DC&PT - Thời Sự 2007

 

 

CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA 12 ĐI VỀ ĐÂU ?

 

 TRÍ THỨC XHCN CÓ PHONG CÁCH CHỐNG BẦU CỬ ĐỘC DIỄN !

 

LTS: Càng gần ngày bầu QH khóa 12 (20.5.07) tiếng nói đ̣i phải có cuộc bầu cử thực sự dân chủ và chống tṛ bầu độc diễn càng lên cao trong mọi giới. Một số nhà trí thức XHCN có tên tuổi và có phong cách như TS Kinh tế học Lê Đăng Doanh và GS Xă hội học Tương Lai đă đưa ra những đ̣i hỏi rất chính đáng là, chế độ cần chấm dứt lối bầu cử độc diễn, chỉ cho các phần tử „gọi dạ bảo vâng“ chui vào QH!

TS Lê Đăng Doanh: Khác ư kiến không phải là chống lại nhau mà là sự t́m ṭi những cách tiếp cận mới. Dân chủ trước hết là dân chủ đối với những người ứng cử có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết chứ không phải dân chủ đối với những người chỉ biết “ăn theo, nói leo”!“ Ông đ̣i hỏi phải có thông tin  „công khai, minh bạch“ và chấm dứt ngay những „sự lừa đảo“ trong chính trị!

Trong khi ấy GS Tương Lai cho rằng, nhóm lănh đạo hiện nay vẫn sợ dân chứ không tin dân, cho nên họ phải lập ra những „cơ chế“ bầu cử độc tài để cấm cản những người có tâm huyết và tài đức được quyền tự do đóng góp xây dựng đất nước: „“Cơ chế” của nếp ṃn, mà xét đến cùng là do chưa hiểu rơ và cũng chưa thật sự tin vào trí tuệ của nhân dân. Chính điều ấy khiến cho không ít người tâm huyết chán nản không muốn đứng ra gánh vác việc nước, v́ nghĩ ḿnh đă không “được cơ cấu, không nằm trong cơ cấu”.“ Tuy không nêu tên trực tiếp, nhưng GS Tương Lai đă nói rơ, những người đặt ra „cơ chế“ bầu cử độc tài đang đứng trong Ủy ban Thường vụ QH, mà người đứng đầu nó không ai khác là Chủ tịch QH và Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng.

*        *        *

 

Dân chủ để phát triển

Lê Đăng Doanh

 

TT - Bầu cử Quốc hội phải là ngày hội của dân chủ, là một bước tiến mới trong quá tŕnh đổi mới đất nước để khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lạm dụng chức quyền nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà nước ta. Theo đó, dân chủ, trước hết là dân chủ đối với những ư kiến khác với ḿnh, chứ một nền dân chủ “gọi dạ, bảo vâng” không thể đưa đất nước ta tiến lên trong thời đại hội nhập, cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Khác ư kiến không phải là chống lại nhau mà là sự t́m ṭi những cách tiếp cận mới. Dân chủ trước hết là dân chủ đối với những người ứng cử có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết chứ không phải dân chủ đối với những người chỉ biết “ăn theo, nói leo”.

V́ vậy, tiêu chuẩn để đánh giá và chấp nhận ứng cử viên chỉ có thể là những tiêu chuẩn do luật định, không thể là ư kiến của anh A, chị B nào đó, như: “anh X có tŕnh độ nhưng thẳng thắn quá, đồng chí B không hài ḷng, không nên để trong danh sách ứng cử”, “chị B phát biểu gay gắt quá, kỳ này nên thôi”, “anh Y hiền, tốt, mặc dù lớn tuổi nhưng nên làm tiếp”... Dường như những ư kiến này quyết định vận mệnh của các người ứng cử, đề cử trước khi được hiệp thương và bầu cử. Có người sẽ bị gạt ra, có người chưa cần bầu đă cầm chắc sẽ trúng cử. Nếu Quốc hội khóa tới chỉ gồm những người hiền và tốt, không có ư kiến ǵ từ quần chúng khác với lănh đạo th́ có đảm đương được sứ mệnh của người đại biểu nhân dân hay không?

Khoa học thông tin đă chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối xứng về thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng không cung cấp thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm chứng chất lượng hàng hóa mà ḿnh mua tại thời điểm mua hàng. Khi mua rồi mới té ngửa ra là “nói vậy mà không phải vậy” th́ đă muộn. Để đối phó, trên thế giới đă có qui định về công khai, minh bạch thông tin, về vai tṛ của các cơ quan giám định độc lập, kiểm chứng. Lừa đảo không phải là bản chất của “mua mua bán bán” của kinh tế thị trường như có người vẫn lớn tiếng lên án. Lừa đảo xuất hiện ở bất cứ đâu có bất đối xứng thông tin.

Để cho quá tŕnh ứng cử, bầu cử được dân chủ, nên thực hiện công khai, minh bạch càng sâu rộng càng tốt. Các cuộc tiếp xúc cử tri nên được thông báo rộng răi, mời mọi người có quyền tham gia, tránh hiện tượng “lựa chọn đại diện cử tri”, sắp đặt, loại bỏ những cử tri “có ư kiến” không được tham gia. Thông tin về quá tŕnh bầu cử, về các ứng cử viên nên được công bố rộng răi, ư kiến cử tri đóng góp cần được công bố công khai. Vận động bầu cử cần được tiến hành b́nh đẳng, tránh bị kỳ thị như có đại biểu đă phát biểu.

Trích: Tuổi trẻ, 9.3

 

Tự ứng cử: Bước đầu và bước tiếp

Tương Lai

 

(VietNamNet) - Dân chủ lựa chọn, đó là đ̣i hỏi nghiêm túc và chính đáng của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử Quốc hội kỳ này.

 

Đọc ḍng tít chạy dài trên trang báo: “Bước đầu đă có 24 người đăng kư tự ứng cử đại biểu Quốc hội”. Mừng hay lo? Và rồi không khỏi suy tư: Với hơn tám mươi triệu dân, số người tự ứng cử đứng ra nhận lănh việc nước chỉ có thế thôi ư?

 

Nhớ lại bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo “Cứu Quốc” ngày 20/11/1946 với đầu đề “T́m người tài đức” có đoạn: “Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E v́ Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”.

 

Hơn 60 năm sau, dân số nước ta đă tăng lên hơn gấp bốn lần, thế mà số người ứng cử đại biểu Quốc hội “bước đầu đă có 24”, có phản ánh đúng khát vọng dân chủ và tinh thần yêu nước của dân ta không? Cho dù thay hai chữ “đă có” bằng “mới có” th́ chắc chắn vẫn là ít, quá ít, chưa nói lên được ư chí và nguyện vọng của dân. Chắc chắn không phải v́ hôm nay dân ta không yêu nước, ngại không muốn đứng ra gánh vác công việc nước. Vậy v́ lẽ ǵ?

 

Có lẽ cần truy t́m nguyên nhân từ trong “cơ chế” của tiến tŕnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử hệ trọng này. “Cơ chế” của nếp ṃn, mà xét đến cùng là do chưa hiểu rơ và cũng chưa thật sự tin vào trí tuệ của nhân dân. Chính điều ấy khiến cho không ít người tâm huyết chán nản không muốn đứng ra gánh vác việc nước, v́ nghĩ ḿnh đă không “được cơ cấu, không nằm trong cơ cấu”.

 

Ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan được giữ vai tṛ cực kỳ quan trọng trong cuộc bầu cử, từng phát biểu là Mặt trận “không ngại vấn đề “Đảng cử dân bầu” v́ MTTQ có quyền hiệp thương các bước từ cơ cấu, thành phần, là đảng viên, là người ngoài Đảng” (Thanh Niên ngày 21/2).

 

Qua ṿng “hiệp thương” thứ nhất, vị Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam đưa ra nhận định: “Công tác hiệp thương phải thể hiện được tinh thần dân chủ, khuyến khích người tâm huyết tự ứng cử ĐBQH. Tuy nhiên, cách thể hiện như dự kiến là kín, không c̣n chỗ cho người tự ứng cử. Có nhiều người thực sự tâm huyết, đủ tiêu chuẩn xứng đáng là ĐBQH. Cơ cấu ĐBQH như hiện nay chưa thể hiện sự tôn trọng tự ứng cử.

 

Điều này chứng tỏ việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII của Quốc hội khóa XI chưa chu đáo và chưa thật sự đổi mới như cử tri và nhân dân mong muốn. Cũng qua ṿng hiệp thương lần thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc đă đưa ra kiến nghị: Mặt trận Tổ quốc VN mong muốn tăng thêm đại biểu là người ngoài Đảng và đại biểu là người tự do ứng cử. Đây là điểm đổi mới phải cố gắng thực hiện. Tất nhiên điều này sẽ tùy thuộc vào sự tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc điều chỉnh cơ cấu đưa ra hiệp thương lần thứ hai”. (Tuổi Trẻ 27/2).

 

Liệu Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tiếp thu “việc điều chỉnh cơ cấu đưa ra hiệp thương lần thứ hai” không? Thế nếu UBTVQH không tiếp thu th́ sao? Mà đâu chỉ có việc này. Hiện nay MTTQ vẫn chờ hướng dẫn về kê khai tài sản của ứng cử viên, và “đây cũng là khó khăn cho bước 2 - giới thiệu người ra ứng cử ở cơ quan, tổ chức, đơn vị” (Lao Động 3/3).

 

Liệu cử tri có quyền chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những chậm trễ nói trên, và từ đó, chất vấn về “điểm đổi mới phải cố gắng thực hiện”, đó là nghiêm chỉnh đáp ứng “mong muốn tăng thêm đại biểu là người ngoài Đảng và đại biểu là người tự do ứng cử”, hay vẫn đi theo lối ṃn quen thuộc như những lần bầu cử trước?

 

Bước vào năm 2007 với những thành tựu có sức cổ vũ niềm tin của dân vào vận nước, những tín hiệu mới của của sự khởi sắc được nhen nhóm lên từ cuộc đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nổi bật quan điểm: “Phải thật sự công tâm, khách quan, và đặc biệt là phải thật sự dân chủ; phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và công khai minh bạch để mọi cán bộ đảng viên, mọi người công dân được dân chủ lựa chọn. Thực hiện tốt điều này chắc chắn chúng ta sẽ chọn được người có tâm, có tài phục vụ đất nước”.

 

Dân chủ lựa chọn, đó là đ̣i hỏi nghiêm túc và chính đáng của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử Quốc hội kỳ này. Đ̣i hỏi đó không có ǵ mới, song v́ thời gian qua, chúng ta thực hiện điều này chưa tốt. Giờ đây, phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, thật sự tin vào trí tuệ của dân.

 

Cách đây 60 năm, Người đă chỉ rơ: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ măi không ra… Đặc điểm rơ nhất trong tư tưởng của dân chúng là họ hay so sánh. Họ so sánh bây giờ và họ so sánh với thời kỳ đă qua. Họ so sánh từng việc và họ so sánh toàn bộ phận… Dân chúng so sánh đúng , giải quyết đúng, là v́ tai mắt họ nhiều, việc ǵ họ cũng nghe, cũng thấy. V́ sự so sánh kỹ càng đó, mà cách giải quyết của dân chúng bao giờ cũng gọn gàng, hợp lư, công b́nh”.

 

Quá tŕnh chuẩn bị cho sự kiện chính trị trọng đại với mong muốn ngày bầu cử Quốc hội trở thành “ngày hội của toàn dân” đúng vào lúc triển khai cuộc vận động học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Thiết thực nhất và có ư nghĩa trực tiếp nhất của việc học tập ấy, trước hết, những người lănh đạo đất nước theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ứng xử của Người đối với nhân tài của đất nước: “E v́ Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”.

 

 

Và rồi, việc “thừa nhận” ấy sẽ chuyển thành những quyết sách kịp thời, táo bạo hợp ḷng dân, đáp ứng ư chí nguyện vọng của nhân dân trong việc bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lực được nhân dân trao cho để điều hành việc nước trong một giai đoạn mới của lịch sử, nhiều thử thách song chưa bao giờ sự đồng thuận xă hội lại có bước khởi sắc đáng trân trọng như hiện nay. Phải làm cho sự đồng thuận ấy tăng lên qua kỳ bầu cử chứ không thể để giảm sút đi v́ những công thức khô cứng.

 

Bước đầu đă được khởi động, nhân dân mong rằng những bước tiếp theo sẽ thể hiện rơ những “tiếp thu” của các cơ quan có thẩm quyền về những ư kiến của các tầng lớp nhân dân phản ánh qua ṿng hiệp thương thứ nhất do MTTQVN đề đạt và kiến nghị. Quốc hội khóa XI đă có những thành tựu đổi mới rất đang khích lệ. Làm sao, những đổi mới “bước đầu” ấy sẽ được đẩy tới một cách quyết liệt ở những bước tiếp theo trong việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII, v́ theo quy định của Điều 85 Hiến pháp, “Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định”.

 

Như thế là Quốc hội và các đại biểu Quốc hội khóa XI đang có trách nhiệm lớn đối với việc chuẩn bị và tiến hành bầu cử Quốc hội khóa mới, đặc biệt là giám sát chất lượng dân chủ của tiến tŕnh đó. Cử tri cả nước đang theo dơi hoạt động của Quốc hội khóa XI, theo dơi sự “tiếp thu” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những đề nghị qua ṿng hiệp thương thứ nhất.

 

Cần làm cho quan điểm “phải thật sự công tâm, khách quan, và đặc biệt là phải thật sự dân chủ; phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và công khai minh bạch để mọi cán bộ đảng viên, mọi người công dân được dân chủ lựa chọn”, có vậy mới làm cho ngày bầu cử 20/5 trở thành “ngày hội của toàn dân”.

 

Trích: Vietnam Net 7.3

 

 

 

 

 

Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử:

            www.dcpt.org     hay    www.dcvapt.net

 

 

 

 


Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam     Trở về Mục Lục