Xa Luân Chiến

VI ANH

 

Những tâm hồn lớn thường gặp nhau. Càng dễ gặp nhau trong gian khổ đấu tranh hơn trong hưởng thụ quyền lợi. Hai biến cố mới đây ở VN và ở Cuba là thí dụ điển h́nh về nhận định này. Xa luân chiến, người dân tùy tài, tùy sức, tùy hoàn cảnh nỗ lực hy sinh đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền của đất nước và nhân dân ḿnh.

 

Ở đông bán cầu, trong thời đầu sau khi CS Hà nội vào Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), chưa bao giờ vấn đề nhân quyền VN trở nên gay cấn, sôi nổi trên công luận quốc tế như thời gian gần đây. Những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do dân chủ nhân quyền tăng cường nhịp độ và mức độ đấu tranh khiến CS Hà nội phải mở chiến dịch trấn áp mà Tổ Chức Human Rights Watch mô tả là chiến dịch đàn áp mạnh nhứt trong ṿng 20 năm trợ lại đây. Sư săi Việt gốc Miên biểu t́nh ở tỉnh Sóc trăng ( Việt Nam) và ở thủ đô nước Miên là Nam Vang. Đại sứ Mỹ Michael Marine phải khẩn cấp đi Sóc Trăng t́m hiểu tại chỗ để báo cáo cho Ngoại Trưởng Mỹ, phải giao Phó Đại sứ thay ḿnh trong cuộc gặp gỡ đích thân mà Đại sứ Mỹ có hẹn trước với Thứ Trưởng Công an CS Hà nội. Cuộc gặp chánh yếu là yêu cầu phía VNCS giải thích một số vấn đề và sự vụ liên quan đến nhân quyền VN do Ngoại Trưởng Mỹ cần biết rơ và gắp. Việc CS Hà nội bắt LM Nguyễn văn Lư từ Ṭa Giám mục Huế đem đi quản thúc cấm cố ở giáo xứ Bến Củi làm phái đoàn của Vatican rất khó xử trong cuộc viếng thăm bàn về lộ tŕnh bang giao Vaican- Hà nội.

 

Cũng trong thời gian này tại thủ đô Mỹ, Ngoại Trưởng Rice đích thân họp báo nói Hà nội c̣n nhiều vi phạm nhân quyền, bị liệt kê vào chung với 3 nước nhân quyền tồi tệ là Trung Cộng, Hàn Cộng và Miến điện. Một sư kiện làm nước Na Uy ở Bắc Au là nước ủng hộ mạnh chế độ CS Hà nội trong tḥi Chiến tranh VN, hết sức bực bội. Bộ Ngoại Giao Na uy xin cho Ḥa Thượng Quảng Độ được tặng giải Nhân quyền Rafto, CS Hà nội không cho. Ba người Na uy trong đó có một vị là thành viên của Sáng Hội Rafto đi VN thăm HT, CS lại bắt ba vị này.

 

Chánh quyền Bush và Bộ Ngọai Giao Mỹ rất khó xử. Uy hội Tôn giáo Thế giới của Quốc Hội nay do Đảng Dân Chủ kiểm soát và nhiều dân biểu yểm trợ cho cuộc đấu trnah cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN cáo buộc CS Hà nội đă bội mật ước đối với Mỹ, không cải thiện nhân quyền, không thả một số tù nhân lương tâm như đă cam kết khi xin cấp qui chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn. Bộ Ngoại giao và Hành pháp Mỹ có liên quan ở thế kẹt không thể bao che ǵ được nữa cho CS Hà nội.

 

Trên đây là hiệu quả của nỗ lực đấu tranh chống Cộng sản độc tài ở VN. Một xa luân chiến, làm bất cứ việc ǵ và không từ bỏ cơ hội nào, kể cả việc hy sinh vào tù ra khám, để đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, của người Việt trong và ngoài nước. Theo Đại sứ Michael Marine đó là những người yêu nước, hành động ôn ḥa. Và thật là dũng cảm. Trong thời điểm vô cùng khó khăn cho phong trào đấu tranh, CS Hà nội được Mỹ gỡ biện pháp cần quan tâm đặc biệt CPC, cấp PNTR, và CS Hà nội được đăng quang lên sân khấu chánh trị thế giới, nhiều nhà quan sát xem cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN mong manh như ngàn cân treo sợi tóc, khi so tương quan lực lượng thống trị và bị trị.

 

C̣n ở Tây bán cầu, tại Cuba CS, trong thời kỳ Ô Trùm CS ngoác nguẩy sau con bịnh nặng muốn trở lại cầm quyền, những nhà đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền Cuba phối họp hành động chung đáng chú ư và đáng cho người Việt cùng chống Cộng như người Cuba rút kinh nghiệm. Đặc phái viên của báo Pháp Le Figaro, từ La Havane tường tŕnh ngày 14-3 và mô tả trận chiến đó và lấy làm tựa bài "Trận Chiến Điện Thư". Các nhà trí thức, nghệ sĩ, các thành phần ưu tú trong mọi lănh vực của Cuba tung ra đồng loạt hàng trăm ngàn điện thư trên Internet hội luận, tranh luận, kêu gọi làm một cuộc cách mạng chánh trị, như kiểu xét lại chủ nghĩa Glasnost ở Liên xô xưa kia. Số người Cuba trong ngoài nước tham gia ngày càng đông, danh sách ghi tên ngày càng nhiều như Khối 8406 ở VN.

 

Phong trào bắt đầu sau khi truyền h́nh của Đảng Nhà Nước CS Cuba vinh danh Chủ tịch Hội đồng Văn Hóa Cuba Luis Pavĩn trong những năm 60 và 70, thời kỳ mà dân Cuba coi là những thập niên đen tối. Thời đă truy tố, giam cầm, lưu đài nhiều nhà thơ, nhà tư tưởng có suy nghĩ độc lập. Giống như mới đây CS Hà nội vinh danh Hồ chí Minh và ra nghị định học tập tư tưởng Hồ chí Minh trong ṿng 5 năm, sơ kết mỗi năm vào ngày sanh của Ong Hồ.

 

Những người yêu nước, thương dân, yêu tự do, dân chủ nhất tề qua Internet tổ chức hội luận, tranh luận. Phải chăng Raul Castro muốn làm sống lại thờ kỳ 70. Phải chăng Đảng Nhà Nước Cuba muốn trở lại với chủ thuyết Staline? Tại sao truyền h́nh chỉ của Đảng Nhà Nước, tại sao không có báo chí, truyền thông tư nhân. Tại sao lôi những bộ mặt hắc ám từ hầm mộ ra để bắt dân chiêm ngưỡng. Tại sao đất nước và nhân dân to lớn lại để nằm trong tay Raul là một tổng tu lịnh quân đội?

 

Hàng vạn điện thư đặt những câu hỏi như vậy và gởi đến những đảng viên chóp bu đang nắm quyền nhà nước.Tho tràn ngập, công an mạng không kiểm sót nổi dân mạng. Có thể những lănh tụ Đảng Nhà nước CS mũ ni che tai, giả câm giả điếc, nhưng nhứt định họ biết có một làn làn sóng, làn gió cách mạng đang tích tụ. V́ quyền lợi của Đảng và của cá nhân họ buộc những lănh tụ nín. Nhưng lương tâm họ và con cháu họ không chịu nổi. "Bà Mariela Castro, con gái của Ô Raul nói "Có những giai đoạn lịch sử làm chúng ta hỗ thẹn, phải phân tích để tránh sai lầm." Không phải riêng con gái của Raul nghĩ và nói như thế. Hầu hết người dân Cuba khi biết đều thấy như vậy.

 

Tư tưởng quyết định hành động. Năm ba ngàn người công an c̣n trấn áp, triệt hạ được. Hàng triệu, hàng nhiều triệu người th́ CS vô kế khả thi. Làn sóng cách mạng tư tưởng lúc đó biến thành triều dâng thác đổ cách mạng.

 

VI ANH