Ngư Ông Đắc Lợi
Trần Nam



Chuyến đi dọn đường của Bộ trưởng Bộ ngoại giao kiêm Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đă được tính toán rất kỷ. Hà Nội tránh làm những điều ǵ có thể mất mặt ông Khiêm và không muốn cuộc vận động ngoại giao sẽ bị những phản ứng bất lợi về ngoại vận.

Sau đợt thành công tổ chức Hội nghị APEC năm ngoái, Hà nội đă liên tiếp đạt những thành quả trên chính trường thế giới. V́ vậy, cuộc viếng thăm Hoa Thịnh Đốn để chuẩn bị cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến Mỹ phải đặt trong tầm ngắm tối quan trọng. Hà Nội cần khai dụng bước thắng lợi của ảnh hưởng và uy tín từ APEC để dành tiếp những thành quả khác, trong đó không thể bỏ quên việc chuẩn bị vai tṛ Việt Nam nhằm nắm một vị trí trong Liên Hiệp Quốc, đó là cái ghế trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đại diện một số quốc gia vùng Á Châu.

Tuy nhiên, cuộc đàn áp những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền hồi tháng 2 năm nay và gia tăng cường độ ráo riết khi Phạm Gia Khiêm vừa đặt chân lên nước Mỹ trong tháng 3, đă cho thấy hy vọng Việt Nam giữ được bộ mặt sạch sẽ về tôn trọng nhân quyền đă bị hoen ố. Đầu tiên là bản lên tiếng của nhiều Dân biểu Liên bang gồm bà Zoe Lofgren, bà Loretta Sanchez, ông Tom Davis, Chris Smith và Jeff Fortenberry đồng kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ, bà Condoleezza Rice phải đặt vấn đề với Việt Nam về những hành động đàn áp nhân quyền. Cuộc họp báo ngay tại Toà nhà Quốc hội nhằm công bố nghị quyết của chính giới Mỹ, một ngày trước khi ông Khiêm tŕnh bày về t́nh h́nh phát triển kinh tế và những thành quả Việt Nam đạt được nhằm vận động giới chức Lập pháp Mỹ đă đặt Hà Nội ở trong thế hoàn toàn bị động.

Hàng loạt các bản tin quốc tế đưa ra, cho thấy việc bắt giữ những nhân vật đối lập như Linh mục Nguyễn Văn Lư, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân là bằng chứng vi phạm nhân quyền khó chối cải. Rất nhiều giới chức ngoại giao Tây Âu đồng loạt lên án Hà Nội. Những vụ sách nhiễu, đấu tố, khủng bố nhiều nhân vật như Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính, Hoà thượng Thích Thiện Minh, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải, Trần Văn Hoà ... là những nguồn tin thuyết phục. Những tin tức về các nhân vật đối lập đang bị giam cầm tại nhiều nhà tù, gồm đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân như bác sĩ Lê Nguyên Sang, kư giả Huỳnh Nguyên Đạo, Lê Trung Hiếu, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn hay thành viên khối 8406 như Vũ Hoàng Hải, Phạm Bá Quang, hội viên Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam như Trần Quốc Hiền, Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Diên, Trần thị Lê Hằng hay trường hợp Nguyễn Vũ B́nh v.v..là những bằng chứng hùng hồn đặt Hà Nội ở thế không thể chạy tội về thành tích đàn áp nhân quyền.

Dù vậy, nếu không có cuộc bắt giữ Linh mục Nguyễn Văn Lư, Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân và liên tiếp các đợt trấn áp ngay khi Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm đặt chân đến Mỹ, th́ bộ máy quan lại ở Hà Nội cũng có thể ve vuốt được dư luận thế giới, nhất là phiá Hành Pháp Hoa Kỳ. Chính cuộc bố ráp những nhà đấu tranh dân chủ này là giọt nước làm tràn ly, có tính cân năo và tính toán, đẩy vụ việc lên một tầm mức khác.

Sự kiện này, vừa đặt Hà Nội vô thế trận bị bễ mặt đối với dư luận thế giới và chính giới Mỹ, vừa đẩy chính phủ Bush ở thế đứng ngồi không yên v́ khó biện minh, khi cách đây vài tháng bà ngoại trưởng Condoleezza Rice đă quyết định lấy Hà Nội ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo.

Tuy nhiên đó chỉ là bề mặt của một tảng băng. Cái phần ch́m của cuộc đàn áp này mới là vấn đề. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại đàn áp ngay lúc này? Và họ đang âm mưu những ǵ?

Rơ ràng mục tiêu của cuộc đàn áp những nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam nằm trong bước tính toán của những thế lực dấu mặt. Mục tiêu gần là đặt giới chức ngoại giao Hà Nội vô thế bị đối đầu với phản ứng của thế giới và chính giới Mỹ, với dư luận người Việt hải ngoại, v́ mở ra một vụ đàn áp nhân quyền tồi tệ nhằm làm hỏng chuyến đi ngoại vận của Phạm Gia Khiêm và vây cánh có khuynh hướng thân Mỹ. Mặt khác làm xấu mặt Hoa Kỳ, đặt phiá Hành Pháp vô vị trí khó xử, bị mất uy tín v́ thời gian qua Tổng Thống Bush và đảng Cộng Ḥa có thể đă có những hứa hẹn và điều này thể hiện qua chính sách ngoại giao rất thuận lợi cho Hà Nội.

Bối cảnh chính trị tại Việt Nam trên bề mặt quốc gia rất phức tạp. Khi ảnh hưởng của dư âm thành công APEC, WTO, PNTR đưa vai tṛ của Việt Nam xích gần phía Mỹ, th́ ngược lại các khuynh hướng không thân Mỹ trong đảng CSVN bị co cụm và mất dần ảnh hưởng. Nhu cầu phản công để dành lại thế đứng, đặt những thế lực này liên kết các thế lực ngầm khác nhằm có những phản ứng thích đáng. V́ vậy, chuyến đi của ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm đă được coi như cơ hội tốt để làm hỏng uy tín của ông Khiêm và nhiều vây cánh khác như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết đang lăm le đưa Việt Nam nhích gần đến Hoa Thịnh Đốn.

Ông Bộ trưởng Bộ công an Lê Hồng Anh, Thứ trưởng Bộ công an Nguyễn Khánh Toàn và Nguyễn Văn Hưởng đă không làm điều ǵ có chủ ư và đáng khiển trách về mặt nội bộ. Nếu có khuyết điểm là v́ chính bọn "đội lốt tôn giáo" hay "những kẻ cơ hội chính tri" móc nối với "phản động có tổ chức nước ngoài" đă có những "hành động nguy hại đến an ninh quốc gia đúng thời điểm đại diện cấp cao nhà nước ta đến Mỹ nên cần phải ngăn chận kịp thời". Rất tiếc, bài bản này không qua mặt được giới quan sát quốc tế và ngay trong chính nội bộ đang rạn nứt của đảng CSVN.

Trước và sau hội nghị APEC cũng như để được vào WTO, Hà Nội đă nhẹ tay với phong trào dân chủ. Nói cách khác họ đă làm ngơ dù Hà Nội có thể đàn áp tất cả những nhà dân chủ bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu trên đất nước Việt Nam. B ộ máy công an có khả năng sáng tạo và gán ghép họ bất cứ tội trạng ǵ, từ tội khủng bố, hay lật đổ chế độ đến tội tuyên truyền. Dù vậy, Hà Nội quyết định không tiến hành trước thời gian tiền hội nghị, v́ Hà Nội muốn thấy thành quả của APEC và WTO. Tuy nhiên sau khi thành công, Hà Nội hoặc là đàn áp ngay, hoặc là đợi thời cơ thuận lợi. Thời gian và phương tiện nằm trong tay họ, c̣n những nhà dân chủ như cá nằm trong lưới. Bản chất của chế độ độc quyền là đàn áp bằng bạo lực, do vậy viễn ảnh một cuộc trấn áp sau hội nghị APEC đă được dự đoán. Hà Nội muốn bắt lúc nào cũng được. Đâu cần phải đợi ngay lúc ông Bộ Trưởng Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam đi Hoa Thịnh Đốn th́ mới ra tay cất lưới.

Những quyết định về chính sách của đảng CSVN, cụ thể của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh chỉ có ảnh hưởng thu hẹp trên b́nh diện quốc gia. Những tác động của các quyết định, chỉ đạo từ đảng CSVN không có tầm vóc vượt ra khỏi phạm vi Việt Nam, v́ vị thế và vai tṛ Việt Nam chưa hội đủ điều kiện. Do đó, đối với bàn cờ thế giới, Việt Nam không thể thoát ra khỏi thân phận của kẻ "đứng bên lề". Rất tiếc đảng CSVN vẫn chưa thấy được thân phận của họ, nên đă vô t́nh hay hữu ư trở thành những con cờ tự nguyện.

Trong cuộc chạy đua về ảnh hưởng vùng, sự trổi dậy của sức mạnh và tác động chính trị, kinh tế từ phiá Trung Quốc đặt Hoa Kỳ phải có chính sách be bờ. Việt Nam trở thành một trong những con chốt đáng được lưu tâm trên bàn cờ quân sự, kinh tế và chính trị Mỹ - Hoa.

Gần đây chính sách bao vây và ngăn chận khủng bố, đặt Hoa Kỳ vào nhu cầu t́m kiếm đồng minh chiến thuật. Việt Nam tự nguyện là đồng minh để có những đổi chác dễ dăi về các mối quan hệ song phương. Nhờ vậy, Hoa Kỳ đă làm ngơ cho Việt Nam những vi phạm nhân quyền, tạo điều kiện dễ dàng để Việt Nam có những tài trợ về tài chánh, giao thương và mới nhất là viện trợ, giúp đỡ mặt quân sự cho quân đội cộng sản Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải đi dây, vừa làm vui ḷng Hoa Kỳ, vừa ve vuốt Trung Quốc. Cuộc đàn áp những nhà dân chủ xảy ra ngay khi các lănh đạo Hà Nội đến Hoa Thịnh Đốn nằm trong bước phản công của một bộ phận không thân Mỹ, vừa chủ ư tự nguyện làm hỏng uy tín của chính các lănh đạo đảng CSVN như Pham Gia Khiêm, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, vừa kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của Mỹ. Tuy nhiên, cái đáng sợ nhất mà Lê Hồng Anh, Nguyễn Văn Hưởng và Nguyễn Khánh Toàn chưa thấy, là ở chổ họ đă tự nguyện biến thành con chốt để góp phần làm Việt Nam bị mất uy tín đối với thế giới, bị dư luận chính giới Hoa Kỳ nghi ngại. Do đó, quyền lợi lâu dài mà Việt Nam hy vọng từ các chuyến đi ngoại vận sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ khó ḷng gặt hái được thành quả.

Với sự kiện đàn áp nhân quyền ngay trong thời điểm tối kỵ nhất về phương diện bang giao quốc gia, thành tích mà Hội Nhân Quyền Quốc Tế đă kêu lên "một cuộc đàn áp nhân quyền tồi tệ nhất từ 20 năm qua" th́ Việt Nam rất khó ḷng t́m kiếm hậu thuận từ phiá Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu, để nắm cái ghế đại diện một số nước Châu Á trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Về lâu dài, những vận động như viện trợ kinh tế và yểm trợ quân sự để tân trang kỷ thuật cho quân đội Việt Nam cũng sẽ gặp những trở ngại và phản ứng từ phiá Quốc Hội Hoa Kỳ.

Nếu Việt Nam bị mất uy tín trên trường quốc tế, bị cô lập vùng và suy yếu về mặt kinh tế, quân sự. Th́ đó không phải là ư đồ sâu xa của ông Bộ trưởng công an Lê Hồng Anh, ông Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn và Nguyễn Văn Hưởng. Những ông này cũng chỉ là con chốt trong bối cảnh chính trị thế giới đầy bí ẩn.