tư bản đă sản xuất ra kẻ đào mồ chôn ḿnh. Sự thất bại của giai cấp tư bản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu. » ( Sách đă dẫn- trang 34).

    Chính v́ vậy mà có người cho rằng cách mạng tất yếu không xẩy ra tại các nước tư bản, mà đă xẩy ra, và c̣n sẽ xẩy ra tại các nước cộng sản. (1)

 

       I I )    Tại cộng sản đánh chết giai tầng trí thức và trung lưu, xương sống của  một xă hội

 

   Xă hội cộng sản không thể đứng dậy được để phát triển v́ xương sống đă bị găy. Thật vậy, vào năm 1923, sau Hiệp Ước Thân Thiện giữa Tôn dật Tiên và Lénine, tướng Tưởng giới Thạch được họ Tôn  gửi sang Nga để học. Theo nguyên tắc, ông phải ở đó lâu ; nhưng ông chỉ ở một thời gian ngắn rồi về. Người ta hỏi ông tại sao, th́ ông trả lời : » Tôi không có ǵ để học ở bên đó ", rồi ông nói tiếp : « Một con người mà xương sống bị găy, th́ suốt đời chỉ ḅ. Xương sống của một xă hội là giai tầng trí thức và trung lưu. Cộng sản chủ trương tiêu diệt 2 giai tầng này ; nên xă hội cộng sản không đứng lên được, không  phát triển được th́ chỉ có thể ḅ ." Mặc dầu là một quân nhân, nhưng họ Tưởng có một cái nh́n sáng xuốt và xâu xa, khác hẳn với một số trí thức tả cùng thời như Trần độc Tú, Lư đại Siêu, 2 người chính đă lập ra đảng Cộng sản Tàu vào những năm đầu của thập niên 20. Ngoài Tưởng giới Thạch, người nh́n ra sớm hiểm họa cộng sản, c̣n có cụ Phan bội Châu. Cũng vào những năm đầu thập niên 20, cụ Phan được những người của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản tiếp xúc ở bên Tàu, muốn cụ vào tổ chức này, đưa cho cụ nội qui của tổ chức. Tất nhiên cụ không biết tiếng Nga, nhưng chắc chắn cụ có nhờ những người bạn biết tiếng Nga dịch ra cho cụ, như có một số sử gia nói. Cụ đă từ chối khéo, v́ cụ nhận thấy rằng, đi vào tổ chức này có nghĩa là phải từ bỏ chủ quyền quốc gia, nhất nhất đi theo kỷ luật sắt của tổ chức, như Lénine đă đặt ra. Cụ nói : »Tôi chẳng duy tâm, chẳng duy vật, tôi chỉ duy dân. »

 

       I I I )   Xă hội cộng sản là một xă hội độc tài, cứng ngắc, không thể sửa sai, đầy mâu thuẫn nội tại, nên sụp đổ và không thể treo cổ tư bản.

 

   Thật vậy, trên lănh vực tư tưởng, Lénine chẳng có tư tưởng ǵ, ngoài việc lập lại quan niệm duy vật biện chứng và duy vật sử quan của Marx ; và ngoài việc dạy đàn em tổ chức một đảng độc tài, đấu tranh chính trị cách mạng chuyên môn, nhà nghề, để chờ thời cơ cướp chính quyền ; và một khi cướp chính quyền rồi, th́ tổ chức một nhà nước độc tài, có đảng độc tài đứng đằng sau ; với quan niệm «  Tập trung dân chủ « ( Centralisme démocratique), không có nghĩa ǵ hơn là một kỷ luật sắt, kỷ luật quân đội, mà Lénine định nghĩa liền sau đó, trong quyển sách Phải Làm Ǵ (Que Faire) : « Nói ngắn gọn, sự chuyên môn bao hàm tất yếu sự tập trung ; nó đ̣i hỏi tập trung tuyệt đối . » ( Lénine - Que Faire – trang 178 – Editions sociales - Paris, 1969). Đă là tập trung tuyệt đối, th́ đâu  c̣n dân chủ. Chữ dân chủ thêm vào chỉ là để lừa bịp. Chính v́ vậy mà bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, hai người cùng hoạt động ở Âu châu, trong khuôn khổ Đệ Nhị Quốc Tế, đă viết cho Lénine trong hồi kư của bà trước khi chết vào năm 1919: «  Anh đă đi ngược lại những nguyên tắc chính của xă hội chủ nghĩa là tự do, dân chủ. Đảng và Nhà nước độc tài mà Anh xây dựng lên, nó không những không phục vụ thợ thuyền, mà c̣n chẳng phục vụ một ai cả !"

   Nhà nước độc tài cộng sản này mất hết khả năng thích ứng và sửa sai, đầy mâu thuẫn nội bộ, mâu thuẫn giữa đại đa số dân, nay trở thành vô sản và một thiểu số đảng đoàn cán bộ, nay trở thành những ông tư bản đỏ, sau những vụ đánh tư bản, mại sản.Nhà nước cộng sản này sụp đổ tất yếu cũng v́ vậy.

 

      I V )    Tại chiến lược gián tiếp đánh tư bản của Lénine, sau đó được tiếp tục bởi đàn em, chiến lược này sai lầm.

 

     Trước khi chết vào năm 1924, Lénine đưa ra «  Chiến lược gián tiếp đánh tư bản « , qua câu nói : «  Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới sẽ đi qua cửa ngơ Bắc Kinh, Newdelhi, rồi mới tới Berlin, Paris và Luân Đôn . », có nghĩa là phải đánh tư bản từ những nước thuộc địa. Chiến lược này trái hẳn chiến lược đánh tư bản trực tiếp của K. Marx, nhắm ngay vào đầu năo các nước tư bản để đánh. Nếu nói về chủ nghĩa xét lại, th́ Lénine là người xét lại đầu tiên, không những trên phương diện chiến lược, mà c̣n trên phương diện tư tưởng ; v́ Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể thực hiện được ở những nước tư bản, v́ chỉ ở những nước này mới có « đạo quân cách mạng «  là giai cấp thợ thuyền ; trong khi đó th́ Lénine làm cách mạng ở một nước nửa kỹ nghệ, nửa nông nghiệp.

   Chiến lược đánh tư bản gián tiếp của Lénine được tiếp nối bởi những đàn em, đặc biệt là vào thời Brejnev làm Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Liên sô, từ năm 1964 tới 1982. Brejnev đă dùng 3 con tốt là ba tay em đắc lực của ḿnh : ở Á châu là Việt Nam vào thời Lê Duẫn, ở Âu châu là Đông Đức vào thời Honecker ; ở Nam Mỹ là Cuba với Fidel Castro. Brejnev đă đẩy mạnh công cuộc đánh phá tư bản ở khắp nơi và chạy đua vũ trang đến cao độ. Chiến lược này có đưa đến một vài kết quả ngoạn mục lúc ban đầu ; nhưng không phải là những đ̣n chí tử làm cho tư bản ngă gục ; và sau đó nó trở nên hao tốn, cộng thêm với cuộc chạy đua vũ trang làm cho Liên sô lâm vào cảnh thi đua tiêu tiền với kẻ giàu ; trong khi đó th́ những mâu thuẫn nội bộ càng ngày càng to lớn và chồng chất ; đến nỗi Brejnev, trước khi chết phải than : «  Xă hội chủ nghĩa ǵ, mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp xăng của công ; 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả ; công chức đến sở làm việc là chỉ để có mặt, sau đó th́ đi coi hát, hay đi làm việc riêng tư. » Nếu chúng ta nh́n vào hiện t́nh những nước cộng sản c̣n lại như Trung Cộng, Việt Nam hiện nay, th́ chúng ta thấy cũng như vậy. Từ ngày cộng sản cai trị trên toàn đất nước Việt tới nay, các đại học đă cấp 8 400 bằng tiến sỹ, mà trong đó có 2 700 bằng giả, giáo dục xuống cấp, đạo đức băng hoại, tham nhũng lan tràn, dân chúng bất măn nổi lên khắp nơi, bắt bớ, quản thúc, giam cầm mọi chỗ, như việc quản thúc cha Nguyễn văn Lư, bắt luật sư Lê thị Công Nhân, kỹ sư Đỗ nam Hải, quản thúc Ḥa thượng Quảng Độ, đức Tăng Thống Huyền Quang và nhiều vị lănh tụ tôn giáo khác, cùng nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ. Năm 2005, tại Trung Cộng có 87 000 vụ công nhân, nông dân xuống đường biểu t́nh v́ cuộc sống khó khăn, v́ các cấp địa phương tịch thu nhà và đất của dân. Tham nhũng cũng lan tràn tại Trung Cộng. Nhà cầm quyền có cải tổ hệ thống ngân hàng, nhất là 4 ngân hàng quốc doanh lớn,mới phát hiện ra có 800 tỷ $ thất thoát ra nước ngoài v́ tham nhũng, 2 000 tỷ $ là nợ khó đ̣i, phải sa thải 400 nhân viên ngân hàng.

 

      V )     Tại tư bản biết sửa sai, lấy chủ nghĩa quốc gia, mô h́nh tổ chức nhân xă tự do dân chủ và kinh tế thị trường làm nền tảng, nên đă trở nên mạnh ; và sau đó dùng chiến lược kinh tế, thương mại đánh và treo cổ cộng sản.

 

   Nếu chúng ta xét các nước tư bản từ giữa thế kỷ 19, lấy mốc điểm là năm 1848, khi quyển Tuyên Ngôn Thư Cộng Sản ra đời, cho tới nay, th́ chúng ta thấy có nhiều khác biệt. Các nước tư bản đă tôn trọng quyền tư hữu, một nguyên độc lực khiến con người làm việc, chấp nhận chế độ dân chủ, tạo cho ḿnh một khả thế đáp ứng dễ dàng với nhu cầu hiện đại, cho phép dễ dàng tự sửa sai. Thật vậy, dưới chế độ dân chủ, với phổ thông đầu phiếu, những chính quyền quốc gia hay chính khách hoặc đảng nào muốn thắng cử hay tái đắc cử, th́ phải lưu ư đến nguyện vọng của dân. Người thợ vào thế kỷ thứ 19 phải làm việc 12 giờ một ngày, không có ngày nghỉ và an sinh xă hội. Người thợ ngày hôm nay làm việc 8 tiếng một ngày, có an sinh xă hội, có hưu bổng, có trợ cấp thất nghiệp. Phụ nữ có ngày nghỉ để dưỡng thai và ngày nghỉ để nuôi con khi c̣n bé. Triết lư của tư bản là tăng sản xuất, thay v́ chia đều sản xuất, đă được tóm gọn trong câu của ông Henry Ford, chủ hăng xe Ford Hoa Kỳ : «  Người cộng sản chủ trương chia đều chiếc bánh ngọt. Chủ trương của tôi đi ngược lại là làm sao làm to chiếc bánh, rồi mới chia ; và ngay dù chia không đều ; nhưng ai cũng có phần và phần lớn hơn. » Một người thợ tư bản với 2 tháng lương là có thể mua lại hay mua trả góp một chiếc xe hơi. Trong khi đó chiếc xe hơi là giấc mơ không bao giờ thực hiện được bởi người thợ ở những nước cộng sản như Trung Cộng, Việt Nam, Cuba ; nếu không muốn nói đến cảnh thợ thuyền, nông dân đang chết đói ở cộng sản Bắc Hàn.

   Kinh tế phát triển, giúp các nước tư bản phát triển về mọi mặt ; và đă chiến thắng cộng sản lúc đầu trong địa vực chạy đua không gian, chạy đua vũ khí ; sau đó họ dùng chiến lược kinh tế thương mại để giật sập, treo cổ những nước cộng sản.

   Năm 1995, khi kư Hiệp Ước B́nh Thường Hóa quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đă tuyên bố : «  Hiệp Ước B́nh thường hóa quan hệ kinh tế, thương mại, giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Âu, đă giúp dân tộc những nước này t́m thấy mô h́nh tổ tức  nhân xă dân chủ tự do và kinh tế thị trường, tôi hy vọng rằng Hiệp ước B́nh thường hóa bang giao kinh tế,  thương mại, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, sẽ giúp dân tộc Việt Nam t́m thấy đuợc mô h́nh tổ chức nhân xă dân chủ, tự do và kinh tế thị trường. »

   Thật vậy, chiến lược đánh cộng sản bằng kinh tế thương mại không phải chỉ mới bắt đầu với Bill Clinton, mà nó đă bắt đầu ngay sau Thế Chiến Thứ Hai, khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh.

   Một điều lạ lùng, đó là theo tư tưởng của Marx, th́ hạ tầng kinh tế gồm sức sản xuất và tương quan sản xuất, sẽ quyết định thượng tầng, gồm nhà nước, trong đó có bộ máy quân đội, công an, tuyên truyền, và hệ thống luật pháp, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ. Nhưng chính các chế độ cộng sản ngay từ thời Lénine lại chú trọng tới thượng tầng, tới công an, quân đội và thông tin,tuyên truyền để quyết định hạ tầng. Chính các nước tư bản lại chú trọng đến hạ tầng cơ sở kinh tế, tấn công các nước cộng sản bằng chiến lược kinh tế thương mại, như việc mở MacDonald, bán quần jeans, coca cola đầu tiên ở Moscou ; cũng như ngày hôm nay họ cho phép Trung Cộng và Việt Nam vào Tổ chức Thương mại quốctế (WTO).

    Tại sao như vậy ?

    V́ dưới chế độ cộng sản, kinh tế chậm phát triển, ḷng dân phẩn uất, tham nhũng lan tràn ; nhưng giới lănh đạo muốn kéo dài chế độ để hưởng đặc lợi, đặc quyền, bằng cách dùng 3 cơ quan là quân đội, công an và tuyên truyền, như 3 con chó giữ nhà cho chế độ. Để cho chúng phục vụ đắc lực, th́ phải cho ăn béo, bằng cách cho chúng nắm những hăng xưởng quốc doanh và để mặc cho ăn hối lộ, miễn là trung thành và bảo vệ chế độ. Ba cơ quan này cũng có thể ví như 3 nanh vuốt của con mănh hỗ, để giết nó th́ phải bẻ găy nanh vuốt của nó, có nghĩa là phải tư hữu hóa kinh tế, tách kinh tế ra khỏi nhà nước, khỏi đảng, khỏi công an, quân đội và tuyên truyền. Đó chính là ư nghĩa bài diễn văn của Bill Clinton mà tôi đă nhắc tới ở trên và cũng là ư nghĩa của chiến lược đánh cộng sản bằng kinh tế và thương mại.

 

    Câu nói của Lénine : » Tụi tư bản nó vừa ngu dốt và vừa tham lam đến nỗi , mặc dầu nó biết người ta mua dây tḥng lọng để treo cổ nó, nhưng nó vẫn sản xuất và bán cho người ta « , câu này sau gần 100 năm thực hiện, đă trở thành : «Tụi cộng sản, nó vừa ngu dốt, vừa tham lam đến nỗi, mặc dầu nó biết người ta bán coca cola và quần jeans để dụ nó  đưa cổ vào dây tḥng lọng để bị treo, thế mà nó vẫn cứ mua. »

   Nói như vậy không có nghĩa là dân tộcViệt đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền,cứ khoanh tay ngồi chờ xung rụng, mà ngược  lại phải can đảm đứng lên đấu tranh mạnh hơn, v́ chiến lược đánh cộng sản bằng chiến lược kinh tế và thương mại cũng chỉ nằm trong 3 sức ép : Sức ép đến từ sự tranh đấu của dân, sức ép đến từ cộng đồng quốc tế và sức ép đến từ trong ḷng chế độ, do sự chia rẻ nội bộ. Ba sức ép này phải được tiến hành đồng bộ và phải càng ngày càng được tăng cường . Càng mạnh bao nhiêu th́ bạo quyền cộng sản càng sớm sụp đổ, nướcViệt mới có cơ phát triển, trở nên dân chủ, tự do, công bằng, sớm bấy nhiêu ! 

 

                                        Paris ngày 28/03/2007

 

                                               Chu chi Nam

 

 

  (1)  Xin xem những bài Phê b́nh lư thuyết K. Marx của tác giả trên những báo Việt Nam.